TuyÓn tËp mét sè bµi v¨n hay

 

§Ò 1: Ph©n tÝch vµ nªu c¶m nghÜ cña em sau khi hc bài “Phong cách Hồ Chí Minh” cña Lª Anh Trµ.

 

 

 Phong c¸ch Hå ChÝ Minh” rót trong bµi “Phong c¸ch Hå ChÝ Minh, c¸i vÜ ®¹i g¾n víi c¸i gi¶n dÞ” cña Lª Anh Trµ in trong cuèn s¸ch “Hå ChÝ Minh vµ v¨n ho¸ ViÖt Nam” – n¨m 1990.

 LuËn ®iÓm thø nhÊt mµ ng­êi viÕt nªu lªn lµ tÇm s©u réng vèn tri thøc v¨n hãa cña Hå ChÝ Minh. Do ®©u mµ cã vèn tri thøc v¨n hãa Êy ? Hå ChÝ Minh cã mét cuéc sèng phong phó, s«i næi. Ng­êi “®· tiÕp xóc” víi v¨n ho¸ nhiÒu n­íc ë ph­¬ng §ong vµ ph­¬ng T©y. Ng­êi “®· ghÐ l¹i” nhiÒu h¶i c¶ng, “®· th¨m” c¸c n­íc ch©u Phi, ch©u ¸, ch©u mÜ. Ng­êi “®· sèng dµi ngµy” ë Anh, ë Ph¸p. Lóc lµm båi, lóc cuèc tuyÕt, lóc lµm nghÒ röa ¶nh.....ChÕ Lan Viªn còng ®· cã lÇn viÕt:

“§êi båi tµu lªnh ®ªnh theo sãng bÓ,

Ng­êi ®i hái kh¾p bãng cê ch©u MÜ, ch©u Phi

Nh÷ng ®Êt tù do, nh÷ng trêi n« lÖ

Nh÷ng con ®­êng c¸ch m¹ng ®ang t×m ®i”.

( “Ng­êi ®i t×m h×nh cña n­íc” )

 Ng­êi “nãi vµ viÕt th¹o ” nhiÒu ngo¹i ng÷ nh­ Ph¸p, Anh, Hoa, Nga....Cuéc ®êi Ng­êi®Çy tru©n chuyªn ”. Ng­êi “®· lµm nhiÒu nghÒ”, vµ ®Æc biÖt lµ “®Õn ®©u Ng­êi còng häc hái, t×m hiÓu v¨n hãa, nghÖ thuËt ®Õn mét møc kh¸ uyªn th©m”. Hå ChÝ Minh “®· tiÕp thu” mäi c¸i hay c¸i ®Ñp cña c¸c nÒn v¨n hãa, vµ “®· nhµo nÆn” víi c¸i gèc v¨n hãa d©n téc ®É thÊm s©u vµo hån m×nh, m¸u thÞt m×nh, nªn ®· trë thµnh “mét nh©n c¸ch rÊt ViÖt Nam, mét lèi sèng rÊt b×nh dÞ, rÊt ViÖt Nam, rÊt ph­¬ng §«ng, nh­ng còng ®ång thêi rÊt míi, rÊt hiÖn ®¹i:. C¸ch lËp luËn chÆt chÏ, c¸ch nªu luËnx¸c ®¸ng, lèi diÔn ®¹t tinh tÕ cña Lª Anh T ®· t¹o nªn søc thuyÕt phôc lín.

 LuËn ®iÓm thø hai mµ t¸c gi¶ ®­a ra lµ lèi sèng rÊt b×nh dÞ, rÊt ph­¬ng §«ng, rÊt ViÖt Nam cña Hå ChÝ Minh. Lª Anh Trµ ®· sö dông ba luËn  cø (n¬i ë, trang phôc, c¸ch ¨n mÆc) ®Ó gi¶i thÝch vµ chøng minh cho luËn ®iÓm nµy. C¸i “cung ®iÖn” cña vÞ Chñ tÞch n­íc lµ mét chiÕc nhµ sµn nhá b»ng gç bªn c¹nh chiÕc ao. ChØ vÎn vÑn cã vµi phßngtiÕp kh¸ch, häp Bé chÝnh trÞ, lµm viÖc vµ ngñ”, ®å ®¹c “rÊt méc m¹c, ®¬n s¬”. Trang phôc cña Ng­êihÕt søc gi¶n dÞ víi bé quÇn ¸o bµ ba n©u, chiÕc ¸o trÊn thñ, ®«i dÐp lèp “ th« s¬ nh­ cña c¸c chiÕn sÜ tr­êng S¬n”. C¸ch ¨n uèng cña Hå ChÝ MinhrÊt ®¹m b¹c”: c¸ kho, rau luéc, d­ ghÐm, cµ muèi, ch¸o hoa..., ®ã lµnh÷ng mãn ¨n d©n téc kh«ng chót cÇu k×”. Nh÷ng luËn cø mµ ng­êi viÕt nªu ra kh«ng cã g× míi. NhiÒu ng­êi ®· nãi, ®· viÕt, nhiÒu håi kÝ ®· ®Ó l¹i mµ ta ®· biÕt. Nh­ng Lª Anh Trµ ®· viÕt mét c¸ch gi¶n dÞ, th©n mËt, tr©n träng vµ ca ngîi.

 PhÇn cßn l¹i, t¸c gi¶ ®· b×nh luËn phong c¸ch Hå ChÝ Minh. So s¸nh víi cuéc sèng cña mét vÞ l·nh tô, mét vÞ tæng thèng, mét vÞ vua hiÒn..., råi «ng ng¹c nhiªn kh¼ng ®Þnh Hå ChÝ Minh ®·sèng ®Õn møc gi¶n dÞ vµ tiÕt chÕ  nh­ vËy:. Lª Anh Trµ “bÊt gi¸c nghÜ ®Õn”, liªn t­ëng ®Õn NguyÔn Tr·i vµ NguyÔn BØnh Khiªm, trÝch dÉn hai c©u th¬ cña Tr¹ng Tr×nh: “Thu ¨n m¨ng tróc, ®«ng ¨n gi¸ - Xu©n t¾m hå sen, h¹ t¾m ao” ®Ó ®i tíi ca ngîi nÕp sèng gi¶n dÞ vµ thanh ®¹m cña Hå ChÝ Minh, cña c¸c vÞ danh nho kh«ng ph¶i lµ “tù thÇn th¸nh hãa, tù lµm cho kh¸c ®êi”, mµ lµ “lèi sèng thanh cao, mnét c¸ch di d­ìng tinh thÇn, mét quan niÖm thÈm mÜ vÒ cuéc sèng, cã kh¶ n¨ng ®em l¹i h¹nh phóc, thanh cao cho t©m hån vµ thÓ x¸c”.

 Tãm l¹i, Lª Anh Trµ ®· lËp luËn mét c¸ch chÆt chÏ, nªu lªn nh÷ng luËn cø x¸c thùc, chän läc, tr×nh bµy khóc chiÕt víi tÊt c¶ tÊm lßng ng­ìng mé, ngîi ca “Nhµ v¨n hãa lín, nhµ ®¹o ®øc lín, nhµ c¸ch m¹ng lín, nhµ chÝnh trÞ lín ®· quyÖn chÆt víi nhau trong con ng­êi Hå ChÝ Minh, mét con ng­êi rÊt gi¶n dÞ, mét con ng­êi ViÖt Nam gÇn gòi víi mäi ng­êi”.

 §äc bµi viÕt cña Lª Anh Trµ, chóng ta häc tËp ®­îc bao nhiªu ®iÒu tèt ®Ñp vÒ phong c¸ch Hå ChÝ Minh, vÞ l·nh tô kÝnh yªu cña d©n téc.

 

--------------------------------------------

 

Đề 2. Em hãy Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Người ra đi năm 1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc. Có nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác, và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất sắc nhất. Chúng ta hãy cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

....

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Năm 1976, sau ngày đất nước ta được hoàn toàn giải phóng, lăng Bác được khánh thành. Nhà thơ Viễn Phương từ miền Nam đã ra thăm lăng Bác. Cảm xúc dâng trào, nhà thơ đã làm một bài thơ như một lời bộc bạch chân tình của hàng triệu người con miền Nam với Bác. Đây là một bài thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa, làm cho người đọc xúc động.

Hai khổ thơ đầu là những dòng cảm xúc ban đầu của nhà thơ khi được lần đầu đến thăm lăng Bác: một chút tự hào, xen lẫn vui sướng, lẫn xúc động khi sắp đc kề cận bên Ng` cha thân yêu của dân tộc.Bằng những hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi, nhôn ngữ bình dị mà hàm súc, tinh tế, đoạn thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc vô cùng sâu sắc.

Hai khổ cuối bài thơ như những nốt nhạc du dương, trầm bổng, réo rắt như tấm lòng tha thiết yêu mến của nhà thơ với Bác. Bằng những ngôn từ ẩn dụ đặc sắc,từ ngữ bình dị mà giàu sức gợi, câu thơ đã khơi gợi trong lòng người đọc những rung động sâu sắc và đáng quý.

Bài thơ được phân chia theo bố cục thời gian, và khổ thơ đầu tiên nói về cảm xúc của tác giả khi nhìn thấy lăng Bác từ xa.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

Câu thơ đầu tiên thật ngắn gọn nhưng nó lại là một lời tâm sự chân tình của nhà thơ cũng như hàng triệu người con miền Nam. Một tiếng “con” thật ấm áp, gần gũi, thể hiện lòng kính yêu to lớn đối với Bác. Bác thật gần gũi với người dân, như là một vị cha già của dân tộc. “Con ở miền Nam” - mấy tiếng ấy bao hàm một nỗi đau và một niềm tự hào. Miền Nam gian khổ và anh hùng, miền Nam đi trước về sau, miền Nam thành đồng Tổ quốc, miền Nam vừa chiến thắng kẻ thù hung bạo trở về trong đại gia đình Việt Nam đây Bác ơi! Nhà thơ mong nhìn thấy Bác một lần sau khi đất nước đã giải phóng nhưng thật đau xót, Bác đã không còn. Vì vậy, từ “viếng” đã được nhà thơ thay bằng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau cũng như bày tỏ niềm tin rằng Bác vẫn sống mãi.

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Đập vào mắt nhà thơ là hình ảnh hàng tre xanh ngắt trước lăng Bác. Cây tre - biểu tượng cho sự bất khuất, kiên cường nhưng giản dị, thanh cao của người dân Việt Nam – đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lòng tác giả trước khi bước vào lăng Bác. Hàng tre bát ngát – Hàng tre xanh xanh – Hàng tre Việt Nam: hàng tre bao đời như một dấu hịêu đặc biệt của dân tộc. Hàng tre trùm bóng mát rượi lên bao thế hệ cuộc đời, hàng tre mang bao phẩm chất của con người Tổ quốc ta: dẻo dai, đoàn kết, bất khuất, kiên cường. Ở Bác có tất cả những gì mà những con người Việt Nam từng có, cũng cái dấu hiệu xanh tươi sự sống ấy, cũng cái kiên cường “đứng thẳng hàng” trong “bão táp mưa sa” ấy. Dân tộc ta thật sự có sức sống mãnh liệt, cho dù những thử thách của thiên nhiên, của lịch sử có khắc nghiệt cách mấy thì vẫn kiên cường chống chọi, và vẫn cố gắng đứng thẳng chứ nhất quyết không chịu bị bẻ cong. Hàng tre đứng đó, bên lăng Bác như ru giấc ngủ ngàn thu của Bác, gắn bó mãi mãi với Bác như dân tộc Việt Nam vẫn kính trọng Bác mãi mãi.

Đến gần lăng Bác, xếp hàng vào viếng thì tác giả có thêm nhiều cảm xúc mới.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hai câu thơ sinh động với nhiều hình ảnh gợi cảm được tạo nên từ những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau. Một mặt trời thực đi qua trên lăng, là mặt trời của tự nhiên, của muôn loài, soi sáng cho muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới. Từ mặt trời thật ấy, một mặt trời ẩn dụ khác hiện ra trong lăng, rất đỏ. Bác nằm trong lăng với ánh sáng đỏ xung quanh như một mặt trời. Bác tồn tại vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Việt Nam như sự tồn tại của một mặt trời thật. Bác soi sáng đường cho dân tộc ta đi, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giành độc lập của Tổ quốc. Bác giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ, trở thành một con người tự do để bây giờ được hạnh phúc. Công lao của Bác đối với dân tộc ta cũng như mặt trời, to lớn không kể xiết. Bác là một mặt trời. Cái ẩn dụ mặt trời ở đây không biết đã đủ nói về Bác chưa ?. Không, nếu nói Bác là mặt trời thì phải nhấn mạnh thêm cho rõ cái đặc tính của vầng mặt trời ấy: rất đỏ. Cái mặt trời đang tỏa sáng trên cao kia, cái mặt trời của thiên nhiên, tượng trưng của nguồn nóng, nguồn sáng, nguồn sự sống ấy, không phải bao giờ cũng nguyên vẹn thế đâu, không phải lúc nào cũng ấm nóng thế đâu! Vầng mặt trời ấy có thể bị bóng đêm lấn át. Nhưng vầng mặt trời Bác Hồ của ta thì mãi mãi đỏ thắm, mãi mãi là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi đường cho con người Việt Nam. Hôm nay có hai mặt trời chiếu rọi trên đường đời: một mặt trời tỏa sáng trước mặt, một mặt trời tỏa sáng tâm hồn…Như mặt trời kia, Bác thuộc về vĩnh cửu. Bác sẽ sống mãi trong lòng mỗi con người Việt Nam.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

Cùng với mặt trời đi qua trên lăng, ngày ngày dòng người vẫn đi qua lăng trong thương nhớ. Điệp ngữ “ngày ngày” ý nói rằng nhân dân ta mãi luôn ghi nhớ công lao to lớn của Bác, mãi mãi là như vậy. Nhịp thơ của đoạn chậm, diễn tả đúng tâm trạng khi đứng xếp hàng trước lăng chờ đến lượt vào, ngậm ngùi tưởng nhớ đến Bác đã khuất. Tuy vậy, nhịp thơ chầm chậm như bước chân người đi trong cuộc tưởng niệm mà sao câu thơ vẫn không buồn ? Phải rồi. Chúng ta không làm cái việc tưởng niệm bình thường với Bác như một người đã khuất. Dòng người đang đi đây là đang đi trong cuộc hành trình ngợi ca vinh quang của Bác. Và tràng hoa vinh quang này không phải được kết bằng những bông hoa bình thường như mọi tràng hoa vinh hiển khác trên đời đâu. Tràng hoa đây là một hình ảnh ẩn dụ của tác giả, đó chính là những đoá hoa thật sự của đời, là đàn con mà Bác đã cố công tạo nên suốt bảy mươi chín mùa xuân Bác sống trên đời. Những bông hoa trong vườn Bác nay đã lớn lên, nở rộ ngát hương kính dâng lên Bác.

Vào bên trong lăng Bác, thấy Bác đang nằm đó, nhà thơ lại một lần nữa cố giấu tiếng nấc nghẹn ngào:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Khung cảnh bên trong lăng thật êm dịu, thanh bình. Lúc này, trước mặt mọi người chỉ có hình ảnh Bác. Bác nằm đó trong giấc ngủ vĩnh hằng. Bác mất thật rồi sao? Không đâu. Bác chỉ nằm đó ngủ thôi, Bác chỉ ngủ thôi mà! Suốt bảy mươi chín năm cống hiến cho đất nước, bây giờ đất nước đã bình yên, Bác phải được nghỉ ngơi chứ. Bao quanh giấc ngủ của Bác là một “vầng trăng sáng dịu hiền”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho những năm tháng làm việc của Bác, lúc nào cũng có vầng trăng bên cạnh bầu bạn. Từ giữa chốn tù đày, đến “cảnh khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi “nguyên tiêu”…Tuy vậy, Bác chưa bao giờ thảnh thơi để ngắm trăng đúng nghĩa. Khi thì “trong tù không rựơu cũng không hoa”, khi thì “việc quân đang bận”. Chỉ có bây giờ, trong giấc ngủ yên, vầng trăng ấy mới thật sự là vầng trăng yên bình, để Bác nghỉ ngơi và ngắm. Trăng dịu hiền, soi sáng hình ảnh Bác. Nhìn Bác ngủ ở đấy thật bình yên, nhưng có một sự thật dù đau lòng cách mấy ta vẫn phải chấp nhận: Bác đã thật sự ra đi mãi mãi.

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, không bao giờ chấm dứt. Dù lí trí vẫn luôn trấn an lòng mình rằng Bác vẫn sống đấy, vẫn còn dõi theo Tổ quốc mãi mãi như màu xanh thanh bình trên nền trời Tổ quốc độc lập nhưng con tim ta vẫn nhói đau vì một sự thật đau lòng. Một từ “nhói” của nhà thơ nói hộ ta nỗi đau đớn, nỗi đau vượt lên mọi lí lẽ, mọi lập luận lí trí. Bác như trời xanh, Bác là mãi mãi, Bác vẫn sống trong tâm tưởng mỗi chúng ta, Bác mãi hiện diện trên mỗi phần đất, mỗi thành quả, mỗi phần tử tạo nên đất nước này. Nhưng mà Bác mất thật rồi, ta không còn có Bác trong cuộc đời thường này. Mất Bác, cái thiếu vắng ấy liệu có thể nào bù đắp được? Tổ quốc ta đã thật sự không còn Bác dõi theo từng bước chân, không còn được Bác nâng đỡ mỗi khi vấp ngã. Bác ra đi, nỗi đau ấy liệu có từ ngữ nào diễn tả hết? Cả đàn con Việt Nam luôn tiếc thương Bác, luôn nhớ về Bác như một cái gì đó thật vĩ đại, không thể xoá nhoà. Dù Bác ra đi thật sự rồi nhưng những điều Bác đã làm vẫn sẽ đọng lại trong tâm hồn, hình ảnh Bác vẫn tồn tại trường kì trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Cuối cùng dẫu thương tiếc Bác đến mấy, cũng đến lúc phải rời lăng Bác để ra về. Khổ thơ cuối như một lời từ biệt đầy xúc động:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”

Ngày mai phải rời xa Bác rồi. Một tiếng “thương của miền Nam” lại vang lên, gợi về miền đất xa xôi của Tổ quốc, một nơi từng có vị trí sâu sắc trong trái tim người. Một tiếng “thương” ấy là yêu, là biết ơn, là kính trọng cuộc đời cao thượng, vĩ đại của Người. Đó là tiếng thương của nỗi đau xót khi mất Bác. Thương Bác lắm, nước mắt trào ra, thật đúng là tình thương của người Việt Nam, vô bờ bến và rất thật.

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Cùng với nỗi niềm yêu thương vô hạn, tác giả nói lên muôn vàn lời tự nguyện. Điệp ngữ “muốn làm” khẳng định mạnh mẽ những ước nguyện ấy. Ước chi ta có thể biến hình thành những gì thân yêu quanh nơi Bác ngủ để mãi mãi được chiêm ngưỡng Bác, cuộc đời và tâm hồn của Bác, để bày tỏ lòng ta với Bác. Một con chim nhỏ góp tiếng hót làm vui những bình minh của Bác, một đóa hoa góp mùi hương làm thơm không gian quanh Bác hay một cây tre trong hàng tre xanh xanh VN tỏa bóng mát dịu dàng quê hương của Bác, tất cả đều làm Bác vui và ngủ an giấc hơn. Đây cũng chính là nguyện ước chân thành, sâu sắc của hàng triệu con tim người Việt sau một lần ra thăm lăng Bác. Bác ơi! Bác hãy ngủ lại bình yên nhé, chúng cháu về miền Nam tiếp tục xây dựng Tổ quốc từ nền móng Bác đã tạo ra đây! Câu thơ trầm xuống để kết thùc, ngừng lặng hòan toàn.

Về nghệ thuật, bài thơ Viếng lăng Bác có nhiều điểm nghệ thuật rất đặc sắc, giúp biểu hiện thành công thêm về những giá trị nội dung. Bài thơ viết theo thể tám chữ, trong có có xen một vài câu bảy và chín chữ. Nhiều hình ảnh trong bài thơ lấy từ ngoài đời thực đã được ẩn dụ, trở thành một cách thể hiện cảm xúc thành kính của tác giả. Nhịp thơ của bài linh hoạt, lúc nhanh là biểu hiện cho ước nguyện đền đáp công ơn Bác, lúc chậm là lúc thể hiện lòng thành kính với Bác. Giọng điêu của bài trang trọng, tha thiết, ngôn ngữ thơ bình dị mà cô đúc.

