Kế hoạch giảng dạy: Sinh hoạt lớp

Giáo sinh thực hiện: Võ Nguyễn Thục Quyền

GVHD: Đoàn Thị Thu Thanh

Trường TH Ngô Sĩ Liên

Tuần 30           Sinh hoạt lớp:

Hoạt động ngoại khóa: Chủ điểm HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

  1. MỤC TIÊU
  1. Kiến thức

-         HS hiểu biết về văn hoá, đất nước, con người của một số dân tộc trên thế giới.

  1. Kỹ năng

-         Giúp HS tự tin, mạnh dạn khi trình bày trước lớp.

-         Hòa đồng với các bạn trong lớp và tích cực tham gia vào hoạt động của tập thể.

  1. Thái độ

-         HS biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam, đồng thời tôn trọng và biết học tập những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-         GV: Slide trình chiếu, hình ảnh về quốc kì của một số quốc gia trên thế giới

  1. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

  1. Ổn định lớp

GV cho lớp bắt một bài hát

  1. Nội dung sinh hoạt:

 

- HS thực hiện

 

 


*Hoạt động 1: Sơ kết hoạt động tuần 29 và phổ biến công tác tuần 30

- GV sơ kết nhanh tình hình học tập và nề nếp của HS trong tuần 29

+ Về học tập: Trong tuần qua không có nhiều thay đổi so với tuần trước. Một số bạn vẫn giữ được phong độ trong học tập như Phong, Hoàng Việt, Quân, Quang Hưng, Trình, Huy, Thúy,…Một số khác tiến bộ nhiều như Quỳnh, Trân, Viễn, Kha, Kiều, Quỳnh Anh, … Bên cạnh đó có nhiều em vẫn chưa tích cực, đa phần là các bạn nữ. Các em cần học tập tốt hơn, chuẩn bị bài tốt hon trong tuần tới để đạt kết quả cao.

+ Về nề nếp: Nhắc nhở các em vấn đề không nói tục và chọc ghẹo bạn trong lớp, đặc biệt là Tiến Việt, Minh Khánh, Vỹ, Trình, Khang, Thành Hưng. GV nhắc nhở HS thực hiện tốt nề nếp vệ sinh và sinh hoạt 15 phút đầu giờ.

+ Về phong trào: Tích cực trong hoạt động ca múa tập thể giữa giờ.

*Hoạt động 2: Hoạt động ngoại khóa chủ điểm “Hòa bình và hữu nghị”

GV chuyển ý: Sau khi đã tổng kết hoạt động của tuần vừa qua, cô và các em sẽ cùng đến với hoạt động sinh hoạt chủ điểm của tháng này.
- GV hỏi HS chủ điểm tháng 4 là gì?

 

 

- HS lắng nghe nhận xét và các hoạt động trong tuần tới mà GV triển khai để thực hiện tốt trong tuần tới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Hòa bình và hữu nghị

 


- GV nói: Đúng rồi đó các em, hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu về quốc gia trên thế gưới thông qua việc tìm hiểu về quốc kỳ của một số nước và các di sản văn hóa nổi tiếng trên thế giới.

  • Trò chơi 1 (phần chơi tập thể): Ghép tranh

- GV giới thiệu: Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một lá quốc kì riêng biểu trưng cho niềm tự hào của dân tộc. Chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu về quốc kì của một số nước có quan hệ ngoại giao với nước ta.

- GV phổ biến luật chơi : Mỗi đội thi sẽ được phát 1 bảng phụ, trong bảng phụ có tên của các quốc gia và hình ảnh các quốc kì. Trong 5 phút các đội phải sắp xếp các lá cờ tương ứng với quốc gia.

