Trường CĐ Ngh Cơ Điện Hà Nội - Lớp Kế Toán 2A

ĐỀ CƯƠNG

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu 1: Trình bày khái niệm của nền sản xuất và yếu tố hình thành của nền sản xuất.

Bài làm:

  • Nền sản xuất:

a. Sản xuất của cải vật chất và vai trò của nó

Sản xuất xã hội và sản xuất của cải vật chất: sản xuất của cải vật chất là khái niệm hẹp

hơn khái niệm sản xuất xã hội. Đứng trên quan điểm duy vật, cái gốc của sản xuất xã hội là sản xuất của cải vật chất của xã hội, vìvậy nói sản xuất xã hội trên mức độ lớn là muốn nói sản xuất của cải vật chất của xã hội.

Khái niệm sản xuất của cải vật chất: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động

tác động vào tự nhiên nhằm biến đổi vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

- Vai trò của sản xuất của cải vật chất:

+ Là hoạt động cơbản nhất trong các hoạt động của con người.

+ Là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội loài người.

+ Là quá trình hoàn thiện bản thân con người.

+ Là cơ sở hình thành và phát triển các chế độ nhà nước, quan điểm luật pháp, đạo đức,

tôn giáo…của con người.

- Từ vai trò của sản xuất của cải vật chất C.Mác và Ăng ghen đã rút ra nguyên lý: sản

xuất của cải vật chất là cơ sở, là điều kiện tiên quyết, tất yếu và vĩnh viễn của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.

Ý nghĩa của nguyên lý:

+ Giúp ta hiểu được nguyên nhân cơ bản trong sự phát triển của nền văn minh nhân

loại qua các giai đoạn lịch sử khác nhau đều bắt nguồn từ sự thay đổi các phương thức sản xuất của cải vật chất.

+ Giúp ta hiểu được nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng trong đời sống xã hội là

xuất phát từ lĩnh vực sản xuất của cải vật chất hay là từ các nguyên nhân kinh tế.

b. Cácyếu tố cơbản của quá trình sản xuất

Xuất phát từ khái niệm sản xuất của cải vật chất, quá trình sản xuất của cải vật chất luôn

có sự tác động qua lại của

* Yếu tố hình thành của nền sản xuất

Sinh viên: Nguyễn Đại Khoa  - 1 -


Trường CĐ Ngh Cơ Điện Hà Nội - Lớp Kế Toán 2A

ĐỀ CƯƠNG

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu 1: Trình bày khái niệm của nền sản xuất và yếu tố hình thành của nền sản xuất.

Bài làm:

  • Nền sản xuất:

a. Sản xuất của cải vật chất và vai trò của nó

Sản xuất xã hội và sản xuất của cải vật chất: sản xuất của cải vật chất là khái niệm hẹp

hơn khái niệm sản xuất xã hội. Đứng trên quan điểm duy vật, cái gốc của sản xuất xã hội là sản xuất của cải vật chất của xã hội, vìvậy nói sản xuất xã hội trên mức độ lớn là muốn nói sản xuất của cải vật chất của xã hội.

Khái niệm sản xuất của cải vật chất: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động

tác động vào tự nhiên nhằm biến đổi vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

- Vai trò của sản xuất của cải vật chất:

+ Là hoạt động cơbản nhất trong các hoạt động của con người.

+ Là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội loài người.

+ Là quá trình hoàn thiện bản thân con người.

+ Là cơ sở hình thành và phát triển các chế độ nhà nước, quan điểm luật pháp, đạo đức,

tôn giáo…của con người.

- Từ vai trò của sản xuất của cải vật chất C.Mác và Ăng ghen đã rút ra nguyên lý: sản

xuất của cải vật chất là cơ sở, là điều kiện tiên quyết, tất yếu và vĩnh viễn của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.

Ý nghĩa của nguyên lý:

+ Giúp ta hiểu được nguyên nhân cơ bản trong sự phát triển của nền văn minh nhân

loại qua các giai đoạn lịch sử khác nhau đều bắt nguồn từ sự thay đổi các phương thức sản xuất của cải vật chất.