Bằng những từ ngữ, lời lẽ chân thành, giàu cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Qua bài thơ, tôi cảm thấy rằng đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của Bác, như vậy chúng ta cần phải biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, để những công ơn to lớn của Bác không bị bỏ phí.

------------------------------------------------

 

Đề 3. Em hãy phân tích hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

       Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền thoại đẹp. ở truyền thuyết “Chú cuội cung trăng” hay Hằng Nga trộm thuốc trường sinh là những mảng đời sống tinh thần bình dị đậm đà màu sắc dân tộc của nhân dân ta. Hơn thế nữa, trăng đã đi vào cuộc chiến đấu, trăng bảo vệ xóm làng, trăng được nhà thơ Chính Hữu kết tinh thành hình ảnh “đầu súng trăng treo” rất đẹp trong bài thơ Đồng chí của mình.
       Sau hơn mười năm làm thơ, Chính Hữu cho ra mắt tập “Đầu súng trăng treo”. Thế mới biết tác giả đắc ý như thế nào về hình ảnh thật đẹp, thơ mộng, rất thực nhưng không thiếu nét lãng mạn đó.
       Đầu súng trăng treo- đó là một hình ảnh tả thực một bức tranh tả thực và sinh động. Giữa núi rừng heo hút “rừng hoang sương muối” giữa đêm thanh vắng tĩnh mịch bỗng xuất hiện một ánh trăng treo lơ lửng giữa bầu trời. Và hình ảnh này cũng thật lạ làm sao, súng và trăng vốn tương phản với nhau, xa cách nhau vời vợi bỗng hoà quyện vào nhau thành một hình tượng gắn liền. Nhà thơ không phải tả mà chỉ gợi, chỉ đưa hình ảnh nhưng ta liên tưởng nhiều điều. Đêm thanh vắng người lính bên nhau chờ giặc tới, trăng chếch bóng soi sáng rừng hoang bao la rộng lớn, soi sáng tình cảm họ, soi sáng tâm hồn họ. Giờ đây, người chiến sĩ như không còn vướng bận về cảnh chiến đấu sắp diễn ra, anh thả hồn theo trăng, anh say sưa ngắm ánh trăng toả ngời trên đỉnh núi, tâm hồn người nông dân “nước mặn đồng chua” hay “đất cày trên sỏi đá” cằn cỗi ngày nào bỗng chốc trở thành người nghệ sĩ đang ngắm nhìn vẻ đẹp ánh trăng vốn có tự ngàn đời. Phải là một người có tâm hồn giàu lãng mạn và một phong thái ung dung bình tĩnh lạc quan thì anh mới có thể nhìn một hình ảnh nên thơ như thế. Chút nữa đây không biết ai sống chết, chút nữa đây cũng có thể là giây phút cuối cùng ta còn ở trên đời này nhưng ta vẫn “mặc kệ”, vẫn say sưa với ánh trăng.
       ánh trăng như xua tan cái lạnh giá của đêm sương muối, trăng toả sáng làm ngời ngời lòng người, trăng như cùng tham gia, cùng chứng kiến cho tình đồng chí đồng đội thiêng liêng của những ngươì linh. Trăng truyền thêm sức mạnh cho họ, tắm gội tâm hồn họ thanh cao hơn, trong sạch hơn, trăng cũng là bạn, là đồng chí của anh bộ đội Cụ Hồ.
       Đầu súng trăng treo- hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát. Súng và trưng kết hợp nhau; súng tượng trưng cho chiến đấu- trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc. Súng là con người, trăng là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến. Súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường- Trăng là hình ảnh người thi sĩ. Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lí tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia. Họ chiến đấu cho sự thanh bình, chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi. Ta hãy tưởng tượng xem: giữa đêm khuya rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng đó với súng khoác trên vai, nòng súng chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay nòng ngọn súng. Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bình, nó tượng trưng cho tư thế lạ quan bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc.
       Cái thân của câu thơ “Đầu súng trăng treo” nằm ở từ “treo”, ta thử thay bằng từ mọc thì thật thà quá, làm sao còn nét lãng mạn ?. Và hãy thay một lần nữa bằng từ “lên” cũng không phù hợp, vì nó là hiện tượng tự nhiên: trăng tròn rồi khuyết, trăng lên trăng lặn sẽ không còn cái bất ngờ màu nhiệm nữa. Chỉ có trăng “treo”. Phải, chỉ có “Đầu súng trăng treo” mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ mộng của một đêm trăng “đứng chờ giặc tới”, chẳng thơ mộng chút nào. Ta nên hiểu bài thơ dường như được sáng tác ở thời điểm hiện tại “đêm nay” trong một không gian mà mặt đất là “rừng hoang sương muối” lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây từng phút. Thế nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở thành vầng trăng. Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình khối của không gian ba chiều. ở đây, từ điểm nhìn xa, cả vầng trăng và súng đều tồn tại trên một mặt phẳng và trong hội hoạ nó mang tính biểu tượng cao. Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” và Phạm Tiến Duật thì “Và vầng trăng vượt lên trên quầng lửa” hay Hoàng Hữu “Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa. Ai bỏ quên ở phía chân trời…”. Nhưng có lẽ cô kết nhất, hay nhất vẫn là “Đầu súng trăng treo”.
            Như đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà Chính Hun lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” làm tựa đề cho tập thơ của mình. Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng. Lãng mạng nhưng không thoát li, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình. Trước cái đẹp mà con người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc sống vô cùng tẻ nhạt. Âm hưởng của câu thơ đã đi đúng với xu thế lịch sử của dân tộc. Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam nhưng chưa có sự kết hợp kì diệu nào bằng hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu.
       Nếu như Elsa Trioslet – nữ văn sĩ Pháp có nói “Nhà văn là người cho máu” thì tôi hãnh diện nói với văn sĩ rằng: Chính Hữu đã cho máu để tạo nên câu thơ tuyệt vời để cống hiến cho cuộc kháng chiến của chúng ta. Và bạn ơi! Bạn hãy thả cùng tôi những chú chim trắng trên bầu trời, hãy hát vang lên ca khúc Hoà Bình vì hình ảnh đầu súng trăng treo mà nhà thơ đã gởi vào đó bao nhiêu khát vọng nay đã thành hiện thưc.

          Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình " Đồng chí"

             Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ " Đồng chí" với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng
Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?
               Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên,hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hy vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ"Đồng chí", Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
                            "Quê hương anh đất mặn đồng chua
                                Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
               Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. "Anh" và "tôi", hai người bạn mới quen, đều xuất than từ những vùng quê nghèo khó. Hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họp tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu,họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tổ quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
                                  "Anh với tôi đôi người xa lạ
                              Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
                                  Súng bên súng, đầu sát bên đầu
                               Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"
               Họ đến với Cách mạng cũng vì lý tưởng muốn dâng hiến cho đời. "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Chung một khát vọng, chung một lý tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào....Dường như tình đồng đọi cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn,câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:
                             "Súng bên súng đầu sát bên đầu
                            Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
                                                Đồng chí !..."
                Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ dưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất. Nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thở của bài thơ cũng như mảnh mai hơn.. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.

Hồi ức của những người lính, những kĩ niệm riêng tư quả là bất tận:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay"

Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao ! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cuarwlaf những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng,họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ.Họ lơn lên trong những "gian nhà không mặc kẹ gió lung lay". Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những mái nhà thân thuộc....Nhưng...họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả. Đi theop con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước. Bỏ lại sau lưng tất cả nhưng bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của mỗi người lính. Dẫu răng" mặc kệ" nhưng trong lòng họp vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn,nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay đọng hồn thơ, hồn người:
                              "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
           Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa"gieengs nước gốc đa" cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chòng và những đôi trai gái yêu nhau....
           Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:
                                     "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
                                       Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi
                                     Áo anh rách vai
                                     Quần anh có vài mảnh vá
                                     Miệng cười buốt giá
                                     Chân không giày"
                 Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phải chăng sự khó khăn, vất vả, thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người linha còn thiếu thốn quân trang, quân dụng,phải đối mặt với sốt rét rừng,cái lạnh giá của màn đêm.....Chỉ đôi mảnh quần vá,cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng,nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa....Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cả những người lính. Tình đồng chí:
                                  "Là hớp nước uống chung, năm cơm bẻ nửa
                                    Là chia nhâu một trưa nắng, một chiều mưa
                                       Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
                                  Chia nhau đứng trong chiến hào chặt hẹp
                                   Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết"
                                                                                                 ( Nhớ- Hồng Nguyên)
                 Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi xây dựng Tổ quốc, một nụ cười ngạo nghễ, yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng.
                                  "Đêm nay rừng hoang sương muối
                                  Đứng cạnh bên nhau chờ giác tới"
             Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trog gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết. Vẫn đứng canh giư cho bầu trời Việt Nam dù đêm đã khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ,câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:
                                          " Đầu súng trăng treo"
     Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:
                                        " Hồi chiến tranh ở rừng
                                          Vầng trăng thành tri kỉ"
                                                                      ( Ánh trăng- nguyễn Duy)
              Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian,ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. người chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau " kề vai sát cánh" cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.
          Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.
           Bài thơ " Đồng chí" với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.

-----------------------------------------------------------------

 

Đ4. Em hãy phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

           Ðồng chí là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và của thơ ca Việt Nam hiện đại. Hễ nói tới thơ Chính Hữu là người ta không thể không nghĩ đến Ðồng chí.
           Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, đánh dấu sự xuất hiện cuả một nhà thơ mới trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ lúc đầu dán ở báo tường đơn vị, sau in vào báo Sự thật, rồi được chép vào sổ tay các cán bộ, chiến sĩ, được phổ nhạc, trở thành tải sản chung của mọi người.
             Ðồng chí là bài thơ ca ngợi một tình cảm mới, quan hệ mới giữa người và người trong cách mạng và kháng chiến. "Ðồng chí" trong ngôn ngữ sinh hoạt chính trị và đời thường đã thành tiếng xưng hô quen thuộc, khi lý tưởng cách mạng đoàn kết, gắn bó mọi người đã bắt rễ sâu vào đời sống. Nhưng mấy ai đã cảm nhận được nội dung tình cảm phong phú mới mẻ chứa đựng trong hai tiếng ấy?
             Ðể làm hiện lên nội dung mới lạ trong những từ ngữ quen thuộc, nhà thơ phải dùng phép "lạ hóa". Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ bắt đầu từ những cái khác biệt và xa lạ. Ðây là lời của những người đồng chí tự thấy cái mới lạ của mình:
                            Quê hương anh nước mặn đồng chua
                            Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
                            Anh với tôi hai người xa la
                           Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
   Mỗi người một quê, đất đai canh tác khác nhau, tập quán, phong tục hẳn là cũng khác. Miền biển nước mặn, đất phèn. Vùng đồi trung du đất ít hơn sỏi đá. Những con người tự nhận là xa lạ, cách nhau cả một phương trời và chẳng hẹn hò quen nhau. ấy thế mà có một sức mạnh vô song, vô hình biến họ thành đôi tri kỷ:
                                    Súng bên súng đầu gác bên đầu
                                 Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
         Ðó là cuộc sống và chiến đấu chung đã làm thay đổi tất cả. Hai dòng thơ chỉ có một chữ "chung": "Ðêm rét chung chăn", nhưng cái chung đã bao trùm tất cả. "Súng bên súng" là chung chiến đấu, "đầu sát bên đầu" thì chung rất nhiều: không chỉ là gần nhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ, lý tưởng. "Ðêm rét chung chăn" là một hình ảnh thật cảm động và đầy ắp kỷ niệm. Những người từng kháng chiến ở Việt Bắc hẳn không ai quên cái rét Việt Bắc và của vùng rừng núi nói chung. Hồi ấy nhà thơ Tố Hữu từng viết: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế, Gió qua rừng Ðèo Khế gió sang". Cũng không ai quên được cuộc sống chung gắn bó mọi người: "Bát cơm sẻ nữa, chăn sui đắp cùng". Ðắp chăn chung trở thành biểu tượng của tình thân hữu, ấm cúng, ruột thịt. Những cái chung ấy đã biến những con người xa lạ "thành đôi tri kỷ"
           Hai chữ "Ðồng chí" đứng riêng thành một dòng thơ là điều rất có ý nghĩa. Nhà thơ hoàn toàn có thể viết thế này: "Ðêm rét chung chăn thành đôi đồng chí". "Ðồng chí" và "tri kỷ" đều cùng một vần bằng, vần trắc, hai chữ hoàn toàn có thể thay thế nhau mà không làm sai vận luật, mà bài thơ có thể rút ngắn được một dòng. Nhưng nếu viết như thế thì hỏng. Ðêm rét chung chăn có nghĩa hai chữ "Ðồng chí" rộng lớn vô cùng. "Tri kỷ" là biết mình và suy rộng ra là biết về nhau. "Ðồng chí" thì không phải chỉ biết nhau, mà còn phải biết được cái chung rộng lớn gắn bó con người trên mọi mặt.
                 Hai chữ "Ðồng chí" đứng thành một dòng thơ đầy sức nặng suy nghĩ. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ các đoạn sau. "Ðồng chí" là cái có thể cảm nhận mà không dễ nói hết.
Phần hai bài thơ nói đến tình cảm chung của những người đồng chí. Những câu thơ chia thành "anh, tôi", nhưng giữa họ đều là chung cả. Ðoạn hai của bài thơ được mở đầu bằng những dòng tâm sự nhớ nhà. Bây giờ họ chia sẻ với nhau những tình cảm quê hương và gia đình. Ðối với các chàng trai áo nâu ra trận lần đầu nhớ nhà là nỗi niềm thường trực:
                                   Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
                                   Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
           Ðối với người nông dân, làm ruộng là quan trọng nhất, những việc ấy đành nhờ bạn thân làm hộ. Gian nhà tổ ấm cũng đành chịu hy sinh: "mặc kệ gió lung lay". Câu thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. Thẻ hỏi ai có thể "mặc kệ" để cho gió làm xiêu đổ nhà mình? Ðó là một thoáng tếu nhộn làm se lòng người. Hai dòng thơ đầy ắp nỗi nhớ, mặc dù tới dòng thứ ba thì chữ "nhớ" mới xuất hiện"
                                   Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
          Người lính trong thơ Chính Hữu đã rất nhớ nhà, nhớ quê nhưng họ thương nhất vẫn là người ở nhà nhớ họ, dõi theo tn tức của họ, những người ở nơi nguy hiểm. Hình ảnh "giếng nước" là nơi dân làng gặp gỡ sáng sáng, chiều chiều. "Gốc đa" là nơi dân làng nghỉ ngơi những khi trưa nắng. Những lúc ấy họ sẽ hỏi thăm những người trai ra trận. Nhưng "giếng nước, gốc đa" cũng là nơi hò hẹn, tình tự lứa đôi: "Trăm năm dầu lỗi hẹn hò, Cây đa bến cũa con đò khác đưa". Biết bao là nhớ nhung. Nhưng người lính không nói là mình nhớ, chỉ nói ai khác nhớ. Ðó cũng là cảnh mình tự vượt lên mình, những dòng thơ nén tình riêng vì sự nghiệp chung, bằng những lời ý nhị, không một chút ồn ào.
             Bảy dòng cuối của đoạn thơ dành nói riêng về nỗi gian khổ. Cái gian khỏ của bộ đội trong buổi đầu kháng chiến đã được nói đến rất nhiều. Thôi Hữu trong bài Lên Cấm Sơn có những câu thật cảm động về những người lính.
                                 “ Cuộc đời gió bụi pha xương máu
                                 Ðợt rét bao lần xé thịt da
                                 Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh
                                 Ðâu còn tươi nữa những ngày hoa!
                                 Lòng tôi xao xuyến tình thương xót
                                 Muốn viết bài thơ thấm lệ nhoà
                                 Tặng những anh tôi từng rỏ máu
                                Ðem thân xơ xác giữ sơn hà
                                         Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
                                       Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
          Trong kháng chiến, ở chiến khu, bệnh sốt rét cơn là phổ biến nhất. Hai câu thơ nêu đủ các triệu chứng của bệnh sốt rét cơn. Những ai nhiễm bệnh, thoạt đầu cảm thấy ớn lạnh, sau đó liền cảm thấy lạnh tới lúc người run cầm cập, đắp bao nhiêu chăn cũng không hết rét, trong khi đó thì thân nhiệt lại lên cao tới 40, 41 độ người vã cả mồ hôi, vã vì nóng và vì yếu. Phải trải qua bệnh này thì mới hiểu hết cái thật của câu thơ. Sau cơn sốt đó là da xanh, da vàng, viêm gan, viêm lá lách…
Ngoài khổ về bệnh tật là khổ về trang bị. Những ngày đầu kháng chiến, chưa có đủ áo quần đồng phục phát cho bộ đội. Người lính mang theo áo quần ở nhà đi chiến đấu, khi rách thì và víu, có người còn không có kim chỉ để vá, lấy dây mà buộc túm chỗ rách lại, người ta gọi đùa là "Vệ túm", ở đây "anh rách, anh vá" thông cảm nhau.
                                                               Áo anh rách vai
                                                         Quần tôi có vài mảnh vá
                                                            Miệng cười buốt giá
                                                               Chân không giày
                                                       Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
            "Miệng cười buốt giá" hẳn là cười trong buốt giá, vì áo quần không chống được rét, mà cũng là nụ cười vượt lên trên buốt giá, mặc dù trời lạnh hẳn nụ cười cũng khó mà tươi. Cũng có thể là nụ cười coi thường gian khổ. Nhà thơ không viết "nụ cười buốt giá" mà viết "Miệng cười buốt giá" hẳn là vì từ "nụ cười" quá trừu tượng, vả lại, nụ cười ở đây không buốt giá, mà nhà thơ thì muốn nói một cách cụ thể đến cái miệng với đôi môi nhợt nhạt ấy.
          "Chân không giày" cũng là một thực tế phổ biến, và cái nổi lên là tình thương yêu đồng đội: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay", một hình ảnh hết sức ấm áp. Chỉ có năm dòng thơ, tác giả đã vẽ lên chân dung "anh bộ đội Cụ Hồ" buổi đầu kháng chiến, nghèo khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.
         Nếu đoạn một nói về sự hình thành đồng chí, đoạn hai nói về tình cảm hiện đại, thì đoạn ba nói về hành động chiến đấu của họ:
                                    Ðêm nay rừng hoang sương muối
                                    Ðứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
                                    Ðầu súng trăng treo.
         Từ nhận thức chung, tình cảm chung, bài thơ kết vào hành động. Thời gian, không gian trở nên cụ thể, công việc cũng cụ thể, nhưng không vì thế mà sự việc thay thế chất thơ. Câu kết bài thơ là một hình ảnh nổi tiếng cô đọng, giàu ý vị: đầu súng trăng treo.
             Một hình ảnh bất ngờ. "Súng" và "trăng" là hai vật cách xa nhau trong không gian, lại chẳng có gì chung để liên tưởng. Hình ảnh này chỉ có thể là phát hiện của người lính, súng lăm lăm trong tay chờ giặc, và bất ngờ thấy mặt trăng treo lửng lơ trên đầu súng. Người không cầm súng không thể cảm thấy được. Rừng hoang sương muối là rất buốt, những người lính rách rưới đứng cạnh bên nhau và trăng như cũng đứng chung với người. Trăng là biểu trưng của trong sáng và mộng mơ. "Ðầu súng" chiến đấu của người đồng chí có thêm mặt trăng đã mở ra biết bao liên tưởng phong phú. Ðồng thời câu thơ bốn tiếng như cũng nén lại, dồn vào bên trong, tạo thành cái kết không lời. Ðoạn một và hai toàn những lời tâm sự. Ðoạn cuối lại là bức tranh cổ điển, hàm súc.
           Ðồng chí là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách cô đọng, kiệm lời của nhà thơ Chính Hữu.

