Ngày …… tháng …… năm 2017

     PHÊ DUYỆT

 CỦA CHÍNH TRỊ VIÊN

 

 

1. Phê duyệt: BÀI GIẢNG

Bài: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

Của đồng chí Lê Mộng Linh.

2. Địa điểm phê duyệt: Tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạnh Phú.

3. Nội dung phê duyệt

a. Bố cục, nội dung

……………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b. Liên hệ thực tiễn, định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành động

……………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Kết luận

……………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 CHÍNH TRỊ VIÊN

 

 

 

 Thượng tá Lê Hữu Chí

 

 

 

 

 

 

* Lời nói đầu:

Kính thưa các đồng chí! Việt Nam là một quốc gia thống nhất, bao gồm 54 dân tộc, tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong quá trình đó nhân dân ta thường xuyên phải đương đầu với thiên tai, địch họa. Để bảo vệ sự tồn tại của mình, các dân tộc đã sớm cố kết, dựa vào nhau hình thành cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất tạo thành sức mạnh chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và giặc ngoại xâm.

Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh, trong mọi giai đoạn, mọi hoàn cảnh khó khăn gian khổ, các cộng đồng dân tộc Việt Nam luôn luôn đoàn kết, chung sống hòa hợp, giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển. Đặc biệt, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, truyền thống đoàn kết dân tộc được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh vĩ đại để chiến thắng thiên tai, chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết của 54 dân tộc trong nước, chúng ta mới bảo vệ được độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đất nước mới có điều kiện sống trong hòa bình và phát triển bền vững. Để hiểu rõ hơn những vấn đề trên, sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi vào phần nội dung chính của bài hôm nay

Phần một: Ý ĐỊNH GIÁO DỤC

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Giúp cho các đồng chí nắm được những vấn đề cơ bản về tình hình dân tộc, tôn giáo ở nước ta; chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới.

- Trên cơ sở đó, nâng cao trách nhiệm của DQTV trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các lực lượng thù địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.

- Chú ý lắng nghe, nghi chép đầy đủ những nội dung chính của bài làm cơ sở cho kiểm tra cuối khoá huấn luyện.

II. NỘI DUNG: Bài gồm 03 phần (theo mục I, II, III)

* Trọng tâm: Mục II và Mục III.

* Trọng điểm: Mục III.

Mục I: Tình hình dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam.

Mục II: Quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

Mục III: Trách nhiệm và nhiệm vụ của DQTV thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới.

III. ĐỐI TƯỢNG

Dân quân năm thứ hai trở đi năm 2017.

IV. THỜI GIAN

1. Thời gian toàn bài: 04 gi.

2. Thời gian lên lớp: 03 giờ.

3. Thời gian thảo luận: 01 giờ.

V. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP

- Tổ chức: Lấy tiểu đội là lớp học, thảo luận theo từng nhóm.

- Phương pháp: Dùng phương pháp giảng giải, kết hợp với phân tích, chứng minh.

VI. TÀI LIỆU:

Soạn theo tài liệu học tập chính trị của lực lượng Dân quân Tự vệ do Tổng cục Chính trị - Cục Tuyên huấn phát hành. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà nội năm 2008 và tài liệu học tập chính trị của Hạ sỹ quan - Binh sỹ. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà nội năm 2011.

VII. ĐỊA ĐIỂM, VẬT CHẤT:

- Địa điểm: Tại hội trường UNND xã

- Vật chất:

+ Giáo viên: Bài giảng được phê duyệt, máy chiếu.

+ Chiến sỹ DQTV: Tập, bút để ghi chép.

 

Phần hai: NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. TÌNH HÌNH DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

1. Một số đặc điểm về tình hình dân tộc ở Việt Nam

- Các cộng đồng dân tộc Việt Nam chung sống đoàn kết, hòa hợp. Việt Nam là một quốc gia thống nhất, bao gồm 54 dân tộc (có 53 dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; dân tộc kinh chiếm 86% dân số cả nước), tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, cùng cư trú , tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam.

- Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, nhưng không có sự phân chia lãnh thổ và chế độ xã hội riêng. Các tỉnh có trên 20 cộng đồng dân cư trú, sinh sống, như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum... Một số dân tộc có dân số ít, ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế-xã hội còn gặp khó khăn, như: Si La, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu ...

- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, thống nhất. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, tồn tại và phát triển trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

- Địa bàn cư trú của các dân tộc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.

+ Về địa bàn: Các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn rộng lớn chiếm ¾ diện tích tự nhiên, cư trú dọc tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam, có nhiều cửa ngõ thông thương giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới

+ Về chính trị: Vùng đồng bào dân tộc, miền núi còn yếu, tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học còn ít. Năng lực, trình độ cán bộ xã phường còn hạn chế, số lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số thấp, vẫn còn thôn bản chưa có đảng viên. Hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận đoàn thể ở nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào.

+ Về kinh tế: miền núi, các dân tộc chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (như: điện, đường, trường trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái.

+ Về văn hóa - xã hội: Tỷ lệ hộ đói nghèo ờ nhiều vùng dân tộc và miền núi còn cao hơn so với bình quân chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế -xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả về giáo dục-đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa các dân tộc đang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.

+ Về an ninh, quốc phòng và đối ngoại: Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng khó khăn về đời sống, trình độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly khai, t trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm. Chúng tổ chức tập hợp lực lượng phản động, xây dựng cơ sở tạo ra sự chống đối trong nội bộ các dân tộc, gây nên những cuộc bạo loạn mang tính chất chính trị, tạo cớ để các thế lực thù địch can thiệp gây mất ổn định đất nước.

 2. Một số đặc điểm v tình hình tôn giáo ở Việt Nam

- Nước ta là một quốc gia có nhiều tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo lớn với khoảng 20 triệu tín đồ, gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo. Thiên chúa giáo và Phật giáo là 02 tôn giáo lớn nhất ở nước ta đều du nhập từ ngoài vào, nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa Việt Nam.

- Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng tôn giáo, hiện nay có khoảng 22.175 cơ sở thờ tự, hàng năm diễn ra 8.294 lễ hội lớn nhỏ với trên 4 vạn điểm thờ, cúng, các loại tín ngưỡng khác nhau. Đến nay, Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân cho 12 tôn giáo và cấp đăng ký hoạt động cho 32 tổ chức tôn giáo (gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Hồi giáo, Tịnh độ Sĩ Phật Hội Việt Nam, Bu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Giáo Hội Phật đường Nam Tông Minh Sư đạo, Minh Lý đạo - Tam tông miếu và đạo Bà hải).

+ Chức sắc các tôn giáo: Phật giáo 48.498; Công giáo 3.394; Tin lành 132; Cao đài 14.261; Hòa hảo 1.956;  Hồi giáo 699.

+ Cơ sở thờ tự: Phật giáo 16.948; Công giáo 5.546; Tin lành 320; Cao đài 1.290; Hòa hảo 39;  Hồi giáo 79.  

+ Cơ sở đào tạo: Phật giáo, Học viện Phật giáo 4; Công giáo, Đại chủng viện 6; khoảng 25% dân số là tín đồ theo các tôn giáo.

+ Số lượng tín đồ 6 tôn giáo lớn: Phật giáo 10 triệu; Công giáo 5,9 triệu; Cao đài 2,4 triệu; Phật giáo Hòa hảo 1,3 triệu; Tin lành gần 1 triệu; Hồi giáo trên 7 vạn.

II. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

 1. Những quan điểm, chính sách dân tộc, đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước ta

a. Quan điểm của Đảng ta về dân tộc và công tác dân tộc

- Một là, dân tộc và đoàn kết dân tộc là chiến lược cơ bản, lâu dài. Đồng thời, là vấn đề cấp bách hiện nay của công cuộc đổi mới đất nước.

- Hai là, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

Đoàn kết dân tộc phải trên cơ sở lấy mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng. Thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ (là tôn trọng lẫn nhau về lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán của các dân tộc; dân tộc có trình độ phát triển cao phải có trách nhiệm giúp đỡ dân tộc có trình độ phát triển thấp…tránh tư tưởng kỳ thị dân tộc, tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Trung ương và tương trợ của dân tộc khác).

