Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên

Chủ đề nhánh 1: Nước

A – THỂ DỤC SÁNG

I. Mục đích yêu cầu

- Trẻ tập đều và đúng các động tác thể dục theo lời bài hát.

- Rèn luyện thân thể, phát triển thể chất.

- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi tạp thể dục.

II. Chuẩn bị

- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.

- Bài hát “

- Kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ.

III. Cách tiến hành

1. Khởi động

Cho trẻ đi thành vòng tròn kếthợp đi các kiểu chân: Đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh chậm sau đó xếp hàng theo tổ.

2. Trọng động

- Hô hấp:

- Tay: hai tay đưa sang ngang, đưa ra trước vỗ vào nhau.

- chân: Chân đúng thẳng, tay chống hông, nâng cao đầu gối và đổi chân.

- Bụng: Cúi gập người về phía trước.

- Bật: Bật về phía trước.

3. Trò chơi: Bốn mùa

( Trẻ chơi 3 – 4 lần)

4. Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng sân rồi về chỗ ngồi.

B – HOẠT ĐỘNG GÓC

I. Mục đích yêu cầu

1. Góc xây dựng: Trẻ biết xây ao cá, bể bơi.

2. Góc phân vai: Trẻ biết chơi đóng vai gia đình.

3. Góc tạo hình: Trẻ biết vẽ, nặn, xé dán nước, mưa…

4. Góc thiên nhiên: Trẻ biết sử dụng nước tưới cho cây, và biết chăm sóc cây.

II. Chuẩn bị

1. Góc xây dựng: Gạch, khối gỗ, sỏi…

2. Góc phân vai: Bộ đồ nấu ăn, chai lọ đựng nước.

3. Góc tạo hình: giấy vẽ, bút màu, giấy màu, keo dán

 

4. Góc thiên nhiên: Nước sạch, chậu cây cảnh…

III. Cách tiến hành

1. Thỏa thuận chơi

-Trò chuyện với trẻ về chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên.

- Nước có nhiều ở đâu?

- Nước có cần thiết với cuộc sống của chúng ta không?

- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi góc.

* Ở góc xây dựng các con nhìn thấy gì ở góc xây dựng?

- Con sẽ chơi gì ở góc đó?

-Cô gợi ý Nước rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta.

- Nước có nhiều ở đâu?

- Hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau xây thật nhiều bể bơi, aocá..chúng mình có thích không nào?

* Thế ở góc phân vai các con nhìn thấy có gì?

- Con muốn chơi gì ở góc phân vai?

- Chơi gia đình, gia đình gồm có những ai?

- Gia đình thường làm những công việc gì?

- Ai muốn chơi ở góc phân vai?

* Góc tạo hình các con nhìn thấy có đồ chơi gì?

- Con sẽ làm gì ở góc đó?

- Ai muốn chưi ở góc tạo hình?

* Góc thiên nhiên các con nhìn thấy gì?

- Con sẽ làm gì ở góc đó?

- Bạn nào muốn chơi ở góc thiên nhiên?

Cho trẻ nhận vai chơi và về góc chơi.

2. Quá trình chơi

- Trẻ chơi ở các góc.

- Cô đến từng góc quan sát, gợi ý trẻ chơi.

- Cô đóng vai người chơi tham gia cùng trẻ.

3. Nhận xét.

- Cô đến từng góc quan sát, cho trẻ đại diện nhóm đó nói lại công việc và giới thiệu kết quả chơi của nhóm.

- Cô nhận xét bổ sung những mặt được và chưa được, khuyến khích động viên trẻ lần sau làm tốt hơn và cho trẻ cất đồ chơi.

- Sau đó cho cả lớp đi về góc chủ đạo, nhận xét đánh giá về góc đó. sau đó cho trẻ cất đồ chơi.

 

 

 

Chủ đề Nước và các Hiện tượng tự nhiên

Chủ đề nhánh 1: Nước

Lĩnh vực Phát triển thẩm mỹ

Đề tài: Tạo hình: Tô màu cầu vồng

 

Kế hoạch hoạt động trong ngày Thứ 2

A – ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH

1.Trò chuyện đầu tuần:

- Cô giới thiệu chủ đề mới “ Nước và các hiện tượng tự nhiên”

- Cô đố cả lớp mình biết hômnay là thứ mấy?

Thứ 2 là ngày gì trong tuần?

- Hai ngày nghỉ các con ở nhà làm những công việc gì?

- Khi chúng mình biết giúp đỡ bố mẹ thì chúng mình thấy bố mẹ như thế nào?

* Giáo dục trẻ biết giúp đỗ bố mẹ.

2. Thể dục sáng: ( Thực hiện theo kế hoạch tuần)

3. Điểm danh:

B – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Tạo hình: Tô màu cầu vồng

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:Trẻ biết tô màu cầu vồng theo thứ tự các màu có trong mẫu.

2. Kỹ năng: - Luyện kĩ năng tô màu.

- Phát triển ở trẻ tính thẩm mĩ, khả năng quan sát.

3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị cho cô: Mẫu vẽ bảy sắc cầu vồng.

2. Chuẩn bị cho trẻ: Bút màu, giấy vẽ cầu vồng.

III. cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ Nước”

- Cô cho trẻ đọc thơ: Cầu vồng

- Trò chuyện về nội dung bài thơ.

- Cô giới thiệu bài.

2. Vào bài

a. quan sát tranh mẫu:

- trời tối …trời sáng!

- Các con thấy cô có gì đây?