---------------------------------------------

Đ 4. Có ý kiến cho rằng một trong những thành tựu quan trọng của Thơ Mới (1932 - 1945) là đã cải biến câu thơ điệu ngâm cổ điển thành câu thơ điệu nói hiện đại. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

Có ý kiến cho rằng một trong những thành tựu quan trọng của Thơ Mới (1932 - 1945) là đã cải biến câu thơ điệu ngâm cổ điển thành câu thơ điệu nói hiện đại. Nhận định này đúng. Nhưng, cần phải thêm hai chữ: “bước đầu”. Thơ Mới chỉ bước đầu làm cuộc vượt mình khỏi điệu ngâm, mà chưa thoát được bao nhiêu. Đây đó đã có những cú vuột ra ngoài, nhưng về căn bản, Thơ Mới vẫn nằm dài dài trong vòng ôm ve vuốt của điệu ngâm. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, câu thơ hiện đại dấn thân vào một thực tại mới, những bức xúc cách tân trong lòng nó cồn cào hẳn lên. Nhưng chỉ bắt đầu từ kháng chiến chống Pháp trở đi, thơ hiện đại mới dứt khoát cự tuyệt với sự vấn vít của điệu ca ngâm dai dẳng hàng ngàn năm ấy. Câu thơ hiện đại bấy giờ mới trút bỏ hẳn lốt y phục tha thướt của điệu ngâm một cách cương quyết và tự chủ để trở thành điệu nói thực thụ. Chế Lan Viên, một thi sĩ thành tựu với cả hai thời đại thơ, có lẽ đã là người phát ngôn tự giác nhất về điều này, khi đối lập: “Xưa tôi hát và bây giờ tôi tập nói / Chỉ nói thôi mới nói hết được đời” (Trích Sổ tay thơ). Như vậy, Thơ Mới vẫn còn là “hát” (ngâm) chỉ sang thơ thời sau mới thực là “nói”.

Ghi công cho những bước bứt phá táo bạo mà thành đạt phải kể đến Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi, Hồng Nguyên, Hữu Loan, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Trung Thông v.v… và không thể không kể đến Chính Hữu với Đồng chí. Từ Ngày về đến Đồng chí, có người đã xem đó là cuộc tự đính chính của tác giả trong nhận thức về hiện thực. Cũng có thể hình dung một cách khác: đó là cuộc “thau chua rửa phèn” trong thi cảm và thoát xác trong ngôn ngữ thi ca. Cái đẹp chinh phu đã tháo lui trước cái đẹp vệ quốc. Thi ảnh mỹ miều mà mòn phai xơ sáo của “áo hào hoa” và “hài vạn dặm” đã nhường chỗ cho thi ảnh mộc mà thực của “áo rách vai”, “quần vài mảnh vá”, “chân không giày”. Câu thơ điệu ngâm (hát) óng chuốt lượt là đã nhường lời cho câu thơ điệu nói thô ráp mà tươi rói, vẫn hăng vị đời mà súc tích dư ba.

Hẳn vì Đồng chí có phẩm chất của một đại biểu, mà giới nghiên cứu thẩm bình vây quanh thi phẩm khá đông. Đã có nhiều khai thác thú vị từ không ít bình diện của nó. Là người đến sau, bận tâm của tôi về Đồng chí ở lần này chỉ nhằm vào cấu trúc và ngôn ngữ.

Cấu trúc của một thi phẩm phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng chủ đạo của nó. Mà ý tưởng chủ đạo bao giờ cũng triển khai thành mạch suy cảm trong toàn bài. Một câu hỏi đặt ra: mạch suy cảm trong bài Đồng chí bắt đầu từ đâu? Hỏi thế cứ như lẩn thẩn. Thì từ đầu chứ còn từ đâu nữa? Không hẳn. Hình như không phải từ đầu. Mà từ cuối. Chính thức là từ cái “đêm nay”” Khẳng định thế có gì phi lý chăng? Không. Bao giờ thơ trữ tình cũng hiện tại hoá quá khứ. Điều này đã thành quy luật. Tâm tư dù thuộc về quá khứ thì vẫn cứ phải được trình bày như là hiện tại, như đương diễn ra. Mà hiện tại trong thi phẩm chỉ có một “đêm nay”. ấy là lúc hai người lính đang “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Chỉ lát nữa, chiến sự sẽ nổ ra. Giữa họ, biết ai còn ai mất. Tình huống ấy thường xui khiến con người nhớ lại những kỷ niệm tình nghĩa, những gì đã khiến họ gắn bó với nhau. Thế là hồi ức đưa họ ngược trở về với quá khứ xa, khi quan hệ bắt đầu... rồi quá khứ gần, khi họ đã nên tình nên nghĩa... Và cứ thế, theo đường dây của kỷ niệm, hồi ức lại đưa họ về hiện tại, về lại “đêm nay”, cho họ tin cậy, cho họ thanh thản trước giây phút đối mặt với kẻ thù. Mạch tâm tư đã nảy sinh như thế. Thi phẩm cũng thành hình như thế. Nói cách khác, bằng cuộc tâm tình của đôi bạn lính bên chiến hào, bài thơ đã tìm được một hình hài phù hợp để tự định dạng cho mình.: Đêm nay rừng hoang sương muối

Mạch tâm tư ấy đã chuyển tải ý tưởng chủ đạo nào? Ý tưởng về tình đồng chí. Dường như, Chính Hữu muốn thể hiện những suy cảm của mình về mối tình cao đẹp này. Đó là những khám phá sâu sắc về tình đồng chí giữa những người vệ quốc - một quan hệ vừa mới được cuộc kháng chiến khai sinh. Có phải cứ gọi nhau bằng hai tiếng “đồng chí” là hiển nhiên có tình đồng chí không? Hình như không. Phải trải bao tháng ngày, phải biết bao kỷ niệm, quan hệ mới thắm dần lên từng bước, rồi đến một ngày kia, tất cả mới kết tinh thành tình đồng chí. Chính Hữu đã khéo léo cài đặt mạch luận lý (đúc kết về quan hệ) vào mạch tâm tình (bộc bạch về tình cảm). Sự đan quyện nhuần nhuyễn và tinh vi của hai mạch này đã làm nên cấu trúc của bài thơ. Nhìn kĩ, hai mạch ấy vừa hoà vào nhau vừa dắt díu nhau đi suốt mạch thơ bởi cùng nương theo một chữ đồng. Nói vui, thi phẩm đã tạc một chữ đồng đến... xương.

Thoạt tiên, là đồng cảnh; quan hệ còn là xa lạ:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

          Những câu thơ ấy nói cùng ta rằng họ đều xuất thân nông dân, đều là con đẻ của những miền quê nghèo khó, và quan trọng hơn, họ đều ở những góc biển chân trời. Nếu không có cuộc chiến tranh này, họ sẽ vĩnh viễn là những người xa lạ, mỗi người sẽ sống riêng một số phận, người này không biết có người kia ở trên đời.

          Cuộc kháng chiến là cuộc hội ngộ lớn. Nó biến những người xa lạ thành thân quen. Vào lính, họ thành người đồng ngũ:

Anh với tôi đôi người xa lạ

                           Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

          Nhưng đồng ngũ đã là đồng chí chưa? Chưa. Thân quen thôi chưa đủ thành đồng chí. Rồi cùng với thời gian, đời sống quân ngũ cứ làm họ xích lại gần hơn :

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí

Nhiệm vụ làm họ gần kề - hai chữ “bên” và “sát” đã xoá bỏ hẳn đi cái khoảng cách vời vợi của những phương trời. Nhưng đồng nhiệm cũng chưa là đồng chí. Quân sự chỉ xoá được khoảng cách không gian, tâm sự mới xoá được khoảng cách tình cảm. Từ lẻ loi góc bể chân trời, họ đã tụ về rủ rỉ dưới một tấm chăn. Từ đồng ngũ đã thành đồng cảm. Từ thân quen giờ họ thành tri kỷ. Bấy giờ, tình đồng chí mới thực sự kết tinh. Từ “bên” bật lên như một tiếng reo, một vỡ lẽ bất ngờ, một chiêm nghiệm chín chắn. Câu thơ đột ngột ngắn lại như một kết tủa. Tình đồng chí khác nào một tinh thể lấp lánh, sau bao kỷ niệm và thời gian. ” qua sát” đến “chung” là cả một hành trình, quan hệ đồng đội cứ đượm lên, cứ thắm dần mà thành tình đồng chí. Hai tiếng “Đồng chí

Vậy là, theo chân chữ “đồng”, hai mạch luận lý và cảm xúc đã chập vào nhau, một chiều qui nạp :

              Đồng cảnh -> đồng ngũ -> đồng cảm -> đồng chí

               Xa lạ -> quen nhau -> tri kỷ                                   

phần sau, chúng ta còn thấy những chữ đồng - cùng khác đã vun đắp cho tình đồng chí của họ. Cùng một nỗi bận lòng như nhau về hậu phương: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày / Gian nhà không mặc kệ gió lung lay / Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Cùng sẻ chia những nỗi cơ hàn: Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh / Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. Và đồng cam cộng khổ: Áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá / Miệng cười buốt giá / Chân không giày. Cuối cùng, như quy nạp của mọi quy nạp, thi sĩ chỉ ra cái lõi của tình đồng chí chính là tình thương:

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Tình thương là vị muối của tình người, là chất keo của mối gắn bó, là cội rễ của đức hy sinh. Thương nhau, con người có thể thuỷ chung với nhau. Thương nhau, con người có thể che chở nhau, hy sinh cho nhau. Đó là kết tinh sâu nặng nhất của quan hệ người với người. Không phải ngẫu nhiên, khi nhận thấy tình đồng chí của mình có cốt lõi là tình thương, họ không trầm mình trong hồi ức nữa, mà lập tức về ngay hiện tại. Bởi thế là đủ, tình đồng chí giữa mình và người bạn cùng chiến hào, đây đã thực sự là điểm tựa tin cậy rồi, nó hoàn toàn có thể giúp họ đối mặt với sự hà khắc của thiên nhiên và sự hiểm nguy của chiến sự:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Tin cậy cho họ thanh thản. Thanh thản khiến họ đón nhận được vẻ đẹp của vầng trăng lơ lửng treo trên đầu mũi súng. Khoảnh khắc ấy, người chiến sĩ bỗng thành thi sĩ.

Như vậy, theo những mảng lớn của thi phẩm, có thể thấy một ý tưởng trọn vẹn: tình đồng chí được nảy nở trong kháng chiến, được vun đắp trong gian lao, và thành điểm tựa tin cậy khi đối mặt với nguy hiểm, bởi tình thương chính là cốt lõi của mối tình ấy.

Tứ thơ là một khám phá, tình thơ là một tâm sự, mạch thơ là một hồi ức. Tất cả đã hoá thân vào nhau, nhất thể hoá trong một kiến trúc ngôn từ.

Làm nên kiến trúc ấy, phải kể cả thành công về chất liệu ngôn từ của Đồng chí. Có thể có những cách cảm nhận và định danh khác nhau về đặc sắc ngôn ngữ của thi phẩm này. Chẳng hạn, một ngôn ngữ giản dị. Một ngôn ngữ bám sát đời sống. Một ngôn ngữ khoẻ khoắn chắc nịch. Một ngôn ngữ rất gần với lời thường của người lính v.v… Đó đều là những vẻ đẹp thực sự. Tôi muốn nói đến một khía cạnh khác thuộc về cách tổ chức ngôn ngữ hết sức ăn nhập với ý tưởng toàn bài: tính cặp đôi. Bài thơ viết về tình đồng chí, nhân vật trung tâm là một cặp đồng chí, thì còn đặc tính nào ăn ý cho bằng tính cặp đôi?

Lớp từ diễn tả ý niệm cặp đôi chiếm vị thế ưu tiên. Cặp đại từ: anh - tôi luôn được dùng sóng đôi, rồi các hình ảnh, các vế câu thường song hành, song đôi để gợi ý niệm về sự bình đẳng gắn bó: quê hương anh - làng tôi, anh với tôi, tôi với anh, áo anh - quần tôi... Lớp từ diễn tả sự mật thiết, gắn kết của tình bằng hữu, tình đồng đội, tình tri kỷ: đôi, bên, sát, chung, nắm... Có những trường hợp mật độ đôi như thế rất dày, nhưng vẫn rất tự nhiên, nhuần nhuyễn :

Súng / bên súng // đầu / sát bên đầu

          Ta có thể thấy hai vế lớn của câu đi thành cặp đôi, đã đành, mà ngay trong từng vế lớn ấy, các vế nhỏ cũng cặp kè từng đôi gắn bó với nhau!

Từ “đôi” ở đây thật ý nhị, súc tích: đôi người xa lạ, đôi tri kỷ. Chẳng phải thế sao? Về số lượng, nó vẫn chỉ hai đối tượng, hai con người, như từ “hai”. Tuy nhiên, “hai” là trung tính, hai đối tượng được nói đến không nhất thiết phải chặt chẽ, mà thường nghiêng về ngẫu nhiên, rời rạc. Còn “đôi” vừa mang ý niệm số lượng, vừa bao hàm ý niệm quan hệ.

    Hai đối tượng phải có mối gắn bó khăng khít, hữu cơ, không thể tách rời thì mới là “đôi”. Trong đó, từng đối tượng lẻ chỉ được là mình khi đi thành đôi, xé lẻ ra, nó không còn thực là mình nữa. Ví như: “đôi mắt”, “đôi tay”, “đôi gò má”, “đôi gò bồng đảo”, “đôi đũa”, “đôi hoa tai” v.v… Ta hiểu vì sao, Chính Hữu không dùng “hai” khi họ là “tri kỷ”, đã đành, mà ngay khi họ hãy còn là người “xa lạ”, cũng không dùng “hai”, cứ nhất thiết phải “đôi”. Dường như trong cảm nhận đầy tin yêu về con người và cuộc sống, thì trong những cá thể ấy, dù lúc đương còn xa lạ đối với nhau, thì từng người đã sẵn mang tâm nguyện được gắn kết, nghĩa là sẵn mang những cái mầm để sau này thành “đôi” rồi vậy.

Nhưng đáng nói hơn cả vẫn là cách dùng thành ngữ và tổ chức ngôn từ theo phong cách thành ngữ. Tính chất điệu nói của lời thơ trong thi phẩm (qua giọng của những chàng trai làng ra lính) đã nhờ cậy rất nhiều vào điều này. Cụ thể là thành ngữ bốn tiếng. Thành ngữ bốn tiếng là một tổ hợp chặt chẽ gồm hai vế. Mỗi vế một đối tượng. Chúng thường thuộc về một trong hai kiểu quan hệ: tương đồng -“Mặt hoa da phấn”, “Gừng cay muối mặn”, “Một nắng hai sươngv.v…, hoặc tương phản - Ông chẳng bà chuộc”, “Trống ngược kèn xuôi", “Bồ còn thóc hết”v.v… Trong một bài thơ không dài, Chính Hữu đã dùng khá nhiều thành ngữ và cụm từ theo lối thành ngữ: Nước mặn đồng chua, Giếng nước gốc đa, Rừng hoang sương muối, Đầu súng trăng treo… Trong bài thơ, ta đã thấy hệ thống sự vật thường đi thành cặp đôi khá phổ biến: anh - tôi, súng bên súng, đầu bên đầu, áo - quần, tay nắm bàn tay… Thì những cặp hình ảnh trong các cụm thành ngữ trên đây lại bổ sung thêm vào đội ngũ đông đảo những cặp đôi ấy, khiến cho tính cặp đôi nổi hẳn lên như một phong cách ngôn ngữ đặc thù của thi phẩm. Điều thú vị là, nhìn kĩ còn thấy, sự vật trong các thành ngữ này không chỉ luôn gắn với nhau thành cặp thành đôi. Mà quan hệ của chúng cũng nghiêng về mối tương đồng. Cho nên chúng gợi được rất nhiều về mối tương thân tương ái của những người đồng chí.

Ta không khỏi ngỡ ngàng về sự ý nhị khi thi sĩ dùng thành ngữ Giếng nước gốc đa. Cặp hình ảnh này vừa là biểu tượng của tình quê hương, vừa là biểu tượng của tình đôi lứa. Những người lính ra trận, không chỉ quê hương trông đợi mà người yêu cũng trông mong. Dùng thành ngữ ấy, tâm lý của những người nông dân mặc áo lính hiện lên thật tế nhị. Họ thường ngại ngần, ngượng ngập khi phải nói đến chuyện tình yêu của mình, dù đang trò chuyện với bạn thân đi nữa. Vì thế, với thành ngữ giếng nước gốc đa, họ đã tránh được cái pha “chết người” ấy - tình yêu đôi lứa của họ đã nép sau tình quê hương một cách an toàn!

Tuy nhiên, đặc sắc hơn cả, vẫn là câu kết hoàn toàn viết theo lề lối thành ngữ:

Đầu súng trăng treo

          Câu thơ cũng gồm hai vế với hai hình ảnh. Ngoài sự chặt chẽ vốn có mà phong cách thành ngữ đem lại cho cụm từ này, tự nó cũng còn là một kiến trúc với một trật tự không thể đảo ngược, xét cả về hình ảnh lẫn âm thanh. Trước hết là trật tự hình ảnh. Một thành ngữ bốn tiếng, đôi khi hai vế có thể hoán đổi khá linh hoạt mà không ảnh hưởng lắm đến nghĩa của nó. Ví như Rồng bay phượng múa đảo thành Phượng múa rồng bay. Xem ra ở đây, chỉ có thể là Đầu súng trăng treo, súng trước trăng sau, mà không thể ngược lại. Vì sao ư? Là câu kết, nó đem lại cho mạch vận động của bài thơ một bất ngờ: toàn bài hầu như không có chi tiết sự vật nào thuộc về ánh sáng, khiến người đọc có cảm giác đang đi trong cõi âm u của dòng hồi ức về quá khứ của người lính, thì đến đây, ánh sáng đột hiện với vầng trăng treo. Vầng trăng càng ở vị trí chót cùng của bài thơ thì ý nghĩa càng giàu, bất ngờ càng lớn. Vầng trăng vừa là kết tinh sáng đẹp nhất của tình đồng chí, vừa toả sáng lên toàn bài, tô điểm cho thế giới của tình đồng chí ấy.

Nếu cuối cùng là hình ảnh “đầu súng” thì sao ?

Thì … gay nhỉ ?

Song song với nó là trật tự âm thanh. Trong thành ngữ bốn tiếng, bao giờ cũng có sự đắp đổi về âm thanh giữa hai vế. Vế này bằng thì vế kia trắc. Và cũng thường hoán vị được cho nhau. Trường hợp câu kết này, thì khác. Xem chừng, trật tự ấy là tối ưu. Nhất thiết phải là Đầu súng trăng treo, trắc trước bằng sau. Bởi vì, có như vậy, bài thơ mới kết thúc bằng thanh bằng. Thanh bằng êm nhẹ, gợi được cảm giác nhẹ nhàng, êm ả. Nó mở ra một không gian đêm trăng thoáng sáng toả lan. Quan trọng hơn, nó gợi được sự thanh thản trong tâm hồn những người lính mà niềm tin cậy vào tình đồng chí sâu nặng và cao cả vừa đem đến cho họ.

Thử hình dung nếu nó kết thúc bằng thanh trắc? Các cảm giác này sẽ lập tức tiêu tan.

Quan hệ hướng ngoại giữa câu kết với chỉnh thể như vậy đã là đáng kể. Nhưng sẽ còn đáng nói hơn chút nữa, khi xem xét cấu trúc nội tại của nó từ trật tự biểu tượng. Đọc câu kết, từ góc độ biểu tượng, có thể thấy những cặp tương ứng với các lớp nghĩa tượng trưng: đầu súng - trăng treo, chiến tranh - hoà bình, hiện tại - tương lai, hiện thực - lãng mạn, thực tại - mơ ước...

Một trật tự trước sau như thế, liệu có thể đảo ngược được không?

Và, Đồng chí có thể thành một kiến trúc ngôn từ hoàn hảo không, nếu thi phẩm không được xây cất bằng một vật liệu như vậy?

Hoá ra, giữa cấu trúc và vật liệu cũng có mối quan hệ... đồng chí!

------------------------------------

Đ5. Em hãy phân tích bài thơ Beáp löûa của Bằng Việt.