- Ba là, phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Bốn là, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Năm là, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị.

b. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ mới

Trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách dân tộc, đoàn kết dân tộc như sau:

- Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Như: nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Giúp đồng bào các dân tộc khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất, nhà ở tạm bợ, thiếu nước sinh hoạt, nâng cấp cơ sở hạ tầng, định canh, định cư, xây dựng khu kinh tế mới ở khu vực biên giới, xóa nghèo nhanh và bền vững.

- Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Đây là mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nước ta nhằm từng bước khắc phục sự chênh lệch về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng miền, các dân tộc; củng cố lòng tin của nhân dân các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc.

- Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số, động viên phát huy vai trò của những người uy tín trong các dân tộc. Như: Kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, đẩy mạnh phát triển đảng viên; nâng cao chất lượng quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền các cấp, vai trò tập hợp quần chúng của mặt trận và các đoàn thể. Kiên quyết khắc phục tình trạng cán bộ quan liêu, xa dân; thực hiện tốt phương châm “gần dân, hiểu dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin’.

- Thực hiện chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân sỹ, trí thức của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là khâu then chốt trong chiến lược của Đảng về chính sách dân tộc, là yêu cầu cấp bách hiện nay của các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu biết phong tục, tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thì, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc.

2. Những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và nhiệm vụ công tác tôn giáo.

a. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo.

Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

Hai là, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.

Ba là, nội dung cốt lỗi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế -xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, nhưng trước hết và trực tiếp là trách nhiệm của bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo. Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ.

Năm là, theo đạo, truyền đạo và hoạt động tôn giáo phải tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

b. Chính sách cụ thể đối với tôn giáo hiện nay

* Đối với tín đồ các tôn giáo:

- Đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo bình thường, có nơi thờ tự, kinh sách và đồ dùng trong việc đạo, có chức sắc hướng dẫn đạo. Làm cho đồng bào hiểu rõ chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, biết phân biệt tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, tự giác đấu tranh với mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực hù địch phản động. Tôn trọng quyền và nghĩa vụ công dân của tín đồ, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo trong sinh hoạt xã hội, xóa bỏ thành kién đối với người có đạo; thường xuyên củng cố tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân giữa các tín đồ, các tôn giáo, giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, vì sự nghiệp cách mạng và lợi ích chung.

* Đối với các chức năng tôn giáo:

- Được hoạt động theo đúng pháp luật Nhà nước tại nơi mình phụ trách. Các hội được đào tạo, phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác. Các chức sắc và nhà tu hành tiến bộ, gắn bó với dân tộc, tuân thủ luật pháp được tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động xã hội với tư cách quyền và nghĩa vụ công dân …, nếu vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật.

* Đối với các tổ chức giáo hội:

- Các tổ chức giáo hội và hệ phái tôn giáo có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp với luật pháp Nhà nước, có tổ chức phù hợp, có nhân sự bảo đảm tốt về mặt đời và đạo, được Nhà nước xem xét từng trường hợp cụ thể để cho phép hoạt động. Chức sắc phụ trách tôn giáo ở cơ sở chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường… phải đăng ký với chính quyền cơ sở về tổ chức, nhân sự, chương trình hoạt động tôn giáo thường lệ. Mọi hoạt động tôn giáo bất thường ngoài đăng ký đều phải xin phép.

* Đối với các hoạt động xã hội, từ thiện của các tôn giáo:

- Khuyến khích chức sắc tôn giáo, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo tham gia vào thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, các phong trào của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã hội. Hoạt động từ thiện trong khuôn khổ các chương trình chung nhưng không lập tổ chức riêng mà gia nhập hệ thống phúc lợi xã hội công cộng. Giải quyết vấn đề cơ sở vật chất của tôn giáo trên tinh thần vừa tôn trọng nhu cầu chính đáng của tín đồ, vừa bảo đảm lợi ích chung phù hợp với hoàn cảnh thực tế, không ảnh hưởng đến quy hoạch về kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Cơ sở vật chất của tôn giáo đã hiến, nhượng và được sử dụng vào mục đích công ích thì về nguyên tắc không đặt vấn đề trả lại.

