Trường T.H Kim Châu                               Giáo án ngoài giờ lên lên lớp ( lớp 5B )

THÁNG 8&9                      Thứ sáu ngày 22 tháng 8 năm 2014

CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

TUẦN 1 :  BÀI   Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp

I.Mục tiêu giáo dục :

-HS nắm được cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp

-HS có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp

-Rèn luyện kỹ năng nhận nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể

     -GDBĐ : Tổ chức hội thi hiểu biết về biển, đảo, về giáo dục TNMT BĐ và bảo vệ môi trường:

-Vẽ về đề tài TNMT BĐ 

   -GDBĐKH : Giáo dục học sinh giữ gìn, bảo vệ ngôi trường xanh-sạch-đẹp .

II.Nội dung và hình thức hoạt động :

 1.Nội dung :

-Thành lập các tổ nhóm trong lớp

-Bầu đội ngũ cán bộ lớp : lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, cán sự lớp.

-Xác định chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ lớp

-Cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp

2.Hình thức hoạt động :

-Chỉ định đội ngũ cán bộ lớp dựa vào học lực, chức vụ năm học trước.

-Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp

III.Chuẩn bị hoạt động :

 1.Về phương tiện hoạt động :

  GVCN chuẩn bị :

-Một bản sơ đồ về cơ cấu tổ chức lớp

-Một bản ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp, tổ và các cán sự chức năng

-Các loại sổ ghi chép của cán bộ lớp

 2.Về cách thức tổ chức hoạt động :

-Thông báo cho cả lớp về yêu cầu, nhiệm vụ tổ chức đội ngũ cán bộ lớp

-Nêu những tiêu chuẩn chủ yếu của người cán bộ lớp dể HS chuẩn bị ý kiến lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp

-Cử một nhóm HS giúp GVCN kẻ bản sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp, viết bảng ghi nhiệm vụ cán bộ lớp trên giấy khổ to và viết mẫu cho các loại sổ công tác  của cán bộ lớp

-Thống nhất về kế hoạch thời gian tiến hành.

IV.Tiến hành hoạt động :

Nội Dung

Người thực hiện

Hoạt động 1: Giới thiệu

-Giới thiệu cho cả lớp sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp :vị trí đội ngũ cán bộ lớp, các quan hệ và cơ chế hoạt động

-Nêu nhiệm vụ của từng loại cán bộ lớp

-Cho HS phát biểu ý kiến về các tiêu chuẩn chủ yếu của một cán bộ lớp (GVCN ghi tóm tắt ý kiến lên bảng)

Hoạt động 2: Lựa chọn

-Cho HS xung phong ghi tên lên bảng

-Cho HS giới thiệu một số bạn học ghi tên lên bảng

-Đưa ra ý kiến lựa chọn

-Cho cả lớp biểu quyết để có quyết định cuối cùng sau đó ghi tên những HS được chọn lên sơ đồ

Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ

-Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt

-Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời trao sổ công tác và hướng dẫn cách sử dụng cho các em

-Thay mặt đội ngũ cán bộ lớp phát biểu ý kiến

Hoạt động 5: Giáo dục TNMT BĐ .

-Giáo viên tổ chức cho HS thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Hoạt động 5: Vui văn nghệ

-Mời 1 số bạn lên hát 1 số HS lên hát

-Bắt bài hát cho cả lớp

          Cánh chim tuổi thơ

                                             Nhạc và lời : Phan Long

       Hai cánh tay khéo léo cùng đôi bàn chân xinh. Em múa sao mềm mại như bồ câu luyện trời cao trong xanh. Hương lúa đưa ngọt ngào, táo chín thơm đầu cành. Nắng soi gương nước lấp lánh, nâng cánh chim tuổi thơ bay xa. Ai chắp đôi cánh trắng như màu nắng đẹp cho chim. Ai vẽ đôi mắt hiền như giọt sương đậu cành cao lung linh. Hương lúa đưa ngọt lành, táo chín thơm đầu cành. (Gió lao xao như tiếng hát, nâng cánh chim tuổi thơ bay xa)2

GVCN - HS

 

 

 

 

 

GVCN - HS

 

 

 

 

 

GVCN - HS

 

 

 

 

Cả lớp

 

 

Cả lớp

 

V.Kết thúc hoạt động : (2’)

-GDBĐKH : Giáo dục học sinh thực hiện nhiều hoạt động thân thiện với môi trường như: Trồng nhiều cây xanh, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm giấy, thu gom phân loại rác, tái chế,….

 

GVCN nhận xét kết quả hoạt động” Tổ chức lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp” và dặn dò nhắc nhở cả lớp đoàn kết, giúp đỡ đội ngũ cán bộ lớp hoàn thành nhiệm vụ.

                               ………………………………………………………

TUẦN 2 :                          Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2014

TÌM HIU V NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG

I.Mục tiêu giáo dục :

-HS hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới

-HS có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới

-HS tích cực rèn luyện , thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới

II.Nội dung và hình thức hoạt động :

 1.Nội dung :

-Nội quy của nhà trường

-Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà HS cần biết

   2.Hình thức hoạt động:

-Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới

-Trao đổi, thảo luận trong lớp

-Văn nghệ

III.Chuẩn bị hoạt động :

 1.Về phương tiện hoạt động :

a)     GVCN chuẩn bị :

-Bản nội quy và nhiệm vụ năm học

-Giấy khổ to ,bút dạ

-Một số câu hỏi và đáp án

b)    HS chuẩn bị :

-Đọc trước nội quy, quy định của nhà trường

-Một số bài hát, bài thơ

 2.Về cách thức tổ chức hoạt động :

GVCN:

-Thông báo cho cả lớp về nội dung, hình thức và kế hoạch “Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới”. Sau đó chia lớp thành 4 nhóm ,phát cho mỗi nhóm một bản nội quy nhà trường và một bản nhiệm vụ năm học mới. Chỉ định một học sinh làm người điều khiển hoạt động.

-XD chương trình hoạt động và bồi dưỡng cách thức điều khiển hoạt động cho HS điều khiển

-Ghi các câu hỏi thảo luận vào các phiếu riêng và đáp án giao trước cho HS điều khiển

-Cử một số HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Chỉ định một HS điều khiển chương trình văn nghệ

-Cử một số HS làm nhiệm vụ trang trí: kẻ tiêu đề hoạt động, kê bàn ghế

IV.Tiến hành hoạt động :

Nội Dung

Người thực hiện

Hoạt động 1Mở đầu 

-Giới thiệu

-Hát tập thể bài

            Lớp chúng ta kết đoàn.

     Nhạc và lời : Mộng Lân

    Lớp chúng mình rất rất vui. Anh em ta chan hoà tình thân. Lớp chúng mình rất rất vui. Như keo sơn anh em một nhà. Đầy tình thân quý mến nhau luôn thi đua học chăm tiến tới. Quyết kết đoàn giữ vững bền. Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan.

-Nêu lý do, giới thiệu chương trình hoạt động

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội quy nhà trường 

    -HS làm việc theo nhóm

-Đọc các điều khoản của nội quy và nhiệm vụ năm học mới

Các thành viên trong nhóm hỏi những chỗ chưa rõ, chưa hiểu

     -Ghi lại

-Giải thích hoặc nhờ GVCN giúp đỡ

Hoạt động  3 : Thảo luận nhóm

-Cử đại diện lên bóc thăm câu hỏi thảo luận

-Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và bút dạ, yêu cầu mỗi nhóm cử một thư ký ghi ý kiến thảo luận của nhóm

Nêu câu hỏi ,các thành viên thảo luận ,tìm ra đáp án của nhóm và ghi vào giấy

Hoạt động 4 : Báo cáo kết quả thảo luận

-Cho các nhóm dán giấy khổ to ghi kết quả thảo luận của nhóm lên vị trí quy định

-Lần lượt mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm

-Mời các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến bổ sung --> ghi tóm tắt ý kiến bổ sung lên bảng

-Đọc đáp án và đánh dấu vào những chỗ trả lời đúng của các nhóm, yêu cầu cả lớp ghi nhớ và thực hiện

-Nêu các câu hỏi chung cho lớp thảo luận, ghi tóm tắt ý kiến thảo luận, đọc đáp án và yêu cầu cả lớp ghi nhớ

Hoạt động 5 : Vui văn nghệ

-Lần lượt giới thiệu một số tiết mục văn nghệ --> các HS lần lượt lên trình bày

-Đưa ra một số câu đố vui

a)     Mùa đông thì đứng buồn thiu

Mùa hè thì chạy viu viu cả ngày

  Là cái gì ?   Đáp án : quạt điện

b)    Hoa gì dùng để thổi cơm

Không sinh từ lúa mà đơm đỏ cành

                  Là hoa gì ?   Đáp án : hoa gạo

c)     Con gì đến chán

   Giống ngỗng, giống ngan

Bơi trên bài làm

Của anh lười học

                       Là số mấy ?   Đáp án : số 2

 

 

GVCN - HS

 

 

 

 

 

 

 

GVCN - HS

 

 

 

 

 

GVCN - HS

 

 

 

 

 

 

Thư ký tổ cùng cả lớp

 

 

 

 

 

 

 

Cả lớp

 

 

  V.Kết thúc hoạt động : (2’)

-Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp

-GVCN dặn dò thêm, động viên HS thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường.

                         ……………………………………………………………..

TUẦN 3 :                    Thứ sáu ngày 5 tháng 9 năm 2014

BÀI : TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC TRYỀN THỐNG

CỦA TRƯỜNG CHO HỌC SINH

I.Mục tiêu giáo dục :

-HS nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó

-Xác định trách nhiệm của HS lớp 3 trong việc phát huy truyền thống nhà trường

-Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp

II.Nội dung và hình thức hoạt động :

 1.Nội dung :

-Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường

-Truyền thống của trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác

-GDBĐKH : Vẽ tranh thể hiện hoạt động chúng em thực

2.Hình thức hoạt động :

-Trình bày bằng lời, bằng sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh …

-Trao đổi, thảo luận

III.Chuẩn bị hoạt động :

 1.Về phương tiện hoạt động :

 a)GVCN chuẩn bị :

-Một vài số liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường : tổng GV và cán bộ nhà trường; các tổ bộ môn; các tổ chức đoàn thể nhà trường; tên các thầy cô trong Ban giám hiệu; tổng phụ trách; tên các thầy cô dạy lớp mình; tổng số HS của trường

-Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường

-Một số câu hỏi để HS trao đổi thảo luận

-Tóm tắt đáp án cho các câu hỏi

b)HS chuẩn bị :

-Một số tiết mục văn nghệ

-Tự sưu tầm tìm hiểu về truyền thống nhà trường

2.Về cách thức tổ chức hoạt động :

-GVCN thông báo cho cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động, yêu cầu mỗi HS tự tìm hiểu trước các truyền thống nhà trường

-Hội ý cán bộ lớp và các tổ trưởng để phân công các công việc cụ thể như : xây dựng chương trình hoạt động, cử các cán sự lớp làm các nhiệm vụ

IV.Tiến hành hoạt động :

Nội dung

Người thực hiện

Hoạt động 1: Mở đầu

-Nêu lý do và giới thiệu chương trình hoạt động

Hoạt động 2: Giới thiệu

-Giới thiệu về truyền thống nhà trường

-HS hỏi thêm những điều chưa hiểu, chưa rõ . GVCN trả lời hoặc giải thích cho HS

Hoạt động 3: Thảo luận

-Dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi

-HS vận dụng những kiến thức vừa được nghe giới thiệu và những kiến thức tự tìm hiểu được về truyền thống nhà trường để trả lời

-Các HS khác bổ sung thêm

-Dẫn chương trình nêu đáp án

-GDBĐKH : Vẽ tranh thể hiện hoạt động chúng em thực

   hiện tiết kiệm điện, nước.

-Giáo viên cho HS vẽ tranh với nội dung chúng em thực

   hiện tiết kiệm điện, nước.

-HS trưng bày sản phẩm – Bình chọn bạn vẽ đúng nội dung, đẹp

Hoạt động 4: Vui văn nghệ

-Người điều khiển chương trình lần lượt mời các bạn lên trình diễn các tiết mục văn nghệ

-Treo câu đố vui

a)                 Nửa là chim

Nửa là thú

Nuôi con bằng vú

Mà lại biết bay

  Là con gì ?   Đáp án : con dơi

b)                 Bé người mà rất tinh ma

Ở đâu có cỗ thế là đến xơi

Tự nhiên chẳng phải ai mời

Cửa quan, cửa lính chẳng nơi nào từ

  Là con gì ?   Đáp án : con ruồi

c)                 Để nguyên – dùng dán đồ chơi

Thêm huyền – lại ở tận nơi mái nhà

Thêm nặng – ăn ngọt lắm nha

Nếu mà thêm sắc – cắt ra áo quần

                    Là chữ gì ?   Đáp án : keo

 

GVCN

GVCN - HS

 

 

 

GVCN - HS

 

 

 

 

 

 

 

GVCN - HS

HS – T. Hiện

 

HS – T. Hiện

V.Kết thúc hoạt động :  Lớp trưởng nhận xét kết quả của hoạt động

                     ………………………………………………………………..

TUẦN 4 :                            Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2014

GIAO LƯU TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

1. Mục tiêu hoạt động:

- Giúp HS có thêm những thông tin bổ ích về luật an toàn giao thông và phòng tránh các tai nnaj thương tích thường xảy ra với trẻ em thông qua các hoạt động tuyên truyền, văn hóa văn nghệ.

- Biết cách xử lí, sơ cứu đơn giản khi gặp tai nạn thương tích.

- Giáo dục các em ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông và cách phòng, tránh các tai nạn thương tích thường gặp.

2. Quy mô hoạt động.

Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường

3. Tài liệu và phương tiện

- Tài liệu về luật giao thông đường bộ; tranh ảnh, mô hình giao thông; một số biển báo thường gặp…

 4. Các bước tiến hành

Chuẩn bị:

Trước 1-2 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được

- Chủ đề cuộc giao lưu.

- Hướng dẫn HS sưu tầm các câu chuyện, tư liệu, hình ảnh liên quan đến chủ đề.

- Nội dung: An toàn giao thông và phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em.

- Hình thức giao lưu tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng tránh các tai nnaj thương tích thường gặp ở trẻ em dưới hình thức tiểu phẩm.