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông.
        Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông.
         Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trương thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “ Bếp lưả” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
         Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà:

“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

          Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “ biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cung chính

t? đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ.
         Khổ thơ tiếp theo là dòng hồi tưởng cùa tác giả về những kỉ niệm của những năm tháng sống bên cạnh bà. Lời thơ giản dị như lời kể, như những câu văn xuôi, như thủ thỉ, tâm tình, tác giả như đang kể lại cho người đọc nghe về câu chuyện cổ tích tuổi thơ mình. Nếu như trong câu chuyện cồ tích của những bạn cùng lứa khác có bá tiên, có phép màu thí trong câu chuyện của băng Việt có bà và bếp lửa. Trong những năm đói khổ, người bà đã gắn bó bên tác giả, chính bà là người xua tan bớt đi cái không khí ghê rợn của nạn đói 1945 trong tâm trí đứa cháu. Cháu lúc nào cũng được bà chở che, bà dẫu có đói cũng để cháu thiếu bữa ăn nào, bà đi mót từng củ khoai, đào từng củ sắn đểâ cháu ăn cho khỏi đói:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

         Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt?

“ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp
Tu hú kêu trên những cách đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”

         “Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa củasự sống và của tìng yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. Đó là tiếng chim tu hú kêu. Tiếng tu hú kêu như giục giã lúa mau chín, người nông dân mau thoát khỏi cái đói, và dường như đó cũng là một chiếc đồng hồ của đứa cháu để nhắc bà rằng: “Bà ơi, đến giờ bà kể chuyện cho cháu nghe rồi đấy!”. Từ “tu hú” được điệp lại ba lấn làm cho âm điệu cấu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả.Tiếng “tu hú” lúc mơ hà, lúc văng vẳng từ nững cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiiếng chim tu hú khắc khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơ, rộng hơn trong cái không gian xa thẳng của nỗi nhớ thương.
         Nếu như trong những năm đói kém của nạn đói 1945, bà là người gắn bó với tác giả nhất, yêu thương tác giả nhất thì trong tám năm ròng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tình cảm bà cháu ấy lại càng sâu đậm:

“Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cách đồng xa”

         Trong tám năm ấy, đất nước có chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác, cháu vì thế phải ở cùng bà trong quãng thời gian ấy, nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ.? cùng bà, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Nếu như đối với mỗi chúng ta, cha sẽ là cánh chim để nâng ước mơ của con vào một khung trời mới, mẹ sẽ là cành hoa tươi thắm nhất để con cài lên ngực áo thì đoiá với Bằng Việt, người bà vừa là cha, vừalà mẹ, vừa là cách chim, là một cành hoa của riêng ông. Cho nên, tình bà cháu là vô cùng thiêng liêng và quý giá đối với ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chỉ chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người. Nững bài học đó sẽ là hành trang mang theo suốt quãng đời còn lại của cháu. Người bà và tình cảm mà bà dành cho cháu đã thất sự một chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần cho đứa cháu be ùbỏng. Cho nên khi bây giờ nghĩ về bà, nhà thơ càng thương bà hơn vì cháu đã đi rồi, bà sẽ ở với ai, ai sẽ người cùng bà nhóm lửa, ai sẽ cùng bà chia sẻ những câu chuyện những ngày ở Huế,... Thi sĩ bổng tự hỏi lòng mình: “Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà?”. Một lời than thở thể hiện nỗi nhớ mong bà sâu sắc của đứa cháu nơi xứ ngươi. Chỉ trong một khổ thơ mà hai từ “bà”, “cháu” đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lấn gợi lên hình ảnh hai bà cháu sóng đôi, gắn bó, quấn qúit không rời.
          Chiến tranh, một danh từ bình thườnh nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng trở thành một nạn nhân của chiến tranh: gia đình bị chia cắt, nhà bị giặc đốt cháy rụi...

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở vế lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lếu tranh
Vẫng vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!’

         Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt ngèo, nghị lứccủa bà càng bền vững, tấm lòng ủa bà càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu đức hi sinh. Dù cho ngôi nhà, túp lều tranh của hai bà cháu đã bị đốt nhẵn, nơi nương thân của hai bà cháu nay đã khong còn, bà dù có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra vì sợ làm đứa cháu bé bong của mình lo buồn. Bà cứng rắn, dắt cháu vượt qua mọi khó khăn, bà không đứa con đang bận việc nước phải lo lắng chuyện nhà. Điều đó ta có thể thấy rõ qua lới dặn của bà: “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ / Cứ bảo nhà vẫn đươc bình yên!”. Lới dăn của bà nôm na giản dị nhưng chất chứa biết bao tình. Gian khổ, thiếu thốn, bao nỗi nhớ thương con bà đều phải nén vào trong lòng để yên lòng người nơi tiền tuyến. Hình ảnh người bà không chỉ còn là người bà của riêng cháu mà còn là một biểu tượng rõ nét cho nhữnh người phụ nữa Việt Nam giàu đức hi sinh, thương con qúy cháu.
         Kết thúc khổ thơ, Bằng Việt đã nâng hình ảnh bếp lửa trở thành hình ảnh ngọn, một ngọn lửa:

“Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

         Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.
Những dòng thơ cuối bài cũng chính là những suy ngẫm về bà và bếp lửa mà nhà thớ muốn gởi tới bạn đọc, qua đó cũng là nh74ngbài học sâu sắc từ công việc nhó, lửa tưởng chừng đơn giản:

“ Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm”

          Một lấn nữa, hình ảnh bếp lửa “ ấp iu”, “nồng đượm” đã được nhắc lại ở cuối bài thơ như một lần nữa khẳng định lại cái tình cảm sâu sắc của hai bà cháu.
“Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”
         Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn mà hai bà cháu đã sống vơi nhau, những năm tháng mà hai bà cháu mình cùng chia nhau từng củ sắn, củ mì.
                                         “Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”
          “Nồi xôi gạo mới sẻ chung vui” của bà hay là lời răng dạy cháu luôn phải mở lòng ra với mọi người xung quanh, phải gắn bó với xóm làng, đừng bao giờ có một lối sống ích kỉ.
                                          “Nhóm dậy cả những tâm tinh tuổi nhỏ”.
          Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà c2n là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp. th6m huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.”

          Suốt dọc bài thơ, mười lấn xuất hiện hình ảnh bếp lửa là mười lần tác giả nhắc tới bà.Âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vao bãi biễn xanh thẳm lòng bà. Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trờ thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu.
          Giờ đây, khi đang ở xa bà nửa vòng trái đất, Bằng Việt vẫn luôn hướng lòng mình về bà:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lưả trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

           Xa vòng tay chăm chút cuả bà để đến vơí chân trơì mới, chính tình cảm cuả hai bà chaú đã sươỉ ấm lòng tác giả trong cái muà đông lạnh giá cuả nước Nga. Đứa cháu nhỏ cuả bà ngàu xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vần luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nới nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.
          “ Đọc xong bài thơ, nhắm mắt laị tưởng tưởng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lưả hồng và dáng ngươì bà lặng lẽ ngồi bê. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy...” (Văn Giá). Bài thơ Bếp lưả sẽ sống maĩ trong lòng bạn đọc nhờ sưc truyền cảm sâu sắc cuả nó. Bài thơ đã khơi dạy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những ngươì đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng cuả ta.

 

 

 

Đ 6. Em hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyn Duy.

Trăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thớ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

Những sáng tác thơ của Nguyễn Duy sâu lắng và thấn đẫm cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam . Thơ ông không cố tìm ra cái mới mà lại khai thác, đi sâu vào cái nghĩa tình muôn đời của người Việt. “Ánh trăng” là một bài thơ như vậy.Trăng đối với nhà thơ có ý nghĩa đặïc biệt: đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh. Nó như một hồi chuông cảng tỉnh cho mỗi con người có lối sống quên đi quá khứ.
     Tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh trăng trong kí ức thuổi thơ của nhà thơ và trong chiến tranh:
                                   “Hồi nhỏ sống với đồng
                                       với sông rồi với bể
                                     hồi chiến tranh ở rừng
                                      vầng trăng thành tri kỉ”
             Hình ảnh vầng trăng đang được trải rộng ra trong cái không gian êm đềm và trong sáng của thuổi thơ. Hai câu thơ với vỏn vẹn mười chữ nhưng dường như đã diễn tả một cách khái quát về sự vận động cả cuộc sống con người. Mỗi con người sinh ra và lớn lên có nhiều thứ để gắn bó và liên kết. Cánh đồng, sông và bể là nhưng nơi chốn cất giữ bao kỉ niệm của một thời ấâu thơ mà khó có thể quên được. Cũng chính nới đó, ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng. Với cách gieo vần lưng “đồng”, “sông” và điệp từ “ với” đã diễn tả tuổi thơ được đi nhiều, tiếp xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc ngắm những cảnh đẹp của bãi bồi thiên nhiên cũa tác giả.Tuổi thơ như thế không phải ai cũng có được ! Khi lớn lên, vầng trăng đã tho tác giả vào chiến trường để “chờ giặc tới’.Trăng luôn sát cách bên người lính, cùng họ trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ thù. Người lính hành quân dưới ánh trăng dát vàng con đường, ngủ dưới ánh trăng, và cũng dưới ánh trăng sáng đù, tâm sự của những người lính lại mở ra để vơi đi bớt nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà. Trăng đã thật sự trởø thành “tri kỉ” của người lính trong nhưng năm tháng máu lửa.
              Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Vầng trăng đù, người bạn tri kỉ đó, ngỡ như sẽ không bao giờ quên được:     

                                          “Trần trụi với thiên nhiên
                                              hồn nhiên như cây cỏ
                                              ngỡ không bao giờ quên
                                              cái vầng trăng tình nghĩa

Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “trần trụi”, “hồn nhiên”, “thiên nhiên” làm cho âm điệu câu thơ thêm liền mạch, dường như nguồn cảm xúc cũa tác giả vẫng đang tràn đầy. Chính cái hình ảnh so sánh ẩn dụ đã tô đâm lên cái chất trần trụi, cái chất hồn nhiên của người lính trong nhữnh năm tháng ở rừng. Cái vầng trăng mộc mạc và giản dị đó là tâm hồn của những người nhà quê, của đồng, của sông. của bể và của những người lính hồn nhiên, chân chất ấy. Thế rồi cái tâm hồn - vầng trăng ấy sẽ phài làm quen với môt hoàn cảnh sống hoàn toàn mới mẻ:
                                            “Từ hồi về thành ph
                                            quen ánh điện, cửa gương
                                             vầng trăng đi qua ngõ
                                            như người dưng qua đường”
            Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà. Thế nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó.Người lính năm xưa nay cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. Và rồi trong chính sự xa hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Phép nhân hoá vầng trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lòng người đoc bởi vì vầng trăng ấy chính là một con người.

Cũng chính phép nhân hoá đó làm cho người đọc cảm thương cho một “người bạn” bị chính người bạn thân một thời của mình lãng quên. Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật khác đã lôi kéo con gười ra khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người. Nhưng rồi một tình huống bất ngờ xảy ra buộc ngươi lính phải đối mặt:

                                  Thình lình đèn điện tắt
                                               phòng buyn -đinh tối om
                                              vội bật tung cửa sổ
                                              đột ngột vầng trăng tròn”
             Khi đèn điện tắt, cũng là khi không còn được sống trong cái xa hoa, đầy đủ về vật chất, người lính bỗng phải đối diện với cái thực tại tối tăm. Trong cái “thình lình”, “đột ngột” ấy, người lính vôi bật tung cửa sổ và bất ngờ nhận ra một cái gì đó. Đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là người bạn tri kỉ năm xưa của mình đây hay sao? Con người ấy không hề biết được rằng cái người bạn tri kỉ, tình nghĩa, người bạn đã bị anh ta lãng quên luôn ở ngoài kia để chờ đợi anh ta. “Người bạn ấy” không bao giờ bỏ rơi con người, không bao giờ oán giận hay trách móc con người vì họ đã quên đi mình. Vầng trăng ấy vẫn rất vị tha và khoan dung, nó cũng sẵn sàng đón nhận tấm lòng của một con người biết sám hối, biết vươn lên hoàn thiện mình. Cuộc đời mỗi con người không ai có thể đóan biết trước được. Không ai mãi sống trong một cuộc sống yên bình mà không có khó khăn, thử thách. Cũng như một dòng sông, đời người là một chuỗi dài với những qunh co, uốn khúc . Và chính trong những khúc quanh ấy, những biến cố ấy, con người mới thật sự hiểu được cái gì là quan trọng, cái gì sẽ gắn bó với họ trong suốt hành trình dài và rộng của cuộc đới. Dường như người lính trong bài thơ đã hiểu được điều đó!
                                                 “Ngửa mặt lên nhìn mặt
                                                  có cái gì rưng rưng
                                                   như là đồng là bể
                                                    như là sông là rừng”
                 Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đókhiến cho người lính áy náydù cho không bị quở trách một lời nào. Hai từ “mặt” trong cùng một dòng thô: mặt trăng và mặt người đang cùng nhau trò chuyện . Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” .Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và ngững giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.
Vầng trăng trong khổ thớ thứ ba đã thực sự thức tỉnh con người:
                                               “Trăng cứ tròn vành vạnh
                                                 kề chi người vô tình
                                                ánh trăng im phăng phắc
                                                đủ cho ta giật mình”
           Khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủù khiến cho con người giật mình. Ánh trăng như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm hồn anh ta . Nhưng dù gì đi nũa thì những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cũng luôn vậy bọc và che chở cho con người.  

                  “Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung mà cón có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình dã gấy ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

-------------------------------------------

 

 

Đề 8. Em hãy phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích trong tác phm “Truyện Kiều của Nguyễn Du.

 

NguyÔn Du lµ mét bËc thÇy vÒ t¶ c¶nh. NhiÒu c©u th¬ t¶ c¶nh cña «ng cã thÓ coi nh­ lµ chuÈn mùc cho vÎ ®Ñp cña th¬ ca cæ ®iÓn:

- D­íi tr¨ng, quyªn ®· gäi hÌ

§Çu t­êng löa lùu lËp loÌ ®©m b«ng.

- Long lanh ®¸y n­íc in trêi

Thµnh x©y khãi biÕc, non ph¬i bãng vµng...

Víi nh÷ng c©u th¬ nµy, NguyÔn Du ®· lµm ®Ñp, lµm giµu cã thªm rÊt nhiÒu cho ng«n ng÷ d©n téc. Tõng cã ý kiÕn cho r»ng, so víi tiÕng H¸n vèn cã tÝnh hµm sóc, tÝnh biÓu hiÖn rÊt cao th× tiÕng ViÖt trë nªn qu¸ n«m na, Ýt kh¶ n¨ng biÓu hiÖn. Tuy nhiªn, NguyÔn Du ®· chøng minh r»ng ng«n ng÷ tiÕng ViÖt cã mét kh¶ n¨ng biÓu hiÖn v« giíi h¹n.

Nh­ng NguyÔn Du kh«ng chØ giái vÒ t¶ c¶nh mµ cßn giái vÒ t¶ t×nh c¶m, t¶ t©m tr¹ng. Trong quan niÖm cña «ng, hai yÕu tè t×nh vµ c¶nh kh«ng t¸ch rêi nhau mµ lu«n ®i liÒn víi nhau, bæ sung cho nhau. VÝ dô, trong hai c©u th¬ t¶ c¶nh chÞ em Thuý KiÒu ®i ch¬i xu©n:

Nao nao dßng n­íc uèn quanh

DÞp cÇu nho nhá cuèi ghÒnh b¾c ngang.

C¶nh rÊt ®Ñp vµ thanh, øng víi t©m hån hai chÞ em ®ang nhÑ nhµng th¬i thíi. Ng­îc l¹i, khi ng­êi buån th× c¶nh còng buån theo. Trong mét ®o¹n th¬ kh¸c thuéc TruyÖn KiÒu, «ng viÕt:

C¶nh nµo c¶nh ch¼ng ®eo sÇu

Ng­êi buån c¶nh cã vui ®©u bao giê.

Hai c©u th¬ nµy thÓ hiÖn rÊt râ quan niÖm cña NguyÔn Du vÒ mèi quan hÖ gi÷a t©m tr¹ng cña con ng­êi vµ c¶nh vËt. C¶nh vËt ®Ñp hay kh«ng ®Ñp, nhÑ nhµng, thanh tho¸t hay nÆng nÒ, u ¸m phô thuéc rÊt nhiÒu vµo t©m tr¹ng cña con ng­êi tr­íc c¶nh ®ã.

§o¹n trÝch "KiÒu ë lÇu Ng­ng BÝch" lµ sù kÕt hîp, giao hoµ cña hai yÕu tè c¶nh vËt vµ t©m tr¹ng. VÒ c¶nh vËt cã lÇu cao, cã non xanh n­íc biÕc, s¬n thuû h÷u t×nh. NÕu Thuý KiÒu ë vµo mét hoµn c¶nh kh¸c, trong t©m tr¹ng kh¸c th× h¼n c¶nh ®ã sÏ rÊt ®Ñp. Tuy nhiªn, t©m tr¹ng KiÒu l¹i ®ang rÊt u ¸m, sÇu n·o: bÞ Tó Bµ giam láng ë lÇu Ng­ng BÝch, KiÒu da diÕt nhí cha mÑ, nhí ng­êi yªu, ®ång thêi l¹i rÊt ®au xãt cho th©n phËn m×nh. C¶nh vËt, do ®ã, nhuèm mµu t©m tr¹ng:

Tr­íc lÇu Ng­ng BÝch kho¸ xu©n

VÎ non xa, tÊm tr¨ng gÇn ë chung.

KiÒu ng¾m c¶nh hay KiÒu ®èi c¶nh? ThËt khã cã thÓ nãi lµ "ng¾m" theo nghÜa th«ng th­êng cña tõ nµy. Bëi "ng¾m" cã nghÜa lµ chiªm ng­ìng, th­ëng ngo¹n. KiÒu ®ang trong t©m tr¹ng nh­ thÕ sao cã thÓ th­ëng ngo¹n cho ®­îc? Bëi vËy, dï cã c¶ "vÎ non xa" lÉn "tÊm tr¨ng gÇn" nh­ng c¶nh vËt Êy ch¼ng thÓ nµo gîi lªn mét chót t­¬i vui hay Êm ¸p. Nhµ th¬ ®· dïng hai ch÷ "ë chung" thËt khÐo. KiÒu tr«ng thÊy tÊt c¶ nh÷ng thø ®ã nh­ng víi nµng, chóng ch¼ng kh¸c g× nhau vµ cµng kh«ng cã g× ®Æc biÖt. Hai yÕu tè tr¸i ng­îc (non xa, tr¨ng gÇn) t­ëng nh­ phi lÝ nh­ng thùc ra ®· diÔn t¶ rÊt chÝnh x¸c sù trèng tr¶i cña c¶nh vËt qua con m¾t cña KiÒu. Khung c¶nh "bèn bÒ b¸t ng¸t" chØ cµng khiÕn cho lßng ng­êi thªm gîi nhí:

Bèn bÒ b¸t ng¸t xa tr«ng

C¸t vµng cån nä, bôi hång dÆm kia.

Cã thÓ h×nh dung rÊt râ mét kh«ng gian mªnh mang ®ang tr¶i réng ra tr­íc m¾t KiÒu. Mét ng­êi b×nh th­êng ®øng tr­íc kh«ng gian Êy còng khã ng¨n ®­îc nçi buån. Víi KiÒu, kh«ng gian réng r·i, trèng tr¶i Êy chØ cµng khiÕn nµng suy nghÜ vÒ cuéc ®êi m×nh:

BÏ bµng m©y sím ®Ìn khuya

Nöa t×nh nöa c¶nh nh­ chia tÊm lßng.

Bëi trong nh÷ng c©u th¬ t¶ c¶nh trªn ®· thÊm ®Ém c¸i "t×nh" (t©m tr¹ng) cña KiÒu nªn ®Õn nh÷ng c©u th¬ nµy, NguyÔn Du ®· b¾t vµo m¹ch t¶ t©m tr¹ng mét c¸ch hÕt søc tù nhiªn. ý th¬ chuyÓn ®æi rÊt linh ho¹t: t¶ c¶nh g¾n víi kh«ng gian. Kh«ng gian cao réng (non xa, tr¨ng gÇn) cµng khiÕn cho c¶nh mªnh mang, dµn tr¶i. T¶ t©m tr¹ng l¹i g¾n víi thêi gian. Thêi gian d»ng dÆc (m©y sím, ®Ìn khuya) cµng cho thÊy t©m tr¹ng ch¸n n¶n, buån tñi cña KiÒu. "Nöa t×nh nöa c¶nh" tr­íc m¾t lµ t×nh hay lµ c¶nh, d­êng nh­ còng kh«ng cßn ph©n biÖt ®­îc n÷a.