- Bức tranh vẽ gì? cầu vồng thường có lúc nào?

- Cầu vồng có tất cả bao nhiêu màu?

- Đó là những màu gì?

b. Cô làm mẫu:

- Cô tô màu lần lượt từng màu và cho trẻ nói các màu đó.

 

- Cô tô màu xong rồi! các con thấy cầu vồng có đẹp không?

- các con có thích tô màu cầu vồng không?

c. Trẻ thực hiện:

- Cô cho trẻ vềchỗ ngồi.

- Trẻ tô màu, cô quan sát, gợi ý trẻ tô màu theo thứ tự giống mẫu.

- Trẻ tô màu xong cô cho trẻ mang bài của mình lên treo ở trên bảng.

d. nhận xét

- Cô cho trẻ ngồi và quan sát xem tranh tô màu của các bạn.

- Con thấy bài của bạn nào tô màu đẹp và giống mẫu của cô nhất?

- Cô nhận xét chung, khen ngợi trẻ.

3. Kết thúc

- Hôm nay cô thấy lớp mình rất giỏi, cô sẽ thướng cho lớp mình một chuýến đi chơi nhé!

- Cô và trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”.

 

 

 

 

Trẻ đọc thơ “ Cầu vồng”

 

 

 

 

Trẻ nhắm mắt,  mở mắt.

 

Tranh vẽ cầu vồng, lúc trời mưa tạnh.

 

Có 7 màu( Đỏ, vàng, cam, lục, lam, tràm tím)

 

 

 

 

Có ạ!

 

Có ạ!

 

Trẻ về chỗ ngồi

Trẻ tô màu

 

Trẻ mang bài của mình lên

 

 

 

Trẻ quan sát tranh.

Trẻ nhận xét.

 

 

 

 

 

 

Trẻ hát bài “ cho tôi đi làm mưa với”

 

C- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

quan sát: Thời tiết

Trò chơi: Trời mưa + Lộn cầu vồng.

1, Yêu cầu

- Trẻ biết quan sát và cảm nhận thời tiết của ngày hôm đấy.

- Luyện chơi trò chơi.

- Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp theo thời tiết, chơi đoàn kết với bạn.

2, Chuẩn bị

- Kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ.

- Giới thiệu đối tượng để quan sát.

- Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát.

3, Cách tiến hành

a, Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ ngồi bên cô trò chuyện: cô và các con vừa tìm hiểu về cái gì?

- Hôm nay cô thấy ngoài sân trường rất náo nhiệt cô sẽ cho các con ra ngoài sân để quan sát thời tiết.

- Trước khi đi cô hỏi lớp mình có bạn nào bị đau ở đâu không?

 

 

- Khi ra ngoài sân các con phải như thế nào?(nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát)

b, Quan sát ,đàm thoại

cô cho trẻ quan sát và gợi hỏi: các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? trời nắng hay mưa, lạnh hay ấm?các con mặc quần áo gì? vì sao phải mặc như vậy?

- Khi thời tiết ấm thì mọi người thường mặc như thế nào mặc như thế nào? các con mặc quần áo như thế nào? vì sao phải mặc như vậy?

* Giáo dục trẻ: biết cách ăn, mặc phù hợp theo thời tiết.

c, Trò chơi:

- Trò chơi vận động: Trời mưa luật chơi và cách chơi trang 4, 5  tuyển tập thơ truyện bài hát câu đố theo chủ đề.

( Trẻ chơi 3-4 lần)

- Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng. luật chơi và cách chơi trang 32 tuyển tập truyện thơ bài hát câu đố theo chủ đề ( trẻ chơi 2-3 lần)

- Chơi ý thích: trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ.

d, Nhận xét: gần hết giờ chơi cô gọi trẻ lại và hỏi: hôm nay cô cho các con quan sát cái gì? chơi trò chơi gì? con thích được làm gì nhất?

Cô nhận xét giờ học. cho trẻ rửa tay.

D- HOẠT ĐỘNG GÓC

- Góc xây dựng: xây bể bơi, ao cá.

- Góc phân vai: Chơi gia đình.

- Góc tạo hình: Nặn, tô màu cầu vồng.

- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh.

(thực hiện theo bài soạn tuần)

E- VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA.

1,Vệ sinh:

- Cô cho trẻ rửa tay.

- Trẻ rửa tay xong lau khô tay và ngồi vào bàn ăn.

2,Ăn trưa:

- Cô ổn định tổ chức lớp.

- Giới thiệu các món ăn, chia ăn.

- Trẻ ăn, cô động viên quan sát trẻ ăn.

- Giáo dục trẻ biết mời cô, mời các bạn.

- Trẻ ăn xong vệ sinh răng miệng.

3, Ngủ trưa.

G- HOẠT ĐỘNG CHIỀU.

Làm quen với bài mới: Dạy hát “ Mây và gió”.

* Yêu cầu: Trẻ hát đúng giai điệu bài hát “ mây và gió”.

* Chuẩn bị: Nội dung bài hát.

* Cách tiến hành:

- Cô giới thiệu bài hát.

- Cô hát mẫu: 2 lần.

- Giới thiệu nội dung bài hát.

- Dạy trẻ hát theo cô từng câu, cho đến hết bài hát

* Nhận xét dánh giá cuối ngày

1/ Tình hình sức khỏe trẻ:

2/ Tình cảm thái độ, hành vi ứng xử của trẻ

3/ Kiến thức kĩ năng:

 

nguon VI OLET