- Tiêu chí đánh giá.

5.Các hoạt động cụ thể :

                            Nội dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1:

- Ổn định tổ chức

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

- Thông qua nội dung chương trình

- Giới thiệu Ban giám khảo

- Giới thiệu các đội thi, mời các đội thi tự giới thiệu về đội hình.

- Lần lượt từng đội lên trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền.

1.Hoạt động 2: Tổng kết - đánh giá

- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi và thái độ của các đội.

- Trong thời gian Ban giám khảo hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ biểu diễn một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước.

- Công bố kết quả cuộc thi.

- Người dẫn chương trình mời các cá nhân đại diện  cho mỗi lên nhận phần thưởng. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước sân khấu.

- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến.

- Người dẫn chương trình cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi.

- Tuyên bố kết thúc cuộc thi

6. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN

-Chuẩn bị tiết sau sinh hoạt.

GVCN - HS

 

 

 

 

Lớp trưởng và học sinh cả lớp

Ban giám khảo

 

 

 

Đội văn nghệ

 

 

Lớp trưởng

 

 

Lớp trưởng và học sinh cả lớp

 

 

 

GV

                             ……………………………………………………….

TUẦN 5 :                            Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2014

XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM

1. Mục tiêu : - HS biết đóng góp xây dựng sổ truyền thống của lớp

- Giáo dục HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự truyền thống của lớp.

2. Ni dung hoạt động.

- Tổ chức theo quy mô theo lớp.

3. Tài liệu và phương tiện

- Một cuốn sổ bìa cứng.

- Ảnh chụp chung HS cả lớp, ảnh chụp cá nhân.

  1. Tiến hành hoạt động

Ni dung

Người thc hin

a) Bước 1 :

- GV phổ biến mục đích làm sổ truyền thống của lớp và cùng học sinh trao đổi về nội dung hình thức trình bày sổ.

- Mỗi HS chuẩn bị một tấm ảnh cá nhân và viết một vài dòng giới thiệu bản thân .

- Các tổ chuẩn bị : bức ảnh chung của tổ; một vài nét giới thiệu về tổ mình.

- Cả lớp: Bức ảnh chung cả lớp. Thành lập ban biên tập giới thiệu thành tích của các cá nhân của lớp.

b) Bước 2: Tiến hành làm sổ truyền thống của lớp.

- Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp.

- Sắp xếp thông tin theo từng loại.

- Trình bày, trang trí sổ truyền thống.

- Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp.

- Giới thiệu về từng cá nhân học sinh.

- Những suy nghĩ của cá nhân về mái trường về lớp học, về thầy cô trước khi ra trường.

*Kết thc: C lp hát 1 bài tp th + v tay

 

 

 

GV ph biến HS chun b để thc hin

 

 

 

 

HS trong tng t t phân công và thc hin

 

 

 

 

 

C lp

……………………………………………………….

TUN 6:                                 Th sáu ngày 26/9/2014

TRÒ CHƠI “ TRÁI BÓNG YÊU THƯƠNG ’’

I. Mục tiêu hoạt động:

- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè.

- HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè.

II. Tài liệu và phương tiện:

- Quy mô hoạt động : Tổ chức theo quy mô lớp.

- Một quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng bằng giấy HS tự làm.

III. Các bước tiến hành:

Ni dung

Người thc hin

1. Tổ chức trò chơi.

- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. GV lưu ý HS.

Trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối bạn. Ví dụ:

. Bạn rất vui tính.

. Bạn là người bạn tốt.

. Bạn viết rất đẹp.

Người nhận bóng nếu giữ bóng trên tay lâu ( khoảng 10 số đếm ) mà chưa nói được lời yêu thương sẽ phải giao bóng trả cho quản trò. Nếu người nhận bóng bắt trượt hoặc rơi xuống đất sẽ bị mất lượt.

2. Tổ chức trò chơi.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Khi kết thúc trò chơi GV có thể hỏi HS cảm nhận sau khi nhận được những lời nói yêu thương từ các bạn.

- GV tuyên dương những lời thương của HS và kích lệ HS nên quan tâm tới các bạn trong lớp.

3. Củng cố, dặn dò.

- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS về chuẩn bị tiểu phẩm kịch “ Dế mèn bênh vực kẻ yếu. ’’

 

GV hướng dn, gii thích,... C lp nghe .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-C lp chơi

 

 

 

 

GV - HS

……………………………………………………….

THÁNG 10 :                    Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2014

CHỦ ĐỀ CHĂM NGOAN HỌC GIỎI

TUẦN 7 :                      BÀI  : TỔ CHỨC  ĐĂNG KÍ THI ĐUA LỚP

I.Mục tiêu giáo dục :

-HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung chỉ tiêu thi đua “Chăm ngoan, học giỏi” theo lời Bác dạy.

-HS tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tập tốt.

-HS biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học tập tốt theo chỉ tiêu đẫ đề ra.

II.Nội dung và hình thức hoạt động :

 1.Nội dung :

-Chương trình hành động “Chăm ngoan, học giỏi” của lớp

-Đăng ký và giao ước thi đua của các tổ

-Trình bày văn nghệ theo chủ đề”Chăm ngoan, học giỏi, biết ơn thầy giáo cô giáo”

2.Hình thức hoạt động :

-Tổ chức lễ giao ước thi đua giữa các tổ

III.Chuẩn bị hoạt động :

 1.Về phương tiện hoạt động :

Chương trình hành động “Chăm ngoan, học giỏi”

-Những nội dung chỉ tiêu cơ bản về học tâp, rèn luyện

-Một số biện pháp thực hiện : thành lập cán sự môn học, xây dựng đôi bạn cùng tiến, xây dựng đường dây nóng giữa HS và giáo viên bộ môn.

-Đánh giá việc thực hiện theo định kỳ hàng tuần, khen thưởng những bạn có thành tích tốt, có nhiều tiến bộ.

 Bản giao ước thi đua, phần thưởng, một số tiết mục văn nghệ.

 2.Về tổ chức :

-Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp viết chương trình hoạt động, bản giao ước thi đua, chuẩn bị phương tiện

-Dự kiến khách mời : GV bộ môn

-Phân công người điều khiển, đọc giao ước thi đua, trang trí lớp……..

IV.Tiến hành hoạt động :

Nội dung

Người thực hiện

Hoạt động 1: Mở đầu

-Hát tập thể

Lớp chúng ta kết đoàn.

     Nhạc và lời : Mộng Lân

  Lớp chúng mình rất rất vui. Anh em ta chan hoà tình thân. Lớp chúng mình rất rất vui. Như keo sơn anh em một nhà. Đầy tình thân quý mến nhau luôn thi đua học chăm tiến tới. Quyết kết đoàn giữ vững bền. Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan.

-Tuyên bố lý do

-Giới thiệu khách mời

-Giới thiệu chương trình hoạt động : trình bày và thảo luận chương trình hành động chăm ngoan, học giỏi; giao ước thi đua của tổ; một số tiết mục văn nghệ, đố vui.

 

Hoạt động 2: Thực hiện chương trình

-Cán bộ lớp trình bày chương trình hành động của lớp

-Đọc câu hỏi thảo luận:

1,Lớp ta có thể thực hiện được những chỉ tiêu nêu ra không? Vì sao?

2,Có cần bổ sung hay bỏ bớt một số nội dung không ? vì sao?

3,Cá nhân bạn có thể làm gì để giúp lớp đạt được những chỉ tiêu trên ?

-Lớp biểu quyết thông qua

-Đại diện các tổ lần lượt đọc giao ước thi đua của tổ mình & dán bản giao ước lên khung bản giao ước của lớp

-GVCN phát biểu :

+Ghi nhận chương trình giao ước thi đua của HS

+Động viên các em thực hiện tốt dự định của mình

+Nêu sơ bộ kế hoạch theo dõi thi đua, sơ kết ,tổng kết nhằm bảo đảm cho chương trình thực hiện có hiệu quả

Hoạt động 3: Văn nghệ, đố vui

-Mời các bạn lên biểu diễn văn nghệ

-Treo câu đố --> mời các bạn giải đáp

a)Để nguyên có nghĩa là hai

     Thêm huyền - trùng điệp trải dài trung du

     Thêm nặng – vinh dự tuổi thơ

     Cùng dự sinh hoạt đón cờ thi đua.

                        Là từ gì ?   Đáp án : đôi

  b)Quả gì chín đỏ

     Vỏ rất nhiều gai

     Lấy ruột đồ xôi

     Đón mừng năm mới

                        Là quả gì ?   Đáp án: quả gấc

  c)Hoa gì chào đón xuân sang

     Rung rinh cánh đỏ, nhị vàng đẹp tươi

                        Là hoa gì ?   Đáp án : hoa đào

 

 

Lớp trưởng và học sinh cả lớp

 

 

 

 

- Lớp trưởng

 

 

 

 

 

Lớp trưởng 

 

Học sinh cả lớp thực hiện

 

 

Cả lớp

Tổ trưởng các tổ

GVCN

 

 

 

 

Lớp trưởng và cả lớp

V.Kết thúc hoạt động : (3’)

-GVCN nhận xét sự chuẩn bị của những HS có trách nhiệm, sự điều khiển của cán bộ lớp ; ý thức thái độ của HS trong quá trình tham gia sinh hoạt.

-GVCN chúc các em ra sức học tập rèn luyện tốt để đạt được giao ước của mình.

                                ………………………………………………………..

TUẦN 8 :                      Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2014

BÀITẬP CÁC BÀI HÁT MÚA MỚI

I. Mục tiêu giáo dục:

- Giúp HS thuộc và nhớ các bài hát múa mới .

- Biết cách học và luyện tập  các bài hát .

-GDBĐ : Thi sáng tác thơ ca, báo chí, tiểu phẩm ca ngợi biển đảo .

II. Nội dung và hình thức hoạt động :

1. Nội dung :  Những bài hát ca ngọi quê hương đất nước, ca ngợi cuộc sống,..

2. Hình thức:  Học hát

III. Chuẩn bị hoạt động:

1. Phương tiện : - Các bài hát mới ( học sinh chưa học ) .

                         - Máy cát xét , bảng .

2. Tổ chức : - HS nghe băng, tập từng câu,  từng đoạn .

                    - Cán sự  văn nghệ hướng dẫn.

IV. Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

1. Sinh hoạt lớp :15'

* Sơ kết tuần :

- Lớp đã duy trì được nề nếp, phấn đấu vươn lên đạt tuần học tốt . Nhiều bạn được điểm cao,  nề nếp xếp hàng , sinh hoạt 15 phút đầu giờ đã ngày càng tiến bộ .

- Tuy nhiên , bên cạnh đó vẫn còn tình trạng đến lớp quên vở,quên sgk, không có vở nháp ....

Kế hoạch tuần 10:

  - Tiếp tục phấn đấu thi đua dành nhiều điểm tốt dâng mẹ và cô.

- Chăm sóc bồn hoa của lớp .

2. Sinh hoạt chủ đề: 20'

-GDBĐ : Thi sáng tác thơ ca,  tiểu phẩm ca ngợi biển đảo .

-Hoặc tìm tên những bài thơ, bài hát ca ngợi biển, hải đảo

- Người điều khiển: GVCN + Lớp phó văn nghệ.

- Nội dung hoạt động:

- Hát tập thể bài hát “ Lớp chúng ta kết đoàn” .

- GV nêu lí do chương trình , cách thức tiến hành tập.

- Bài 1: Ngôi trường thân thiện.

+ GV mở băng cho HS nghe 1 lần.

+ Chép bài hát lên bảng .

+ Lớp phó văn nghệ hát mẫu từng câu tập cho các bạn .

+ Hát cả bài .

- Bài 2: Em yêu trường em.

             tiến hành tập từng bài như bài 1. 

- Hát tập thể lần lượt từng bài. 

V. Kết thúc hoạt động: 5'

- Nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ tham gia học hát của lớp .

- Căn dặn HS về nhà tự tập .

 

GVCN

Lớp trưởng, và cả lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp phó văn nghệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp trưởng

 

                              …………………………………………………….

TUẦN 9 :                 Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2014

BÀI :       LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA

GIỮA CÁC TỔ, CÁ NHÂN

I. Mục tiêu giáo dục:

Giúp HS hiểu được ý nghĩa tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung , chỉ tiêu thi đua.

- Tự xác định thái độ mục đứch học tập đúng đắn , biết tự quản lí , giúp đỡ lẫn nhau để đạt các chỉ tiêu đề ra.

II. Nội dung và hình thức họat động :

1. Nội dung:

- Chương trình hành động “Chăm ngoan học giỏi”.

- Đăng kí và giao ước thi đua

- Văn nghệ.

2. Hình thức:

Tổ chức giao ước thi đua giữa các tổ.

II. Chuẩn bị hoạt động:

1. Phương tiện:

- Chương trình hành động,

- Chỉ tiêu thi đua .

2. Tổ chức :

- GVCN cùng cán bộ lớp bàn bạc thống nhất kế hoạch,

- Phân công điều hành : Lớp trưởng.

IV. Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

1. Sinh hoạt lớp :

* Sơ kết tuần 9:

   Nhìn chung tuần vừa qua lớp 4B đãcó rất nhiều sự tiến bộ về mọi mặt , mọi phong trào đều có chiều hướng đi lên rất rõ nét .Tình trạng nghỉ học, nói chuyện riêng trong lớp,…đã được khắc phục tương đối.

   Nhiều bạn đạt điểm cao,  bên cạnh đó vẫn còn tình trạng không học và chuẩn bị ở nhà .

* Kế hoạch tuần 10:

- Tiến hành làm công trình măng non : chăm sóc, tu bổ bồn hoa của lớp.

- Thi đua học tập tốt, tham gia đầy đủ các hoạt động do trường, đội đề ra .

2. Sinh hoạt chủ đề:

- GVCN nêu mục đích yêu cầu, phát động thi đua ,

- Lớp trưởng phát đăng kí thi đua , tiêu chí thi đua cho các tổ nhóm .

- Tổ trưởng đại diện các tổ lên kí cam kết thi đua.

- Văn nghệ.

V. Kết thúc hoạt động:

- GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia của các tổ .

 

Lớp trưởng.