Theo dßng t©m tr¹ng cña KiÒu c©u th¬ b¾t vµo nçi nhí:

T­ëng ng­êi d­íi nguyÖt chÐn ®ång

Tin s­¬ng luèng nh÷ng rµy tr«ng mai chê.

Bªn trêi gãc bÓ b¬ v¬

TÊm son gét röa bao giê cho phai.

Nhí nhµ, tr­íc hÕt KiÒu nhí ®Õn Kim Träng, nhí ®Õn chÐn r­îu thÒ nguyÒn d­íi tr¨ng. §èi víi mét ng­êi lu«n ®a sÇu ®a c¶m, nÆng t×nh nÆng nghÜa nh­ Thuý KiÒu, c¶m xóc Êy thËt xa xãt. Cµng nhí ®Õn Kim Träng th× KiÒu l¹i cµng ®au ®ín cho th©n phËn m×nh. ViÖc KiÒu th­¬ng Kim Träng ®ang chê mong tin m×nh mét c¸ch v« väng ®· cho thÊy mét vÎ ®Ñp kh¸c trong t©m hån nµng: KiÒu lu«n nghÜ ®Õn ng­êi kh¸c tr­íc khi nghÜ ®Õn b¶n th©n m×nh. TÊm lßng Êy thËt cao ®Ñp vµ ®¸ng quý biÕt bao!

TiÕp theo lµ KiÒu nhí ®Õn cha mÑ. Cã ý kiÕn cho r»ng, KiÒu ®· nhí ®Õn ng­êi yªu tr­íc råi míi nhí ®Õn cha mÑ, ph¶i ch¨ng lµ nµng ®· ®Æt ch÷ "t×nh" lªn trªn ch÷ "hiÕu"? Thùc ra, viÖc NguyÔn Du miªu t¶ nçi nhí cña KiÒu dµnh cho Kim Träng tr­íc råi míi miÒu t¶ nçi nhí cha mÑ lµ hoµn toµn hîp lÝ. KiÒu kh«ng hÒ ®Æt ch÷ "hiÕu" sau ch÷ "t×nh". Khi gia ®×nh gÆp tai biÕn, tr­íc c©u hái "Bªn t×nh bªn hiÕu bªn nµo nÆng h¬n?", KiÒu ®· døt kho¸t lùa chän ch÷ "hiÕu" b»ng hµnh ®éng b¸n m×nh chuéc cha. Giê ®©y, khi cha vµ em nµng ®· ®­îc cøu, ng­êi mµ nµng c¶m thÊy m×nh cã lçi chÝnh lµ Kim Träng. Nh­ng kh«ng v× thÕ mµ nçi nhí cha mÑ kÐm phÇn day døt:

Xãt ng­êi tùa cöa h«m mai

Qu¹t nång Êp l¹nh nh÷ng ai ®ã giê?

S©n Lai c¸ch mÊy n¾ng m­a

Cã khi gèc tö ®· võa ng­êi «m.

Nh÷ng thµnh ng÷, ®iÓn tÝch, ®iÓn cè (tùa cöa h«m mai, qu¹t nång Êp l¹nh, S©n Lai, gèc tö) liªn tôc ®­îc sö dông ®· thÓ hiÖn rÊt râ t×nh c¶m nhí nhung s©u nÆng còng nh­ nh÷ng b¨n kho¨n tr¨n trë cña Thuý KiÒu khi nghÜ ®Õn cha mÑ, nghÜ ®Õn bæn phËn lµm con cña m×nh. Trong hoµn c¶nh thùc tÕ, nh÷ng suy nghÜ, t©m tr¹ng ®ã cµng chøng tá nµng lµ mét ng­êi con rÊt mùc hiÕu th¶o.

T¸m c©u th¬ cuèi còng n»m trong sè nh÷ng c©u th¬ t¶ c¶nh hay nhÊt cña TruyÖn KiÒu. Chóng thÓ hiÖn rÊt râ nÐt nghÖ thuËt "t¶ c¶nh ngô t×nh" cña NguyÔn Du:

Buån tr«ng cöa bÓ chiÒu h«m,

ThuyÒn ai thÊp tho¸ng c¸nh buåm xa xa?

Buån tr«ng ngän n­íc míi sa,

Hoa tr«i man m¸c biÕt lµ vÒ ®©u?

Buån tr«ng néi cá dµu dµu,

Ch©n m©y mÆt ®Êt mét mµu xanh xanh...

NÕu t¸ch riªng c¸c yÕu tè ngo¹i c¶nh ra mµ xÐt th× cã thÓ thÊy ®ã lµ mét khung c¶nh thËt th¬ méng vµ l·ng m¹n: cã c¸nh buåm thÊp tho¸ng, cã man m¸c hoa tr«i, cã néi cá ch©n m©y mÆt ®Êt mét mµu... ThÕ nh­ng khi ®äc lªn, nh÷ng c©u th¬ nµy chØ khiÕn cho lßng ng­êi thªm sÇu muén, ¶o n·o. Nguyªn nh©n lµ bëi tr­íc mçi c¶nh vËt kia, sõng s÷ng ¸n ng÷ côm tõ "buån tr«ng". Kh«ng ph¶i lµ "xa tr«ng" nh­ ng­êi ta vÉn nãi, còng kh«ng ph¶i lµ "ghÐ m¾t tr«ng" nh­ Xu©n H­¬ng ®· tõng tinh nghÞch mµ ®iÒn tr­íc ®Òn thê SÇm Nghi §èng, ë ®©y, nh©n vËt tr÷ t×nh chØ cã mét t©m thÕ duy nhÊt: "buån tr«ng". T©m tr¹ng nµng ®ang ngæn ngang tr¨m mèi: nhí ng­êi yªu, nhí cha mÑ, c¶m gi¸c m×nh lµ ng­êi cã lçi,... vµ nhÊt lµ ®ang hÕt søc ®au xãt cho th©n phËn m×nh. Bëi vËy, c¶nh vËt Êy cÇn ®­îc c¶m nhËn theo con m¾t cña Thuý KiÒu: c¸nh buåm thÊp tho¸ng næi tr«i v« ®Þnh, hoa tr«i man m¸c cµng gîi nçi ph©n li, néi cá kh«ng m¬n mën xanh mµ "dµu dµu" trong s¾c mµu tµn óa... Næi bËt lªn trong c¶nh vËt ®ã lµ nh÷ng ©m thanh mª hoÆc:

Buån tr«ng sãng cuèn mÆt duÒnh

Çm Çm tiÕng sãng kªu quanh ghÕ ngåi

Trong TruyÖn KiÒu, NguyÔn Du còng ®· nhiÒu lÇn miªu t¶ ©m thanh. Cã thÓ nãi lÇn nµo «ng còng thµnh c«ng. Cã khi chØ qua mét vµi tõ, «ng ®· diÔn t¶ rÊt chÝnh x¸c c¶nh huyªn n¸o trong nhµ Thuý KiÒu khi bän v« l¹i kÐo ®Õn nhµ:

Tr­íc thÇy sau tí x«n xao

§Çu tr©u mÆt ngùa µo µo nh­ s«i.

NguyÔn Du ®Æc biÖt thµnh c«ng khi «ng t¶ tiÕng ®µn cña KiÒu. Tuú theo t©m tr¹ng, mçi lÇn tiÕng ®µn cña KiÒu cÊt lªn lµ mét lÇn ng­êi nghe ph¶i ch¶y n­íc m¾t khãc cho sè phËn oan nghiÖt cña nµng.

Trong ®o¹n th¬ nµy, NguyÔn Du kh«ng t¶ tiÕng ®µn mµ t¶ tiÕng sãng. Trong khung c¶nh b¸t ng¸t, mªnh mang, tiÕng sãng vç "Çm Çm" (l­u ý: nhµ th¬ ®· ®¶o ng÷ ®Ó cho Ên t­îng ®ã cµng râ rµng h¬n) qu¶ lµ mét thø ©m thanh hÕt søc bÊt th­êng. D­êng nh­ nã muèn ph¸ vì khung c¶nh nÆng nÒ nh­ng yªn tÜnh, nã bt KiÒu ra khái dßng suy t­ vÒ gia ®×nh, ng­êi th©n mµ tr¶ nµng vÒ víi thùc t¹i nghiÖt ng·. Ngoµi ra, d­êng nh­ ®ã cßn lµ nh÷ng dù c¶m vÒ qu·ng ®êi ®Çy nh÷ng khæ ®au, tñi nhôc ª chÒ mµ KiÒu s¾p ph¶i tr¶i qua.

 

Đ 9. Em hãy phân tích đoạn trích “Kiều báo ân báo oán” trích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

§Òn ¬n tr¶ o¸n lµ mét m« tÝp rÊt quen thuéc trong v¨n häc d©n gian, ®Æc biÖt lµ trong c¸c c©u chuyÖn cæ tÝch. Ng­êi cã c«ng lao khã nhäc, ¨n ë hiÒn lµnh, hay lµm ®iÒu tèt th× sÏ ®­îc ®Òn bï, kÎ ¸c sÏ bÞ trõng trÞ ®Ých ®¸ng. §ã lµ m¬ ­íc cña nh©n d©n ta.

Trong TruyÖn KiÒu, NguyÔn Du còng dùng lªn mét c¶nh b¸o ©n b¸o o¸n. ThÕ nh­ng, kh¸c rÊt nhiÒu so víi c¸c c©u chuyÖn cæ tÝch, c¶nh b¸o ©n b¸o o¸n trong TruyÖn KiÒu kh«ng ®¬n gi¶n lµ sù thÓ hiÖn kh¸t väng c«ng lÝ cña nh©n d©n. Søc hÊp dÉn cña ®o¹n trÝch thÓ hiÖn chñ yÕu ë kh¶ n¨ng kh¾c ho¹ t©m lÝ nh©n vËt cña nhµ th¬. C¶ ®o¹n trÝch gåm 34 c©u víi ba nh©n vËt, rÊt Ýt lêi miªu t¶, hÇu nh­ chØ cã lêi Thuý KiÒu nãi víi Thóc Sinh, lêi qua tiÕng l¹i gi÷a Thuý KiÒu vµ Ho¹n Th­, vËy mµ kh«ng chØ ch©n dung, tõ giäng ®iÖu, tÝnh t×nh cña tõng nh©n vËt ®Òu ®­îc béc lé hÕt søc sinh ®éng.

Cã thÓ dÔ dµng nhËn thÊy trong ®o¹n trÝch cã hai c¶nh: b¸o ©n vµ b¸o o¸n.

C¶nh b¸o ©n.

Chµng Thóc Sinh khi ®­îc g­¬m mêi ®Õn th× MÆt nh­ chµm ®æ, m×nh d­êng dÏ run. Thóc Sinh run v× nhiÒu lÏ: tr­íc c¶nh ba qu©n g­¬m gi¸o s¸ng loµ run; ®­îc chøng kiÕn Thuý KiÒu ®· trõng trÞ nh÷ng kÎ ®· g©y bao ®au khæ cho ®êi nµng nh­ thÕ nµo l¹i cµng dÔ run h¬n n÷a. Thóc Sinh kh«ng thÓ nghÜ r»ng m×nh l¹i ®­îc tr¶ ©n b»ng gÊm tr¨m cuèn, b¹c ngh×n c©n bëi trong thùc tÕ, chµng ta ch¼ng cã c«ng lao g× nhiÒu víi Thuý KiÒu. Ngay c¶ khi chøng kiÕn vî m×nh hµnh h¹ Thuý KiÒu, Thóc Sinh còng chØ biÕt ngËm ®¾ng nuèt cay, kh«ng biÕt bªnh vùc thÕ nµo.

Vëy t¹i sao Thóc Sinh l¹i ®­îc Thuý KiÒu b¸o ©n hËu hÜnh nh­ thÕ? LÝ gi¶I ®­îc ®iÒu nµy, chóng ta sÏ hiÓu thªm vÒ Thuý KiÒu, tõ ®ã cµng hiÓu thªm nghÖ thuËt x©y dùng nh©n vËt cña NguyÔn Du. Nh©n vËt Thuý KiÒu ®· ®­îc x©y dùng rÊt nhÊt qu¸n tõ ®Çu ®Õn cuèi t¸c phÈm. Dï khi ph¶I d»n lßng trao duyªn cho Thuý V©n, khi mét m×nh ®èi c¶nh ë lÇu Ng­ng BÝch hay khi cã ®ñ vÞ thÕ ®Ó b¸o ©n b¸o o¸n sßng ph¼ng th× Thuý KiÒu vÉn lu«n lµ ng­êi nÆng t×nh nÆng nghÜa:

Nµng r»ng: NghÜa nÆng t×nh non,

L©m Tri ng­êi cò chµng cßn nhí kh«ng?

S©m Th­¬ng ch¼ng vÑn ch÷ tßng

T¹i ai h¸ d¸m phô lßng cè nh©n?

GÊm tr¨m cuèn, b¹c ngh×n c©n,

T¹ lßng dÔ xøng b¸o ©n gäi lµ....

LÝ lÏ cña Thuý KiÒu rÊt râ rµng: ®©y kh«ng ph¶I lµ sù b¸o ©n mµ lµ sù tr¶ nghÜa, ®óng h¬n lµ tr¶ c¸I t×nh mµ Thóc Sinh ®· dµnh cho nµng tr­íc ®©y. Nh­ vËy, ®èi víi Thóc Sinh, Thuý KiÒu ®· kh«ng xö b»ng lÝ mµ b»ng c¸I t×nh cña nµng. §iÒu nµy cã vÎ nh­ kh«ng hîp víi c¸ch nghÜ th«ng th­êng, kh«ng tho¶ m·n ®­îc mét sè b¹n ®äc khã tÝnh nh­ng chÝnh ë ®©y l¹i lµm bËt lªn gi¸ trÞ nghÖ thuËt cña t¸c phÈm: NguyÔn Du ®· kh«ng x©y dùng nh©n vËt Thuý KiÒu theo mét c«ng thøc ®Þnh s½n. Ng­îc l¹i, «ng ®· t¹o nªn mét nh©n vËt rÊt sinh ®éng, rÊt ®êi th­êng. KiÒu ®· suy nghÜ, nãi n¨ng vµ hµnh ®éng hoµn toµn hîp víi phÈm chÊt vµ tÝnh c¸ch cña nµng. §iÒu nµy cµng ®­îc chøng minh râ rµng h¬n qua c¶nh tiÕp theo.

C¶nh b¸o o¸n

§èi t­îng b¸o o¸n ë ®©y lµ Ho¹n Th­ vî Thóc Sinh. MÆc dï kh«ng trùc tiÕp ®Èy Thuý KiÒu vµo lÇu xanh nh­ng Ho¹n Th­ còng lµ kÎ ®· g©y kh«ng Ýt ®au khæ cho cuéc ®êi KiÒu. Con ng­êi ®· trë thµnh h×nh t­îng ®iÓn h×nh cho sù ghen tu«ng Êy ®· lÆng lÏ cho ng­êi ®Õn b¾t nµng vÒ, ®· dùng c¶nh trí trªu: b¾t nµng hÇu r­îu Thóc Sinh ®Ó mµ h¶ hª sung s­íng khi tËn m¾t chøng kiÕn nçi cùc nhôc cña c¶ hai ng­êi. Thuý KiÒu h¼n kh«ng thÓ quªn nçi nhôc h«m Êy, theo ®ã th× téi cña Ho¹n Th­ ®¸ng chÕt mét tr¨m lÇn.

ThÕ nh­ng NguyÔn Du ®· kh«ng ®Ó cho lÝ trÝ cña m×nh dÉn d¾t sù viÖc mét c¸ch gi¶n ®¬n. ¤ng ©m thÇm chøng kiÕn cuéc ®èi ®Çu gi÷a hai ng­êi ®µn bµ (mµ theo Thuý KiÒu lµ kÎ c¾p, bµ giµ gÆp nhau), thuËt l¹i cuéc ®Êu khÈu cña hä. BiÖt tµi cña NguyÔn Du lµ khi chøng kiÕn vµ miªu t¶ cuéc ®ông ®é n¶y löa Êy, «ng ®· kh«ng thiªn vÞ mét ai, kh«ng ®øng vÒ phÝa nµo. ¤ng ®Ó cho sù viÖc tù nã ph¸t triÓn, tõ ®ã ®· t¹o nªn mét trong nh÷ng chi tiÕt nghÖ thuËt giµu chÊt sèng, chÊt tiÓu thuyÕt nhÊt cña t¸c phÈm.

VÞ thÕ gi÷a hai ng­êi phô n÷ ®· hoµn toµn ®¶o ng­îc. Tr­íc ®©y, khi Ho¹n Th­ lµm chñ t×nh thÕ, Thuý KiÒu kh«ng nh÷ng bÞ ®¸nh ®Ëp mµ cßn bÞ lµm nhôc theo mét c¸ch thøc rÊt riªng cña Ho¹n Th­. Nçi ®au tinh thÇn cña KiÒu lóc Êy cßn lín gÊp hµng chôc lÇn nçi ®au thÓ x¸c. ThÕ nh­ng giê ®©y, ng­êi lµm chñ t×nh thÕ l¹i lµ Thuý KiÒu. ChØ cÇn nµng phÈy tay mét c¸I, h¼n Ho¹n Th­ sÏ thÞt n¸t x­¬ng tan.

Thuý KiÒu ®· khëi sù b¸o o¸n nh­ thÕ nµo?

Tho¾t tr«ng nµng ®· chµo th­a:

TiÓu th­ còng cã b©y giê ®Õn ®©y!

§µn bµ dÔ cã mÊy tay

§êi x­a mÊy mÆt, ®êi nµy mÊy gan!

DÔ dµng lµ thãi hång nhan,

Cµng cay nghiÖt l¾m cµng oan tr¸I nhiÒu.

Ngßi bót miªu t¶ cña NguyÔn Du thËt ®¸ng nÓ phôc. Nµng KiÒu duyªn d¸ng, thuú mÞ, e lÖ nÐp vµo d­íi hoa ngµy nµo, giê ®èi diÖn víi kÎ thï, d­êng nh­ ®· ho¸ ra mét con ng­êi kh¸c. Nõu nh­ KiÒu ra lÖnh trõng ph¹t Ho¹n Th­ ngay th× kh«ng cã g× nhiÒu ®Ó bµn luËn. Nh­ng KiÒu ®ang sung s­íng h­ëng thô c¶m gi¸c cña kÎ bÒ trªn, ®ang t×m c¸ch dïng lêi nãi ®Ó røt da røt thÞt Ho¹n Th­ theo ®óng c¸ch mµ tr­íc ®©y mô ta ®· ®èi xö víi nµng. B»ng giäng ®iÖu ®Çy vÎ ch©m biÕm, KiÒu gäi Ho¹n Th­ lµ tiÓu th­, cÈn thËn b¸o cho mô ta biÕt vÒ luËt nh©n qu¶ ë ®êi (Cµng cay nghiÖt l¾m, cµng oan tr¸I nhiÒu). KiÒu tin ch¾c vµo chiÕn th¾ng ®Õn møc s½n sµng chÊp nhËn ®Êu khÈu!

ThÕ nh­ng Ho¹n Th­ thËt xøng víi danh tiÕng BÒ ngoµi th¬n thít nãi c­êi Mµ trong nham hiÓm giÕt ng­êi kh«ng dao:

Ho¹n Th­ hån l¹c ph¸ch xiªu,

KhÊu ®Çu d­íi tr­íng liÖu ®iÒu kªu ca.

R»ng: I chót phËn ®µn bµ,

Ghen tu«ng th× còng ng­êi ta th­êng t×nh....

Gi÷a d¸ng ®iÖu bÒ ngoµi víi lêi nãi bªn trong cña Ho¹n Th­ cã c¸I g× ®ã rÊt m©u thuÉn. Nõu qu¶ thËt ®· hån l¹c ph¸ch xiªu, Ho¹n Th­ khã cã thÓ biÖn hé cho m×nh mét c¸ch khÐo lÐo nh­ vËy. Kh«ng nh÷ng kh¼ng ®Þnh ghen tu«ng chØ lµ thãi th­êng cña ®µn bµ, Ho¹n Th­ cßn kÓ ®Õn nh÷ng viÖc mµ t­ëng nh­ mô ®· lµm ¬n cho Thuý KiÒu: cho ra nhµ g¸c ®Ó viÕt kinh, khi Thuý KiÒu trèn ®· kh«ng ®uæi b¾t,... §ã lµ nh÷ng lÝ lÏ rÊt kh«n ngoan mµ KiÒu khã lßng b¸c bá ®­îc. Th× ra, vÎ hån l¹c ph¸ch xiªu chØ lµ bé ®iÖu mµ mô ta t¹o ra ®Ó ®¸nh vµo chç yÕu cña Thuý KiÒu. §øng tr­íc c¬ héi duy nhÊt ®Ó cã thÓ tho¸t téi, mô ®· vËn dông tÊt c¶ sù kh«n ngoan, läc lâi cña m×nh.