* Đối với quan hệ quốc tế và đối ngoại của tôn giáo:

- Quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo phải bảo vệ lợi ích Tổ quốc, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, không để các lực lượng thù địch từ bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ, hoặc lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp các mạng.

- Các tổ chức tôn giáo muốn đặt quan hệ hoặc chính thức tham gia các tổ chức tôn giáo nước ngoài phải xin phép Nhà nước, ngược lại các tổ chức tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam phải được sự thỏa thuận của Nhà nước. Tín đồ nước ngoài sống và làm việc hợp pháp ở Việt Nam được sinh hoạt tín ngưỡng cá nhân theo quy định của Nhà nước. Cấm người nước ngoài vào truyền đạo bất hợp pháp. Việc xuất, nhập cảnh vì lý do tôn giáo và diện trợ nhân đạo có liên quan đến tôn giáo đều phải tuân theo pháp luật của Việt Nam.

c. Nhiệm vụ của công tác tôn giáo

Để làm tốt công tác tôn giáo, thực hiện thắng lợi quan điểm, chính sách của Đảng đối với tôn giáo hiện nay, cần quán triệt và thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

- Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết giữa người có đạo và không có đạo.

- Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo vào xây dựng xã hội mới, động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và chức sắc tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo.

- Khuyến khích các tổ chức tôn giáo, chức sắc và tín đồ tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động từ thiện nhân đạo, giúp đỡ trẻ mồ côi, người khuyết tật theo đúng quy định của pháp luật và nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo.

- Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của đồng bào các tôn giáo.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo.

- Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín, dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân.

III. TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ CỦA DQTV THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG TÌNH HÌNH MỚI

1. Nhiệm vụ của DQTV trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo

- Tiếp tục quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới. Như: học tập quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI; nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) “Về đại đoàn kết dân tộc”, “công tác dân tộc”, “công tác tôn giáo”.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, các tôn giáo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nội dung tuyên truyền vận động phải ngắn gọn, dễ nhớ, dể hiểu, phù hợp với trình độ dân trí, tập quán và lối sống của từng dân tộc, từng tôn giáo.

- Tích cực tham gia xây dựng cơ sở địa phương vùng các dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng-an ninh trong tình hình mới.

- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, khu vực phòng thủ vững chắc ở vùng các dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo.

- Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo đối với DQTV là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, các tôn giáo.

2. Trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ DQTV trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo

- Tích cực học tập nắm vững quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

- Tìm hiểu đặc điểm từng dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nhân dân ở địa phương. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, không được kỳ thị, mặc cảm, xa lánh, đụng chạm đến đức tin của đồng bào. Không xâm phạm, làm hư hỏng đồ thờ cúng, nơi thờ tự của đồng bào.

- Xây dựng tinh thần đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa người có đạo và không có đạo trong nội bộ cơ quan, đơn vị và giữa đơn vị với nhân dân. Không để xảy ra những va chạm giữa đơn vị với nhân dân địa phương vì lý do dân tộc, tôn giáo.

- Đối với DQTV có đạo, trong thời gian phục vụ trong lực lượng, mọi sinh hoạt phải chấp hành nghiêm quy định trong lực lượng DQTV, pháp luật Nhà nước, thường xuyên phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc, kích động làm ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của DQTV, lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Nghiêm cấm các hoạt động tôn giáo dưới bất kỳ hình thức nào trong lực lượng DQTV.

- Tích cực tham gia các hoạt động dân vận tại địa phương; chủ động tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc, tôn giáo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương, xây dựng mối quan hệ đoàn kết quân dân bền vững.

- Kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, truyền đạo trái pháp luật gây mất an ninh trật tự ở địa phương, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Nêu một số đặc điểm về tình hình dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam ?

2. Những quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta ?

3. Trách nhiệm và nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ DQTV trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ CỦA DQTV TRONG VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG XÂY DỰNG CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI  VÙNG TÔN GIÁO

1. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong khuôn khổ chính sách, pháp luật.