 

 

 

 

 

 

GVCN

Lớp trưởng chỉ đọa cả lớp

 

 

 

GVCN

Lớp trưởng.

 

Tổ trưởng

 

GVCN

                            ……………………………………………………..

TUẦN 10 :                              Thứ sáu ngày 24 tháng 10 năm 2014

BÀI :    PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO TIẾT KIỆM

I.Mục tiêu : - Học sinh biết tiết kiệm sách vở , bút mục, tiền,….

                     - Không bỏ giấy , viết, vẽ bẩn vào SGK , hạn chế ăn quà vặt .

                     - Động viên các bạn cùng thực hiện .

II . Chuẩn bị :  - Giao nhiệm vụ cho các tổ trưởng theo dõi ghi tên các ban thường xuyên an quà vặt, xé giấy vở , vẽ bẩn vào các loại SGK,…vv

III. Thực hiện :

Nội dung

Người thực hiện

1.Ổn định lớp :

2.Lớp hát múa tập thể 1 bài .

3.Phổ biến nội dung tiết học :

a.Sơ kết tuần qua :

   Nhìn chung tuần vừa qua lớp 4B đã có rất nhiều tiến bộ về mọi mặt , mọi phong trào đã tham gia đầy đủ.Tình trạng nghỉ học, nói chuyện riêng trong lớp,…đã được khắc phục tương đối.

- Điểm thi giữa kì I khá cao .

b.Kế hoạch tuần 6:

- Tiếp tục thi đua học tập tốt, tham gia đầy đủ các hoạt động do trường, đội đề ra .

4. Chủ đề :

Bước 1 : Gọi tổ trưởng các tổ lần lượt báo cáo những bạn trong thời gian qua thường xuyên ăn quà vặt, xé giấy vở gấp máy bay, chơi , vẽ bẩn vào các  loại SGK,….

Bước 2 : Cả lớp thảo luận về tác hại , không nên làm các việc nêu trên.

Bước 3 : Học sinh phát biểu ý kiến .

Bước 4 : GV chốt ý :

- Không nên ăn quà vặt tốn tiền bố mẹ, sâu răng, vứt rác làm ô nhiễm môi trường .

- Bảo vệ sách, vở sạch sẽ để học tập tốt , để đành cho em học tiếp .

- Mọi người ta phải tiết kiệm , không nên lãng phí,….

5.Tổng kết : - Nêu gương những bạn ít ăn quà vặt , tiết kiệm tốt

                   - Dặn dò tiết sau .

Lớp trưởng

Cả lớp

Giáo viên

Lớp trưởng

 

 

 

 

Giáo viên. Cả lớp

 

 

Tổ trưởng

 

 

Các tổ

 

Học sinh

Giáo viên

 

 

 

 

 

Giáo viên

 

                                   …………………………………………………..

TUN 11                                 Th sáu ngày 31 / 10 / 2014

KẾT BẠN CÙNG TIẾN

I. Mục tiêu hoạt động:

- Thông qua việc kết bạn cùng tiến giúp giáo dục để HS biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè những khó khăn trong học tập, cũng như trong các haotj động khác.

II. Tài liệu và phương tiện:

- Quy mô hoạt động: tổ chức theo lớp.

- Nhưng câu chuyện về Đôi bạn cùng tiến trong trường, trên sách báo, trên đài,

III. Các bước tiến hành:

Ni Dung

Người thc hin

1. Gii thiệu tiết học.

- GV phổ biến nội dung tiết học : Tổ chức ra mắt đôi bạn cùng tiến trong lớp.

- GV giải thích ý nghĩa của việc kết đôi bạn cùng tiến.

- Hướng dẫn HS cách tạo lập đôi bạn cùng tiến: Là những người học chung một lớp, có cùng sở thích, ngồi cùng bàn, hoặc gần nhà nhau.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị.

2. Ra mắt Đôi bạn cùng tiến.

- Trong khi HS chuẩn bị GV gọi một số HS lên kể những mẩu chuyện mà HS đã sưu tầm.

- Các đôi bạn cùng tiến lần lượt ra mắt và tự giới thiệu trước lớp và cô giáo.

- Sau khi giới thiệu GV nhắc nhở lại nhiệm vụ của những đôi bạn cùng tiến và yêu cầu mỗi một cặp trình bày một tiết mục văn nghệ.

3. Củng cố, dặn dò.

- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.

 

GV ph biến tác dng, ý nghĩa kết đôi bn để giúp nhau tiến b v mi mt.

 

 

 

 

-HS k

Tng đôi gii thiu vi c lp biết.

-GV nhc , HS nghe.

 

GV - HS

………………………………………………

THÁNG 11  :                   Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014

CHỦ ĐỀ : NHỚ ƠN THẦY CÔ

                       TUẦN 12 : CÁC THẤY CÔ GIÁO TRƯỜNG EM

   I. Mục tiêu :

-HS hiểu được những đặc điểm và truyền thống của đội ngũ giáo viên của trường (số lượng, tuổi đời, tuổi nghề, tinh thần tận tụy, thành tích…)

-Thông cảm, kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo.

-Chào hỏi lễ phép, chăm học và học tập đạt kết quả cao.

     - GDBĐKH : Giáo dục HS Ý thức ứng phó với biến đổi khí hậu :“Biến đổi khí hậu và hành động của chúng em”.

II.Nội dung & hình thức hoạt động

 1.Nội dung:

-HS hiểu được về biên chế, tổ chức của nhà trường.

-Những đựac điểm, nổi bật của đội ngũ giáo viên trong trường.

     2.Hình thức hoạt động:

-Giới thiệu

-Trao đổi

-Văn nghệ

III.Chuẩn bị :

  1. Về phương tiện hoạt động:

-Sơ đồ tổ chức của trường: cơ cấu tổ chức, chức năng cơ bản của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức trên, những thầy cô giáo phụ trách.

-Một số bức ảnh, ví dụ về: hoạt động chung của giáo viên, từng giáo viên của trường, các thầy cô giáo đã từng làm Hiệu trưởng nhà trường trước đây,…

-Trang phục nhạc cụ…để thực hiện những tiết mục văn nghệ…

2/ Về tổ chức:

-Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp, tổ, Đội để xây dựng và thống nhất chương trình họat động.

-Phân công các Tổ, nhóm tìm hiểu về những thầy cô giáo dạy lớp.

-Dự kiến khách mời

-Phân công người phụ trách hoạt động.

IV.Tiến hành hoạt động :

Nội dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1: Mở đầu

a.Hát tập thể bài hát về thầy cô giáo

                     NGHĨ  VỀ  CÔ  GIÁO  EM

              Mỗi lúc em ra vườn, nâng chồi non em hỏi

             Chồi lớn lên từ đâu, chồi cần nhờ ánh sáng

             Ra sông em mới hỏi, sông lớn từ đâu về

             Từ suối nguồn chảy ra, sóng trả lời với em

        ĐK: Cô là người gieo ánh sáng, cho mầm em tươi xanh

                Cô là nguồn khe suối nước, cho sông em lớn trôi.

2/ Hoạt động 2: Thực hiện chương trình

1. Trò chơi :    Ai biết tên giáo viên trường mình nhiều hơn ?

Phân lớp  nhóm :

- Các nhóm thảo luận 5 – 10 phút

-Thi tiếp sức   ghi tên giáo viên , cán bộ công nhân viên  trong trường sau 7 phút tổ nào ghi được nhiều hơn tổ đó thắng ( trong mỗi đội tên thầy cô không được lặp lại ) .

2.Thi tìm tên bài hát, bài thơ, bài ca dao tục ngữ nói về thầy cô :

Cách tổ chức như hoạt động trên .

Ví dụ : Về tục ngữ

“ Không thầy đố mày làm nên”

“ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

“ Mồng một tế cha, mồng hai tế mẹ, mồng ba tế thầy”

Ví dụ : Bài hát  Bụi phấn ; Người gieo hạt,…..

3.Hoạt động - GDBĐKH :.

-Phân lớp 4 nhóm thảo luận 4 câu sau , phát biểu .

+ Biến đổi khí hậu là gì?

+ Nguyên nhân nào gây ra biến đổi khí hậu?

+ Biến đổi khí hậu đang diễn ra như thế nào?

+ Chúng em làm gì để ứng phó với biến đổi

       khí hậu ?

-Giáo viên chốt ý , giáo dục học sinh .

V.Kết thúc hoạt động :

Nhận xét về sự chuẩn bị của  HS có trách nhiệm (tìm hiểu về thầy cô giáo của mình, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ…) về thái độ của các bạn trong quá trình sinh hoạt lớp . Dặn dò tiết sau ,

 

Cả lớp

 

 

 

 

 

 

 

Lớp trưởng

 

Cả lớp

 

 

 

 

 

Cả lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên - HS

 

 

                                …………………………………………………………….

TUẦN 13 :                          Thứ sáu ngày 14 tháng 11 năm 2014

BÀI   : TỔ CHỨC LỄ  ĐĂNG  KÍ  THI  ĐUA :

                                “THÁNG  HỌC  TỐT, TUẦN  HỌC  TỐT”

I.Mục tiêu:

-HS hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của “Tháng học tốt, tuần học tốt”.

-Tự giác và quyết tâm học tập tốt để đền đáp công ơn các thầy giáo, cô giáo.

II.Nội dung – hình thức hoạt động

1/ Nội dung:

-Chương trình hành động của lớp trong tháng 11 và trong tuần cao điểm của tháng (từ ngày 15 – 20/11).

-Các cá nhân đăng kí thi đua thực hiện tốt chương trình hành động của lớp.

-Các tổ đăng kí thi đua

-Văn nghệ

2/ Hình thức hoạt động:

-Lễ đăng kí thi đua.

-Hát, ngâm thơ, kể chuyện…

III.Chuẩn bị

1/ Về phương tiện hoạt động:

-Bản chương trình hoạt động của lớp

-Bản đăng kí thi đua của tổ

-Bản đăng kí thi đua của cá nhân

-Một vài kinh nghiệm hó tập của những HS giỏi của lớp

2/ Về tổ chức:

-GVCN họp cán bộ lớp, Đội để xây dựng chương trình hành động, thống nhất nội dung, kế hoạch hoạt động.

-Hướng dẫn HS viết đăng kí thi đua

-Đề nghị một số HS báo cáo kinh nghiệm học tập.

-Dự kiến khách mời.

-Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.

-Phân công người điều khiển hoạt động, trang trí lớp…

IV.Tiến hành hoạt động .

Nội Dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1: Mở đầu

Hát tập thể: cả lớp cùng hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ

                                                           Nhạc và lời: Phạm Tuyên

   Trái đất thân yêu lòng chúng em xiết bao tự hào. Một quả cầu đẹp tươi lung linh giữa trời đầy sao. Trái đất chính là nhà bao gắn bó thiết tha. Và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta.

   Thế giới quanh em bừng sáng lên mỗi sớm bình minh. Bàn tay em điểm tô cho trái đất đẹp xinh. Thế giới muốn hoà bình và chán ghét chiến tranh. Cùng hoà chung tiếng hát chúng em có chung niềm tin

   ĐK: Boong bính boong! Hồi chuông ngân vang khắp nơi. Trong khúc ca đầy tình yêu thương sáng ngời. Boong bính boong ! Cờ bay giữa tiếng chuông ngân hãy phất cao lên lá cờ hoà bình  ( …… cờ của ta. )

a.Giới thiệu chương trình

     Vài lời về công lao của thầy cô giáo, trách nhiệm của HS về học tập, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn thầy cô.

  Nêu chương trình hoạt động: Phát động và đăng kí thi đua học tập, rèn luyện để đền đáp công ơn thầy cô của lớp, của tổ; nghe báo cáo và thảo luận kinh nghiệm học tập, một vài tiết mục văn nghệ xen kẽ.

2/ Hoạt động 2: Thực hiện chương trình:

    Nghe phát động thi đua – chương trình hành động của lớp về học tập, rèn luyện, sau đó lớp thảo luận về các chỉ tiêu cụ thể, biện pháp thực hiện…rồi biểu quyết tập thể theo từng nội dung.

     Đại diện tổ đọc bản đăng kí thi đua của tổ mình và nộp lại bản đăng kí cho lớp.

     Một vài HS đọc bản đăng kí, cam kết và nộp bản đăng ký cho lớp.

     Một vài HS giỏi báo cáo kinh nghiệm học tập, các bạn khác nêu câu hỏi tranh luận bổ sung ý kiến.

    Văn nghệ xen kẽ giữa các nội dung của chương trình.

    HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ về thầy cô:

                  “Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

           Công cha cũng trong, nghĩa thầy cũng sâu”

                 “ Muốn sang thì bắt cầu Kiều

              Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

V. Kết thúc : GVCN nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những HS có trách nhiệm, về thái độ của HS trong sinh hoạt lớp;

 

Cả lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp trưởng

 

 

 

 

 

 

Lớp trưởng

Và cả lớp

 

 

Tổ trưởng

 

HS giỏi

 

 

HS giỏi

HS đăng kí

 

 

 

 

 

GVCN

                                  ……………………………………………………

TUẦN 14 :                         Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2014

BÀI   :   NHỚ  CÔNG  ƠN  THẦY  GIÁO, CÔ GIÁO

I.Mục tiêu: -HS hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với sự trưởng thành của mỗi HS nói riêng và đối với sự trưởng thành của xã hội nói chung.

-Biết ơn sâu sắc và kính trọng các thầy giáo, cô giáo.

-Biết ứng xử, lễ phép, chăm ngoan học giỏi để đền đáp công ơn thầy giá, cô giáo.

-GDBĐKH: Giáo dục học sinh : thu gom giấy và các vật dụng không sử dụng để hạn chế thải rác vì khi phân hủy sẽ tạo thành khí mê tan (CH4),

II.Nội dung – hình thức hoạt động:

1.Nội dung:

-Công lao của các thầy giáo, cô giáo

-Những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm thầy trò.

-Những bài hát, câu thơ, câu chuyện cảm động, câu danh ngôn về tình cảm, thầy trò và truyền thống tôn sư trọng đạo.

2. Hình thức hoạt động:

-Trao đổi, kể chuyện tâm tình, ca hát, đố vui thông qua hình thức hái hoa dân chủ.