Các đội thi phải nhanh tay ghép sao cho đúng và mang lên bảng. GV lấy kết quả của 3 đội đầu tiên. Cả lớp cùng nhau kiểm tra kết quả. Mỗi lá cờ đúng sẽ được 1 điểm, đội nào nhiều điểm nhất sẽ là đội chiến thắng

Kết quả hình ảnh cho quốc kỳ nhật bản Quốc kỳ Nhật Bản

Kết quả hình ảnh cho quốc kỳ mỹ Quốc kỳ Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn luật chơi và tiến hành trò chơi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Kết quả hình ảnh cho quốc kỳ thái lanQuốc kỳ Thái Lan

Kết quả hình ảnh cho quốc kỳ Pháp Quốc kỳ Pháp

Kết quả hình ảnh cho quốc kỳ hàn quốcQuốc kỳ Hàn Quốc

Kết quả hình ảnh cho quốc kỳ trung quốcQuốc kỳ Trung Quốc

Kết quả hình ảnh cho quốc kỳ campuchia Quốc kỳ Campuchia

Kết quả hình ảnh cho quốc kỳ canada Quốc kỳ Canada

  • Trò chơi 2 (trò chơi cá nhân): Rung chuông vàng

- GV chuyển ý: Khi nhắc đến các quốc gia trên thế giới, bên cạnh lá quốc kì là đặc trưng, người ta còn hay nhắc đến những di sản văn hóa nổi tiếng, cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các quốc gia thông qua các di sản văn hóa nổi tiếng thế giới.

GV chiếu hình ảnh về di sản nổi bật của một số nước trên thế giới và cho HS lựa chọn 1 trong đáp án. Các di sản lần lượt là Phố cổ Hội An ở Việt Nam, Vạn lí trường thành ở Trung Quốc, Kim tự tháp Kheops ở Ai Cập, Đền Taj Mahal ở Ấn Độ và lâu đàu Himeji ở Nhật Bản. Các HS trả lời đúng sẽ được trả lời tiếp các câu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và tiến hành chơi trò chơi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


hỏi sau, các HS trả lời sai sẽ tiếp tục cổ vũ cho các bạn. Sau 6 câu hỏi, HS nào trả lời đúng tất cả sẽ được nhận quà.

GV sau khi đưa ra đáp án chính xác cho các hình ảnh sẽ giới thiệu cho các em về các di sản này:

+ Phố cổ Hội An: Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam, được xây dựng bởi các thương gia Nhật Bản đến làm ăn buôn bán cuối TK XVI, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999

+ Vạn lí trường thành: được vua Tần Thủy Hoàng cho xây dựng từ năm 208TCN, và liên tục được xây dựng ở những đời vua tiếp theo. Vạn lí trường thành hiện nay được hoàn thành và đời nhà Minh năm 1640, được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1987. Đây là vật nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy được từ mặt trăng.

+ Kim tự tháp Kheops: được xây dựng từ khoảng năm 2560 TCN, thực chất đây là các lăng mộ của các nhà vua Ai Cập xưa, tới bây giờ các nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu bằng cách nào người Ai Cập cổ có thể xây dựng nó một cách vuông vức và có tỉ lệ chính xác đến như vậy. Kheops được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1979.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


+ Đền Taj Mahal: thực chất là một lăng mộ do một nhà vua Ấn Độ cho xây dựng để tưởng nhớ đến người vợ đã mất của mình. Taj Mahal được xây dựng theo kiến trúc Ba Tư, làm bằng các loại đá hoa cương quý nhất thế giới lúc bấy giờ trong suốt 26 năm từ 1631 đến 1657. Đền Taj Mahal được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1983

+ Lâu đài Himeji: còn được gọi là lâu đài hạc trắng, là biểu tượng của thành quách thời cận đại ở Nhật Bản. Lâu đài được xây dựng từ năm 1333. Đây là nơi ở của các lãnh chúa Nhật Bản thời cận đại. Bên ngoài lâu đài được bao bọc bởi thạch cao trắng. Lâu đài Himeji được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993.

- GV chốt ý: Các công trình được công nhận là di sản văn hóa thế giới đều mang những nét đặc trưng rất riêng. Vì vậy, các công trình thường thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Sau này, nếu có cơ hội, các em hãy đến thăm những di sản ở các quốc gia nhé!

3. Tổng kết

- Nhận xét, đánh giá tiết sinh hoạt, nhắc nhở học sinh thực hiện nhiệm vụ về các hoạt động thi đua trong tuần tới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nhận xét đánh giá tiết học và các nhắc nhở để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong tuần tới

 

 

 

nguon VI OLET