GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 3

KỸ NĂNG CẢM THÔNG, CHIA SẺ

 

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

       HS hiểu được sự cảm thông, chia sẻ sẽ biết thương yêu, gắn kết tình cảm mọi người

       Không đánh giá, kỳ thị bạn bè trước ngoại hình, hoàn cảnh gia đình, lực học…

       Thực hành bằng lời nói, các hành động cảm thông, chia sẻ với bạn bè

- Về kỹ năng:

     + HS thực hành bằng lời nói, các hành động cảm thông, chia sẻ với bạn bè

 -Về thái độ:

+ Học sinh có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-         Bài báo về tuổi thơ của Obama và Nick Vujicic

-         Giấy A2, bút bi

-         Bảng, phấn.

-         Máy chiếu/máy tính

-         .....

1

 


III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp: (2 phút)

- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.

2. Nội dung bài học mới:

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

HĐ1: Kiểm tra bài cũ và định hướng bài mới

- Thời gian: 8 phút

- Hình thức: Tổ chức hoạt động

- Phương pháp: Trải nghiệm bằng quan sát và tưởng tượng

- Chuẩn bị: Luật chơi

- GV yêu cầu học sinh chia sẻ về một hoạt động Đại sứ văn hóa mà con đã quan sát từ mọi người xung quanh hoặc từ chính bản thân con trong tuần qua.

- GV cho học sinh xem hình ảnh hồi bé của tổng thống Mỹ Obama, Nick VuJicic và trả lời câu hỏi gợi ý sau:

+ Hai cậu bé trong bức hình có điểm gì mà con thấy khác biệt so với con và các bạn trong lớp?

+ Nếu một trong hai bạn đó được vào trong lớp học của chúng ta thì các con nghĩ các con sẽ làm những việc gì với các bạn?

(Lưu ý: Ở hoạt động này, GV chưa cung cấp tên của hai nhân vật trong ảnh).

- GV nhắc lại một số câu trả lời của học sinh và viết lên bảng:

Gợi ý một số câu học sinh có thể trả lời:

- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được kiến thức bài cũ.

- HS hiểu mục tiêu của bài học mới.

1

 


Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

 

+ Khác biệt về màu da, không có tay chân

+ Không thích chơi vì không thích người da đen

+ Cảm thấy sợ vì bạn ấy không có tay chân

……

--> GV tổng kết câu trả lời và dẫn nhập vào bài mới: Trong cuộc sống, mỗi người là một cá thể và không có ai giống ai cả. Sự khác biệt tạo nên sự độc đáo và cá tính riêng của mỗi người. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thức dung hòa sự khác biệt của mỗi người trong cuộc sống bằng kỹ năng cảm thông và chia sẻ.

- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.

 

2: Đọc báo

- Thời gian: 30 phút

- Nội dung trọng tâm: Hiểu khái niệm, ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống.

- GV hướng dẫn hoạt động: Đọc báo

- Luật chơi: GV phát ngẫu nhiên hai bài báo về hai nhân vật học sinh vừa được xem ảnh trong hoạt động khởi động. Học sinh có nhiệm vụ trong vòng 5 phút, đọc cẩn thận bài báo và trả lời câu hỏi sau:

+ Nhân vật đó khác biệt gì so với các bạn cùng lớp

- HS hiểu ý nghĩa của việc cảm thông và chia sẻ trong cuộc sống.

 

1

 


Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

- Phương pháp và KTDH: Quan sát trải nghiệm

- Hình thức tổ chức: Cả lớp

- Chuẩn bị: Bài báo về tuổi thơ dữ dội của Obama và Nick Vujicic

+ Cuộc sống của hai nhân vật đó ở trường học như thế nào?

+ Điều gì đã giúp họ có được thành công trong cuộc sống?

+ Hãy thử đặt em vào vị trí của Obama và Nick khi còn là học sinh trên ghế nhà trường, em sẽ có suy nghĩ, cảm xúc gì?

- GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trên

- GV chia sẻ một số cảm nhận của mình để học sinh cảm nhận về sự khác biệt của mọi người trong cuộc sống.

­­--> GV tổng kết:

Cảm thông có nghĩa là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó, cảm nhận những gì họ đã phải trải qua, cả niềm vui và đau khổ… Từ đó có lời nói, hành động và thái độ phù hợp, không làm tổn thương họ mà có thể giúp đỡ họ bằng năng lực của mình.