III.Chuẩn bị

1/ Về phương tiện hoạt động:

-Sưu tầm, tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện, bài hát, bài thơ về tình cảm thầy trò và về những gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, những kỉ niệm sâu sắc của mình về tình cảm thầy trò.

-Các câu hỏi và đáp án.

2/ Về tổ chức:

-GVCN hội ý với cán bộ lớp, tổ, Đội để thống nhất chương trình và phân công từng phần việc cụ thể như:

-Điều khiển chương trình hoạt động.

-Ban giám khảo cuộc thi

-Phổ biến câu hỏi cho lớp

IV.Tiến hành hoạt động .

Nội dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1: Mở đầu

a.Hoạt động tập thể:

Cả lớp cùng hát bài:

             MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

                                                                   Lê Quốc Thắng

           Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu. Có loài chim đang hát âm thầm như nói. Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống. Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha.

          Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên, khi giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá. Thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ, cho từng ánh mắt trẻ thơ, cho từng khúc nhạc dịu êm. Như thời gian êm đềm theo tháng năm, như dòng sông gợn đều theo cơn gió, mang tình yêu của thầy đến với chúng em. Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời.

a.tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình:

     Vài lời về hoạt động chào mừng, kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam của nhà trường, của lớp.

     Vài lời về mục đích của cuộc thi “Hái hoa dân chủ” mừng ngày lễ 20-11.

     Chương trình hoạt động thi “Hái hoa dân chủ”, văn nghệ “cây nhà, lá vườn”, phát biểu của Đại biểu…

     Giới thiệu người điều khiển cuộc thi, ban giám khảo.

2/ Hoạt động 2: Thực hiện cuộc thi

     Ban giám khảo nêu yêu cầu và thể lệ cuộc thi:

     Có thể xung phong hoặc gọi lên hái hoa.

     Bạn lên hái hoa tự mở ra, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng nghe và trả lời (các bạn khác có thể bổ sung, tranh luận)

     Đại diện BGK kết luận và nêu đáp án.

     Người đầu tiên xung phong lên hái hoa.

     Tự chọn hoa và đọc đọc cho cả lớp nghe câu hỏi.

     Trả lời câu hỏi (các bạn có thể bổ sung, tranh  luận).

     Đại diện BGK kết luận và nêu đáp án.

     Những người lên hái hoa tiếp theo do bạn lên trước chỉ định hoặc xung phong.

     Trong quá trình thi có một vài tiết mục văn nghệ xen kẽ (có thể mời đại biểu thầy cô giáo cùng tham gia).

     Mời khách mời phát biểu ý kiến (nếu có)

     Đại diện BGK công bố kết quả:

     Nhận xét chung về những câu trả lời của các bạn

     Nêu một vài câu trả lời hay, chính xác.

     Nêu tên các bạn được đề nghị khen thưởng.

     Đại biểu hay thầy (cô) giáo trao phần thưởng.

V.Kết thúc (5)

-GDBĐKH : Giáo dục học sinh : thu gom giấy và các vật dụng không sử dụng để hạn chế thải rác vì khi phân hủy sẽ tạo thành khí mê tan (CH4), .

-Nhận xét chung về sự chuẩn bị của những bạn HS có trách nhiệm; sự điều khiển của đội ngũ tự quản.

 

 

Cả lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp trưởng

 

 

 

 

 

 

 

Cả lớp

-Ban giám khảo là các tổ trưởng.

-Người hái hoa là cả lớp .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GVCN

                                   ……………………………………………………

       TUẦN 15 :         Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2014

BÀI   : BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN  CÁC  THẦY  GIÁO,  CÔ  GIÁO

I.Mục tiêu : HS hiểu ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11

- Kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo và tôn vinh Nhà giáo.

- Có những hành động cụ thể thể hiện sự biết ơn các thầy giáo, cô giáo và thực hiện tốt yêu cầu giáo dục của nhà trường.

II.Nội dung – hình thức hoạt động .

1.Nội dung:

- Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

-Tâm sự về tình cảm thầy trò.

-Văn nghệ bày tổ lòng biết ơn thầy, cô giáo

2.Hình thức hoạt động:

- Ca hát, kể chuyện, giao lưu vui vẻ, thân mật giữa giáo viên và HS.

III.Chuẩn bị :

1.Về phương tiện hoạt động:

-Bài viết lời cảm ơn các thầy giáo, cô giáo.

-Hoa, khăn trải bàn… để trang trí lớp học.

2.Về tổ chức:

-GVCN cán sự lớp để thống nhất kế hoạch.

-Hướng dẫn cán bộ lớp viết lời chúc mừng, tổ chức cho HS mừng thầy cô giáo cũ và hướng dẫn các em viết báo cáo để trình bày trước lớp.

-Dự kiến khách mời, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, dự kiến khách mời phát biểu, phân công người…

IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

Nội dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1: Mở đầu

a.Hát tập thể: cả lớp cùng hát bài :

     KHI  TÓC  THẦY  BẠC

     Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh. Khi tóc thầy đã bạc trắng chúng em đã khôn lớn rồi. Thời gian trôi mau, cầu Kiều thầy đưa qua sông, tuổi ấu thơ như  hoa nở dưới mái trường.

     Một con đò sang ngang, ôi lòng thầy miên mang, cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao, cho em biết yêu bông lúa, ăn cơm vàng của cô tấm ngoan và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng. Bài học làm người em vẫn khắc ghi công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.

a.Tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời, giới thiệu chương trình

    Vài lời về xuất  xứ ngày 20-11, vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc.

    Giới thiệu khách mời

    Giới thiệu chương trình hoạt động, lớp cảm ơn các thầy cô giáo; thầy cô giáo tâm sự về nghề dạy học, văn nghệ chào mừng thầy cô, đọc thơ về thầy cô,….

2/ hoạt động 2: thực hiện chương trình

    Đọc lời cảm ơn thầy cô 1 tổ 1 bài.

    Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ.

    Phát biểu hoặc tâm sự của thầy giáo, cô giáo

    Trình bày lần lượt các tiết mục văn nghệ.

       THẦY CÔ MẾN YÊU

    Em mến thầy từ buổi học đầu tiên

    Em mến cô người vui tính hiền hòa

    Lời giảng êm đềm vang trong lớp học

    Như muôn muôn dòng suối ngọt dài triền miên.

 

    Rồi tháng năm dài bay vút xa

    Kỉ niệm ngày xưa không phai nhòa

    Từng lời thầy cô em hằng nhớ

    Nhớ mãi muôn đời khi đã xa.

    Mai kia em khôn lớn bay đi về nơi phương xa

    Em luôn luôn ghi nhớ công ơn thầy cô yêu thương (la)11

    Em luôn luôn ghi nhớ công ơn thầy cô suốt đời.

V.Kết thúc :

    Cảm ơn sự có mặt của khách mời, các thầy cô giáo…trong buổi lễ và chúc sức khoẻ họ.

    Chúc các bạn HS vui khoẻ, tiếp tục phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn thầy cô giáo.

 

 

Cả lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp trưởng

 

 

Lớp trưởng

Lớp trưởng

 

 

Lớp trưởng

 

 

 

 

 

 

Cả lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp trưởng

                            …………………………………………………………..

THÁNG 12:                    Thứ sáu ngày 5 tháng 12 năm 2014

CHỦ ĐỀ : NHỚ ƠN ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ .

     TUẦN 16 :              BÀI  :   UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

I-Mục tiêu : -Giúp học sinh hiểu được cuộc đời của những người con thân yêu của quê hương đất nước đã hy sinh cho hoà bình tự do, độc lập và hạnh phúc của dân tộc

-Biết tự hào và biết ơn các anh hùng liệt sỹ, tự giác học tập rèn luyện, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

-GDBĐ: - Tổ chức các trò chơi về TNMT BĐ .

II-Chuẩn bị: -Sưu tầm tài liệu về những người con anh hùng ở địa phương

       -Tìm hiều, sưu tầm bài hát, bài thơ ca ngợi anh hùng liệt sỹ

-Báo cáo kết quả điều tra

-Thi sáng tác thơ, kể chuyện, hát

III-Tiến trình hoạt động :

Nội Dung

Người thực hiện

*Hoạt động 1:

       Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung của tiết học

       Lớp trưởng lên bàn làm việc

       Thư ký lớp và các thành viên của tổ lên làm việc

       Giới thiệu đại biểu về dự

Hoạt động 2: Lớp trưởng lên điều khiển chương trình

       Hát tập thể 1 bài

       Giới thiệu các thành viên của tổ

       Các đại diện lên báo cáo kết quả sưu tầm

       Sau khi các tổ lên báo cáo xong thư ký làm việc

     +  Giáo viên chủ nhiệm mời đại diện tham gia cùng kể cho các em hiểu thêm về các anh hùng liệt sĩ như Thầy giáo Phan Ngọc Hiển,các bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở huyện Cư kuin, ở xã nhà,…

       Gọi đại diện lên hát hoặc ngâm thơ, kể chuyện

Hoạt động 3: -GDBĐ: - Tổ chức các trò chơi về TNMT BĐ .

IV- Kết thúc

       Thư ký công bố kết quả

       Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung các mặt hoạt động

       Tuyên dương tổ, cá nhân có nhiều thành tích nhất

 

 

Giáo viên

Lớp trưởng

Thư ký

 

Lớp trưởng

Cả lớp

Tổ trưởng

Đại diện

Thư ký

 

 

Giáo viên

 

 

 

Thư ký

Giáo viên

                               ...........................................................................

TUẦN 17 :                      Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2013 

BÀI  :  NGHE NÓI CHUYỆN VỀ NGÀY 22 - 12

I. Mục tiêu : -Giới thiệu cho HS về lịch sử ngày 22- 12 để hiểu rõ hơn về tổ chức QĐND Việt Nam .

-Giáo dục lòng tự hào, truyền thống dân tộc, kính trọng anh bộ đội, có ý thức học tập tốt

-GDBĐ: Tổ chức nghe nói chuyện về TNMT BĐ .

II. Nội dung và hình thức hoạt động :

1. Nội dung : Lịch sử ngày 22 - 12.

2. Hình thức: Nghe giới thiệu, văn nghệ .

III. Chuẩn bị hoạt động :

1. Phương tiện: - Lịch sử , tranh ảnh về quân đội

                         - Những địa chỉ bộ đội nơi biên giới, hải đảo .

2. Tổ chức : - Các chú bộ đội nói chuyện với HS.

               - Giao cho các tổ chuẩn bị văn nghệ Hát về anh bộ đội .

IV. Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

1. Khởi động: 10'

  Người điều khiển: Lớp trưởng.

  Nội dung hoạt động:

- Hát tập thể bài  hát “Màu áo chú bộ đội”

- Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình .

2. Hoạt động 1: Nghe giới thiệu truyền thống ngày 22/12

Người điều khiển: Lớp trưởng

Nội dung hoạt động:

- Giới thiệu về ngày lịch sử 22 -12 :

Ngày 22 /12 tại một khu rừng ở Bình Nguyên (Cao Bằng) Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời .. Lúc đầu đội chỉ có 34 người với 34 khẩu súng các loại, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Hai ngày sau đội đã lập được chiến công vang dội, tiêu diệt dược 2 đồn : Nà Ngần và Phay Khắt .

15- 5 - 1945  Đội VNTTGPQ + Cứu quốc quân = Đội Việt Nam giải phóng quân .

16 - 8 - 1945 tiến đánh Thái Nguyên mở đầu khởi nghĩa toàn quốc .

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân đội ta mang tên là Quân đội nhân dân Việt Nam.Từ đó dến nay, trên chặng đường giải phóng dân tộc bảo vệ đất nước quân đội ta đã lập những chiến công hiển hách , được tổ quốc và nhân dân tin yêu quý mến gọi bằng cái tên : Bộ đội cụ Hồ .

- Hát tập thể bài hát: “Màu áo chú bộ đội”

- Phát động viết thư cho các chiến sĩ ở biên giới, hải đảo: Mỗi HS một lá thư để kể về học tập , rèn luyện của bản thân và đổi mới ở quê hương, bày tỏ tình cảm, động viên anh bộ đội .

3. Hoạt động 2:

-GDBĐ: Tổ chức nghe nói chuyện về TNMT BĐ .

V. Kết thúc hoạt động :

- GV nhận xét giờ sinh hoạt .

- Chúc các em HS học tốt, rèn luyện theo gương anh bộ đội cụ Hồ .

 

Lớp trưởng

 

 

 

 

Lớp trưởng

 

Giáo viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cả lớp

 

 

 

Giáo viên

                          …………………………………………………….

TUẦN 18:                 Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2014

          BÀI  :  NGHE NÓI CHUYỆN VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC VIỆT NAM

- SƠ KẾT KÌ I, VUI VĂN NGHỆ

I. Mục tiêu: - Giúp HS biết và thêm hiểu các bài hát về anh bộ đội, về truyền thống cách mạng của quê hương đất nước.Qua đó động viên ,phát huy phong trào văn nghệ của lớp.

- Giáo dục lòng tự hào và yêu mến anh bộ đội , truyền thống cách mạng .

- GDBĐ : GD tích hợp môi trường biển , hải đảo cho học sinh .

- GD lòng từ hào biển , hải đảo của nước ta và về quê hương đất nước

II. Nội dung và hình thức hoạt động :

1. Nội dung: Những bài hát bài thơ về anh bộ đội . Nói chuyện về biển đảo.

2. Hình thức: Biểu diễn văn nghệ .

III. Chuẩn bị hoạt động:

1. Phương tiện:

- Các tiết mục văn nghệ, kẻ bảng .

- Giới thiệu chương trình .

- - GV sưu tầm hình ảnh , tài liệuvề biển, hải đảo và các anh hùng với các chiến công nổi bật trên biển đảo của nước ta .

   2. Tổ chức:

- Giao cho đội văn nghệ chuẩn bị 2 tiết mục .

- Các tổ sưu tầm, tập bài hát .

- Cử dẫn chương trình, xây dựng chương trình .

IV. Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

1. Khởi động :10'

Người điều khiển: Lớp trưởng.

Nội dung hoạt động:

- Hát tập thể bài hát “:Màu áo chú bộ đội”

- Giới thiệu chương trình .

2.Nói chuyện về biển, hải đảo:

-Đọc hoặc kể cho học sinh nghe về biển đảo , sau đó cho học sinh quan sát tranh về biển, hải đảo.