+ Giúp ta hiểu được nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng trong đời sống xã hội là

xuất phát từ lĩnh vực sản xuất của cải vật chất hay là từ các nguyên nhân kinh tế.

b. Cácyếu tố cơbản của quá trình sản xuất

Xuất phát từ khái niệm sản xuất của cải vật chất, quá trình sản xuất của cải vật chất luôn

có sự tác động qua lại của

* Yếu tố hình thành của nền sản xuất

Sinh viên: Nguyễn Đại Khoa  - 1 -


Trường CĐ Ngh Cơ Điện Hà Nội - Lớp Kế Toán 2A

ĐỀ CƯƠNG

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu 1: Trình bày khái niệm của nền sản xuất và yếu tố hình thành của nền sản xuất.

Bài làm:

  • Nền sản xuất:

a. Sản xuất của cải vật chất và vai trò của nó

Sản xuất xã hội và sản xuất của cải vật chất: sản xuất của cải vật chất là khái niệm hẹp

hơn khái niệm sản xuất xã hội. Đứng trên quan điểm duy vật, cái gốc của sản xuất xã hội là sản xuất của cải vật chất của xã hội, vìvậy nói sản xuất xã hội trên mức độ lớn là muốn nói sản xuất của cải vật chất của xã hội.

Khái niệm sản xuất của cải vật chất: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động

tác động vào tự nhiên nhằm biến đổi vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

- Vai trò của sản xuất của cải vật chất:

+ Là hoạt động cơbản nhất trong các hoạt động của con người.

+ Là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội loài người.

+ Là quá trình hoàn thiện bản thân con người.

+ Là cơ sở hình thành và phát triển các chế độ nhà nước, quan điểm luật pháp, đạo đức,

tôn giáo…của con người.

- Từ vai trò của sản xuất của cải vật chất C.Mác và Ăng ghen đã rút ra nguyên lý: sản

xuất của cải vật chất là cơ sở, là điều kiện tiên quyết, tất yếu và vĩnh viễn của sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.

Ý nghĩa của nguyên lý:

+ Giúp ta hiểu được nguyên nhân cơ bản trong sự phát triển của nền văn minh nhân

loại qua các giai đoạn lịch sử khác nhau đều bắt nguồn từ sự thay đổi các phương thức sản xuất của cải vật chất.

+ Giúp ta hiểu được nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng trong đời sống xã hội là

xuất phát từ lĩnh vực sản xuất của cải vật chất hay là từ các nguyên nhân kinh tế.

b. Cácyếu tố cơbản của quá trình sản xuất

Xuất phát từ khái niệm sản xuất của cải vật chất, quá trình sản xuất của cải vật chất luôn

có sự tác động qua lại của

* Yếu tố hình thành của nền sản xuất

Sinh viên: Nguyễn Đại Khoa  - 1 -


Trường CĐ Ngh Cơ Điện Hà Nội - Lớp Kế Toán 2A

Có 3 yếu tố cơ bản

sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.

- Sức lao động

+ Khái niệm: Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng

trong quá trình lao động, là khả năng lao động của con người, là điều kịên cơ bản của sản

xuất ở bất cứ xã hội nào.

+ Phân biệt sức lao động với lao động: Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động,

lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người; là hoạt động đặc trưng riêng của con người.

+ Vai trò của sức lao động, lao động trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã

hội: trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vai trò của sức lao động, của nhân tố con người ngày càng tăng lên, con người giữ vai trò quyết định nhất đối với quá trình sản xuất, con người vừa là động lực, vừa là mục đích cuối cùng của sự phát triển kinh tế xã hội. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang đặt ra những yêu cầu mới ngày càng cao đối với sức lao động, đòi hỏi phải nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụcủa người lao động một cách tương ứng.

-Đối tượnglao động

+ Khái niệm: Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con

người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Nó chính là yếu tố vật chất của sản phẩm tương lai.

+ Phân loại:

Loại có sẵn trong tự nhiên: là những vật mà lao động của con người chỉ cần tách nó ra

khỏi môi trường tồn tại của nó là có thể sử dụng được. VD: cá ở biển, gỗ ở trong rừng nguyên thuỷ, khoáng sản trong lòng đất, cát ở dưới sông,…Loại này thường là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp khai thác và có xu hướng cạn kiệt dần trong tương lai.

