Thứ năm  ngày 21  tháng  2  năm 2019

Hoạt động giáo duc ngoài giờ lên lớp (khối 3)

THÁNG 2: CHỦ ĐIỂM: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

I.Mục tiêu:

- Học sinh biết sưu tần những bài dân ca quen thuộc của quê hương mình.

- Thông qua tro chơi, học sinh có thêm hiểu biết về quê hương, tổ quốc Việt nam.

- Giúp học sinh biết được những di tích lịch sử hoặc di tích văn hóa ở địa phương.

- Học sinh biết lựa chọn, sưu tầm một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.

II.Quy mô hoạt động: Tổ chức theo khối, lớp.

III. Nội dung và hình thức hoạt động:

1. Nội dung: Tìm hiểu về các làn điệu dân ca quen thuộc của địa phương, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương.

2. Hình thức hoạt động: Thi văn nghệ giữa các tổ, lớp; tổ chức trò chơi; tham quan dã ngoại.

IV. Chuẩn bị:

- Giáo viên yêu cầu các tổ sưu tầm và luyện tập các bài hát, bài thơ… về quê hương, Tổ quốc Việt Nam.

- Giáo viên chuẩn bị bản đồ Việt Nam.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi thảo luận

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho buổi tham quan dã ngoại.

V. c hoạt động dạy học:

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu những làn điệu dân ca quê hương

1. Mục tiêu

- Học sinh biết sưu tầm những làn điệu dân ca của quê hương

- Hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài dân ca.

- Yêu thích và có thái độ trân trọng, giữ gìn những sản phẩm tinh thần của cha ông.

2. Đồ dùng

- Các bài dân ca quen thuộc của quê hương, câu hỏi thảo luận.


3. Cách tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, sưu tầm các bài hát, làn điệu dân ca của địa phương qua ông, bà, bố, mẹ và người thân.

- Thi hát và tìm hiểu về các làn điệu dân ca theo tổ, lớp.

Bước 2: Tiến hành cuộc thi

- Giáo viên dẫn chương trình giới thiệu các đội và nêu lí do, mục đích của buổi thi tìm hiểu các làn dân ca.

- Các đội thi giới thiệu về làn điệu dân ca tham gia thi:

+ Tên bài dân ca?

+ Xuất xứ của bài dân ca?

- Các đội tham gia biểu diễn

Bước 3: Tổng kết, đánh giá

- Giáo viên nhận xét ý thức, thái độ của học sinh khi tham gia thi, tuyên dương những học sinh tích cực.

2. Hoạt động 2: Trò chơi “Du lịch vòng quanh đất nước”

1. Mục tiêu

- Thông qua trò chơi học sinh có thêm hiểu biết về quê hương, Tổ quốc Việt Nam.

- Phát triển ở học sinh kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản ứng nhanh nhạy, chính xác.

2. Đồ dùng

- Bản đồ Việt Nam

- Tranh ảnh, tư liệu về các di sản thế giới, các danh lam thắng cảnh, các di tích lich sử, di tích văn hóa,...

3. Các bước tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị

- Giáo viên  phổ biến kế hoạch và thể lệ cuộc chơi.

Bước 2: Tiến hành chơi

- Cả lớp hát bài “Quê hương tươi đẹp


- Giáo viên công bố nội dung, thể lệ cuộc chơi.

+ Tìm và chỉ vị trí của địa phương đó trên bản đ Việt Nam.

+ Nêu một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích văn hoặc công trình kiến trúc của địa phương đó mà em biết.

+ Nêu một món ăn truyền thống của địa phương.

+ Hãy hát một làn điệu dân ca của địa phương,...

Bước 3: Tổng kết, đánh giá

- Nhận xét tinh thần, thái độ tham gia chơi của học sinh.

- Công bố kết quả trò chơi.

3. Hoạt động 3: Tham quan một di tích lịch sử, di tích văn hóa của địa phương.

1. Mục tiêu

- Giúp học sinh biết được những di tích lịch sử hoặc di tích văn hóa ở địa phương.

- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương.

2. Đồ dùng

- Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi

3. Cách tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị

- Giáo viên xây dựng kế hoạch buổi tham quan

- Hướng dẫn các em tìm hiểu về di tích lịch sử, di tích văn hóa,...

- Chuẩn bị một số câu hỏi, câu đố,...

Bước 2: Tiến hành tham quan.

- Giáo viên Giới thiệu mục đích buổi tham quan

- Hướng dẫn các em đi tham quan và kể chuyện để giới thiệu

Bước 3: Giao lưu văn nghệ

- Giáo viên cho học sinh tham gia xem biểu diễn và biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tìm hiểu các bài thơ, câu đố, các trò chơi dân gian,...

Bước 4: Tổng kết, đánh giá

- Nhận xét về ý thức, thái độ của học sinh.


4. Hoạt động 4: Chơi trò chơi dân gian

1. Mục tiêu

- Học sinh biết lựa chọn, sưu tầm một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.

- Biết chơi một số trò chơi dân gian.

- Yêu thích và thường xuyên tổ chức các tro chơi dân gian trong dịp lễ tết, hội khỏe Phù Đổng, các giờ ngoại khóa, giờ ra chơi.

2. Đồ dùng

- Sách và tuyển tập trò chơi dân gian

3. Cách tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị

- Giáo viên hướng dẫn sưu tầm qua sách, báo, người thân,...

Bước 2: Giới thiệu một số trò chơi dân gian

- Trò chơi “Cướp cờ, Đồ,...”

- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho các em chơi thử.

- Cho học sinh chơi, nhắc nhở các em đảm bảo an toàn.

Bước 3: Tổng kết, đánh giá

- Nhận xét ý thức, thái độ của học sinh.

5. Hoạt động 5: Tổng kết.

- Giáo viên tổng kết buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tháng 2.

- Tuyên dương các em có ý thức học tập.

nguon VI OLET