Ngày 24/12/2014

Båi dư­ìng kiến thức d¹y häc 3 kiÓu c©u kÓ:

Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

I. Nhận diện câu kể: Có 2 tiêu chí để nhận diện câu kể:

1- Dựa vào hình thức câu kể (Cuối câu kể có dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm lửng)

VD:   + Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.

+ Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

+ Con chó của tôi dừng lại và lùi …

2- Dựa vào mục đích nói của câu kể: kể, tả, giới thiệu hoặc nhận xét.

II. Xác định bộ phận chính (CN- VN) trong câu kể:

1. Chủ ngữ: Trả lời câu hỏi Ai? (con gì? hoặc cái gì?).

2. Vị ngữ: Trả lời cho câu hỏi là gì? làm gì? thế nào?

Lưu ý: Riêng câu kể Ai làm gì? Bộ phận CN chỉ trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Không trả lời cho câu hỏi Cái gì? Kể cả khi CN chỉ bất động vật.

VD: Bác nồi đồng nằm trên chạn bếp ồm ồm hỏi:

     Ai?

III. Những trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp câu có VN là ĐT (cụm ĐT)

a. Trường hợp câu có VN là ĐT (cụm ĐT) nhưng CN là bất động vật không được nhân hóa -> Câu kể Ai thế nào?

VD: - Khóm lan chân hạc/ xòe bốn cánh li ti trắng ngần.

     Cụm ĐT

        - Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn/ vươn lên.

                       Cụm ĐT

b. Trường hợp câu có VN là ĐT (cụm ĐT) nhưng CN là bất động vật được nhân hóa

-> Câu kể Ai làm gì?

- Trong vườn, cô hoa hồng/ đang nghiêng mình cùng chị gió xuân.

     Cụm ĐT

c. Trường hợp câu có VN là cụm ĐT trong đó từ chính là ĐT chỉ sự tồn tại (có, còn, hết, …), chỉ sự biến hóa (trở nên, trở thành, hóa thành, …), chỉ sự tiếp thụ (bị, được, phải, …)

-> Câu kể Ai thế nào?

    VD: - Bút của em hết mực.

- Hải còn ba quyển vở.

- Chúng em trở thành đội viên.

- Nghỉ hè chúng em được đi tắm biển.

- Những câu non mới trồng bị héo rũ qua một ngày nắng nóng,

 

d. Trường hợp câu có VN là một cụm ĐT để đánh giá, nhận xét -> Câu kể Ai thế nào?

  VD: - Lan học giỏi.

- Cô giáo em dạy rất giỏi.

- Con ngựa này kéo xe khỏe thật.

2. Trường hợp câu có VN là một hình ảnh so sánh (chỉ đặc điểm của CN)

-> Câu kể Ai thể nào?

  VD: Đôi chân của đại bàng giống như cái móc hàng của cần cẩu.

3. Trường hợp câu có VN trả lời 2 câu hỏi (thế nào? hoặc làm gì?)

VD1: Lan xấu hổ chạy vụt đi. -> Câu kể Ai thế nào?

VD2: Con mèo chậm rãi bước lại gần con chuột nhắt trên sân. -> Câu kể Ai làm gì?

Đối với trường hợp này cần xem xét nội dung của câu muốn nhấn mạnh vào hoạt động hay trạng thái của người hay sự vật mà kết luận là kiểu câu kể Ai làm gì? Hoặc Ai thế nào?

4. Trường hợp câu kể có từ “là”

* Câu kể có từ là ĐT đặc biệt biểu thị quan hệ giữa CN và VN -> Câu kể Ai là gì?

VD: Mai là học sinh lớp hai.

* Trường hợp đặc biệt:

- Từ “là” dùng để nối:

VD: Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.    -> Câu kể Ai thế nào?

- Từ “là” là ĐT chỉ hoạt động:

  VD: - Mẹ tôi là quần áo. -> Câu kể Ai làm gì?

- Từ “là” dùng đê đệm;

  VD: - Tương lai là thuộc về chúng tôi.    -> Câu kể Ai thế nào?

- Nó học rất là giỏi.

nguon VI OLET