Loại đã qua chế biến: là những vật mà đã có sự tác động của lao động trước đó của con

người, gọi là nguyên liệu. VD: sắt trong nhà máy, gỗ trong xưởng mộc, xi măng, gạch mới ra lò…Loại này thường là đối tượng của ngành công nghiệp chế biến và có xu hướng ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Chẳng hạn việc tạo ra nhiều vật liệu mới có các tính năng mới, có chất lượng tốt hơn vật liệu truyền thống, song cơ sở của các vật liệu nhân tạo này vẫn có nguồn gốc từ tựnhiên, vẫn lấy ra từđất và lòng đất.

Sinh viên: Nguyễn Đại Khoa  - 1 -


Trường CĐ Ngh Cơ Điện Hà Nội - Lớp Kế Toán 2A

- Tư liệu lao động

+ Khái niệm: là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động

của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm phù hợp nhu cầu của con người. Ví dụ: cưa gỗ, dao thái thịt…

+ Kết cấu tưliệu lao động gồm:

Công cụ lao động

Đây là bộ phận truyền dẫn trực tiếp sự tác động của con người vào

đối tượng lao động. Công cụ lao động giữ vai trò là xương cốt, bắp thịt của sản xuất, quyết định năng suất lao động của con người. VD: hòn đá, cái gậy là công cụ lao động của người nguyên thuỷ; cái cày, cái cuốc là công cụ lao động của người nông dân trong nền sản xuất nhỏ lạc hậu; máy móc cơkhí, máy móc tựđộng là công cụ lao động trong nền sản xuất hiện đại…

Hệ thống bình chứa của sản xuất. Những đồ dùng để chứa đựng, bảo quản đối tượng lao động và sản phẩm của lao động như bình , lọ, chai,… Kết cấu hạ tầng của sản xuấtlà bộ phận phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất như: nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, băng truyền, đường xá, các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc…Trong các yếu tố hợp thành tư liệu lao động thì công cụ lao động có ý nghĩa quyết định nhất. Trình độ phát triển của công cụlao động phản ánh trình độnền sản xuất xã hội, là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng cũng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong sản xuất hiện đại. Kết cấu hạ tầng có tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Trình độ tiên tiến hay lạc hậu của kết cấu hạ tầng sản xuất sẽ thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng là một trong số các chỉtiêu khi đánh giá trình độ phát triển của một nước hiện nay.

Câu 2: Trình bày những nội dung cơ bản của PTSX(LLSX, QHSX,PTSXHH)

Bài làm:

Để tiến hành lao động sản xuất con người phải giải quyết 2 mối quan hệ có tác động lẫn nhau, đó là quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất (mặt tự nhiên của sản xuất – lực lượng sản xuất ) và quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất (mặt xã hội của sản xuất – quan hệ sản xuất). Sự thống nhất giữa 2 mặt của nền sản xuất xã hội là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gọi là phương thức sản xuất xã hội. Do đó, sản xuất của cải vật chất được tiến hành trong các phương thức sản xuất cụthể.

Sinh viên: Nguyễn Đại Khoa  - 1 -


Trường CĐ Ngh Cơ Điện Hà Nội - Lớp Kế Toán 2A

* Lực lượng sản xuất: là toàn bộ những năng lực sản xuất của một quốc gia ở một thời

kỳ nhất định. Nó biểu biện mối quan hệ tác động của con người với tự nhiên, trình độ hiểu biết tự nhiên và năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất.

- Lực lượng sản xuất gồm có:

- Tiêu chí đánh giá sự phát triển của lực lượng sản xuất: các yếu tố hợp thành của lực

lượng sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự phát triển của toàn bộ các yếu tố hợp thành, trong đó trình độ của công cụlao động và trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật, chuyên môn, kỹ năng của người lao động là những nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất. Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở tiêu chí chung nhất là năng suất lao động xã hội.

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

Tư liệu sản xuất hệ thống bình chứa, ống dẫn ,Thể lựcTư liệu lao động, Đối tượng lao động, Đã qua chế biến, Có sẵn trong tự nhiên, Trí lựcNgười lao động,Công cụ lao động, Kết cấu hạ tầng của sản xuất

Quan hệ sản xuất:

là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất của cải vật chất xã hội.

- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.