Rèt cuéc, trong cuéc ®Êu trÝ, ®Êu khÈu ®ã ng­êi thua l¹i chÝnh lµ Thuý KiÒu. B»ng chøng lµ khi nghe xong nh÷ng lêi bµo ch÷a cña Ho¹n Th­, Thuý KiÒu ®· xu«I lßng mµ tha bæng cho mô, kh«ng nh÷ng thÕ l¹i cßn khen: Kh«n ngoan ®Õn mùc, nãi n¨ng ph¶I lêi vµ tù nãi víi m×nh r»ng: Lµm ra mang tiÕng con ng­êi nhá nhen.

KÕt côc ®ã cã thÓ bÊt ngê víi ng­êi ®äc nh­ng l¹i rÊt hîp lÝ víi l« gÝch cña t¸c phÈm. §o¹n b¸o ©n víi Thóc Sinh ®· cho thÊy: dï thÕ nµo ®I n÷a, KiÒu vÉn lµ ng­êi phô n÷ ®a sÇu ®a c¶m, nÆng t×nh nÆng nghÜa.

§©y lµ mét ®o¹n trÝch rÊt hÊp dÉn, mét s¸ng t¹o ®Æc s¾c cña NguyÔn Du. B»ng c¸ch ®Ó cho c¸c sù viÖc tù vËn ®éng, nh©n vËt tù béc lé m×nh qua nh÷ng lêi ®èi tho¹i, NguyÔn Du ®· ®­a nghÖ thuËt miªu t¶ nh©n vËt cña v¨n häc trung ®¹i tiÕn mét b­íc rÊt dµi. Miªu t¶ ch©n thùc vµ sinh ®éng ®êi sèng nh­ nã ®ang x¶y ra, ®ã lµ mét yÕu tè quan träng t¹o nªn Chñ nghÜa hiÖn thùc cña NguyÔn Du.

 

---------------------------------------------

 

Đề 10. Em hãy phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

 

Nhµ th¬ Huy CËn ®· tõng gäi bµi th¬ §oµn thuyÒn ®¸nh c¸ (1958) cña m×nh lµ "khóc tr¸ng ca". Qu¶ ®óng nh­­ vËy, bµi th¬ lµ khóc tr¸ng ca ca ngîi vÎ ®Ñp khoÎ kho¾n cña con ng­­êi lao ®éng trong sù hµi hoµ víi vÎ ®Ñp tr¸ng lÖ cña thiªn nhiªn k× vÜ. Kh«ng cßn thÊy dÊu vÕt cña mét "nçi buån thÕ hÖ" c« ®¬n, li t¸n ®· tõng d»ng dÆc, triÒn miªn trong th¬ «ng håi tr­íc C¸ch m¹ng th¸ng T¸m. §©y lµ c¶nh s«ng n­íc trong Trµng giang - mét trong nh÷ng bµi th¬ tiªu biÓu cña Huy CËn giai ®o¹n Êy:

Sãng gîn trµng giang buån ®iÖp ®iÖp

Con thuyÒn xu«i m¸i n­íc song song

ThuyÒn vÒ n­­íc l¹i, sÇu tr¨m ng¶

Cñi mét cµnh kh« l¹c mÊy dßng.

Cßn ®©y:

MÆt trêi xuèng biÓn nh­­ hßn löa

Sãng ®· cµi then, ®ªm sËp cöa.

§oµn thuyÒn ®¸nh c¸ l¹i ra kh¬i

C©u h¸t c¨ng buåm cïng giã kh¬i

 

H¸t r»ng: c¸ b¹c biÓn §«ng lÆng

C¸ thu biÓn §«ng nh­­ ®oµn thoi

§ªm ngµy dÖt biÓn mu«n luång s¸ng

§Õn dÖt l­­íi ta, ®oµn c¸ ¬i!

§ã lµ sù kh¸c nhau cña hai nguån sèng, ë hai giai ®o¹n sèng cña mét t©m hån. §oµn thuyÒn ®¸nh c¸ lµ h×nh ¶nh cña cuéc sèng míi, cuéc sèng mµ ng­­êi ta t×m thÊy niÒm tin vui bÊt diÖt trong lao ®éng.

Bµi th¬ miªu t¶ trän vÑn mét ®ªm lao ®éng trªn biÓn cña ®oµn thuyÒn ®¸nh c¸. Hai khæ th¬ ®Çu lµ c¶nh ra kh¬i. Khung c¶nh thiªn nhiªn ®­îc ph¸c ho¹ Ýt nÐt mµ vÉn cho ta c¶m nhËn ®­îc vÎ ch¾c nÞch, thÊm ®Ëm kh«ng khÝ khÈn tr­­¬ng cña mét buæi xuÊt bÕn ra kh¬i. Hai c©u th¬ ®Çu gîi t¶ sù vËn ®éng cña thêi gian, mÆt trêi xuèng biÓn, nh÷ng con sãng gîn nh÷ng nÐt ngang lu©n chuyÓn qua l¹i nh­ then cöa vµ mÆt trêi xuèng ®Õn ®©u, c¸nh cöa ®ªm nh­ ®­­îc kÐo xuèng ®Õn ®ã. Khi nh÷ng ¸nh s¸ng mÆt trêi t¾t h¼n còng lµ lóc "sãng ®· cµi then", "®ªm sËp cöa". §óng thêi ®iÓm Êy, trong kh«ng gian cña mét ®ªm ®· b¾t ®Çu Êy, thªnh thªnh vót lªn, bõng s¸ng tiÕng h¸t cña ng­êi­ d©n. Kh«ng ph¶i ¸nh s¸ng to¸t lªn tõ c¸nh buåm tr¾ng trong mét buæi mai nh­ ë Quª h­­¬ng cña TÕ Hanh:

Khi trêi trong, giã nhÑ, sím mai hång

D©n trai tr¸ng b¬i thuyÒn ®i ®¸nh c¸

(...)

C¸nh buåm gi­¬ng to nh­­ m¶nh hån lµng

R­ín th©n tr¾ng bao la th©u gãp giã...

Mµ lµ ¸nh s¸ng cña thanh ©m, cña khóc h¸t l·ng m¹n cÊt lªn tõ lßng tin, t×nh yªu lao ®éng, cña s¾c c¸ b¹c ®an dÖt thµnh. Nh÷ng vÇn tr¾c trong khæ th¬ ®Çu (löa, cöa, kh¬i, kh¬i) hoµ ®iÖu cïng khóc h¸t, rÊt cã gi¸ trÞ trong viÖc gîi t¶ vÎ tho¸ng ®¹t, s¸ng l¸ng Êy. Mét c¸ch tù nhiªn, nh÷ng vÇn th¬ më ®Çu hót ng­­êi ®äc vµo kh«ng khÝ lao ®éng cña ng­êi­ d©n lóc nµo kh«ng hay.

Bèn khæ th¬ tiÕp theo lµ c¶nh lao ®éng trªn biÓn ®ªm. Nh÷ng khæ th¬ nµy tËp trung nhiÒu h×nh ¶nh tr¸ng lÖ, vÎ tr¸ng lÖ ®· ®­­îc gîi ra tõ ®Çu bµi th¬ víi h×nh ¶nh "MÆt trêi... nh­­ hßn löa". §Õn ®©y, c¶nh ®¸nh c¸ ®ªm trªn biÓn ®­îc miªu t¶ hÕt søc sinh ®éng. §ã lµ nh÷ng ®éng tõ m¹nh mÏ (l¸i giã, l­ít, dµn ®an, quÉy, kÐo xo¨n tay,...), lµ nh÷ng h×nh ¶nh gîi t¶ c¸i k× vÜ, lín lao (m©y cao, biÓn b»ng, dÆm xa, bông biÓn, thÕ trËn, v©y gi¨ng, ®ªm thë), lµ nh÷ng s¾c mµu léng lÉy, rùc rì nh­­ trÈy héi, vµ c¶ nh÷ng nÐt th¬ méng, bay bæng (buåm tr¨ng, lÊp l¸nh ®uèc ®en hång, tr¨ng vµng choÐ, sao lïa, vÈy b¹c ®u«i vµng loÐ r¹ng ®«ng, n¾ng hång,...). VÎ ®Ñp cña biÓn trêi hoµ quyÖn víi vÎ ®Ñp cña con ng­êi lao ®éng dÖt lªn bøc tranh tr¸ng lÖ, r¹o rùc søc sèng, r¹ng rì vÎ ®Ñp giµu say lßng ng­êi. Cã lÏ kh«ng ë ®©u l¹i cã ®­îc c¸i nguån sèng bÊt tËn diÖu k× cña biÓn §«ng h¬n ë nh÷ng c©u th¬ nµy:

C¸ nhô c¸ chim cïng c¸ ®Ð,

C¸ song lÊp l¸nh ®uèc ®en hång,

C¸i ®u«i em quÉy tr¨ng vµng choÐ,

§ªm thë: sao lïa n­íc H¹ Long.

ChØ mét h×nh ¶nh "§ªm thë" mµ ta nh­­ thÊy c¶ mµn ®ªm phËp phång, thÊy c¶ giã, c¶ sãng n­­íc. Theo nhÞp thë cña vò trô, ngµn con sãng dån ®uæi ¸nh lªn nh÷ng ®ît vµng s¸ng lÊp l¸nh cña vÈy c¸ ph¶n chiÕu ¸nh tr¨ng, cña sao... ThËt huyÒn diÖu!

C¸ ®· ®Çy khoang, lÊp lo¸ trong ¸nh r¹ng ®«ng còng lµ lóc ®oµn thuyÒn kÕt thóc mét ®ªm lao ®éng. Buåm l¹i c¨ng lªn ®ãn ¸nh n¾ng sím. Khæ th¬ cuèi lµ c¶nh trë vÒ cña ®oµn thuyÒn ®¸nh c¸:

C©u h¸t c¨ng buåm víi giã kh¬i,

§oµn thuyÒn ch¹y ®ua cïng mÆt trêi

MÆt trêi ®éi biÓn nh« mµu míi,

M¾t c¸ huy hoµng mu«n dÆm ph¬i

L¹i mét sù hoµ quyÖn tuyÖt vêi gi÷a thiªn nhiªn vµ con ng­­êi. VÎ ®Ñp cña bµi th¬ bõng lªn trong ¸nh s¸ng huy hoµng, ¸nh s¸ng cña mÆt trêi, ¸nh s¸ng cña søc lao ®éng ®· thµnh thµnh qu¶, cña niÒm vui lao ®éng ch©n chÝnh.

Nh×n l¹i toµn bé bøc tranh mµ t¸c gi¶ ®· miªu t¶ trong bµi th¬, ta cµng thÊy râ h×nh ¶nh con ng­êi võa lµm chñ tù nhiªn (Ra ®Ëu dÆm xa dß bông biÓn - Dµn ®an thÕ trËn l­­íi v©y gi¨ng), võa ph« vÎ ®Ñp hoµ quyÖn cïng thiªn nhiªn (ThuyÒn ta l¸i giã víi buåm tr¨ng - L­­ít gi÷a m©y cao víi biÓn b»ng; C©u h¸t c¨ng buåm víi giã kh¬i, §oµn thuyÒn ch¹y ®ua cïng mÆt trêi). Trong sù hµi hoµ Êy, vò trô còng ®­­îc c¶m nhËn víi sù vËn ®éng theo nhÞp sèng cña con ng­­êi: Ta h¸t bµi ca gäi c¸ vµo, Gâ thuyÒn ®· cã nhÞp tr¨ng cao. §óng nh­­ nhµ th¬ Huy CËn ®· bµy tá:

"Khung c¶nh trªn biÓn khi mÆt trêi t¾t kh«ng nÆng nÒ t¨m tèi mµ mang vÎ ®Ñp cña thiªn nhiªn t¹o vËt trong qui luËt vËn ®éng tù nhiªn cña nã. ë ®©y, t«i ®· miªu t¶ khung c¶nh t¹o vËt víi c¶m høng vò trô. NÕu tr­­íc c¸ch m¹ng, Vò trô ca cßn buån th× b©y giê vui, tr­íc lµ t¸ch biÖt, xa c¸ch víi cuéc ®êi th× h«m nay, l¹i gÇn gòi víi con ng­­êi. Bµi th¬ cña t«i lµ cuéc ch¹y ®ua gi÷a con ng­êi vµ thiªn nhiªn, vµ con ng­­êi ®· chiÕn th¾ng. T«i coi ®©y lµ mét khóc tr¸ng ca, ca ngîi con ng­êi trong lao ®éng víi tinh thÇn lµm chñ, víi niÒm vui".

-----------------------------------------------

Đề 11. Phân tích truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

Khi nãi vÒ c«ng viÖc s¸ng t¸c, nhµ v¨n Kim L©n th­­êng thæ lé r»ng «ng muèn thÓ hiÖn con ng­êi m×nh qua trang viÕt. Cã lÏ, ë tr­­êng hîp nh­ Kim L©n, sù tù thÓ hiÖn thµnh ra mét nhu cÇu, vµ chÝnh nã t¹o ra h¬i thë, søc sèng cho t¸c phÈm cña «ng. Nh÷ng g× nhµ v¨n chøng kiÕn, tr¶i nghiÖm trong nh÷ng thêi ®iÓm quan träng cña lÞch sö ®Êt n­­íc trë thµnh nguån nguyªn liÖu trùc tiÕp ®Ó «ng s¸ng t¹o nªn nh÷ng h×nh t­­îng ®Æc s¾c. TruyÖn ng¾n Lµng, víi nh©n vËt «ng Hai, chøng tá cho chóng ta vÒ ®iÒu nµy. Kim L©n tõng nãi:

"C¸i kh«ng khÝ ngµy ®Çu kh¸ng chiÕn ë n«ng th«n, t«i ®· ®­­a vµo Lµng. Lóc Êy T©y cßn ®ãng t¹i cÇu §uèng, t«i vÒ lµng ch¬i mÊy lÇn, chøng kiÕn tËn m¾t thÕ nµo lµ "lµng chiÕn ®Êu". Trong kh«ng khÝ Êy, cïng víi d­­ luËn b¸n tÝn b¸n nghi vÒ lµng chî DÇu theo T©y lµm ViÖt gian ®· khiÕn t«i viÕt truyÖn ng¾n nµy. ¤ng l·o Hai chÝnh lµ t«i".

T×nh yªu quª h­­¬ng ®Êt n­­íc trong mçi con ng­­êi cô thÓ mang mét h×nh hµi riªng. Cã thÓ lµ sù hi sinh anh dòng cña nh÷ng chiÕn sÜ ngoµi mÆt trËn, cã thÓ lµ c«ng søc khai hoang, vun trång nh÷ng thöa ruéng, cã thÓ lµ c¸i m­­ît mµ hay hïng tr¸ng cña mét ca khóc ca ngîi t×nh ng­­êi, t×nh ®êi, v.v... Vµ ë ®©y lµ t×nh yªu, sù g¾n bã thuû chung víi c¸i lµng cña m×nh, cña mét ng­­êi n«ng d©n ph¶i rêi lµng ®i t¶n c­­ trong nh÷ng n¨m ®Çu cña cuéc kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p.

Thµnh c«ng cña truyÖn Lµng chÝnh lµ ë h×nh t­­îng nh©n vËt l·o Hai víi nh÷ng tr¹ng huèng t©m lÝ, ng«n ng÷ ®­­îc kh¾c ho¹ s¾c s¶o, ch©n thùc vµ sinh ®éng. Tuy nhiªn, ®Ó nh©n vËt béc lé ®­­îc t©m lÝ hay ng«n ng÷, tr­­íc hÕt, nhµ v¨n ph¶i x©y dùng ®­­îc t×nh huèng truyÖn. TÝnh c¸ch nh©n vËt chØ ®­­îc thÓ hiÖn trong mét sù viÖc cô thÓ nµo ®ã. HiÓu lÇm råi vì lÏ lµ d¹ng t×nh huèng th­­êng ®­îc c¸c nhµ v¨n sö dông. ViÖc rêi lµng ®i t¶n c­­ lµ sù viÖc cã ý nghÜa t¹o khung cho c©u chuyÖn. §ã ch­­a ph¶i lµ t×nh huèng. Ph¶i ®Õn khi «ng Hai nghe tin ®ån lµng cña «ng theo T©y lµm ViÖt gian th× t×nh huèng míi thùc sù b¾t ®Çu. T×nh huèng truyÖn kÕt thóc khi «ng Hai biÕt ®­­îc sù thùc lµng cña «ng kh«ng theo giÆc. Qua t×nh huèng nµy, h×nh ¶nh mét l·o n«ng d©n tha thiÕt yªu lµng quª cña m×nh, mét lßng mét d¹ theo kh¸ng chiÕn hiÖn ra s¾c nÐt, víi chiÒu s©u t©m lÝ, ng«n ng÷ mang ®Ëm mµu s¾c c¸ thÓ ho¸.

Së dÜ c¸i tin lµng chî DÇu theo giÆc lµm «ng Hai khæ t©m lµ v× nã ®· ®éng ch¹m ®Õn ®iÒu thiªng liªng, nh¹y c¶m nhÊt trong con ng­­êi «ng. C¸i lµng ®èi víi ng­­êi n«ng d©n quan träng l¾m. Nã lµ ng«i nhµ chung cho céng ®ång, hä m¹c. §êi nµy qua ®êi kh¸c, ng­­êi n«ng d©n g¾n bã víi c¸i lµng nh­­ m¸u thÞt, ruét rµ. Nã lµ nhµ cöa, ®Êt ®ai, lµ tæ tiªn, lµ hiÖn th©n cho ®Êt n­­íc ®èi víi hä. Tr­­íc C¸ch m¹ng th¸ng T¸m, «ng Hai thuéc lo¹i "khè r¸ch ¸o «m", tõng bÞ "bän h­­¬ng lÝ trong lµng truÊt ng«i trõ ngo¹i xiªu d¹t ®i, lang thang hÕt n¬i nµy ®Õn n¬i kh¸c, lÇn mß vµo ®Õn tËn ®Êt Sµi Gßn, Chî Lín kiÕm ¨n. Ba ch×m b¶y næi m­­êi mÊy n¨m trêi míi l¹i ®­­îc trë vÒ quª h­­¬ng b¶n qu¸n". Nªn «ng thÊm thÝa l¾m c¸i c¶nh tha h­­¬ng cÇu thùc. ¤ng yªu c¸i lµng cña m×nh nh­­ ®øa con yªu mÑ, tù hµo vÒ mÑ, t«n thê mÑ, mét t×nh yªu hån nhiªn nh­­ trÎ th¬. Cø xem c¸i c¸ch «ng Hai n¸o nøc, say mª khoe vÒ lµng m×nh th× sÏ thÊy. Tr­­íc C¸ch m¹ng th¸ng T¸m, «ng khoe c¸i sinh phÇn cña viªn tæng ®èc lµng «ng: "ChÕt! ChÕt, t«i ch­a thÊy c¸i dinh c¬ nµo mµ l¹i ®­îc nh­­ c¸i dinh c¬ cô th­­îng lµng t«i". Vµ mÆc dï ch¼ng hä hµng g× nh­­ng «ng cø gäi viªn tæng ®èc lµ "cô t«i" mét c¸ch rÊt h¶ hª! Sau C¸ch m¹ng, "ng­­êi ta kh«ng cßn thÊy «ng ®¶ ®éng g× ®Õn c¸i l¨ng Êy n÷a", v× «ng nhËn thøc ®­­îc nã lµm khæ m×nh, lµm khæ mäi ng­­êi, lµ kÎ thï cña c¶ lµng: "X©y c¸i l¨ng Êy c¶ lµng phôc dÞch, c¶ lµng g¸nh g¹ch, ®Ëp ®¸, lµm phu hå cho nã. [...] C¸i ch©n «ng ®i tËp tÔnh còng v× c¸i l¨ng Êy''. B©y giê «ng khoe lµng «ng khëi nghÜa, khoe "«ng gia nhËp phong trµo tõ håi k× cßn trong bãng tèi", råi nh÷ng buæi tËp qu©n sù, khoe nh÷ng hè, nh÷ng ô, nh÷ng giao th«ng hµo cña lµng «ng,... Còng v× yªu lµng qu¸ nh­­ thÕ mµ «ng nhÊt quyÕt kh«ng chÞu rêi lµng ®i t¶n c­­. §Õn khi buéc ph¶i cïng gia ®×nh ®i t¶n c­­ «ng buån khæ l¾m, sinh ra hay bùc béi, "Ýt nãi, Ýt c­­êi, c¸i mÆt lóc nµo còng lÇm lÇm". ë n¬i t¶n c­­, «ng nhí c¸i lµng cña «ng, nhí nh÷ng ngµy lµm viÖc cïng víi anh em, "¤, sao mµ ®é Êy vui thÕ. ¤ng thÊy m×nh nh­­ trÎ ra.[...] Trong lßng «ng l·o l¹i thÊy n¸o nøc h¼n lªn". Lóc nµy, niÒm vui cña «ng chØ lµ hµng ngµy ®i nghe tin tøc thêi sù kh¸ng chiÕn vµ khoe vÒ c¸i lµng chî DÇu cña «ng ®¸nh T©y. ThÕ mµ, ®ïng mét c¸i «ng nghe ®­­îc c¸i tin lµng chî DÇu cña «ng theo T©y lµm ViÖt gian. Cµng yªu lµng, h·nh diÖn, tù hµo vÒ lµng bao nhiªu th× b©y giê «ng Hai l¹i cµng thÊy ®au ®ín, tñi hæ bÊy nhiªu. Nhµ v¨n Kim L©n ®· chøng tá bót lùc dåi dµo, kh¶ n¨ng ph©n tÝch s¾c s¶o, t¸i hiÖn sinh ®éng tr¹ng th¸i t×nh c¶m, hµnh ®éng cña con ng­­êi khi miªu t¶ diÔn biÕn t©m tr¹ng vµ hµnh ®éng cña nh©n vËt «ng Hai trong biÕn cè nµy.