 

HĐ3: Câu chuyện của bạn và tôi

- Thời gian: 20 phút

- GV bật nhạc nhẹ và đọc đoạn văn sau, yêu cầu học sinh nhắm mắt và cảm nhận. GV tắt đèn và làm sao cho phòng tối nhất có thể ( che rèm phòng học) và đọc với giọng trầm ấm, chậm rãi để hoạt động có hiệu quả cao nhất giúp học sinh cảm nhận:

- HS cảm nhận và có ý thức cảm thông, chai sẻ với mọi người xung quanh bằng lời nói, hành động và thái độ.

1

 


Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

- Nội dung trọng tâm: Xây dựng ý thức cảm thông và chia sẻ cho học sinh

- Phương pháp và KTDH: Hồi tưởng

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Chuẩn bị:

+ Nhạc nhẹ

“ Cuộc sống là vô vàn những sự khác biệt. Có thể bạn chưa nhìn thấy sự khác biệt nào đặc biệt. Có thể bạn chưa bao giờ nhìn thấy một ai đó có hành động giúp đỡ những người khác biệt, khó khăn. Và cũng có thể, bạn chưa bao giờ nghĩ rằng mình cần phải quan tâm hay đơn giản là giúp đỡ những người xung quanh mình.

Hãy nhắm mắt và nghĩ về việc bạn đã từng cười một người bạn cùng lớp vì họ quá béo, hay chỉ đơn giản là họ vẽ không được đẹp như bạn. Bạn cùng đã từng hùa theo các bạn trong lớp để chế giễu và trêu nghẹo ai đó vì điểm thi học kỳ của họ quá thấp. Hãy chỉ đơn giản là bạn đi qua một người bạn cùng lớp đang ngồi khóc thút thít tại góc phòng. Bạn nghĩ mình cần phải làm việc của mình thay vì quan tâm đến người bạn đó.

Hãy tiếp tục nhắm mắt và cảm nhận. Bạn bắt đầu thay đổi suy nghĩ của mình hay chưa? Bạn có thể dừng lại để hỏi: Vì sao mà bạn khóc?. Hãy tiếp tục nhắm mắt và cảm nhận. Bạn bắt đầu biết cách dừng lại và quan sát. Bạn bắt đầu thay đổi. Bạn bắt đầu quan tâm đến những người sống xung quanh bạn vì nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà nơi lạnh nhất chính là nơi không có sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ lẫn nhau.

 

1

 


Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

 

Sau đó, GV yêu cầu học sinh tiếp tục nhắm mắt, vươn vai nhẹ nhàng và từ từ mở mắt.

- GV hỏi học sinh về những điều con cảm nhận được khi nhắm mắt:

+ Con thấy sự quan tâm có cần thiết trong cuộc sống của mỗi người không?

+ Quan tâm, yêu thương và chia sẻ giúp cuộc sống điều gì?

- GV yêu cầu học sinh chia sẻ về những câu chuyện mà con đã chứng kiến, hoặc đã được ai đó quan tâm, chia sẻ và yêu thương.

- GV tổng kết: Mỗi ngày chúng ta có 6 tiếng ở trường và tiếp xúc nhiều nhất với các bạn cùng lớp, trường. Vì vậy, đối với học sinh, gia đình và trường học là những nơi mà sự quan tâm, chia sẻ và yêu thương sẽ được con thực hành nhiều nhất để mỗi nơi đó không phải là Bắc Cực.

 

1

 


Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

 

- Cảm thông và chia sẻ bằng: lời nói, hành động và thái độ mà chúng ta được học trong kỹ năng giao tiếp.

 

 

HĐ4: Thực hành

Thời gian: 30 phút

- Nội dung trọng tâm: Sử dụng lời nói, hành động và thái độ thể hiện sự quan tâm đối với các bạn trong lớp.

- Phương pháp và KTDH: Trải nghiệm

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Chuẩn bị:

- GV tổ chức hoạt động: Sứ giả quan tâm, chia sẻ.

Luật chơi: Mỗi học sinh sẽ được dán vào lưng một tờ giấy A2. Các bạn sẽ lần lượt viết những nhận xét và điểm mạnh và điểm hạn chế cũng như lời động viên vào tờ giấy A2 được dán trên lưng của bạn đó. Sau 10 phút, học sinh sẽ gỡ tờ giấy trên lưng cho chia sẻ cảm nhận khi đọc lời nhận xét và động viên của các bạn cùng lớp.