- Quan hệ sản xuất là quan hệgiữa người với người thểhiện trên 3 mặt chủyếu:

+ Quan hệ về sở hữu các tưliệu sản xuất chủyếu của xãhội (quan hệsởhữu)

+ Quan hệ về tổ chức, quản lýsản xuất (quan hệquản lý)

+ Quan hệ về phân phối sản phẩm xãhội (quan hệphân phối)

Ba mặt trên của quan hệ sản xuất có quan hệ tác động lẫn nhau, trong đó quan hệ sở hữu

giữ vai trò quyết định, chi phối quan hệ quản lý và phân phối. Tuy nhiên, quan hệ quản lý và phân phối cũng có tác động trởlại quan hệ sở hữu. Quan hệ sản xuất trong tính hiện thực của nó biểu hiện thành các phạm trù, qui luật kinh tế.

Sinh viên: Nguyễn Đại Khoa  - 1 -


Trường CĐ Ngh Cơ Điện Hà Nội - Lớp Kế Toán 2A

  • Phương thức sản xuất:

Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong sự thống nhất biện chứng này, quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tức là lực lượng sản xuất quyết định quan hệsản xuất (trình độ lực lượng sản xuất qui định các hình thức tổ chức kinh tế như phân công laođộng, hiệp tác, tập trung sản xuất…đòi hỏi những hình thức sở hữu, quản lý, phân phối sản phẩm phù hợp). Quan hệ sản xuất tồn tại khách quan, con người không thể tự chọn quan hệ sản xuất một cách chủ quan, duy ý chí, quan hệ sản xuất do tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất xã hội qui định. Quan hệ sản xuất lại có tác động trở lại lực lượng sản xuất (thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nếu nó phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất trong trường hợp ngược lại) Đây là qui luật kinh tếchung của mọi phương thức sản xuất.

Trong phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất là yếu tố thường xuyên biến đổi,

phát triển. Bởi vì, khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng làm cho tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ sản xuất ngày càng tiên tiến, hiện đại.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định đòi hỏi quan hệ sản xuất phù hợp. Chẳng hạn, với trình độ kỹ thuật thủ công, thô sơ thì nền sản xuất xã hội chưa thể chuyên môn hoá sâu và hiệp tác hoá chặt chẽgiữa các đơn vịsản xuất được, các đơn vịsản xuất phân tán, nhỏ bé, độc lập với nhau và mang nặng tính chất tự cấp, tự túc. Còn trong nền sản xuất máy móc thì sản xuất được tập trung thành các xí nghiệp lớn, các liên hiệp xí nghiệp, công ty, các khu công nghiệp lớn, các xí nghiệp được chuyên môn hoá sâu và hiệp tác, phụ thuộc vào nhau chặt chẽ. Quan hệ kinh tế - tổ chức phản ánh trực tiếp tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất xã hội và độc lập tương đối với các hình thái kinh tế xã hội. Ví dụ, việc sản xuất theodây chuyền, các hình thức phân công, hợp tác sản xuất, các hình thức tổ chức xí nghiệp…dựa trên trình độkỹ thuật tương ứng chứkhông phụthuộc vào chế độ xã hội nào.

Câu 3: Trình bày đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của bộ môn kinh tế chính trị ?

Bài làm

  1. Đối tượng nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin được xác định dựa trên quan điểm duy vật lịch sử: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội.

Sinh viên: Nguyễn Đại Khoa  - 1 -


Trường CĐ Ngh Cơ Điện Hà Nội - Lớp Kế Toán 2A

- Kinh tế chính trị là khoa học xã hội, có đối tượng nghiên cứu là: quan hệ sản xuất

trong sựtác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

- Mục đích nghiên cứu: tìm ra bản chất của các hiện tượng, các quá trình kinh tế, phát

hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài

người.

+ Các phạm trù kinh tế: hàng hoá, tiền tệ, giá trị…là những khái niệm phản ánh bản

chất của những hiện tượng kinh tế.

+ Các qui luật kinh tế: qui luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh…phản ánh những mối liên

hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên lặp đi, lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

Tính chất của qui luật kinh tế mang tính khách quan và có tính lịch sử, chỉ xuất hiện,tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định và mất đi khi điều kiện đó không còn. Con người không thể sáng tạo hay thủ tiêu qui luật kinh tế mà chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụng qui luật kinh tế để phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình. Qui luật kinh tế chi phối các hiện tượng và quá trình kinh tế.