¤ng l·o ®ang n¸o nøc, "Ruét gan «ng l·o cø móa c¶ lªn, vui qu¸!" v× nh÷ng tin kh¸ng chiÕn th× biÕn cè bÊt ngê x¶y ra. C¸i tin lµng chî DÇu theo giÆc ®· lµm «ng ®iÕng ng­­êi: "Cæ «ng l·o nghÑn ¾ng h¼n l¹i, da mÆt tª r©n r©n. ¤ng l·o lÆng ®i, t­ëng nh­­ ®Õn kh«ng thë ®­îc. Mét lóc l©u «ng míi rÆn Ì Ì, nuèt mét c¸i g× v­íng ë cæ, [...] giäng l¹c h¼n ®i", "¤ng Hai cói g»m mÆt xuèng mµ ®i" vµ nghÜ ®Õn sù dÌ bØu cña bµ chñ nhµ. ¤ng l·o nh­­ võa bÞ mÊt mét c¸i g× quý gi¸, thiªng liªng l¾m. Nh÷ng c©u v¨n diÔn t¶ t©m tr¹ng thËt xóc ®éng: "Nh×n lò con, tñi th©n, n­íc m¾t «ng l·o cø trµo ra... Chóng nã còng lµ trÎ con lµng ViÖt gian ®Êy? Chóng nã còng bÞ ng­­êi ta rÎ róng h¾t hñi ®Êy? Khèn n¹n, b»ng Êy tuæi ®Çu...". Nçi nhôc nh·, mÆc c¶m ph¶n béi hµnh h¹ «ng l·o ®Õn khæ së: "Chao «i! Cùc nhôc ch­­a, c¶ lµng ViÖt gian! Råi ®©y biÕt lµm ¨n bu«n b¸n ra sao? Ai ng­êi ta chøa. Ai ng­­êi ta bu«n b¸n mÊy. Suèt c¶ c¸i n­­íc ViÖt Nam nµy ng­­êi ta ghª tëm, ng­­êi ta thï h»n c¸i gièng ViÖt gian b¸n n­­íc...". C¶ nhµ «ng Hai sèng trong bÇu kh«ng khÝ ¶m ®¹m: "Gian nhµ lÆng ®i, hiu h¾t. ¸nh löa vµng nhê nhê ë ngän ®Ìn dÇu l¹c vên trªn nÐt mÆt lo ©u cña bµ l·o. TiÕng thë cña ba ®øa trÎ chôm ®Çu vµo nhau ngñ nhÑ nhµng næi lªn, nghe nh­­ tiÕng thë cña gian nhµ". ¤ng Hai ¨n kh«ng ngon, ngñ kh«ng yªn, lóc nµo còng n¬m níp, bÊt æn trong nçi tñi nhôc ª chÒ. ThËm chÝ «ng kh«ng d¸m nh¾c tíi, ph¶i gäi tªn c¸i chuyÖn ph¶n béi lµ "chuyÖn Êy". ¤ng tuyÖt giao víi tÊt c¶ mäi ng­­êi, "kh«ng d¸m b­­íc ch©n ra ®Õn ngoµi" v× xÊu hæ. Vµ c¸i chuyÖn vî chång «ng lo nhÊt còng ®· ®Õn. Bµ chñ nhµ bãng giã ®uæi gia ®×nh «ng, chØ v× hä lµ ng­­êi cña lµng theo T©y. Gia ®×nh «ng Hai ë vµo t×nh thÕ c¨ng th¼ng. ¤ng Hai ph¶i ®èi mÆt víi t×nh c¶nh khã kh¨n nhÊt: "ThËt lµ tuyÖt ®­êng sinh sèng! [...] ®©u ®©u cã ng­­êi chî DÇu ng­êi ta còng ®uæi nh­­ ®uæi hñi Mµ cho dÉu v× chÝnh s¸ch cña Cô Hå ng­­êi ta ch¼ng ®uæi ®i n÷a, th× m×nh còng ch¼ng cßn mÆt mòi nµo ®i ®Õn ®©u".

Tõ chç yªu tha thiÕt c¸i lµng cña m×nh, «ng Hai ®©m ra thï lµng: "VÒ lµm g× c¸i lµng Êy n÷a. Chóng nã theo T©y c¶ råi. VÒ lµng tøc lµ bá kh¸ng chiÕn, bá Cô Hå...". Vµ "N­­íc m¾t «ng giµn ra". ¤ng l¹i nghÜ ®Õn c¶nh sèng n« lÖ t¨m tèi, lÇm than tr­íc kia. Bao nçi niÒm cña «ng kh«ng biÕt gi·i bµy cïng ai ®µnh trót c¶ vµo nh÷ng lêi trß chuyÖn cïng ®øa con th¬ d¹i:

- Hóc kia! ThÇy hái con nhÐ, con lµ con cña ai?

- Lµ con thÇy mÊy lÞ con u.

- ThÕ nhµ con ë ®©u?

- Nhµ ta ë lµng chî DÇu.

- ThÕ con cã thÝch vÒ lµng chî DÇu kh«ng?

Th»ng bÐ nÐp ®Çu vµo ngùc bè tr¶ lêi khe khÏ:

- Cã.

¤ng l·o «m khÝt th»ng bÐ vµo lßng, mét lóc l©u «ng l¹i hái:

- µ, thÇy hái con nhÐ. ThÕ con ñng hé ai?

Th»ng bÐ gi¬ tay lªn, m¹nh b¹o vµ rµnh rät:

- ñng hé Cô Hå ChÝ Minh mu«n n¨m!

N­íc m¾t «ng l·o giµn ra, ch¶y rßng rßng trªn hai m¸. ¤ng nãi thñ thØ:

- õ ®óng råi, ñng hé Cô Hå con nhØ.

Nh÷ng lêi ®¸p cña con trÎ còng lµ t©m huyÕt, gan ruét cña «ng Hai, mét ng­êi lÊy danh dù cña lµng quª lµm danh dù cña chÝnh m×nh, mét ng­­êi son s¾t mét lßng víi kh¸ng chiÕn, víi Cô Hå. Nh÷ng lêi thèt ra tõ miÖng con trÎ nh­­ minh oan cho «ng, ch©n thµnh vµ thiªng liªng nh­­ lêi thÒ ®inh ninh vang lªn tõ ®¸y lßng «ng:

Anh em ®ång chÝ biÕt cho bè con «ng

Cô Hå trªn ®Çu trªn cæ xÐt soi cho bè con «ng.

C¸i lßng bè con «ng lµ nh­ thÕ ®Êy, cã bao giê d¸m ®¬n sai. ChÕt th× chÕt cã bao giê d¸m ®¬n sai.

Nhµ v¨n ®· nh×n thÊy nh÷ng nÐt ®¸ng tr©n träng bªn trong ng­­êi n«ng d©n ch©n lÊm tay bïn. Nh©n vËt «ng Hai hiÖn ra ch©n thùc tõ c¸i tÝnh hay khoe lµng, thÝch nãi vÒ lµng bÊt kÓ ng­­êi nghe cã thÝch hay kh«ng; ch©n thùc ë ®Æc ®iÓm t©m lÝ v× céng ®ång, vui c¸i vui cña lµng, buån c¸i buån cña lµng vµ ch©n thùc ë nh÷ng diÔn biÕn cña tr¹ng th¸i t©m lÝ hÕt søc ®Æc tr­­ng cña mét ng­­êi n«ng d©n tñi nhôc, ®au ®ín v× c¸i tin lµng m×nh ph¶n béi. NÕu nh­­ trong biÕn cè Êy t©m tr¹ng cña «ng Hai ®au ®ín, tñi cùc bao nhiªu th× khi vì lÏ ra r»ng ®ã chØ lµ tin ®ån kh«ng ®óng, lµng chî DÇu cña «ng kh«ng hÒ theo giÆc, sù vui s­­íng cµng t­­ng bõng, h¶ hª bÊy nhiªu. ¤ng Hai nh­­ ng­­êi võa ®­­îc håi sinh. Mét lÇn n÷a, nh÷ng thay ®æi cña tr¹ng th¸i t©m lÝ l¹i ®­­îc kh¾c ho¹ sinh ®éng, tµi t×nh: "C¸i mÆt buån thØu mäi ngµy bçng t­­¬i vui, r¹ng rì h¼n lªn. Måm bám bÎm nhai trÇu, cÆp m¾t hung hung ®á hÊp h¸y...". ¤ng khoe kh¾p n¬i: "T©y nã ®èt nhµ t«i råi b¸c ¹. §èt nh½n![...] L¸o! L¸o hÕt! Toµn lµ sai sù môc ®Ých c¶", "T©y nã ®èt nhµ t«i råi «ng chñ ¹. §èt nh½n.[...] Ra l¸o! L¸o hÕt, ch¼ng cã g× sÊt. Toµn lµ sai sù môc ®Ých c¶!". §¸ng lÏ ra «ng ph¶i buån v× c¸i tin Êy chø? Nh­­ng «ng ®ang trµn ngËp trong niÒm vui v× tho¸t khái c¸i ¸ch "ng­­êi lµng ViÖt gian". C¸i tin Êy x¸c nhËn lµng «ng vÉn nhÊt quyÕt ®øng vÒ phÝa kh¸ng chiÕn. C¸i tin Êy khiÕn «ng l¹i ®­­îc sèng nh­­ m«t ng­êi yªu n­­íc, l¹i cã thÓ tiÕp tôc sù khoe khoang ®¸ng yªu cña m×nh,... M©u thuÉn mµ vÉn hÕt søc hîp lÝ, ®iÓm nµy còng lµ sù s¾c s¶o, ®éc ®¸o cña ngßi bót miªu t¶ t©m lÝ nh©n vËt cña nhµ v¨n Kim L©n.

Ng­­êi ®äc sÏ kh«ng thÓ quªn ®­îc mét «ng Hai qu¸ yªu c¸i lµng cña m×nh nh­­ thÕ. MÆt kh¸c, còng nh­­ c¸c nh©n vËt quÇn chóng (chÞ cho con bó loan tin lµng chî DÇu theo giÆc, bµ chñ nhµ,)... c¸i khã quªn ë nh©n vËt nµy cßn lµ nÐt c¸ thÓ ho¸ rÊt ®Ëm vÒ ng«n ng÷. Lóc «ng hai nãi thµnh lêi hay khi «ng nghÜ, ng­­êi ®äc vÉn nhËn thÊy rÊt râ ®Æc ®iÓm ng«n ng÷ cña vïng quª B¾c Bé, cña mét lµng B¾c Bé: "N¾ng nµy lµ bá mÑ chóng nã","kh«ng ®äc thµnh tiÕng cho ng­êi kh¸c nghe nhê mÊy", "Th× vÉn", "cã bao giê d¸m ®¬n sai",... §Æc biÖt lµ nhµ v¨n cè ý thÓ hiÖn nh÷ng tõ ng÷ dïng sai trong lóc qu¸ h­­ng phÊn cña «ng Hai. Nh÷ng tõ ng÷ "sai sù môc ®Ých c¶" lµ dÊu Ên ng«n ng÷ cña ng­­êi n«ng d©n ë thêi ®iÓm nhËn thøc ®ang chuyÓn biÕn, muèn nãi c¸i míi nh­­ng tõ ng÷ ch­­a hiÓu hÕt. Sù sinh ®éng, ch©n thùc, thó vÞ cña c©u chuyÖn phÇn nµo còng nhê vµo ®Æc ®iÓm ng«n ng÷ nµy.

Kim L©n ®· tõng ®­­îc ®¸nh gi¸ lµ mét c©y bót hµng ®Çu vÒ ®Ò tµi phong tôc. Trong truyÖn Lµng, sù th«ng hiÓu vÒ lÒ thãi, phong tôc cña lµng quª ®­îc «ng vËn dông hÕt søc khÐo lÐo vµo x©y dùng t©m lÝ, hµnh ®éng, ng«n ng÷ nh©n vËt. Cèt truyÖn ®¬n gi¶n, søc nÆng l¹i dån c¶ vµo m¹ch diÔn biÕn t©m tr¹ng, vµo lêi tho¹i cña nh©n vËt nªn c©u chuyÖn cã søc hÊp dÉn riªng, Ên t­­îng riªng, ®éc ®¸o. Trong sè rÊt nhiÒu nh÷ng nh©n vËt n«ng d©n kh¸c, ng­­êi ®äc khã cã thÓ quªn mét «ng Hai yªu lµng quª, yªu ®Êt n­­íc, thuû chung víi kh¸ng chiÕn, víi sù nghiÖp chung cña d©n téc. Mét «ng Hai thÝch khoe lµng, mét «ng Hai sèt s¾ng nghe tin tøc chÝnh trÞ, mét «ng Hai tñi nhôc, ®au ®ín khi nghe tin lµng m×nh theo giÆc, mét «ng Hai vui mõng nh­­ trÎ th¬ khi biÕt tin lµng m×nh kh«ng theo giÆc,... Ai ®ã ®· mét lÇn thÊy nhµ v¨n Kim L©n, nghe «ng nãi chuyÖn cßn thó vÞ h¬n n÷a: h×nh nh­ ta gÆp «ng ®©u ®ã trong Lµng råi th× ph¶i.

Đề 12. Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

TruyÖn ng¾n LÆng lÏ Sa Pa cña NguyÔn Thµnh Long nhÑ nhµng mµ s©u s¾c, thÉm ®Ém chÊt th¬. NhÑ nhµng, kÝn ®¸o nh­ Sa Pa thµnh phè trong s­­¬ng, vµ còng giµu søc sèng víi hoa tr¸I ng¸t h­¬ng bèn mïa. LÆng lÏ mµ kh«ng buån tÎ, nh÷ng con ng­­êi n¬I ®©y ®ang tõng ngµy thÇm lÆng cèng hiÕn søc lùc cña m×nh, thÇm lÆng ®em l¹i h­¬ng s¾c cho cuéc sèng. §äc truyÖn ng¾n nµy, chóng ta chóng ta cã thÓ ®ång c¶m víi nhau:

Sa Pa kh«ng chØ lµ mét sù yªn tÜnh. Bªn d­­íi sù yªn tÜnh Êy, ng­­êi ta lµm viÖc!

Theo lêi giíi thiÖu cña b¸c l¸I xe, c¸I con ng­­êi c« ®éc nhÊt thÕ gian lµ mét thanh niªn hai m­¬I b¶y tuæi, lµm c«ng t¸c khÝ t­­îng kiªm vËt lÝ ®Þa cÇu. Trong c©u chuyÖn ph¸c th¶o ch©n dung cña b¸c l¸I xe, ®¸ng chó ý lµ chuyÖn thÌm ng­­êi cña anh chµng c« ®éc nhÊt thÕ gian kia. Kh«ng ph¶I anh ta sî ng­êi mµ lªn lµm viÖc ë ®©y, tr¸I l¹i, anh ta tõng chÆt c©y ng¸ng ®­­êng ng¨n xe dõng l¹i ®Ó ®­îc gÆp ng­êi nh×n tr«ng vµ nãi chuyÖn mét l¸t.

Qua c¸I nh×n cña ng­­êi ho¹ sÜ, anh thanh niªn hiÖn ra víi tÇm vãc nhá bÐ, nÐt mÆt r¹ng rì. Anh ta sèng trong Mét c¨n nhµ ba gian, s¹ch sÏ, víi bµn ghÕ, sæ s¸ch, biÓu ®å, thèng kª, m¸y bé ®µm. Cuéc ®êi riªng cña anh thanh niªn thu gän l¹i mét gãc tr¸I gian víi chiÕc gi­­êng con, mét chiÕc bµn häc, mét gi¸ s¸ch.. Mét cuéc sèng gi¶n dÞ, ng¨n n¾p cña mét ng­­êi yªu ®êi, say mª c«ng viÖc vµ kh«ng cã vÎ g× cña sù buån ch¸n.

Trong sù c¶m nhËn cña c« kÜ s­­ míi ra tr­­êng, cuéc sèng cña ng­êi thanh niªn lµ cuéc sèng mét m×nh dòng c¶m tuyÖt ®Ñp, anh mang l¹i cho c« bã hoa cña nh÷ng h¸o høc vµ m¬ méng ngÉu nhiªn.

Nõu nh­­ ng­êi ho¹ sÜ l·o thµnh míi chØ ghi ®­­îc lÇn ®Çu g­­¬ng mÆt cña ng­­êi thanh niªn th× chÝnh nh÷ng lêi t©m sù cña mét kÎ thÌm ng­­êi khi ®­îc gÆp ng­êi ®· lµ mét bøc ch©n dung tù ho¹ kh¸ hoµn chØnh. Ch©n dung lµ g× nÕu kh«ng ph¶I lµ nh÷ng nÐt vÏ tinh thÇn, nh÷ng nÐt gîi t¶ phÈm chÊt? Nh÷ng nÐt tù ho¹ cña anh thanh niªn vÒ c¶ nh÷ng con ng­­êi ®ang lµm viÖc nh­­ anh khiÕn ng­êi ho¹ sÜ giµ, dï ®· tr¶I nhiÒu chuyÖn ®êi ph¶I suy ngÉm rÊt nhiÒu:

Ng­­êi con trai Êy ®¸ng yªu thËt, nh­­ng lµm cho «ng nhäc qu¸. Víi nh÷ng ®iÒu lµm cho ng­­êi ta suy nghÜ vÒ anh. Vµ vÒ nh÷ng ®iÒu anh suy nghÜ trong c¸I v¾ng vÎ vßi väi hai ngh×n s¸u tr¨m mÐt trªn mÆt biÓn, cuån cuén tu«n ra khi gÆp ng­­êi.

Vëy nh÷ng ®iÒu g× ë chµng thanh niªn ®· lµm cho ng­­êi ho¹ sÜ giµ suy nghÜ vµ thËm chÝ lµm thay ®æi c¶ c¸I quan niÖm vÒ m¶nh ®Êt Sa Pa vèn cã trong «ng?