- Học sinh giới thiệu tranh ảnh về biển, hải đảo của nước ta đã sưu tần được

-Giáo viên tuyên dương cá nhân, tổ sưu tầm được nhiều

3. Chương trình vui văn nghệ :30'

Người điều khiển: Lớp phó văn nghệ.

Nội dung hoạt động:

- Đội văn nghệ biểu diễn 2 tiết mục:

+ Đơn ca “Màu áo chú bộ đội”.

+ Tốp ca “ Giải phóng Điện Biên”.  Đại diện 3 tổ hát đại diện mỗi tổ một bài về chủ đề anh bộ đội .

- Sau từng tiết mục, tặng hoa, vỗ tay chúc mừng .

- Tổ chức cho hai tổ thi hát :

+ Các tổ lần lượt hát các bài hát có từ “áo xanh”, “Bộ đội”. Tổ nào hát được nhiều hơn tổ đó thắng. Phần thưởng:8 cái bút .

4. Kết thúc hoạt động:

- Nhận xét sự chuẩn bị của các tổ, đánh giá chung các tiết mục văn nghệ, trao phần thưởng.

 

Lớp trưởng

 

Cả lớp

Lớp trưởng

 

GVCN- Cả lớp

 

 

 

 

 

Lớp phó và cả lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên

TUẦN 19 :                           Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2015

Bài 2: KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN, PHẤN ĐẤU TRONG HỌC KÌ II

I. Mục tiêu :Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung, biện pháp, kế hoạch rèn luyện phấn đấu của lớp để đạt được kết quả tốt. Có thái độ nghiêm túc, có ý chí quyết tâm phấn đấu tiến bộ.Tích cực thực hiện các kỉ năng, các phương pháp học tập và rèn luyện theo kế hoạch của lớp.

II. Nội dung và hình thức hoạt động :

1.Nội dung: Các chỉ iêu phấn đấu của lớp về học tập, về rèn luyện đạo đức trong học kỳ I

-Các biện pháp về kế hoạch cụ thể kế hoạh học kì II.

2.Hình thức hoạt động: Thảo luận thống nhất biện pháp và kế hoạch.

III. Chuẩn bị :

1.Về phương tiện hoạt động:

a.GVCN hướng dẫn lớp trưởng xây dựng một bản kế hoạch phấn đấu, rèn luyện của lớp trong học kỳ II với những chỉ tiêu và biện pháp cụ thể.

b.yêu cầu các tổ trưởng bàn bạc trong tổ xác định rõ các mặt còn yếu của tổ về học rập, kỷ luật để có hướng khắc phục; các mặt mạnh của tổ để tiếp tục phát huy… Từ đó mỗi tổ xây dựng một bản kế hoạch phấn đấu, rèn luyện cụ thể của tổ để thực hiện được các chỉ tiêu.

2.Về cách thức tổ chức hoạt động:

-GVCN yêu cầu mỗi HS suy nghĩ, tham gia thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện của lớp trong học kỳ II; cử lớp trưởng điều khiển chung chương trình hoạt động; cử lớp phó điều khiển lớp thảo luận; phân công thư ký lớp ghi biên bản thảo luận; phân công cán sự văn nghệ chuẩn bị chương trình văn nghệ.

IV. Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

1.hoạt động 1: Mở đầu

-Hát tập thể bài lớp tự chọn .

2.Hoạt động 2: xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu

-Lớp trưởng nêu các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể các mặt của lớp và đề nghị các tổ trưởng nêu các chỉ tiêu phấn đấu của tổ mình

-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo.

- Phụ trách học tập cho lớp thảo luận một số câu hỏi để bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu phấn đấu của lớp.

-Lớp trưởng cho lớp biểu quyết các chỉ tiêu phấn đấu sau khi đã có thảo luận bổ sung.

-Thư kí lớp ghi vào biên bản của lớp.

3.Hoạt động 3: Thảo luận biện pháp thực hiện

-Lớp phó lần lượt nêu các câu hỏi cho lớp thảo luận

-Các ý kiền phát biểu tập trung làm rõ các mặt mạnh, yếu của lớp; góp ý cho cán bộ lớp; cán sự môn học và các bện pháp học tập; rèn luyện để  đạt các chỉ tiêu đề ra.

-Thư kí lớp ghi biên bản thảo luận và thông qua biên bản.

4.Kết thúc :-Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến dặn dò cả lớp thực hiện tốt kế hoạch phấn đấu , rèn luyện.

Lớp trưởng bắt nhịp cho cả lớp hát .

 

Lớp trưởng, các tổ trưởng

Các tổ trưởng

 

Cả lớp .

 

 

 

Thư kí lớp

 

Cả lớp .

 

 

Thư kí lớp

Giáo viên

                   …………………………………………………………………..

TUẦN 20 :                               Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2015

Bài 3 : CHÚNG EM CA HÁT MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN

I.Mục tiêu :Giúp học sinh:

- Phát huy khả năng văn nghệ của lớp; củng cố cho HS niềm tin yêu Đảng, niềm tin tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân của dân tộc. Từ đó, động viên HS phấn khởi, lạc quan, học tập tốt, rèn luyện tốt.

II. Nội dung và hình thức hoạt động :

1.Nội dung: -Những bài hát, bài thơ, điệu múa… ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.

2. hình thức hoạt động: Thi văn nghệ giữa các tổ.

III. Chuẩn bị :

1.Về phương tiện hoạt động: GVCN yêu cầu các tổ sưu tầm và luyện tập các bài hát, bài thơ… về ngày tết cổ truyền của dân tộc, về mùa xuân và cảnh đẹp quê hương, đất nước.

- BGK xây dựng thang điểm và cách thức chấm.

2. Về cách thức tổ chức hoạt động:

- Yêu cầu mỗi tổ cử đại diện thi: một đội 4 người+ đội trưởng.

- Cử BGK chấm điểm: có thể chấm điểm từ 0->9. Điểm sẽ được mỗi tiết mục biểu diễn.

IV. Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1: Mở đầu

Hát tập thể bài : Tết đến rồi ( nhạc và lời : Trần Tiến ) .

2.Hoạt động 2: cuộc thi

Người dẫn chương trình nêu câu hỏi.

- Từng tổ cử đại diện đọc thơ hoặc đội múa, hát của tổ trình diễn bài đã chuẩn bị sẵn .

Thư ký tính điểm. Điểm được ghi công khai trên bảng.

Trong cuộc thi: giữa các phần thi có thể ra một vài câu hỏi để cho các bạn HS không tham gia giải đáp.

Có quà trực tiếp cho những bạn có câu trả lời đúng trước tiên.

3.Kết thúc :Đánh giá, nhận xét:

Người dẫn chương trình công bố điểm của các đội th và trao phần thưởng cho đội có số điểm cao.

Nhận xét kết quả hoạt động. Dăn HS chuẩn bị tiết sau .

 

Cả lớp

 

Lớp trưởng

HS các tổ .

 

2 bạn lớp cử ra .

                          ...................................................................................................

TUẦN 21 :                            Thứ sáu ngày 23 tháng 1 năm 2015

Bài 4: THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG

I. Mục tiêu: Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng 3-2. Các mốc lớn và truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng

-Biết ơn và tự hào về đảng, truyền thống cách mạng của dân tộc do đảng lãnh đạo

-Học tập tốt để đền đáp công ơn của đảng.

II.Chuẩn bị hoạt động

1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động

-Các tư liệu liên quan đến các sự kiện lịch sử của đảng, các bài thơ, bài hát về đảng.

-Một số tiết mục văn nghệ xen kẻ trong cuộc thi.

2.Chuẩn bị tổ chức : Hệ thống câu hỏi liên quan đến Đảng cộng sản Việt Nam .

- Mỗi tổ 1 – 2 tiết mục văn nghệ .

III. Hướng dẫn tiến hành hoạt động

Nội dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1: mở đầu

a.Hát tập thể một bài hát

b.Tuyên bố lí do

c.Giới thiệu chương trình

d.Giới thiêu ban giám khảo, thư kí, ban cố vấn.

2.Hoạt động 2: Cuộc thi tìm hiểu về đảng

-Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, đội nào có tín hiểu trước sẽ đưa ra đáp án, nếu trả lời sai, quyền trả lời chuyển sang đội bạn. Hoặc tổ chức hái hoa dân chủ .

* Câu hỏi giáo viên chuẩn bị  trước

-Ban giám khảo chấm điểm

-Đối với câu hỏi khó, người dẫn chương trình mời giáo viên hướng dẫn giúp đỡ

3.Kết thúc :Đánh giá, nhận xét:

Người dẫn chương trình công bố điểm của các đội th và trao phần thưởng cho đội có số điểm cao.

Nhận xét kết quả hoạt động. Dăn HS chuẩn bị tiết sau .

 

Cả lớp

Lớp trưởng

Lớp trưởng

Lớp trưởng

 

Lớp trưởng và cả lớp

 

 

Giáo viên

                           ……………………………………………………………

TUẦN 22                               Th sáu ngày 31 / 1 / 2015

GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG

I. Mục tiêu

- Giúp HS nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3-2 và các truyền thống vẻ vang của Đảng.

- Biết ơn và tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc từ khi có sự lãnh đạo của Đảng.

II. Quy mô hoạt động:  Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.

III. Tài liệu phương tiện

- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi, ... liên quan đến chủ đề cuộc thi.

- Chuông báo giờ của BGK

- Micro, loa , âmpli, bảng ghi đáp án; bút dạ, máy chiếu, phông vv... (nếu có thì hay)

IV. Các bước tiến hành.

Ni dung

Người thc hin

1) Bước 1: Chuẩn bị

* Đối với GV: Giới thiệu chủ đề và nội dung giao lưu tìm hiểu về Đảng.

- Thể lệ:

- Số lượng câu hỏi (15 câu)

- Mỗi lớp cử ra 3-5 HS tham gia giao lưu.

- Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi.... và đáp án. Lưu ý có câu hỏi phụ dành cho khán giả.

- Cử BGK là các thầy cô giáo có uy tín.

- Mời các thầy cô giáo làm cố vấn cho từng chủ đề.

- Chọ người dẫn chương trình.

- Phân công trang trí.

- Phân công các tiết mục văn nghệ

- Dự kiến đại biểu mời tham dự.

* Đối với HS: Tích cực chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

2) Bước 2: Tổ chức cuộc thi

- Ổn định tổ chức

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

- Thông qua nội dung chương trình, các phần giao lưu

- Giới thiệu BGK

- Phổ biến thể lệ cuộc giao lưu.

- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố,... Sau thời gian 30 giây các thí sinh giơ đáp án trả lời. Các thí sinh trả lời sai sẽ tự giác rời khỏi sàn thi đấu.

- Trong quá trình cuộc thi người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ xen kẽ.

3) Tổng kết và trao giải.

- BGK đánh giá nhận xét cuộc giao lưu, thái độ của các đội.

- Trong thời gian BGK hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ tổ chức một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước.

- Công bố kết quả và tiến hành trao giải thưởng.

- Ngoài giải thưởng cho cá nhân BGK cần có thêm giải thưởng cho tập thể có nhiều thí sinh tham gia nhất.

4) Tuyên bố kết thúc cuộc thi.

 

GV gii thiêu ni dung giao lưu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bn liên đội trưởng, phó,....

Cùng tt c đại din các chi đội

 

 

 

 

 

 

       BGK

……………………………………………………………

THÁNG 2:                            Thứ sáu ngày 6 tháng 2 năm 2015

             CHỦ ĐIỂM  :MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN

TUN 23 :    Bài 1 : THI VIẾT VẼ CA NGỢI, CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG

VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM

I.Mục tiêu :  -Cũng cố và khắc sâu công ơn của đảng dối với quê hương đất nước

-Tự hào về đảng, thêm yêu quê hương, đất nước

-Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Rèn  các kỹ năng viết, vẽ

II. Chuẩn bị hoạt động .

1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Giấy bút, mực vẽ, bút vẽ.

-Sản phẩm sáng tác như : thơ, văn, tiểu phẩm, tranh vẽ.... ca ngợi công ơn của đảng và vẻ đẹp quê hương đất nước . Địa điểm trình bày

2.Chuẩn bị về tổ chức : -Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề cuộc thi và quy định:

- Mỗi tổ phải có ít nhất 2 tác phẩm dự thi gồm 1 sáng tác văn, thơ và 1 sáng tác vẽ.

-Cử ban giám khảo, người dẫn chương tình

-Mời giáo viên văn, mĩ thuật, sử làm giám khảo.

II. Tiến hành hoạt động

Nội dung

Người thực hiện

1Hoạt động mở đầu: - Giới thiệu các đội thi. Giới thiệu ban giám khảo

-Giới thiệu chương trình cuộc thi

2.Hoạt động 1: Thi trưng bày sản phẩm dự thi ( bài vẽ ) .

-Giám khảo chấm điểm theo các tiêu chí: thời gian, số lượng, tính thẩm mĩ.

-Giám khảo nhận xét, đánh giá kết quả và công khai điểm.

2.Hoạt động 2: Trình bày tác phẩm dự thi ( văn, thơ ) .

-Người dẫn chương trình giới thiệu từng tổ trình bày tác phẩm dự thi của tổ mình

-Đại diện các tổ trình bày tác phẩm của mình nói rõ chủ đề tư tưởng, nội dung.

-Các nhóm, cá nhân đọc bài của mình .

-Ban giám khảo chấm điểm theo các tiêu chí

Hoạt động kết thúc.

-         Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi

-         Giáo viên chủ nhiệm lên trao phần thưởng cho các tổ, cá nhân

-         Người dẫn chương trình nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động

 

 

Lớp trưởng

 

 

Lớp trưởng

HS các tổ .

 

 

Lớp trưởng

 

Đại diện các tổ

Các nhóm, cá nhân

Ban giám khảo

Ban giám khảo

Giáo viên chủ nhiệm

 

Lớp trưởng

 

                           …………………………………………………………………

 

                   .......................................................................................................

TUẦN 24 :                      Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2015

Lồng ghép vào giờ sinh hoạt GDHS vui xuân an toàn tiết kim vì đây là bui hc cui cùng năm cũ HS s v ngh ăn tết Nguyên Đán.

