`CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU

 

Thực hiện trong 05  tuần

Từ ngày 05 tháng  12 năm 2016  đến ngày  13  tháng  01 năm 2017

 

 

TUẦN

CHỦ ĐỀ NHÁNH

THỜI GIAN THỰC HIỆN

Tuần I

Những con vật trong gia đình

T05/12 - 09/12/2016

Tuần II

Những con vật trong gia đình

T12/12 - 16/12/2016

Tuần III

Những con vật trong gia đình

T19/12 - 23/12/2016

Tuần IV

Những con vật trong rừng

Từ 26/12 - 30/12/2016

Tuần V

Bé thích con vật sống dưới nước

T09/01 - 13/12/2017

 

 

I. MỤC TIÊU  

1. Phát triển thể chất

 * Phát triển vận động

- Giữ thăng bằng trong vận động đi đều đứng co 1 chân, bò theo đường gấp khúc, bật xa bằng 2 chân.

- Phối hợp tay, chân, cơ thể linh hoạt khéo léo.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

- Có một số thói quen vệ sinh, ăn uống cá nhân trẻ cầm thìa xúc cơm, tự cầm ca uống nước, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau.

- Nhận biết nguy cơ không an toàn khi đến gần 1 số con vật.

2. Phát triển nhận thức

- Nhận biết tên 1 số đặc điểm nổi bật của các con vật quen thuộc.

- Biết lợi ích 1 số con vật.

- Bước đầu hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét ghi nhớ.

- Nhận biết to - nhỏ, một và nhiều.

- Nhận biết màu sắc của con vật (đỏ, vàng, xanh).

3. Phát triển ngôn ngữ

- Gọi được tên và nói được vài đặc điểm nổi bật của một số con vật quen thuộc.

- Biết nói được những câu nói đơn giản về một số con vật quen thuộc.

- Biết lắng nghe và bắt trước tiếng kêu của 1 số con vật quen thuộc.

- Đọc được 1 số bài thơ về các con vật gần gũi quen thuộc.

4. Phát triển tình cảm, thẩm mỹ, xã hội

- Biết yêu quý các con vật, thích chăm sóc các con vật nuôi.

- Có cảm xúc đọc thơ, bài hát, đọc chuyện về các con vật nuôi.

 

 

 


 

MẠNG NỘI DUNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẠNG HOẠT ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

 


MẠNG HOẠT ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÁT TRIỂN

NHẬN THỨC

 

PHÁT TRIỂN

THẨM MỸ XH

 

 

 

NHỮNG CON VẬT

TRONG GIA ĐÌNH

                                                                                                 

 

 

 

 

PHÁT TRIỂN

THỂ CHẤT

 

 

 

PHÁT TRIỂN

NGÔN NGỮ

 

 

 

 

 

 

 


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ

Nhánh 1: Những con vật trong gia đình (1 tuần)

Từ ngày 05/12 - 09/12/2016.

 

Lĩnh Vực

Nội dung

Mục tiêu

Phương pháp, hình thức chung

Thể dục sáng

Tập các đt bài:

“ Tiếng chú gà trống gọi”.

* Hô hấp:

Đưa 2 tay lên miệng giả làm tiếng gà gáy.

+Tay:Dang 2 tay ra ngang hạ tay xuống.

+ Chân: khụy gối hai tay đưa trước.

+ Bụng: cúi người phía trước tay chạm vào ngón chân.

+ Bật: Tại chỗ.

Trẻ xếp hàng theo tổ chú ý theo cô các động tác bài “ “ Tiếng chú gà trống gọi.”

I. Chuẩn bị

- Sân tập sạch sẽ...

II. Tiến hành

1. Khởi động: cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi nhanh, chậm... về 2 hàng dọc tập bài đi đều , dãn hàng theo tổ.

2. Trọng động: cô cùng trẻ tập c động tác bên 2-3 lần x 4 nhịp

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.

3. Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1,2 vòng

quanh sân tập.

Chơi hoạt động góc

1. Góc thao tác  vai chơi xếp đường cho gà vịt, chuồng gà vịt, khu chăn gà, lợn, bò.

Đóng vai bác chăn nuôi các con vật.

2. Góc nghệ thuật hát múa nghe nhạc, biểu diễn các bài đã học.

Tô màu các con vật nuôi. Nặn thức ăn cho chúng.

3. Góc thư viên trẻ xem tranh ảnh các con vật nuôi, trong rừng, dưới nước.

 

4. Góc dinh dưỡng,

- Trẻ biết góc chơi, biết thể hiện vai chơi theo chủ đề,

- Tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.

- Giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ một cách mạch lạc.

 

I. Chuẩn bị.

- Các đồ dùng, tranh ảnh, đất nặn, các khối nhựa, mũ múa, lô tô các con vật để phục vụ ở các góc chơi.