Mọi cán bộ, chiến sỹ DQTV không được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Có thái độ đúng đắn với hoạt động tôn giáo. Tôn trọng, ủng hộ những hoạt động ích nước lợi dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, mở mang dân trí, củng cố đoàn kết cộng đồng, hòa nhập và phát triển văn hóa dân tộc, tăng cường lòng yêu Tổ quốc.

Kiên quyết đấu tranh phê phán những hoạt động mê tín dị đoan không lành mạnh, lừa bịp; những hoạt động nguy hại như: Gây chia rẽ trong cộng đồng, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo, những luận điệu gây hoang mang trong quần chúng, những hoạt động tuyên truyền chống phá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống lại sự quản lý của các cấp chính quyền …, dù là đối tượng nào cũng cần phải giáo dục, hoặc xử lý theo pháp luật.

2. Tích cực vận động quần chúng có đạo tham gia sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Vận động quần chúng có đạo thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo, kế hoạch hóa gia đình, phát triển giáo dục, y tế cộng đồng, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác Cần quan tâm đúng mức đến đặc điểm địa phương, đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào có đạo còn gặp nhiều khó khăn. Tuyên truyền vận động, lôi cuốn đồng bào tham gia các phong trào xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, công tác quốc phòng và bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn ở địa phương, cơ sở.

3. Góp phần tích cực đưa mọi tổ chức, hoạt động tôn giáo đúng pháp luật.

Bất cứ người theo tôn giáo nào thì nguồn gốc của họ, quê hương của họ là Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, mọi tín đồ chức sắc và tổ chức giáo hội của các tôn giáo phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích của dân tộc.

DQTV tham gia cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xử lý những vấn đề tôn giáo nhằm bảo đảm cho mọi tôn giáo đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và chịu sự quản lý của chính quyền địa phương, đề cao danh dự và lợi ích của Tổ quốc, tránh những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.

4. Tôn trọng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, tiến bộ, ủng hộ phong trào và các hoạt động yêu nước, đóng góp tích cực cho xã hội; tham gia củng cố, phát triển lực lượng cách mạng quần chúng trong các tôn giáo.

Lựa chọn, phát huy tác dụng của các điển hình tiên tiến, phong trào “người tốt, việc tốt” trong công tác vận động quần chúng, nhằm khẳng định sự đúng đắn, biểu dương những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, tiến bộ; ủng hộ phong trào và các hoạt động yêu nước, đóng góp tích cực cho xã hội, từ đó ngăn chặn đẩy lùi mặt tiêu cực. Muốn vậy, cán bộ, chiến sỹ DQTV phải gần gũi gắn bó với đồng bào có đạo, phải vì lợi ích thiết thân của họ. Nhưng không vì thế mà theo đuôi quần chúng, bỏ mất vai trò trách nhiệm của mình.

Hiện nay trong các tôn giáo đang đẩy mạnh hoạt động từ thiện, nhân đạo như: Đóng góp tiền, của trợ giúp đồng bào bị thiên tai, đói nghèo, cưu mang trẻ em lang thang cơ nhỡ, đóng góp xây dựng trường học, bệnh xá, đường giao thông ở cơ sở, giúp đỡ dạy học cho trẻ em tật nguyền cô đơn, vv… Những việc làm đó chúng ta cần có thái độ ủng hộ, hoan nghêng, biểu dương kịp thời. Phát động được càng nhiều những hoạt động nhân đạo, từ thiện trong các tín đồ, chức sắc là tạo điều kiện cho hoạt động tôn giáo tiến bộ, thiết thực, gắn bó với dân tộc phát triển. Tuy nhiên, cần đề phòng việc lợi dụng làm từ thiện, nhân đạo để phục vụ ý đồ xấu.

Tham gia củng cố, phát triển lực lượng cách mạng quần chúng trong các tôn giáo. Thông qua họ mà chuyển hóa người trung bình và giảm dần số người lạc hậu. Xây dựng người tiên tiến trở thành cốt cán ở cơ sở, thành viên của mặt trận, đoàn viên của các đoàn thể, hội viên của các hội… Từ đó, bồi dưỡng đối tượng trung kiên, tin cậy của Đảng, tích cực phát triển đảng và mở rộng lực lượng chính trị trong quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo.

5. Kiên quyết đấu tranh khắc phục các biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm các thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, của nhân dân.