TUẦN 25 :                          Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2015

BÀI 2: NGÀY XUÂN VÀ NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

I.Mục tiêu : -Giúp HS:

-Hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, của dân tộc ngày xuân, ngày Tết.Tự hào về quê hương, về phong tục truyền thống tốt đẹp.

-Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương.

II. Nội dung và hình thức hoạt động :

1.Nội dung: Những phong tục, truyền thống văn hóa ngày xuân, ngày Tết của quê hương, đất nước qua sách báo, ca dao, tục ngữ, câu thơ, bài hát, điệu múa, tranh ảnh và qua các truyện kể…mà HS được đọc, được nghe.Qua những trải nghiệm thực tế mà HS được biết.

2/ Hình thức hoạt động: Thi trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm, tìm hiểu giữa các tổ.

III. Chuẩn bị :

1.Về phương tiện hoạt động:

a.GVCN hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu: phong tục tết của các dân tộc, các trò chơi ngày tết, các lễ hội, câu đố, bài hát, ca dao, tục ngũ, tranh ảnh…trên báo, sách, ti vi, đài phát thanh, hỏi những người lớn tuổi… Sau đó, phân loại tư  liệu sưu tầm được để trưng bày, giới thiệu.

+GVCN yêu cầu các tổ chuẩn bị: tập hợp tư liệu sưu tầm được, phân loại tư liệu, lựa chọn cách trưng bày ,chọn 3 nội dung có thể là: 1 phong tục, 1 bài thơ, 1 bài hát hoặc 1 bức tranh: 1 trò chơi, 1 lễ hội…

b.Dự kiến: Phấn, bảng, giấy màu, kê bàn ghế, phần thưởng…

IV. Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

  1. Hoạt động 1: Mở đầu Hát tập thể:

 Bài :  NIỀM  VUI  KHI  EM  CÓ  ĐẢNG

  Hôm nay trên những môi cười ngàn hoa nở rộ xôn xao niềm vui. Đàn chim câu tung bay trên ngọn cờ hồng rực ánh vàng sao. Hân hoan em đi đến trường có Đảng dẫn đường em bao mơ ước. Chào tương lai vẫy gọi Đảng đưa ta tới những chân tròi.

     Khăn quàng đỏ trên vai luôn nhắc em năm điều Bác dạy. Đường em đi hôm nay Đảng dìu em từng bước từng ngày. Đảng kính yêu em hứa từ nay chăm học tập. Trái tim luôn hướng theo Đảng gọi chúng em sáng soi.

     Vui sao non nước tưng bừng kìa những công trường đang xây cuộc sống. Tuổi thơ em reo vui cung đàn rạo rực bài hát dựng xây. Ai cho em đôi cánh rộng bay tới chân trời tương lai hạnh phúc, bình minh nắng lên hồng. Đảng cho em cuộc sống sáng trong.

     Khăn quàng đỏ trên vai luôn nhắc em năm điều Bác dạy. Đường em đi hôm nay Đảng dìu em từng bước từng ngày. Đảng kính yêu em hứa từ nay chăm học tập. Trái tim luôn hướng theo Đảng gọi chúng em sáng soi.

-Nêu lý do, nội dung và hình thức hoạt động.

    Giới thiệu chương trình hoạt động

2.Hoạt động 2: Trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm

- Người điều khiển yêu cầu các tổ lên vị trí để trưng bày kết quả sưu tầm của tổ mình. Thời gian trưng bày là 5 phút.

- Ban giám khảo : chấm điểm trưng bày của từng tổ.

- Người điều khiển lần lượt mời các tổ giới thiệu về thể lệ ba nội dung lựa chọn.

- Đại diện các tổ giới thiệu kết quả sưu tầm của tổ: số lượng, nội dung, thể loại và lựa chọn 3 nội dung để minh họa (Có thể chọn từng người diễn tả 1 nội dung lựa chọn).

- Ban giám khảo :  chấm điểm phần giới thiệu, phần minh họa và điểm phong cách thể hiện.

- Người điều khiển công bố điểm của các tổ và trao thưởng.

3. Hoạt động 3: vui văn nghệ

-Người điều khiển văn nghệ lần lượt giới thiệu một số tiết mục văn nghệ.

- HS lần lượt lên trình bày.

4. Kết thúc hoạt động :

Người điều khiển nhận xét tinh thần tham gia hoạt động của các tổ và cá nhân, đánh giá kết quả hoạt động.

-GVCN phát biểu ý kiến, dăn HS chuẩn bị bài sau .

 

 

Lớp trưởng bắt nhịp cho cả lớp hát .

- Nếu lớp không thuộc . GV có thể mở đĩa hát cho HS cả lớp nghe .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lớp trưởng

 

 

Lớp trưởng

GV

 

Lớp trưởng

 

Học sinh các tổ .

 

GV

Lớp trưởng

 

 

-HS lên trình bày.

 

 

Lớp trưởng

GVCN

                         …………………………………………………………………

THÁNG 3:               Thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2015

TUẦN 26 :              CHỦ ĐIỂM  : TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN          

Bài 1 : TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3

I.Mục tiêu : Giúp học sinh

     -Hiểu ý nghĩa ngày 8-3

     -Ca hát mừng mẹ, mừng cô là những lời gửi gắm tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng với bà, với mẹ, với cô giáo của các em, là sự tôn trọng và bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội.

II.Chuẩn bị hoạt động

1.Nội dung : -Ý nghĩa ngày 8-3

     -Chúc mừng, tặng hoa các cô giáo và các bạn nữ.

     -Các bài hát, bài thơ, truyện kể……về mẹ, về cô giáo.

2.Hình thức hoạt động: -Tặng hoa, chúc mừng ngày 8-3.

     -Biểu diễn văn nghệ.

3.Về phương tiện hoạt động:

GVCN:-Chuẩn bị một bản tóm tắt ý nghĩa ngày 8-3.

  -Giao cho các học sinh chuẩn bị hoa

  -Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ về ngày 8-3

  -Giúp cán sự văn nghệ xây dựng các câu hỏi vui

  -Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị các nhạc cụ đơn giản ( nếu có)

III.Tiến hành hoạt động

Nội dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1: Mở đầu

- Hát tập thể bài : BÀN TAY  MẸ

 Nhạc: Bùi Đình Thảo

    Lời ( Thơ ):Tạ Hữu Lên

 

    Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay mẹ chăm chúng con.

       "Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống taymẹ đun.

   Trời nóng bức gió từ tay mẹ con ngủ ngon.

Trời gió rét cũng vòng tay mẹ ủ ấm con.

      Bàn tay mẹ vì chúng con. Từ tay mẹ con lớn khôn”

      CHO CON

    Nhạc: Phạm Trọng Cầu

Lời ( thơ ): Tấn Dũng

 

          Ba sẽ là cánh chim đưa con đi thật xa

Mẹ sẽ là cánh hoa cho con cài lên ngực

           Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con

           Vì con là con ba, con của ba rất ngoan

Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền.

           Ngày mai con khôn lớn bay đi khắp mọi miền

           Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

 

-Tuyên bố lí do: đọc bản tóm tắt ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ ngày 8-3……lớp ta tổ chức hoạt động ca hát mừng mẹ, mừng cô.

-Giới thiệu đại biểu.

-Giới thiệu chương trinh họat động

2.Hoạt động 2: Chúc mừng

- Người điều khiển nói lời chúc mừng cô giáo, các đại biểu nữ và các bạn nữ trong lớp nhân ngày 8-3.

-Các bạn học sinh nam đã được phân công lên tặng hoa cô giáo và đại biểu nữ, tặng quà cho các bạn gái trong lớp.

 

 

- Đại diện học sinh nữ phát biểu ý kiến.

3.Hoạt động 3: Vui văn nghệ “Mừng mẹ, mừng cô”

-Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ của lớp và các trò chơi văn nghệ đã được chuẩn bị.

-Mời cô giáo và các đại biểu cùng tham gia với lớp.

IV.Kết thúc hoạt động :5'

-Người dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động

-GVCN phát biểu ý kiến.

 

 

 

 

 

- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát và vỗ tay .

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát và vỗ tay .

 

 

 

 

 

 

- Lớp trưởng

- Lớp trưởng

- Lớp trưởng

 

- Lớp trưởng

 

- Các bạn học sinh nam đã được phân công lên tặng hoa cô giáo và đại biểu nữ .

- Học sinh nữ phát biểu ý kiến.

-Lớp trưởng và các bạn đăng kí văn nghệ

 

 

- Lớp trưởng

- GVCN  

                              ………………………………………………………..

TUẦN 27 :                         Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2015

Bài 2 : TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG

NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

I.Mục tiêu:

Giúp học sinh

 -Hiểu nội dung, ý nghĩa ngày thành lập đoàn (26 – 3-1931) và những nét lớn về truyền thống vẻ vang của Đoàn.

 -Tự hào và tôn trọng tổ chức Đoàn

 -Rèn luyện phong cách đội viên thiếu niên, tích cực trong học tập và sinh hoạt tập thể.

II. Nội dung và hình thức hoạt động :

1.Nội dung :

-Lịch sử ngày thành lập Đoàn

-Các truyền thống vẻ vang của Đoàn ,các gương đoàn viên tiêu biểu

2.Hình thức hoạt động:

-Nghe nói chuyện

-Hỏi đáp

-Văn nghệ

III.Chuẩn bị:

1.Về phương tiện hoạt động:

GVCN yêu cầu báo cáo viên cung cấp cho HS các thông tin về đoàn

-Ngày, tháng, năm thành lập đoàn

-Ý nghĩa ngày thành lập đoàn

-Đoàn đã đổi tên bao nhiêu lần ? Tại sao?

-Cho đến nay đoàn đã qua mấy kỳ đại hội

-Các phong trào lớn của đoàn từ trước đến nay

-Những ai là bí thư thứ nhất TƯ đoàn? Hiện nay bí thư thứ nhất TƯ đoàn?

-Các phong traò của đoàn hiện nay vẫn còn giá trị

-Một vài gương đoàn viên tiêu biểu

-Một vài thông tin về đoàn trường ta.

GV yêu cầu cán sự văn nghệ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.

2.Về cách thức tổ chức hoạt động:

GVCN: -Mời báo cáo viên nói chuyện về ngày thành lập đoàn

-Thông báo về kế hoạch và yêu cầu về tiết hoạt động ngoài giờ cho cả lớp biết

-Phân công cán sự điều khiển chương trình hoạt động, điều khiển chương trình văn nghệ, trang trí…

IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

Nội dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1: Mở đầu

-Hát tập thể:

   Lên Đàng

                           Nhạc : Lưu Hữu Phước

                            Lời : Huỳnh Văn Tiểng

       Lưu Hữu Phước.

 

     Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng kiếm nguồn tưới sáng. Ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông, từ nay ra sức anh tài. Đoàn ta chen vai nề chi chông gai lên đàng, ta người Việt Nam. Nhìn tương lai huy hoàng, đoàn ta bước lên đàng cùng hiên ngang hát vang.

     Nhìn non sông ta trời mây bao la muôn đời tâm hồn phơi phới. Mau nhìn hoàn cầu khá trong năm châu, cùng nhau tung chí anh hào. Đoàn ta đi mau lòng trai không nao lên đàng, ta người Việt Nam. Nhìn non sông tưng bừng, đoàn ta hát vang lừng nào tung bay chí trai.

     Kìa gương trung kiên truyền lưu muôn năm lên đàng, kết đoàn hùng tráng. Danh lừng Bạch Đằng, tiếng vang Chi Lăng, đồng tâm noi dấu anh hùng.      Ngày xưa ai đem tài cho quê hương bao lần, khuông phò nhà Nam. Đoàn ta ghi trong lòng, thề hy sinh đến cùng nhìn non sông thẳng xông.

- Nêu lí do hoạt động, nội dung hoạt động

- Giới thiệu chương trình hoạt động

- Giới thiệu báo cáo viên.

2.Hoạt động 2: Nghe nói chuyện

-Người điều khiển mời báo cáo viên nói chuyện

-Báo cáo viên nói chuyện có thể minh hoạ bằng tranh ảnh, số liệu…

-Học sinh hỏi, báo cáo viên giải đáp.

3.Hoạt động 3: Văn nghệ

-Người điều khiển giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp.

- HS lên trình bày bài hát đã chuẩn bị .

V. Kết thúc:5'

-Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động

-GVCN phát biểu ý kiến.

 

 

 

 

 

 

 

- GV Tập ( nếu không thuộc có thể dùng đĩa hát để học sinh nghe ).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          - GVCN

- Lớp trưởng

- Lớp trưởng

 

        - Lớp trưởng

        - GVCN

 

        - Học sinh cả lớp

 

        - Lớp trưởng

 

-Những HS đã chuẩn bị

 

         - Lớp trưởng

         -GVCN

                       …………………………………………………………….

TUẦN 28 :                         Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2015

Bài 3 : GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN

I.Mục tiêu: - Giúp học sinh:

-Hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử , truyền thống vẻ vang của đoàn

-Tự hào và tin yêu đoàn, yêu mến các anh chị đoàn viên

-Học tập, rèn luyện theo các gương sáng đoàn viên.

II.Nội dung và hình thức hoạt động:

1.Nội dung: -Các gương sáng đoàn viên tiêu biểu gắn với các trang sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

-Các gương sáng đoàn viên trong học tập, lao động, biết vượt khó vươn lên

-Các gương sáng đoàn viên trong trường và ở địa phương

-Các gương đoàn viên qua các bài thơ, bài hát…..

2.Hình thức hoạt động:

-Thi kể chuyện gương sáng đoàn viên giữa các tổ bằng các hình thức đa dạng phong phú như đọc thơ, hát, kể những chuyện đọc trong sách, báo hay những chuyện có thật trong thực tiễn mà em biết.

III.Chuẩn bị:

1.Về phương tiện hoạt động:

GVCN: -Hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu về các gương sáng đoàn viên trong đấu tranh cách mạng và các gương sáng đoàn viên trong học tập, sản xuất, trong các phong trào tình nguyện hiện nay cả trong và ngoài nhà trường, xã hội… trong sách báo, thơ ca, tranh ảnh…

-Xây dựng các câu hỏi cho cuộc thi tìm hiểu và kể chuyện gương sáng đoàn viên.