II. Phương pháp tiến hành.

- Cô trò chuyện cùng trẻ về các các con vật nuôi trong gia đình

1. Cho trẻ kể tên góc chơi 2-3 trẻ kể và hỏi góc đó có những đồ chơi gì và chơi như thế nào? và hỏi trẻ thích chơi ở góc nào?

* Giáo dục trẻ khi về góc chơi nhẹ nhàng lấy đồ chơi ra chơi khi chơi không tranh giành đồ chơi của nhau.

- Chơi xong cất đồ dùng đúng nơi qui định.

2. Trẻ về góc chơi.

- Khi trẻ về góc chơi cô quan sát và giàn xếp góc chơi sao cho số lượng trẻ ở các góc chơi hợp lý.


 

 

 

- Cô đến từng góc chơi hướng dẫn trẻ chơi giúp đỡ trẻ khi cần thiết.

- Cô hỏi trẻ con đang chơi gì? Con xếp cái gì?...

- Cô bao quát giúp các nhóm liên kết nhóm chơi với nhau.

3. Nhận xét sau khi chơi.

- Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi, giờ chơi hôm nay con chơi như thế nào? Có vui không? Giờ chơi hôm nay con đã làm được gì? góc chơi nào con thích nhất?

- Hướng dẫn trẻ dọn đồ dùng đồ chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY

 

Thứ hai ngày 05 tháng 12 năm 2016

GDPTNT: Nbtn tên và đặc điểm của con gà, con vịt

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên gọi của con gà, con vịt và một số đặc điểm nổi bật của con gà, con vịt.

- Trẻ biết con gà, con vịt là vật nuôi trong gia đình.

- Biết thức ăn và nơi sống của chúng

- Trẻ biết được lợi ích và tiếng kêu của chúng.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ .

2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ khả năng chú ý,quan sát, ghi nhớ có chủ định

- Rèn cách phát âm một số từ và và câu ngắn « con gà, con vịt ».

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý con gà, con vịt

II. Chuẩn bị

- Tranh  con gà, con vịt.

- 2 ngôi nhà của con gà, con vịt

- Lô tô con gà, con vịt…

III. Tiến trình dạy học

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức 

-  Cho trẻ hát bài «  Gà trống, mèo con và cún con ».

- các con vừa hát về những con  ?

II. Nội dung

 1

* Nhận biết tên, đặc điểm nổi bật của con gà

 +Cô đố trẻ  Con gì mào đỏ

                       Lông mượt như tơ

                       Sáng sớm tinh mơ

                       Gọi người thức dậy ?’.

                                       Đó là con gì ?  (con gà trống)                                  

- Cô đưa tranh (hình ảnh) con gà trống ra cho trẻ quan sát và hỏi:

- Đây là con gì?

- Cô phát âm mẫu từ “Con gà trống” (2-3 lần).

- Cả lớp phát âm 3-4 lần,

- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm.

 

- Các con có biết con gà trống gáy như thế nào?

- Chúng ta cùng bắt chước tiếng gà gáy nào!

- Cả lớp hát

 

- trẻ trả lời

 

- Trẻ lắng nghe và trả lời

 

 

 

 

 

- trẻ quan sát và trả lời

 

- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp phát âm

- Tổ, nhóm, cá nhân phát âm

- Trẻ trả lời

- Trẻ bắt chước cùng cô


- Con gà trống có những bộ phận nào ?(Đầu,mào, mỏ,mình, chân).

* (trẻ) chỉ lần lượt vào các bộ phận đầu, mào, mỏ, chân và hỏi trẻ:

- Đây là cái gì của con gà ? (cái đầu) .

+ Cô gọi 2-3 trẻ lên chỉ xem(mắt,mỏ,mào,mình,chân...) của con gà đâu ? => Cho cả lớp pâ

- Cô hỏi trẻ :Đầu (mắt, mào, mỏ,mình,chân) con gà đâu ?

- Mào con gà màu gì?

- Mỏ con gà như thế nào ?

- Con gà sống ở đâu ?(Được nuôi trong gia đình)

- Gà thích ăn gì ?

- Nuôi gà để làm gì ?

- Nhà các con có nuôi gà không ?

- Con cho gà ăn gì ?

-Gd trẻ chăm sóc, bảo vệ vật nuôi...

-=>Cô tóm tắt lại đặc điểm của con gà .....

* Nhận biết tên, đặc điểm nổi bật của con vịt

+ Cô đố tiếp trẻ : « Con gì chân ngắn

                               Mà lại có màng

                               Mỏ bẹt màu vàng

                               Hay kêu cạp cạp ». Là con gì ?

Cô đưa tranh (hình ảnh) con vịt cho trẻ quan sát và hỏi:

- Đây là con gì?