Nhận xét điểm mạnh

Nhận xét hạn chế

 

 

1

 


Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

+ Giấy A2

+Bút bi

 

 

1

 


Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

 

 

 

Lời động viên:

……………………………………………………………….

……………………………………………………………….

- GV yêu cầu học sinh dán giấy vào lưng cho bạn phía trước

- GV yêu cầu học sinh di chuyển tự do và xin nhận xét của các bạn trong lớp. Ai có nhiều nhận xét và lời động viên nhất chiến thắng.

- GV yêu cầu học sinh chia sẻ về cảm nhận của mình khi đọc lời động viên từ phía các bạn trong lớp.

- GV cùng học sinh nghĩ ra một quy tắc về sự yêu thương, cảm thông và chia sẻ trong lớp.

GV tổng kết: Lời nói, thái độ và hành động là ba viên kẹo ngọt ngào nhất mà ta có thể mang đến cho mọi người xung quanh khi đó là ba viên kẹo của sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ.

 

 

4. Tổng kết buổi học (5 phút)

- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.

- Tổng kết: Với ba viên kẹo lời nói, hành động và thái độ của sự quan tâm và chia sẻ, thầy/cô hy vọng mỗi học sinh sẽ biết cách quan tâm, yêu thương mọi người xung quanh bằng những việc làm thiết thực, phù hợp như ủng hộ sách vở, đồ chơi cũ; lắng nghe khi bạn mình gặp chuyện buồn, giúp đỡ bố mẹ nấu cơm.

5. Bài tập về nhà (2 phút)

- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.

- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là Kỹ năng làm việc nhóm

RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1

 


GIÁO VIÊN

               ThS.  Nguyễn Phương Hảo

1

 


 

Phụ lục 1

TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA OBAMA

( Trích nguồn Vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi)

 

Barack Obama, Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ, một nhà chính trị tài ba, là một người có tuổi thơ không mấy êm ả.

Obama có tên đầy đủ là Barack Hussein Obama II, sinh ngày 04/08/1961 tại Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ.

Mẹ ông là Stanley Ann Dunham, sinh tại Wichita, Kansas, Hoa Kỳ. Bà là người Anh lai Đức và Ai Len. Bố ông là Barack Obama, nguyên quán tại tỉnh Nyanza, Kenya.

Tuổi thơ của Obama trải qua nhiều bất hạnh. Khi mới lên 2 tuổi, bố mẹ sống ly thân và sau đó đã ly dị. Cha của Obama trở về Kenya, ông chỉ gặp con mình một lần duy nhất trước khi mất vì tai nạn xe hơi năm 1982.

Dunham, mẹ của Obama sau đó đã kết hôn với một công dân Indonesia, năm 1967 gia đình dọn đến Jakarta sinh sống. Obama nhập học ở đây cho đến 10 tuổi, rồi trở về Honolulu sống với ông bà ngoại, học tại Trường Punahou từ lớp năm (năm 1971) cho đến khi tốt nghiệp trung học năm 1979.

Tuổi thơ dữ dội của Tổng thống Obama và những bí mật thầm kínCon đường học vấn

Mỗi ngày, cậu bé Obama phải dậy từ 4 giờ sáng để học tiếng Anh với mẹ trước khi bắt đầu buổi chính khóa ở trường dòng St. Francis of Assisi.

Tại Hawaii, bạn bè thường nhận xét Barack Obama là học sinh hòa đồng, thân thiện, được mọi người xung quanh tôn trọng. Không những vậy, cậu còn là tay lướt sóng cừ khôi, tiền đạo chủ lực của đội bóng rổ trường, thậm chí từng giảnh giải Vô địch bang vào năm 1979.

Ngoài học tập, Obama còn thể hiện niềm yêu thích dành cho nhạc jazz và thú vui câu cá. Cậu học sinh Obama ngày ấy rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, đăng ký vào câu lạc bộ hợp xướng, bên cạnh đó còn trở thành biên tập viên cho tạp chí của trường.

 

Cần lưu ý rằng thời điểm đó, nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại ở Mỹ. Hawaii cũng không phải ngoại lệ, đặc biệt với tỉ lệ người da màu chỉ chiếm thiểu số. Do vậy, có lẽ ông Obama đã phải chịu khá nhiều áp lực, theo CBS News.

1

 

nguon VI OLET