-Đề nghị cán sự văn nghệ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong quá trình hoạt động ( các bài hát ca ngợi đoàn và gương sáng đoàn viên)

2.Về cách thức tổ chức hoạt động:

GVCN: -Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu cho hoạt động

-Phân công cho HS chuẩn bị các công việc cần thiết : phiếu để bốc thăm, hộp phiếu, phần thưởng, trang trí…

-Cử người dẫn chương trình hoạt động

-Cử ban giám khảo chấm điểm

IV.Tiến hành hoạt động :

Nội dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1: Mở đầu

-Hát tập thể

  Tiến lên đoàn viên

                                    Nhạc và lời: Phạm Tuyên

 

   Đây một mùa xuân trăm hoa hé tưng bừng

   Đây thời niên thiếu hát ca vang lừng

   Khăn quàng đỏ tươi em đeo em mến yêu

   Quyết tâm luyện rèn cho mình càng tiến thêm.

 

   Khi còn niên thiếu luôn luôn gắng nghe lời

   Mai này khôn lớn tiến lên dựng đời

   Hoà bình tự do tay ta xây đắp nên

   Khắp nơi vang lừng tiếng kèn gọi tiến lên

 

ĐK: Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày

        Xứng cháu Bác Hồ dựng xây nước sau này

        Tiến lên đoàn viên theo Đảng tiền phong

        Bước theo lá cờ nhuộm màu đấu tranh

-Người dẫn chương trình nêu lí do, nội dung, hình thức hoạt động

-Giới thiệu ban giám khảo

2/Hoạt động 2: Cuộc thi

-Người dẫn chương trình mời các tổ lên bốc thăm, tổ có tín hiệu trước sẽ cử đại diện lên bốc thăm trước

-Học sinh lên bốc thăm sẽ nói to mình bốc được phiếu số mấy, người dẫn chương trình đọc câu hỏi, học sinh giải đáp

-Ban giám khảo chấm điểm

-Học sinh nào không ứng đáp được hoặc ứng đáp sai sẽ không có  điểm . Câu trả lời đó sẽ chuyển đổi tổ khác

V.Kết thúc:5'Người dẫn chương trình:

-Công bố kết quả cuộc thi, biểu dương và phát thưởng

-Nhận xét tinh thần thái độ tham gia cuộc thi của các tổ

-Tuyên bố kết thúc hoạt động.

- GV Tập ( nếu không thuộc có thể dùng đĩa hát để học sinh nghe ).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      - Lớp trưởng

- Lớp trưởng

 

 

- Lớp trưởng

 

-Học sinh

-Ban giám khảo

 

 

 

- Lớp trưởng

- GVCN

                         ……………………………………………………………

TUẦN 29 :                         Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2015

BÀI : TỔNG KẾT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG

I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nắm được kết quả các hoạt động trong tháng của trường, của lớp và của cá nhân mình .

- Phương hướng hoạt động tháng 4 .

- Giáo dục học sinh thi đua học tập, rèn luyện thật tốt chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975 - 30/4/2013 .

II.Chuẩn bị : Nội dung kết quả học tập, rèn luyện của trường,từng em trong tháng .

III. Các hoạt động cơ bản .

Nội dung

Người thực hiện

1.Ổn định lớp :

- Lớp hát bài : Cùng nhau ta đi lên

                                      Nhạc và lời : Phong Nhã

 

     Cùng nhau ta đi lên theo bước đoàn thanh niên đi lên cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Lời thề ta ghi sâu mãi mãi trong tim không phai, quyết xứng danh thiếu niên anh dũng nước nhà. Tiến quyết tiến hướng quốc kì thắm tươi, anh em ta yêu tổ quốc suốt đời. Cùng yêu nhân dân yêu chuộng lao động tăng gia, thi đua học hành ngày một tiến xa.

     Ngày mai anh em ta khôn lớn trở nên bao thanh niên quyết chí giữ vững dân chủ hoà bình. Ngày nay anh em ta gắng sức học hành tập rèn quyết trở nên thanh niên anh dũng sau này. Bước dấn bước gió tung bay tóc xanh, ta noi gương đời tranh đấu Bác Hồ. Phục vụ  nhân dân xây dựng xã hội tương lai, nêu cao quốc kì rực trong nắng tươi.

2.Báo cáo kết quả học tập, hoạt động trong tháng 3 .

- GV Nếu một số thành tích đạt được của trường trong tháng cho học sinh nghe .

- GV đọc điểm từng em về môn toán, tiếng việt .

- GV Nhận xét các hoạt động của lớp trong tháng và tuyên dương – nhắc nhở .

3. Kế hoạch tháng 4

GV nêu chủ điểm tháng tư và các kế hoạch đề ra .

Học sinh biểu quyết thi đua .

4. Kết thúc .

 

 

 

- Cả lớp .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên

 

- Giáo viên

- Giáo viên

 

 

- Giáo viên

 

                       ………………………………………………………………

THÁNG 4:               Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2015

TUẦN 30 :              CHỦ ĐIỂM  : HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

Bài 1 : THIẾU NHI CÁC NƯỚC LÀ BẠN CỦA CHÚNG TA.

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

-Hiểu được một số đặc điểm về cuộc sống học tập và vui chơi giải trí của một thiếu nhi một số nước, đặc biệt là trong khu vực.

-Thông cảm, tôn trọng và đoàn kết với thiếu nhi quốc tế

-Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của lớp, trường và của địa phương.

II.Chuẩn bị :

1.Về phương tiện hoạt động:

-Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về thiếu nhi một số nước trong khu vực như : Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…

-Một số câu chuyện, điệu múa , bài hát của các nước bạn mà HS biết.

2.Về tổ chức:

-Hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu, tranh ảnh , bài hát, câu chuyện về thiếu nhi các nước qua sách báo, ….

-Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

Học sinh:

-Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ

III.Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

Hoạt động1: Mở đầu : -Hát tập thể:

                               Thiếu nhi thế giới liên hoan

                                                Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước

Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em kết đoàn

Biên giới sâu khôn ngăn mối dây thân tình

Loài giặc kia khôn ngăn tình yêu chứa chan

của đoàn thiếu nhi hằng mong yên vui thái bình

 

Vàng đen trắng nước da không chia tấm lòng

Cơn chiến chinh khôn ngăn chúng ta trao tình

Cùm hoặc gông khôn ngăn đoàn ta ước mong

một ngày sáng tươi cùng nhau liên hoan thái bình. 

 

ĐK: Vui liên hoan thiếu nhi thế giới

Ta ca hát vang lên niềm vui

Ca vang lên ca lên tay nắm tay qua biển núi

Trong tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời

Vang khúc ca yêu đời.

Hoạt động 2 : Báo cáo kết quả sưu tầm

-Mời lần lượt từng tổ cử đại diện trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình : Về bài hát , bài thơ, tranh ảnh của các nước láng giềng như Lào, Cam – Pu – Chia,....

-HS trong lớp nhận xét về kết quả sưu tầm của các tổ

- Giáo viên đánh giá và cho điểm

Hoạt động 3 :Vui văn nghệ

-Cán sự văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị trước.

-Các HS lên trình diễn các tiến mục văn nghệ

IV.Kết thúc hoạt động :

-GVCN động viên HS về những kết quả hoạt động mà các em đã đạt được.

-Người điều khiển đánh giá chung về sự cố gắng của cả lớp

 

- Giáo viên tập cho cả lớp hát .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Từng tổ cử đại diện trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình.

- HS nhận xét về kết quả sưu tầm

- Giáo viên

 

Các bạn có tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị trước.

-GVCN

 

Lớp trưởng .

                         ………………………………………………………..

TUẦN 31 :                         Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2015

            Bài 2: TRUYỀN THỐNG, VĂN HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC

                                  TRONG KHU VỰC

I. Mục tiêu : -HS có những hiểu bết về truyền thống văn hoá của dân tộc cũng như của một vài nước khác (di sản văn hoá,...)

-HS có tình cảm chân thành, có thái độ tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá hữu nghị của tập thể

-HS biết học tập và có hành vi thể hiện những nét đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc.

II.Chuẩn bị : -Tiếp tục dăn HS sưu tầm tên thủ đô các nước trong khu vực , các di sản văn hóa nổi tiếng

-Chuẩn bị thông tin số liệu chủ yếu về một số nước nhất định (đã chọn trước)

-Gợi ý một số câu hỏi cho trò chơi hỏi đáp (di sản văn hoá)

-Chuẩn bị một vài bài hát ,bài thơ hay điệu múa có liên quan đến nội dung của hoạt động.

-HS luyện tập các bài hát múa để tham gia

III.Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1 : Mở đầu

                          Hát tập thể Anh trăng hoà bình

                                                                Nhạc : Hồ Bắc

                                                                   Lời : Mộng Lân

Bóng trăng tròn lướt qua ngọn tre

Trăng lấp lánh ánh vàng xóm quê

Trông trăng thanh sáng ngời em hát cười

Trăng trông em đang múa hát trăng cũng cười

 

Khắp thôn làng trống chiêng lừng vang

Em múa hát rước đèn dưới trăng

Trăng ơi trăng sáng ngời, soi khắp trời

Cho đêm nay em múa hát vang núi đồi

 

Đón hoà bình dưới ánh trăng đẹp tươi

Trăng chiếu sáng ánh vàng khắp nơi

Trăng xinh xinh sáng ngời em hát cười

Yêu quê hương đất nước hát vang dưới trời

Hoạt động 2 : Trò chơi : Phát phiếu cho 4 tổ dựa vào kết quả sưu tầm và hiểu biết để điền vào bảng sau ( 5 - 7 phút ).

- Tổ nào điền đúng, xong trước tổ đó thắng .

STT

Tên nước

Tên thủ đô

1 di sản văn hóa

1

2

3

4

Việt Nam

Lào

Cam – Pu Chia

Trung Quốc

Hà Nội

Viêng Chăn

Bát tam boong

Bắc Kinh

Vịnh Hạ Long

Ăng co vát

Đền Ăng co

Vạn lí trường thành

IV Kết thúc :

-GVCN nhận xét về ý thức tham gia của học sinh và kết quả thu được

 

 

 

- Cả lớp cùng hát và vỗ tay .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các tổ thi đua .

 

 

 

 

 

 

-GVCN nhận xét

                     .......................................................................................................

TUẦN 32 :                         Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2015

Bài 3 : HỘI VUI HỌC TẬP

I.Mục tiêu :-Củng cố và khắc sâu kiến thức bài học, đồng thời mở rộng thêm hiểu biết nhằm bổ sung cho bài học trên lớp ; tạo cơ hội để học sinh trao đổi kinh nghiệm học tập thiết thực phục vụ cho việc ôn tập và thi cử

-Có hứng thú học tập « Vui mà học, học mà vui »

-Rèn luyện kĩ năng tác phong mạnh dạn trình bày ý kiến trước tập thể

II.Chuẩn bị :

1/Về phương tiện hoạt động : Chuẩn bị một loạt câu hỏi ghi săn vào phiếu gấp nhỏ bỏ vào bóng bay thổi căng . các câu hỏi là : Các quy tắc môn toán, bảng cửu chương , về luyện từ và câu hoặc hát 1 bài,.....

-Chuẩn bị cây hoa, những bông hoa có ghi câu hỏi bỏ vào bóng bay thổi căng

2/Về tổ chức :

III.Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

Hoạt động 1 : -Hát tập thể : Hãy giữ cho em bầu trời xanh

                                                           Nhạc và lời : Huy Trân

Hãy xua tan những mây mù đen tối

Để bầu trời tươi mãi một màu xanh

Hãy bay lên chim bồ câu trắng

Cho bầy em ca hát dưới trời xanh

Lá lá la la la lá lá lá lá la

Lá lá la la la là lá lá lá lá

 

Hãy chặn tay lũ điên cuồng hiếu chiến

Cho bầy em cắp sách tới trường vui

Hãy bay lên chim bồ câu trắng

Cho trẻ thơ ca hát khắp hành tinh

Lá lá la la la lá lá lá lá la

Lá lá la la la là lá lá lá lá

Hoạt động 2 : Hái hoa dân chủ

- Phổ biến yêu cầu, cách chơi, tiêu chuẩn đánh giá cho điểm

-HS lên hái hoa trả lời câu hỏi GVcho điểm (điểm thuộc về tổ)

-Các tổ lần lượt cử người lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Nếu trả lời không được sẽ chuyển cho khán giả ( điểm thuộc về tổ có người trả lời đúng)

- Giáo viên có thể hướng dẫn trả lời đối với những câu  khó, không học sinh nào biết

Hoạt động 3 : - Giáo viên công bố điểm cho từng tổ

-Phát thưởng nếu có .

Hát tập thể : Lớp chúng ta kết đoàn.

     Nhạc và lời : Mộng Lân

Lớp chúng mình rất rất vui. Anh em ta chan hoà tình thân. Lớp chúng mình rất rất vui. Như keo sơn anh em một nhà. Đầy tình thân quý mến nhau luôn thi đua học chăm tiến tới. Quyết kết đoàn giữ vững bền. Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan.

 

 

 

- Cả lớp hát và vỗ tay .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GVCN

- HS lên hái hoa trả lời câu hỏi.

 

 

 

- Giáo viên

 

- Giáo viên

 

 

- Cả lớp hát và vỗ tay .

 

                               ..............................................................................................

TUẦN 33 :                         Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2015
Bài 3 : VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

I. Mục tiêu : Giúp học sinh:

-Có hiểu biết về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình ( vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp trong cuộc sống hằng ngày, vẻ đẹp của những công trình văn hoá…)

-Tăng thêm tình cảm  yêu mến gia đình, làng xóm, phố phường, có thái độ trân trọng những giá trị những di sản văn hoá của quê hương đất nước.