- Cô phát âm mẫu từ “Con vịt” (2-3 lần).

- Lớp phát âm 3-4 lần,

- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm.

 

- Các con có biết con vịt kêu như thế nào không?

- Chúng ta cùng bắt chước tiếng vịt kêu nào!

- Con vịt có những bộ phận nào? (Đầu, mỏ, mình, chân)

- Cô gọi vài trẻ lên chỉ xem (đầu, mắt, mỏ, mình,chân) của con vịt đâu ? ...

- Mỏ vịt như thế nào ? Chân vịt có gì ?

- Con vịt sống ở đâu ?

- Vịt thích ăn gì ? Nuôi vịt để làm gì ?

           (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)

=> Cô tóm tắt lại tên,đặc điểm của con vịt.

HĐ 2 Phân biệt con gà, con vịt

- Ai giỏi lên chỉ cho cô đâu là con gà (vịt) ?

- Con gà, con vịt giống nhau ở điểm nào ?

- Con gà,con vịt khác nhau ở điểm nào ?

                  (Nếu trẻ không nói được thì cô nói để cho trẻ biết

- Con gà,con vịt, có những điểm giống nhau, đều được nuôi trong gia đình,đều có 2 chân, 2 cánh, có mỏ, đều được con người chăm sóc,

- Trẻ trả lời và pâ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ lắng nghevà trả lời

 

 

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp pâ

- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ pâ

- Trẻ trả lời.

- Trẻ bắt chước cùng cô.

- Trẻ quan sát và trả lời

- Trẻ pâ

 

 

 

- Trẻ lắng nghe.

 

- Trẻ lên chỉ

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ lắng nghe

 


 bảo vệ.

- Con gà, con vịt khác nhau ở chỗ: Gà có mào, vịt không có mào ,mỏ vịt to dẹt,mỏ gà nhỏ nhọn,chân vịt có màng, vịt thích bơi dưới nước,gà không bơi được vì chân gà không có màng,chân gà có móng nhọn,dài để bới thức ăn.Gà gáy «  ò ó o »,vịt kêu «  cạp cạp ».

* Cô mở rộng :

Ngoài con gà ,con vịt ra các con thấy còn những con gì được nuôi ở trong gia đình nữa ?...

( Nếu trẻ không nói được thì cô nói cho trẻ biết )

2. Trò chơi

* TC : «  Đoán tên con vật qua tiếng kêu. »

+ Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ:

- Cô giả làm tiếng kêu “ò ó o” thì trẻ đoán là con gà

- “quạc quạc” trẻ đoán là con vịt…

+ Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.

* TC: « Về đúng chuồng »

- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật cách chơi :

+ Luật chơi: Ai về nhầm chuồng phải nhẩy lò cò về chuồng của mình.

+ Cách chơi: Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh

của cô «   Đưa gà, vịt về đúng chuồng của mình » thì những bạn nào có lô tô con gà (vịt) chạy nhanh về chuồng có con gà (vịt). Ai về nhầm chuồng phải nhảy lò cò về đúng chuồng của mình.Các con nghe rõ chưa nào ?

- Cô cho mỗi trẻ tự lấy 1 lô tô gà (vịt)lên chơi

- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.

3. Kết thúc.

- Cho trẻ hát,vđ minh họa theo bài « Một con vịt »

- Giáo dục trẻ biết yêu quý,chăm sóc, bảo vệ vật nuôi...

- Cô nhận xét tiết học.          

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ kể

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Trẻ chơi 2-3 lần

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi

 

- Trẻ hát và vđ

- Trẻ lắng nghe

 

 

CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1. HĐ có chủ đích.

- Quan sát tranh con gà

2. Trò chơi:

- TCVĐ mới “ Gà trong vườn rau

- TCHT  chi chi chành chành

3. Chơi tự chọn

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trẻ chú ý quan sát và trả lời câu hỏi của cô.

- Trẻ biết tên trò chơi,cách chơi


- Phát triển vận động chạy, bò chui và phản ứng kịp thời theo tín hiệu

- 2. Kĩ năng

- Rèn phát âm và diễn đạt cả câu cho trẻ.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi cùng cô.

- Đoàn kết trong khi chơi.

II. Chuẩn bị

- Tranh con gà…

- Dây làm rào cách đất 35 - 40cm

- Một số đồ dùng đồ chơi…

III. Tiến trình dạy học

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Hoạt động có chủ đích

+ Ổn định tổ chức: Cho trẻ hát bài “ Tiếng chú gà trống gọi”

- Hỏi trẻ: Bài hát nói về con gì?

               Gà trống gáy như thế nào?...

*Quan sát tranh con gà. 

- Cô đố trẻ: “Con gì cục tác cục te

                   Nó đẻ quả trứng, nó khoe trứng tròn”   

                                      Là con gì?   ( Con gà mái)

+ Cô đưa tranh ra hỏi trẻ:

                                        - Đây là con gì?

