THÁNG: 9
Chủ điểm: Mái trường thân yêu của em
Nội dung: Giáo dục về truyền thống nhà trường, về nội quy trường lớp
Hoạt động: Thăm phòng truyền thống

1. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh biết về truyền thống nhà trường, về nội quy trường lớp.
- Học sinh biết về các tổ chức trong trường.
- Biết cách thực hiện và nhắc nhở nhau cùng thực hiện nội quy nhà trường.
- Tự hào về truyền thống nhà trường, Ra sức học tập.
2. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm tổ chức hoạt động:
- Quy mô: Tổ chức theo lớp.
- Địa điểm: phòng truyền thống, sân trường.
- Thời lượng: 1 buổi.
- Thời điểm: Sinh hoạt lớp, giờ ra chơi.
3. Nội dung và hình thức hoạt động:
- Nói chuyện về truyền thống nhà trường.
- Thực hành, thực hiện nội quy trường lớp.
4. Tài liệu và phương tiện:
- Sổ truyền thống nhà trường, Sổ truyền thống của Liên Đội.
- Bản nội quy trường lớp.
5. Các bước tiến hành:
- Đi thăm phòng truyền thống.
- Gặp mặt hiệu trưởng, hiệu phó, chủ tịch công đoàn, tổng phụ trách và nghe kể chuyện về truyền thống.
- Tìm hiểu nội quy trường lớp.
- Nêu những nội quy mà em đã thực hiện được, những nội quy mà em hay vi phạm cần phải khắc phục, sửa chữa.
- Tìm hiểu thực tế việc thực hiện nội quy trường lớp trong trường.
- Viết về những gì học được từ phòng truyền thống, lời hứa quyết tâm học tập và rèn luyện tiến bộ.
6. Tư liệu:
- Tranh ảnh nhà trường qua các năm.
Nội dung: Vui Trung Thu
Hoạt động: Phá cỗ

1. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh biết về Tết Trung Thu.
- Học sinh có một đêm vui chơi tươi vui, phấn khởi.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau cho học sinh.
2. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm tổ chức hoạt động:
- Quy mô: Tổ chức theo lớp, tổ khối, cả trường.
- Địa điểm: Sân trường.
- Thời lượng: 1 buổi.
- Thời điểm: Đêm Trung thu.
3. Nội dung và hình thức hoạt động:
- Bày cỗ Trung thu, rước đèn, phá cỗ Trung thu.
4. Tài liệu và phương tiện:
- Hoa quả, bánh kẹo.
- Đèn Trung thu, đầu lân, trống, loa đài
5. Các bước tiến hành:
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, chuyện kể về đêm trung thu.
- Tổ chức vui đêm Trung thu:
+ Giới thiệu đại biểu.
+ Nêu ý nghĩa đêm Trung thu.
+ Các lớp bày cỗ + Văn nghệ.
+ Rước đèn + múa lân.
+ Phá cỗ.
+ Tuyên bố bế mạc.
6. Tư liệu:
- Bài Trung Thu độc lập đầu tiên.

Nội dung: Giáo dục an toàn giao thông
Hoạt động: Tìm hiểu biển báo giao thông, luật đi đường

1. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh biết về một số quy định khi tham gia giao thông; biết biển báo hiệu.
- Học sinh có kĩ năng an toàn khi tham gia giao thông; có kĩ năng tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
- Có ý thức hơn khi tham gia giao thông VÌ MỘT XÃ HỘI AN TOÀN KHÔNG TAI NẠN.
2. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm tổ chức hoạt động:
- Quy mô: Tổ chức theo lớp, tổ khối.
- Địa điểm: Đường làng.
- Thời lượng: 1 buổi
- Thời điểm: Ngày thứ bảy.
3. Nội dung và hình thức hoạt động:
- Tìm hiểu một số biển báo hiệu giao thông.
- Tham gia giao thông tại địa phương
4. Tài liệu và phương tiện:
- Biển báo tín hiệu giao thông; Một số quy định trong Luật Giao thông.
- Khẩu hiệu hành động:
TẤT CẢ CÙNG Ý THỨC HƠN KHI THAM GIA GIAO THÔNG
VÌ MỘT XÃ HỘI AN TOÀN – KHÔNG TAI NẠN
5. Các bước tiến hành:
- GV giới thiệu một số biển báo giao thông .
- HS mô tả hình dáng , màu sắc , đặc điểm của từng biển báo .
- GV giới thiệu tác dụng của từng biển báo .
- GV liên hệ giáo dục HS thực hiện tốt ATGT khi tham gia giao thông .
- Hướng dẫn cách tham gia giao thông và cùng nhau thực hiện trên đường làng (Mang theo khẩu hiệu hành
nguon VI OLET