Chương 2

Cấu trúc của các Nucleotide và

Polynucleotide
Việc nghiên cứu cấu trúc của các nucleic acid thực sự diễn ra từ giữa thập niên 1950, sau khi O.T.Avery, MacLeod và McCarty

(1944) lần đầu tiên chứng minh: DNA là vật chất mang thông tin di truyền. Cho đến nay, chúng ta biết rằng các nucleic acid, bao gồm deoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA), là những đại phân tử sinh học có tr ọng lượng phân tử lớn với thành phần gồm các nguyên tố C, H, O, N và P; chúng được cấu thành từ nhiều đơn phân (monomer) là các nucleotide. Các đơn phân này nối với nhau bằng các liên kết phosphodiester tạo thành các cấu trúc đa phân (polymer) gọi là các chuỗi, m ạch (chain) hay sợi (strand) polynucleotide - cấu trúc sơ cấp của các phân tử nucleic acid.

Trong chương này, chúng ta lần lượt tìm hiểu thành phần hoá học và cấu trúc của các nucleotide và polynucleotide của DNA và

RNA.

I. Thành phần hóa học của các nucleotide

Vào giữa thập niên 1940, các nhà hoá sinh học đ ã biết được các cấu trúc hoá học của DNA và RNA. Khi phân cắt DNA thành các tiểu đơn vị, họ phát hiện ra r ằng mỗi nucleotide của DNA gồm ba thành ph ần: một base nitơ (nitrogenous base), một đường deoxyribose, và một phosphoric acid. Tương tự, RNA cho ra các base, phosphoric acid và đường ribose. Các nucleotide cũng có nhiều chức năng khác trong tế bào, ví dụ như các dòng năng lượng, các chất dẫn truyền thần kinh và các thông tin loại hai như tải nạp tín hiệu chẳng hạn.

1. Base nitơ

Các base nitơ (gọi tắt là base), thành phần đặc trưng của các nucleotide, là các hợp chất purine và pyrimidine dị vòng chứa nitơ có tính kiềm. Về cơ bản, các dẫn xuất của purine bao gồm adenine (A) và guanine (G), còn của pyrimidine gồm có: thymine (T), uracil (U) và cytosine (C).

DNA chứa bốn loại base chính là adenine, guanine, thymine và cytosine. Trong RNA cũng chứa các base như thế, chỉ khác là uracil thay thế thymine (Hình 2.1). Cần chú ý rằng purine và pyrimidine là các base dị vòng chứa các nguyên tử nitơ nằm xen với các nguyên tử carbon, nên việc đánh số các vị trí không thêm dấu phẩy trên đầu như trong trường hợp của đường pentose (xem các Hình 2.4 - 2.6).

Bên cạnh các dạng phổ bi ến nói trên, các purine khác cũng có vai trò quan trọng trong trao đổi chất của tế bào, như: xanthine, hypoxanthine và uric acid; còn đối với pyrimidine đó là các orotic và dihydroorotic acid .

Ngoài ra còn bắt gặp một số loại base hiế m thuộc cả hai nhóm purine và pyrimidine. Đó là những base biến đổi chủ yếu do hiện tượng methyl hoá (methylation) xảy ra ở các vị trí khác nhau, chẳng hạn: 1-methyladenine, 6-methyladenine, 2-methylguanine, 5-methylcytosine v.v.





















Hình 2.1 C ấu trúc các base của DNA và RNA. Adenine và guanine là các dẫn xuất của purine; còn cytosine, thymine và uracil là các dẫn xuất của pyrimidine; trong đó uracil là đặc thù cho RNA và thymine cho DNA.

Các base purine và pyrimidine có thể tồn tại dưới các dạng hỗ biến (tautomeric forms) amino và imino (đối với adenine và cytosine; Hình 2.2A), hoặc keto và enol (đối vớ i guanine và thymine; Hình 2.2B). Đó là hai trạng thái tồn tại bền (phổ biến) và kém bền (ít phổ biến), có thể biến đổi qua lại với nhau do sự dịch chuyển vị trí của các nguyên tử hydro trong các base purine và pyrimidine. Hình 2.2 cho thấy các dạng hỗ biến của các base trong DNA. Tương tự, uracil có hai dạng hỗ biến: lactam (dạng keto) chiếm ưu thế ở pH = 7 và lactim (dạng enol) gia tăng khi pH giảm. Chính hiện t ượng hỗ biến này dẫn tới thay đổi khả năng kết cặp bình thường của các base và làm phát sinh các đột biến gene dạng thay thế một cặp base.

Các base phổ biến trong cả DNA và RNA là tương đối bền vững ở trạng thái h ỗ biến đượ c gọi là dạng hỗ biến ư u thế (dominant tautomeric form); có lẽ đó là lý do tại sao chúng được chọn lọc để mang thông tin di truyền. Nói chung, các base này đều

ít tan trong nước và có khả năng hấp thu ánh sáng cự c đại ở 260-270 nanomet (1nm = 10-9m). Chúng có thể được tách ra bằng các
nguon VI OLET