                                        - Con gà mái nó đẻ ra gì?

                                        - Gà mái kêu như thế nào?

- Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của gà mái.

* Cô  lần lượt chỉ vào các bộ phận đầu, mào, mỏ, chân và hỏi trẻ:

+ Bây giờ các con chú ý nhìn xem:                                          - Đây là cái gì của con gà? (đầu)

- Đầu gà có gì?       ( mào ,mỏ...)                                                                - Mào gà màu gì?...=> Mỏ nhọn để mổ thức ăn. 

- Gà thích ăn gì?

=> Cô khái quát lại

=> Gd trẻ

2. Trò chơi

* TCVĐ  Mới Gà trong vườn rau

+ Cô gt tên trò chơi,cách chơi

- Cách chơi: Cô khoanh một khoảng rộng làm vườn, cạnh đó người coi vườn ngồi, phía đối diện là chuồng gà. Cô giáo đóng làm gà mẹ,trẻ đóng làm gà con. Theo lệnh của gà mẹ: “Các con hãy đi kiếm ăn đi” , các chú gà con chui qua hàng rào vào vườn,vừa kiếm ăn ,vừa làm các động tác chạy nhẩy ,mổ thức ăn ,bới mồi...Người coi vườn nhìn thấy ,chạy ra đuổi gà ( 2 tay vỗ vào nhau và kêu ui... ui...) Gà con chạy chui qua hàng rào về chuồng chốn. Người gác vườn đi dạo một lúc, trở về chỗ cũ. Gà lại đi kiếm mồi,trò chơi được lặp lại.

 

- Cả lớp hát

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ lắng nghe và trả lời.

 

 

- Trẻ quan sát và trả lời

 

- Trẻ bắt chước cô

- Trẻ qs và trả lời

 

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Trẻ lắng nghe và qs

 

 

 

 

 

 

 


- Cô chơi mẫu

- Cho trẻ chơi cùng cô 2-3 lần.

* TCHT Chi chi chành chành.

- Cô nói tên trò chơi, cách chơi.

- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.

3.  Chơi tự chọn

- Cô giới thiệu một số trò chơi, cho trẻ chơi cô quan sát.

 

 

 

- Trẻ chơi cùng cô

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ chơi

 

 

 

 

CHƠI, HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Ôn nhận biết tập nói con gà, con vịt

2. Trò chơi

- TCHT: “ Chi chi chành chành.

- TCDG: Dung dăng dung dẻ

3. Đánh giá trẻ

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trẻ chú ý quan sát và trả lời 1 số câu hỏi của cô.

- Trẻ biết tên trò chơi,cách chơi và biết chơi các trò chơi

- Phát triển ngôn ngữ,vận động tinh

2. Kĩ năng

- Rèn phát âm và diễn đạt cả câu cho trẻ.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi cùng cô.

- Đoàn kết trong khi chơi.

II. Chuẩn bị

- Tranh con gà, con vịt...

III. Tiến trình dạy học

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ


1. Ôn nhận biết “con gà , con vịt

- Cô đưa tranh con gà, con vịt  ra và hỏi trẻ:

+ Đây là con gì? cô cho cả lớp nói 2-3 lần tiếp đến cho tổ, nhóm, các nhân nói.

- Cô hỏi trẻ con gà có những bộ phận nào? (đầu, mắt, mỏ, mình đuôi, 2 chân)

- Cô tóm lại đặc điểm của con gà và giáo dục trẻ biết chăm sóc yêu quý con gà, vịt là những con vật gần gũi với chúng ta

2. Trò chơi

-Cô gt tên trò chơi,cách chơi.

- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.

3. Đánh giá trẻ

- Cô nêu ra 3 tiêu chuẩn: bé chăm, bé ngoan, bé sạch.

- Cô nhận xét từng trẻ, tuyên dương những trẻ ngoan và khuyến khích những trẻ chưa ngoan.

- Vệ sinh trả trẻ

 

- Trẻ qs và trả lời

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ chơi

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

Thứ ba ngày 06 tháng 12 năm 2016

GDPTTC

- VĐCB: Đi đều bước 1-2

- BTPTC: TC

- TCVĐ: Bóng tròn to

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên vđ  

-Trẻ biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng về phía trước, không cúi đầu, biết đi đều bước theo hiệu lệnh của cô giáo.

- Trẻ biết tên trò chơi,cách chơi

2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ kỹ năng xếp hàng

- Rèn kỹ năng đi đều bước 1-2 cho trẻ

- Giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học

- Biết đoàn kết trong khi tập

II. Chuẩn bị

- Sân tập sạch sẽ...

III. Tiến trình dạy học

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sức khỏe

 

 

 

nguon VI OLET