- Mọi cán bộ, chiến sỹ DQTV phải luôn đứng vững trên lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân để nhận biết một cách rõ ràng đâu là hoạt động tôn giáo lành mạnh, thuần túy và đâu là đội lốp tôn giáo để hoạt động chính trị phản động. Kiên quyết đấu tranh với những hành động lợi dụng tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị, tuyên truyền chống lại các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kích động tín đồ, thổi phồng những mâu thuẫn, xích mích nhỏ, cụ thể thành những vấn đề mang tính chính trị trong quan hệ giữa Nhà nước với giáo hội; tuyên truyền kích động những phần tử xấu, cực đoan gây rối trật tự an ninh xã hội; lôi kéo, tổ chức lực lượng truyền đạo trái phép; mua chuộc các tổ chức hội, đoàn, biến họ thành đội quân xung kích chống chính quyền, gây chia rẽ giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, biến các tổ chức từ thiện, các lớp học do giáo hội tổ chức thành nơi truyền đạo, tuyển chọn “con tin”, bí mật thnàh lập các tổ chức chính trị phản động núp dưới danh nghĩa tôn giáo. Vì vậy, trong quá trình xử lý những hành vi sai phạm cần phân biệt kẻ chủ mưu và người tòng phạm; kẻ cố ý với người bị lợi dụng, người ngộ nhận… để có cách xử lý phù hợp.

- Đấu tranh ngăn chặn và sử lý nghiêm theo pháp luật đối với những hiện tượng bắt tín đồ đóng góp tiền của, công sức trái với quy định của Nhà nước và sai với quy định của giáo luật. Ủng hộ yêu cầu chính đáng (đúng pháp luật và giáo luật) của quần chúng tín đồ thực hiện quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động thu chi của các tổ chức giáo hội, đấu tranh với hiện tượng tham nhũng; thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa các hoạt động kinh tế trong nội bộ các tổ chức giáo hội. Cảnh giác đối với những hiện tượng dùng tiền của để mua chuộc, dụ dỗ, khống chế, ép buộc người theo đạo và cả người không theo đạo, nhất là đối với cán bộ, đảng viên và cốt cán.

- Cần phân biệt các giá trị tốt đẹp của văn hóa tôn giáo, giá trị của văn hóa dân tộc với những cơ sở, hoạt động phản văn hóa để đấu tranh ngăn chặn, xử lý kịp thời những biểu hiện phi văn hóa, hoặc làm phương hại đến bản sắc văn hóa văn tộc.

- Những nghi lễ, kiến trúc, âm nhạc, lễ hội của những người có tín ngưỡng cộng đồng…là những giá trị văn hóa lâu đời được tôn trọng và bảo tồn, góp phần làm phong phú nền văn hóa văn tộc. Chúng ta cần ủng hộ, tham gia đóng góp những sáng kiến để những gía trị văn hóa đó ngày càng có sự đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nói chung, môi trường văn hóa lành mạnh trong các tín đồ nói riêng, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Mọi hoạt động núp dưới danh nghĩa văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại hoặc làm băng hoại những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa của tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng đều phải năn chặn, bài trừ và xử lý nghiêm theo pháp luật.

__________________________________________________________

* Dân tộc là gì ?

Dân tộc là một hình thức cộng đồng người ổn định, bền vững được hình thành trong lịch sử dựa trên 04 cơ sở sau đây:

  1. Có chung một phương thức sản xuất sinh hoạt kinh tế.
  2. Có chung một lãnh thổ là nơi cư trú cho các thành viên của dân tộc mình.
  3. Có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp giữa các thành viên.

4. Có riêng sắc thái, tâm lý, văn hóa kết tinh trong bản sắc văn hóa của dân tộc.

Ví dụ:

- Như ở Việt Nam thì có trồng lúa nước, xuất phát từ điều kiện tự nhiên, từ miền Nam ra miền Bắc đều sản xuất lúa nước. Đó là có chung một phương thức sản xuất sinh hoạt kinh tế.

- Bản đồ Việt Nam có định hình: Đông, Tây, Nam, Bắc. Đó là có chung một lãnh thổ.

1

 

nguon VI OLET