Khác với qui luật tự nhiên, qui luật kinh tế là qui luật xã hội, nó chỉ có thể phát sinh

tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người. Nếu nhận thức đúng và hành động theo qui luật kinh tế sẽ mang lại hiệu quả, ngược lại sẽ phải chịu những tổn thất. Phân loại qui luật kinh tế đặc thù: chỉ tồn tại trong một, một số phương thức sản xuất nhất định (qui luật giá trị, qui luật lưu thông tiền tệ…); qui luật kinh tế chung: tồn tại trong mọi phương thức sản xuất (qui luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển.

  1. Phương pháp nghiên cứu :

a. Phươngpháp biện chứngduyvật

Trong kinh tế chính trị phương pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tượng, các quá

trình kinh tế phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích luỹ những biến đổi vềlượng dẫn đến những biến đổi vềchất.

b. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học

Khác với các môn khoa học tự nhiên, kinh tế chính trị không thể tiến hành các phương

pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm mà chỉ có thể thử nghiệm trong đời sống hiện

thực, trong các quan hệ xã hội hiện thực. Do đó, phương pháp quan trọng của kinh tế chính trị là trừu tượng hoá khoa học.Phương pháp này đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó. Từ

Sinh viên: Nguyễn Đại Khoa  - 1 -


Trường CĐ Ngh Cơ Điện Hà Nội - Lớp Kế Toán 2A

 đó tìm ra bản chất của các hiện tượng, các quá trình kinh tế, hình thành các phạm trù và phát hiện ra qui luật phản ánh những bản chất đó.

Chú ý khi sử dụng phương pháp này: là việc xác định giới hạn của trừu tượng hoá. Tức

là việc loại bỏ những cái cụ thể nằm trên bề mặt của cuộc sống phải bảo đảm tìm ra được mối quan hệ bản chất giữa các hiện tượng duới dạng thuần tuý nhất của nó; đồng thời phải bảo đảm không làm mất nội dung hiện thực của các quan hệ được nghiên cứu; không được tuỳ tiện loại bỏ cái không được phép loại bỏ, hoặc ngược lại, giữ lại cái đáng loại bỏ. Giới hạn của phép trừu tượng hoá được qui định bởi chính đối tượng nghiên cứu. Trừu tượng hoá khoa học gắn liền với quá trình nghiên cứu đi từ cụ thể đến trừu tượng,

nhờ đó nêu lên những khái niệm, phạmtrù và vạch ra những mối quan hệgiữa chúng phải được bổ sung bằng một quá trình ngược lại - đi từ trừu tượng đến cụ thể. Cái cụ thể này không còn là những hiện tượng hỗn độn, ngẫu nhiên màlàbức tranh có tính qui luật của đời sống xã hội.

c. Cácphương pháp khác

- Phương pháp logic kết hợp với lịch sử

- Phương pháp phân tích và tổng hợp.

- Phương pháp toán học, thống kê, môhình hoá các quá trình kinh tế.

 3. Chức năng của bộ môn kinh tế chính trị ?

a. Chức năngnhận thức

- Là chìa khoá để nhận thức lịch sử phát triển của sản xuất vật chất và lịch sử phát triển

của xã hội loài người nói chung, vềCNTB nói riêng

- Là cơ sởkhoa họccho sựnhận thức sâu sắc đường lối, chính sách kinh tế.

b. Chức năng tư tưởng

- Xây dựng thế giới quan cách mạng và niềm tin sâu sắc của người học vào cuộc đấu

tranh của giai cấp công nhân nhằm xoá bỏ áp bức bóc lột giai cấp và dân tộc, xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN.

- Kinh tếchính trịMác - Lênin cùng với các bộ phận hợp thành khác của chủ nghĩa Mác  Lênin, là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, xây dựng chếđộxãhội mới.

c. Chức năng thực tiễn

- Đề ra đường lối, chính sách kinh tế nhằm tác động vào hoạt động kinh tế, định hướng

Sinh viên: Nguyễn Đại Khoa  - 1 -


Trường CĐ Ngh Cơ Điện Hà Nội - Lớp Kế Toán 2A

cho sự phát triển kinh tế;

- Giải thích những hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tiễn.