-Có thói quen giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, mừng ngày 30-4

II. Chuẩn bị:

1.Về phương tiện hoạt động:

-Sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, các câu chuyện ngắn miêu tả cảnh đẹp quê hương đất nước

-Những tư liệu về ngày chiến thắng lịch sử 30-4. có thể là những hìmh ảnh của bộ đội tiến đánh ở các mặt trận, là những bài thơ chuyện viết về ngày chiến thắng đó

-Chuẩn bị hình thức trang trí lớp

2.Về tổ chức:

GVCN:

-Phổ biến cho học sinh nội dung hoạt động cần chuẩn bị. Yêu cầu từng tổ sưu tầm: tranh ảnh, những câu cao dao, những bài hát, bài thơ, những câu chuyện môtả cảnh đẹp quê hương .Giao cho cán bộ lớp phân công nhiệm vụ sưu tầm của từng tổ

-Xây dựng chương trình hoạt động .Thành lập ban giám khảo

III.Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

Hoạt động 1: Mở đầu

Hát tập thể:          Chúng em là thế giới ngày mai

                                                                    Quốc Hùng

Chúng em là mầm non tương lai là thế giới ngày mai

Hát kết đoàn nào tay trong tay chào ánh dương hạnh phúc

Trái đất dàng tương lai cho em dành sắc biếc chồi non

Nắng mai hồng nụ hoa dâng hương cùng cơm ngon áo lành

 

Chúng em hát về thế giới ngày mai hoà bình

Chúng em hát vì  trái đất ngày mai yên vui

Dưới mái nhà địa cầu, khắp năm châu một màu

Trời hoà bình rợp bay cánh chim bồ câu

 

Chúng em là mầm non tương lai là thế giới ngày mai

Hát kết đoàn nào tay trong tay chào ánh dương hạnh phúc

Trái đất dàng tương lai cho em dành sắc biếc chồi non

Nắng mai hồng nụ hoa dâng hương cùng cơm ngon áo lành

 

Chúng em hát về thế giới ngày mai một nhà

Chúng em hát vòng tay nối liền bao yêu thương

Chiến tranh sẽ lụi tàn, tiếng hát em rộn ràng

Cùng đôi tay tuổi thơ đắp xây nước non mai này.

Hoạt động 2: Trình bày kết quả sưu tầm

-Lần lượt từng tổ cử đại diện trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình. Chú ý cần nêu cụ thể số lượng tư liệu, nội dung tư liệu và một vài lời bình về vẻ đẹp của quê hương đất nước qua những tư liệu đó

-Sau khi các tổ trình bày xong, người điều khiển có thể mời một vài học sinh báo cáo kết quả sưu tầm của mình.

Hoạt động 3: Trình diễn văn nghệ

-Cán sự văn nghệ điều khiển chương trình biểu diễn của các tổ  và cá nhân

-Các tiết mục lần lượt được trình diễn với sự cổ vũ nhiệt tình của lớp.

Hoạt động 4: Tổng kết

- Giáo viên tổng kết công bố kết quả của từng tổ. Trao phần thưởng cho các tổ và cá nhân đạt kết quả cao. Biểu dương động viên cả lớp về những cố gắng trong sưu tầm

IV. Kết thúc:

-Người điều khiển nhận xét chung về tinh thần tham gia của cả lớp, về kết quả và sản phẩm đạt được.

 

 

 

 

- Cả lớp hát và vỗ tay .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từng tổ cử đại diện trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình .

 

- Lớp trưởng

 

 

- Các tổ  và cá nhân biểu diễn

 

 

 

- Giáo viên

 

 

- Lớp trưởng

                                       .............................................................................

THÁNG 5 :                              CHỦ ĐIỂM : BÁC HỒ KÍNH YÊU

TUẦN 34 :                           Thứ sáu ngày 1 tháng 5 năm 2015

Bài 1TÌM HIỂU VỀ BÁC HỒ

I. Mục tiêu :Giúp học sinh:

-Nâng cao hiểu biết về cuộc đời trong sáng của Bác, về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc .

-Xúc động trước sự cống hiến và những tình cảm to lớn của Bác đối với nhân dân

-Biết kể chuyện diễn cảm ,lôi cuốn được người nghe

III.Chuẩn bị:

1/Về phương tiện hoạt động:- Giúp học sinh hoặc gợi ý các em chuẩn bị một số câu chuyện, bài hát, bài thơ về Bác Hồ kính yêu

-Gợi ý một vài bài hát về Bác Hồ để trình bày xen kẽ với hoạt động kể chuyện như:

+Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (Nhạc và lời: Phong Nhã)

+Bác Hồ - Người cho em tất ca (Nhạc : Hoàng Long, Hoàng Lân ; Lời thơ: Phong Thu). +Từ Radơlíp đến pắcbó (Nhạc và lời: Phan Long)

+Tấm ảnh Bác Hồ (Nhạc và lời : Mộng Lân)

-Gợi ý để học sinh sưu tầm các bài thơ về Bác

2.Về tổ chức:-Yêu cầu mỗi học sinh tuỳ theo khả năng của mình chuẩn bị một câu chuyện, một bài hát hoặc một bài thơ ca ngợi Bác Hồ kính yêu

-Giao cho cán bộ lớp tập hợp và lựa chọn một số câu chuyện cho cuộc thi, sắp xếp thành chương trình thi kể chuyện

-Cán bộ lớp có kế hoạch tổ chức cho các tổ và cá nhân chuẩn bị câu chuyện và tập luyện kể chuyện

III.Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

1.Hoạt động 1: Mở đầu

-Hát tập thể:

  Ai yêu Bác Hồ Chí Minh

hơn thiếu niên nhi đồng

                                                Nhạc và lời: Phong Nhã

 

  Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

  Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

  Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng

  Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam

  Bác chúng em dáng cao cao người thanh thanh

  Bác chúng em mắt như sao râu hơi dài

  Bác chúng em nước da nâu vì sương gió

  Bác chúng em thề cương quyết trả thù nhà

  Hồ Chí Minh kính yêu

  Chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời

  Hồ Chí Minh kính yêu

  Bác đã bao phen bôn ba nước ngoài vì giống nòi

  Bác nay tuy đã già rồi

  Già rồi nhưng vẫn vui tươi

  Ngày ngày chúng cháu ước mong

  Mong sao Bác sống muôn đời

  Để dìu dắt nhi đồng thành người

  Và kiến thiết nước nhà bằng người

  Hồ Chí Minh kính yêu

  Chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời

  Hồ Chí Minh kính yêu

  Chúng em ước sao Bác hồ Chí Minh sống muôn năm.

2.Hoạt động 2: Thi kể chuyện

-Mỗi tổ cử một đại diện lên bốc thăm số thứ tự kể chuyện

-Lần lượt theo số thứ tự đã bốc thăm, các câu chuyện được trình bày cho cả lớp cùng nghe. Người kể sau khi kể xong cần nói rõ nội dung câu chuyện muốn nói gì.

3.Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ

-Dẫn chương trình lần lượt mời các học sinh lên trình bày các tiết mục văn nghệ

-Học sinh lần lượt lên trình bày các bài hát, bài thơ hoặc tiểu phẩm đã đăng kí trước đó.

- Giáo viên : Nhận xét tuyên dương .

IV.Kết thúc :-GVCN nhận xét tinh thần tham gia chuẩn bị của học sinh, về kết quả thu được qua buổi kể chuyện.

 

 

 

 

- Cả lớp hát và vỗ tay .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Đại diện lên bốc thăm

- Đại diện tổ lên kể .

 

 

 

- Lớp trưởng

 

-Học sinh lần lượt lên trình bày .

        - GVCN.

                                      ......................................................................

TUẦN 35 :                           Thứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2015

Bài 2 : ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TÂP, RÈN LUYỆN CUỐI NĂM HỌC

I.Mục tiêu : - Giúp cho học sinh hứng thú về việc thi đua học tập, rèn luyện .

- Học sinh biết được kết quả rèn luyện của mình, của bạn .

- Giáo dục học sinh thi đua học tập , rèn luyện tốt .

II. Chẩn bị : - Bảng tổng hợp kết quả rền luyện, học tập của học sinh .

III.Tiến hành hoạt động :

Nội dung

Ngừơi thực hiện

Hoạt động 1 : Cả lớp hát bài: Lớp chúng mình rất vui 

Lớp chúng mình rất rất vui
Anh em ta chan hòa tình thân
Lớp chúng mình rất rất vui
Như keo sơn anh em một nhà
Đầy tình thân quý mến nhau
Luôn thi đua học chăm tiến tới
Quyết kết đoàn giữ vững bền
Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan

Hoạt động 2: Giáo viên đọc kết quả học tập, rèn luyện cuối năm của từng em cho cả lớp nghe .

- Giáo viên tuyên dương những em khá, giỏi và động viên những em chưa đạt .

Hoạt động 3 : Kết thúc :

- Cả lớp vui văn nghệ .

 

- Cả lớp hát

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên

......................................................................

 

 

THÁNG 1:                               Thứ sáu ngày 10 tháng 1 năm 2014

 TUẦN 17:                           CHỦ ĐIỂM  : MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN

Bài 1 : SƠ KẾT HỌC KÌ I

I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nắm được kết quả đã đạt được và những tồn tại  trong học kì I của tập thể lớp và của bản thân mình.

- Từ đó có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện, phát huy những gì đã làm được, khắc phục những tồn tại .

II. Nội dung và hình thức hoạt động:

1. Nội dung hoạt động: Sơ kết học kì I.

2. Hình thức hoạt động: Nghe sơ kết.

III. Chuẩn bị: 1.Phương tiện: Viết báo cáo sơ kết, phân công trang trí .

2.Tổ chức : Họp lớp, giao công việc cụ thể :

- Dẫn chương trình, văn nghệ

IV. Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

1. Khởi động: 5'

Người điều khiển: Lớp phó văn nghệ.

- Hát tập thể.

- Giới thiệu chương trình: + Sơ kết học kì I

                                          + Kế hoạch hoạt động học kì II.

                                        + Kế hoạch hoạt động của tuần 19.

2. Sơ kết học kì I:15'

Người điều khiển: Giáo viên chủ nhiệm.

Nội dung hoạt động:

a. Về học lực: 70% khá giỏi.

b. Về hạnh kiểm: 100%  ( Thực hiện đây đủ ) .

3. Phương hướng học kì II:15'

Người điều khiển: Giáo viên chủ nhiệm.

Nội dung hoạt động:- Tiếp tục củng cố nề nếp lớp.

- Nâng cao chất lượng học sinh: Giảm tỉ lệ HS TB.

4. Giải pháp cho HKII:

- Lớp trưởng điều hành lớp thảo luận, thư kí ghi vào biên bản.

5. Kết thúc hoạt động:

- Hát tập thể - Nhận xét giờ HĐNGLL

- Dặn dò một số công việc tuần sau .

 

Lớp phó văn nghệ.

 

Giáo viên chủ nhiệm.

 

 

Giáo viên chủ nhiệm.

 

 

 

Giáo viên chủ nhiệm.

 

 

Lớp trưởng

Giáo viên chủ nhiệm.

         ……………………………………………………………………….

Bài 2 : TÌM HIỂU VỀ 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY

I .Mục tiêu:-Phân tích nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, biết liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi.

-Có thói quen thực hiện 5 điều Bác dạy trong cuộc sống hàng ngày, ở gia đình, nhà trường và ở cộng đồng xã hội.

-Biết phê phán những thái độ, hành vi trái với lời dạy của Bác; ủng hộ và tán thành đối với những hành vi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy

II.Chuẩn bị:

1.Về phương tiện hoạt động:-Giúp cán bộ lớp xây dựng một số câu hỏi về 5 điều Bác dạy

-Phân công học sinh chuẩn bị : ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn, cây hoa, làm những bông hoa để ghi câu hỏi lên đó

-Yêu cầu học sinh chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ như : hát, đọc thơ, kể chuyện.

2.Về tổ chức: -Học sinh học thuộc 5 điầu Bác dạy và tự liên hệ bản thân trong việc thực hiện 5 điều dạy của Bác để có thể sẵn sàng tham gia trả lời câu hỏi trong buổi hái hoa dân chủ

+Xây dựng chương trình hoạt động .Cử người điều khiển chương trình

+Phân công cán sự văn nghệ điều khiển chương trình vui văn nghệ của lớp

III,.Tiến hành hoạt động:

Nội dung

Người thực hiện

Hoạt động 1 : Cả lớp hát bài : Bác hồ - Người cho em tất cả                     Nhạc: Hoàng Long - Hoàng Lân                 

Lời : Phỏng thơ Phong Thu

  Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh

  Cho những đêm trăng đẹp là chị Hằng tươi xinh

  Cây cho trái và cho hoa, sông cho tôm và cho cá

  Đồng ruộng cho bông lúa, chim tặng lời reo ca

  Anh bộ đội đến nhà cho em lòng dũng cảm

  Cô giáo cho bài giảng yêu xóm làng thiết tha

  Cùng nhau vượt đường xa xôi

  Là chiếc khăn quàng thắm tươi

  Cho em tất cả

  Người mang cho em cuộc đời mới tươi sáng đầy ước mơ

  Cho em tất cả là Bác Hồ Chí Minh

 

-Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do ngắn gọn, giới thiệu chương trình hoạt động .

2.Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ

-Người điều khiển phổ biến cách thức tiến hành hái hoa như sau: Mỗi bạn sẽ hái một bông hoa tuỳ chọn, đọc to cho cả lớp biết câu hỏi trong bông hoa đó và trả lời. Nếu không trả lời được thì sẽ mời người khác giúp. Điểm số sẽ được tính cho người này .

-Trước hết người điều khiển mời một đại diện Ban chỉ huy Đội lên hái hoa đầu tiên

-Sau đó lần lượt từng tổ học sinh cử đại diện lên hái hoa

- Giáo viên cho điểm từng người một

-Cuộc vui tiếp tục diễn ra trong thời gian đã được ấn định

-Kết thúc hái hoa, công bố điểm số cho từng tổ và cá nhân. Phần thưởng sẽ được trao cho tổ hoặc cá nhân có số điểm cao nhất

3.Hoạt động 3: Vui văn nghệ

-Cán sự văn nghệ điều khiển chương trình văn nghệ đã được sắp xếp

-Các học sinh lần lượt lên trình bày khi được giới thiệu

 

- Cả lớp hát và vỗ tay .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lớp trưởng

 

 

Lần lượt mỗi bạn sẽ hái một bông hoa tuỳ chọn .

+ Nội dung : Em đọc thuộc 5 điểu Bác dạy

Hoặc em thấy trong lớp những ai thực hiện tốt nhất 5 điều Bác dạy,….vv.

 

- Giáo viên

 

 

-Các học sinh lần lượt lên trình bày

                                   ………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giáo viên Trương Thị Sen                     Năm học : 2014 - 2015

nguon VI OLET