d. Chức năngphương pháp luận

Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho các khoa học kinh tế, trong đó có các khoa học

kinh tế ngành như kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, vận tải, lao động, tài chính, lưu

thông tiền tệvàtín dụng…

2. Quan hệgiữa Kinh tếchính trịMác – Lênin với các khoa học kinh tếkhác

Kinh tế chính trị nghiên cứu toàn diện và tổng hợp quan hệ sản xuất trong sự tác động

qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng, nghiên cứu quá trình sản xuất của cải vật chất nhưng không phải là sản xuất của những đơn vị, cá nhân riêng biệt mà là nền sản xuất có tính chất xã hội, có tính chất lịch sử. Kinh tế chính trị đi sâu vào các mối liên hệ bản chất bên trong của các hiện tượng và quá trình kinh tế, vạch ra các qui luật chung của sự vận động của một phương thức sản xuất nhất định. Các môn khoa học kinh tế khác chỉ nghiên cứu trong phạm vicủa từng ngành, từng lĩnh

vực kinh tế cụ thể, nó dựa trên những nguyên lý, qui luật mà kinh tế chính trị nêu ra để phân tích những qui luật vận động riêng của từng ngành, từng lĩnh vực cụthể.

Kinh tế chính trị là cơ sở cho các khoa học kinh tế khác nhau, còn các khoa học kinh tế

cụ thể lại bổ sung, cụ thể hoá và làm giàu thêm những nguyên lý và qui luật chung của kinh tếchính trị.

3. Sựcần thiết học tập môn kinh tếchính trịMác - Lênin

- Giúp người học hiểu được bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, nắm được

các qui luật kinh tế chi phối sự vận động và phát triển kinh tế. Phát triển lý luận kinh tế, vận dụng lý luận đó vào thực tế, hành động theo qui luật, tránh bệnh chủquan, giáođiều duy ý chí.

- Là cơ sởcho người học hình thành tưduy kinh tế.

- Giúp cho người học có khảnăng hiểu được một cách sâu sắc các đường lối, chiến lược

phát triển kinh tế của đất nước và các chính sách kinh tế cụ thể của Đảng và nhà nước ta, tạo niềm tin có cơ sởkhoa học vào đường lối, chiến lược, chính sách đó.

- Giúp người học có niềm tin sâu sắc vào con đường XHCN mà Đảng và nhân dân đã

lựa chọn (trên cơ sở hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các phương thức sản xuất, các hình thái kinh tếxã hội.)

Sinh viên: Nguyễn Đại Khoa  - 1 -


Trường CĐ Ngh Cơ Điện Hà Nội - Lớp Kế Toán 2A

Câu 4: Trình bày khái niệm, điều kiện ra đời, các ưu thế của sản xuất hàng hoá.
Bài làm:
1. Trước hết, để hiểu sản xuất hàng hoá, ta cần hiểu thế nào là kinh tế tự nhiên. Kinh tế tự nhiên là kiểu sản xuất tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra nhằm thoả mãn nhu cầu của người trực tiếp sản xuất ra nó. Kiểu sản xuất này gắn liền với nền sản xuất nhỏ, lực lượng lao động phát triển thấp, phân công lao động kém phát triển.
Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức sản xuất trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp sản xuất mà đáp ứng nhu cầu của XH thông qua trao đổi mua bán.
2. Để sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại cần có hai điều kiện:
Thứ nhất là phải có sự phân công lao động XH, tức là có sự chuyên môn hoá sản xuất, phân chia lao động XH vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác. Sự phân chia lao động XH sẽ làm cho việc trao đổi sản phẩm trở nên tất yếu vì khi đó mỗi người khi đó sẽ chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩm trong khi họ có nhu cầu sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó, tất yếu dẫn đến trao đổi mua bán. Sự phân công lao động cũng làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến.. Đây là tiền đề, cơ sở cho sản xuất hàng hoá.
Thứ hai là phải có sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất về mặt kinh tế, tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất, độc lập nhất định. Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối. Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.
Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện trên sẽ không có sản xuất hàng hoá.
3. So với sản xuất tự cung tự cấp thì sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn.
Do sản xuất hàng hoá dựa trên sự phân công lao động XH, chuyên môn hoá sản xuất nên nó khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sản xuất hàng hoá cũng tác động trở lại làm cho phân công lao động XH, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của XH được đáp ứng đầy đủ hơn.
Trong nền sản xuất hàng hoá, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nguồn lực và nhu cầu của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực XH. Từ đó, tạo điều kiện cho việc ứng dụng những thành tựu KH – KT vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển từ

Sinh viên: Nguyễn Đại Khoa  - 1 -

nguon VI OLET