Nçi thÌm ng­­êi ë anh thanh niªn kh«ng ph¶I nçi nhí cuéc sèng ®«ng ®óc, tiÖn nghi, an nhµn, nh­ anh nãi: Nõu lµ nçi nhí phån hoa ®« thÞ th× xoµng. Ng­êi thanh niªn hiÓu rÊt râ c«ng viÖc cña m×nh, chÊp nhËn sèng trong hoµn c¶nh buån tÎ, c« ®éc ®Ó lµm c«ng viÖc ®o giã, ®o m­­a, ®o n¾ng, tÝnh m©y, ®o chÊn ®éng mÆt ®Êt, dù vµo viÖc b¸o tr­­íc thêi tiÕt hµng ngµy, phôc vô s¶n xuÊt, phôc vô chiÕn ®Êu. Nh­­ng con ng­­êi Êy kh«ng hÒ thÊy buån tÎ, c« ®éc. C¸IthÌm ng­êi cña chµng thanh niªn lµ lÏ b×nh th­êng cña con ng­­êi, nhÊt l¹i lµ tuæi trÎ. Anh sèng víi triÕt lÝ: khi ta lµm viÖc, ta víi c«ng viÖc lµ ®«I, sao gäi lµ mét m×nh ®­­îc?. §­­îc lµm viÖc cã Ých ®èi víi anh thÕ lµ niÒm vui. H¬n n÷a c«ng viÖc cña anh g¾n liÒn víi c«ng viÖc cña bao anh em ®ång chÝ kh¸c ë nh÷ng ®iÓm cao h¬n hoÆc thÊp h¬n. Ng­­êi ho¹ sÜ ®· thÊy bèi rèi khi bÊt ngê ®­­îc chiªm ng­­ìng mét ch©n dung ®Ñp ®Ï ®Õn thÕ: b¾t gÆp mét con ng­­êi nh­­ anh lµ mét c¬ héi h·n h÷u cho s¸ng t¸c, nh­ng hoµn thµnh s¸ng t¸c cßn lµ mét chÆng ®­êng dµi. Vµ ch¾c ch¾n «ng sÏ cßn bèi rèi khi muèn dùng lªn ch©n dung cña Sa Pa. Bëi v×, trong sù tù ho¹ cña chµng trai cßn hiÖn ra nh÷ng ch©n dung kh¸c n÷a, còng quªn m×nh, say mª víi c«ng viÖc nh­­ anh kÜ s­­ ë v­ên rau d­­íi Sa Pa Ngµy nµy sang ngµy kh¸c... ngåi im trong v­­ên su hµo, r×nh xem c¸ch ong lÊy phÊn, thô phÊn cho hoa su hµo..., nhµ nghiªn cøu sÐt m­êi mét n¨m kh«ng rêi xa c¬ quan mét ngµy v× sî cã sÐt l¹i v¾ng mÆt. C¸I lÆng lÏ cña c¶nh s¾c Sa Pa th× c©y cä trªn tay ng­­êi ho¹ sÜ cã thÓ lét t¶ kh«ng mÊy khã kh¨n, nh­­ng c¸I kh«ng lÆng lÏ cña Sa Pa nh­­ «ng ®· thÊy qua nh÷ng con ng­­êi kia th× vÏ thÕ nµo ®©y? Ng­­êi ho¹ sÜ nhËn thÊy rÊt râ sù bÊt lùc cña nghÖ thuËt, cña héi ho¹ trong cuéc hµnh tr×nh vÜ ®¹i lµ cuéc ®êi.

Ng­êi ®äc cã thÓ dÔ dµng nhËn thÊy trong LÆng lÏ Sa Pa, cã hai nh©n vËt hÇu nh­­ chØ lÆng lÏ nghe vµ suy ngÉm. §ã lµ ng­­êi ho¹ sÜ vµ c« kÜ s­­ trÎ. Tr­íc chµng trai trÎ trung yªu ®êi, hiÓu vµ yªu c«ng viÖc thÇm lÆng cña m×nh, ng­­êi ho¹ sÜ nhËn ra r»ng Sa Pa, c¸I tªn mµ chØ nghe ®Õn ng­êi ta ®· nghÜ ®Õn chuyÖn nghØ ng¬I, cã nh÷ng con ng­­êi lµm viÖc vµ lo nghÜ cho ®Êt n­­íc. Tho¹t ®Çu, ®¸p l¹i lêi b¸c l¸I xe, ng­­êi ho¹ sÜ nãi: ThÝch chø, thÝch l¾m. ThÕ nµo t«I còng vÒ ë h¼n ®Êy. T«I ®· ®Þnh thÕ. Nh­­ng b©y giê ch­­a ph¶I lóc. Sau khi gÆp, ®­­îc nghe chµng thanh niªn nãi, ®­îc chøng kiÕn vµ hiÓu cuéc sèng cña nh÷ng con ng­êi ®ang lµm viÖc thùc sù, cèng hiÕn thùc sù, quan niÖm cña ng­­êi ho¹ sÜ ®· thay ®æi. Lóc chia tay, ng­­êi ho¹ sÜ giµ cßn chôp lÊy tay ng­­êi thanh niªn l¾c m¹nh vµ nãi: Ch¾c ch¾n råi t«I sÏ trë l¹i. T«I ë víi anh mÊy h«m ®­­îc chø? §©y kh«ng chØ lµ sù thay ®æi trong c¸I nh×n vÒ Sa Pa mµ cßn lµ sù thay ®æi trong quan niÖm cña mét nghÖ sÜ vÒ cuéc sèng, vÒ c¸I ®Ñp. Cßn c« g¸i? Khi tõ biÖt, C« ch×a tay ra cho anh n¾m, cÈn träng, râ rµng, nh­ ng­­êi ta trao cho nhau c¸I g× chø kh«ng ph¶I lµ c¸I b¾t tay. C« ®· hiÓu ®­­îc nhiÒu ®iÒu tõ cuéc sèng, c«ng viÖc cña chµng trai. Cã lÏ trong c¸I b¾t tay Êy lµ niÒm tin, lµ ý nghÜa ®Ých thùc cña lao ®éng, lµ c¶ sù thÇm lÆng cèng hiÕn cho ®êi,... Nh÷ng ®iÒu ®ã sÏ gióp c« v÷ng vµng h¬n trong nh÷ng b­íc ®Çu tiªn vµo ®êi.

NguyÔn Thµnh Long ®· cho ng­­êi ®äc thÊy c¸I kh«ng lÆng lÏ cña Sa Pa. Víi nh÷ng nÐt vÏ méc m¹c, bøc ch©n dung vÒ m¶nh ®Êt trªn cao Êy cã søc Êm to¶ ra tõ nh÷ng bµn tay, khèi ãc ®ang tõng ngµy bÒn bØ, thÇm lÆng cèng hiÕn.

 

-------------------------------------------

 

Đề 13. Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thnh.

 

Kh«ng ph¶i Thu mµ lµ Sang thu. Thi nh©n mu«n ®êi yªu mÕn mïa thu, còng kh«ng hiÕm tr­êng hîp say s­a tr­íc nh÷ng ®æi thay cña t¹o vËt khi ®Êt trêi giao chuyÓn. §äc Sang thu cña H÷u ThØnh, thªm mét lÇn ta ®­îc th­ëng thøc vÎ ®Ñp cña sù c¶m nhËn tinh tÕ, nh÷ng rung ®éng cña mét t©m hån nh¹y c¶m nghÖ sÜ lóc thu sang. Nh­ng sÏ ch¼ng cã mÊy ý nghÜa khi xóc c¶m Êy ch¼ng mang nÐt duyªn riªng. Ng­êi ta tõng nãi vÒ H÷u ThØnh víi chÊt d©n gian trong th¬. Qu¶ vËy, ë ®©y, sù ®éc ®¸o b¾t ®Çu b»ng "h­¬ng thu":

Bçng nhËn ra h­¬ng æi

Ph¶ vµo trong giã se

Giã chïng ch×nh qua ngâ

H×nh nh­ thu ®· vÒ

Kh«ng ph¶i l¸ ng« ®ång, kh«ng ph¶i h­¬ng cèm míi, kh«ng ph¶i hoa cau rông, mïa thu bÊt chît hiÖn diÖn víi h­¬ng æi chÝn th¬m lùng trong giã hanh se. Hai ch÷ ph¶ vµo võa gîi ra c¸i bÊt chît trong c¶m nhËn, võa gîi ra mét c¸ch thùc thÓ c¸i h­¬ng th¬m cña æi, l¹i võa gîi ra sù vËn ®éng nhÑ nhµng cña giã. Tõ chïng ch×nh gîi ra sù lay ®éng cña c©y l¸, vÎ t­ lù cña lßng ng­êi, c¸i man m¸c cña kh«ng gian chím thu. Sao l¹i lµ h×nh nh­ chø kh«ng ph¶i lµ ch¾c ch¾n? Mét chót nghi hoÆc, mét chót b©ng khu©ng, cã c¸i g× ®ã kh«ng thËt râ rµng. §óng lµ mét tr¹ng th¸i c¶m xóc cña thêi ®iÓm chuyÓn giao. C¶m xóc Êy tiÕp tôc lan to¶, më ra trong c¸i nh×n xa h¬n, réng h¬n:

S«ng ®­îc lóc dÒnh dµng

Chim b¾t ®Çu véi v·

Cã ®¸m m©y mïa h¹

V¾t nöa m×nh sang thu

Sù vËn ®éng cña mïa ®­îc cô thÓ ho¸ b»ng nh÷ng s¾c th¸i ®æi thay cña t¹o vËt. §ã lµ vÎ "dÒnh dµng" cña dßng s«ng, c¸i "b¾t ®Çu véi v·" cña c¸nh chim vµ, thËt ®Æc biÖt, ®¸m m©y mang trªn m×nh c¶ hai mïa. TÊt c¶ ®ang hoµ trong khóc biÕn tÊu giao mïa. Cã c¸i g× ®ang m¬ hå x©m chiÕm, ®ang thay thÕ, ®ang mê ®i, nh¹t ra, ®ang tr«i. Kh«ng cã g× hiÖn ra thËt s¾c nÐt, kh«ng cã gam mµu t­¬ng ph¶n nµo, ngay c¶ ë hai nöa cña mét ®¸m m©y thuéc vÒ hai mïa kh¸c biÖt. Kh«ng ph¶i vÎ ®Ñp cña mïa h¹, còng kh«ng ph¶i vÎ ®Ñp cña mïa thu, mµ lµ vÎ ®Ñp cña chÝnh sù chuyÓn mïa, vÎ ®Ñp cña t©m hån con ng­êi gÇn gòi, giao c¶m víi thiªn nhiªn ®Ó l¾ng nghe vµ dù c¶m:

VÉn cßn bao nhiªu n¾ng

§· v¬i dÇn c¬n m­a

SÊm còng bít bÊt ngê

Trªn hµng c©y ®øng tuæi.

Kho¶nh kh¾c giao mïa ®­îc c¶m nhËn b¾t ®Çu tõ h­¬ng æi ph¶ trong giã se chïng ch×nh qua ngâ, c¸i "h×nh nh­" cña lßng ng­êi, vÎ dÒnh dµng cña s«ng, véi v· cña chim,... vµ ®Õn ®©y lµ n¾ng, lµ m­a, lµ sÊm, hµng c©y. Ch­a hÕt h¼n c¸i n¾ng cña mïa hÌ nh­ng nh÷ng c¬n m­a ®· kh«ng cßn µo ¹t. Hai ch÷ "bao nhiªu" nghe nh­ say mª, nh­ luyÕn tiÕc. N¾ng l¾m th× m­a nhiÒu. §ã lµ ®Æc ®iÓm cña mïa hÌ. Nh­ng n¾ng vÉn cßn mµ m­a th× ®· v¬i dÇn. V¬i dÇn th× kh«ng chØ lµ Ýt m­a ®i mµ cßn lµ m­a Ýt n­íc ®i. §©y còng lµ dÊu hiÖu cña sù chuyÓn mïa. Råi ®©y, n¾ng sÏ hanh hao, m­a sÏ trë nªn ho¹ ho»n. Khi Êy míi thùc sù lµ thu. T­ëng chõng chØ lµ nh÷ng c©u th¬ t¶ c¶nh mµ thùc ra lµ kÝn ®¸o béc lé xóc c¶m giao mïa, nh÷ng rung ®éng ngät ngµo cña lßng ng­êi trong mèi luyÕn giao thÊm quyÖn víi thiªn nhiªn.

Bµi th¬ khÐp l¹i víi h×nh ¶nh sÊmhµng c©y võa cã tÝnh t¶ thùc võa mang ý nghÜa Èn dô, gîi ra nh÷ng suy t­ th©m trÇm. Cuèi h¹ - ®Çu thu, khi ®· kh«ng cßn nh÷ng c¬n m­a xèi x¶ th× sÊm còng bít bÊt ngê vµ d÷ déi. Hµng c©y ®øng tuæi lµ hµng c©y ®· qua bao cuéc chuyÓn mïa? Kh«ng biÕt chÝnh x¸c lµ bao nh­ng ch¾c còng ®ñ ®Ó ®iÒm nhiªn tr­íc nh÷ng biÕn ®éng. Tùa nh­ con ng­êi lÞch l·m, tõng tr¶i cã thÓ b×nh t©m, ®¹t ®­îc tr¹ng th¸i «n tån tr­íc nh÷ng vang chÊn cña ngo¹i c¶nh.

Víi h×nh ¶nh th¬ tù nhiªn, kh«ng chau chuèt mµ giµu søc gîi c¶m, thÓ th¬ n¨m ch÷ v¾t dßng t¹o ra nh÷ng liªn t­ëng thó vÞ, nhµ th¬ H÷u ThØnh ®· thÓ hiÖn mét c¸ch ®Æc s¾c nh÷ng xóc c¶m tinh tÕ tr­íc b­íc chuyÓn giao cña mïa. Qua ®ã béc lé mét t×nh c¶m yªu mÕn thiªn nhiªn, mét t©m hån nh¹y c¶m, s©u s¾c.

 

Đề 14. Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Ên t­îng khi ®äc BÕn quª cña NguyÔn Minh Ch©u lµ Ên t­îng vÒ mét c¸I g× ®ã nh­ lµ ®øng tr­íc mÊy b«ng hoa cuèi cïng cßn sãt l¹i trë nªn ®Ëm s¾c h¬n, thÉm mµu h¬n, mét mµu tÝm thÉm nh­ bãng tèi. Cã c¸I g× xãt xa ph«I pha ®I trong bãng tèi, tha thiÕt h¬n trong c¸I mµu ®Ëm sãt l¹i kia. Nã tù lµ m×nh mét lÇn cuèi, thøc nhËn vÒ ch¶y tr«I vµ kÕt ®äng mét lÇn cuèi tr­íc khi hoµ vµo c¸I mong manh vÜnh cöu. Gièng nh­ h×nh ¶nh NhÜ khi kÕt truyÖn: mÆt mòi NhÜ ®á rùng mét c¸ch kh¸c th­êng, hai m¾t long lanh chøa mét nçi mª say ®Çy ®au khæ, c¶ m­êi ®Çu ngãn tay NhÜ ®ang bÊu chÆt vµo c¸I bËu cöa sæ, nh÷ng ngãn tay võa bÊu chÆt võa run lÈy bÈy.

kh¸c th­êng kh«ng c¸I ham muèn cuèi cïng cña mét ®êi ng­êi chØ lµ nhê con sang bÕn s«ng ngay bªn nhµ m×nh nh­ thÕ nµy (?):

NhÜ tËp trung hÕt søc cßn l¹i ®Ó nãi ra c¸I ®iÒu ham muèn cuèi cïng cña ®êi m×nh:

- B©y giê con sang bªn kia hé bè...

- §Ó lµm g× ¹?

- Ch¼ng ®Ó lµm g× c¶. NhÜ cã vÎ ng­îng nghÞu v× c¸I ®iÒu m×nh s¾p nãi ra qu¸ ­ k× quÆc Con h·y qua ®ß ®Æt ch©n lªn bê bªn kia, ®I ch¬I loanh quanh råi ngåi xuèng nghØ ch©n ë ®©u ®ã mét l¸t, råi vÒ.

Cã nh÷ng sù thùc vÉn tån t¹i nh­ nghÞch lÝ. T×nh huèng tù sù cña BÕn quª, tr­íc hÕt, ®éc ®¸o ë ®iÓm nµy. Mét con ng­êi ®· tõng ®I tíi kh«ng sãt mét xã xØnh nµo trªn tr¸I ®Êt khi l©m bÖnh nÆng kh«ng thÓ ®I ®­îc n÷a míi chît nhËn ra mét ch©n trêi gÇn gòi, mµ l¹i xa l¾c v× ch­a hÒ bao giê ®I ®Õn I bê bªn kia s«ng Hång ngay tr­íc cöa nhµ m×nh. Khi cã thÓ tíi ®­îc BÕn quª mét c¸ch dÔ dµng th× kh«ng nghÜ tíi, kh«ng tíi; khi kh«ng thÓ tíi ®­îc th× l¹i say mª, ham muèn - ®ã lµ nghÞch lÝ. NgÞch lÝ Êy nãi lªn mét sù thËt lµ: cã khi, c¸I ng­êi ta m¬ ­íc, kh¸t khao, c¸I ng­êi ta kh«ng thÓ cã kh«ng ph¶I ®iÒu g× to t¸t, lín lao mµ l¹i lµ nh÷ng ®iÒu hÕt søc nhá bÐ, th­êng t×nh. Ng­êi ta v­¬n tíi chÝnh nh÷ng gi¸ trÞ b×nh dÞ. M¶nh ®Êt m¬ ­íc ë ngay bÕn s«ng quª ®©y th«i. Cèt truyÖn cña BÕn quª thuéc lo¹i cèt truyÖn t©m lÝ. T×nh huèng mµ ta gäi lµ nghÞch lÝ trªn ®©y chØ lµ nghÞch lÝ trong sù tù ý thøc cao ®é cña nh©n vËt. Nõu kh«ng nhËn thøc mét c¸ch s©u s¾c vÒ ý nghÜa ®Ých thùc cña nh÷ng c¸I gÇn gòi, b×nh dÞ, nÕu ®· kh«ng tõng ®Æt ch©n tíi mäi xã xØnh cña tr¸I ®Êt nh­ NhÜ th× viÖc ch­a tõng ®Æt ch©n ®Õn c¸I bÕn s«ng c¹nh nhµ, viÖc kh«ng thÓ tíi ®­îc m¶nh ®Êt m¬ ­íc qu¸ ®çi gÇn gôi kia sÏ kh«ng kh¸c th­êng, kh«ng nghÞch lÝ, sÏ l¹i tr«I tuét ®I nh­ lÏ th­êng vÉn thÕ. T×nh huèng ©ý lµ t×nh huèng ®Ó nh©n vËt béc lé c¸I thÕ giíi bªn trong, ®Ó ph©n tÝch niÒm mª say ®Çy ®au khæ cña con ng­êi ®ang tiÕn dÇn tíi h¹n mót cuèi cïng cña sù sèng, ®Ó thÊy ®­îc c¸I gi¶n dÞ nh­ng bÒn v÷ng cña ch©n lÝ nh©n sinh.

NghÜa lµ søc nÆng cña toµn bé thiªn truyÖn dån c¶ vµo sù thÓ hiÖn thÕ giíi néi t©m cña NhÜ. Cã thÓ thÊy m¹ch t©m tr¹ng cña NhÜ diÔn ra theo hai chÆng: tr­ícsau khi NhÜ nhê anh con trai sang s«ng.

T¸c gi¶ kh«ng cho chóng ta biÕt r»ng tr­íc khi l©m bÖnh NhÜ lµm nghÒ g×, ®Þa vÞ x· héi ra sao nh­ng b»ng vµo chi tiÕt NhÜ ®­îc ®I kh¾p n¬I trªn thÕ giíi, cã thÓ ®o¸n ®Þnh ®­îc anh lµ mét ng­êi cã vÞ trÝ quan träng. Nh­ng chÝnh c¸I thêi gian NhÜ èm liÖt gi­êng míi lµ qu·ng thêi gian quan träng, cã ý nghÜa lín h¬n c¶ so víi c¶ mét ®êi b«n ba. Khi ®ã, anh ®­îc gÇn gòi víi vî con, vµ nhê vËy lÇn ®Çu tiªn NhÜ thÊy ®­îc tÊm ¸o v¸ cña ng­êi vî c¶ ®êi chÞu th­¬ng chÞu khã hi sinh v× chång. T×nh c¶nh èm ®au ®· kÐo anh vÒ víi nh÷ng g× th­êng t×nh nhÊt cña cuéc sèng. Anh c¶m nhËn ®­îc c¸I nhÉn nhôc ®Ñp ®Ï cña vî m×nh qua tiÕng b­íc ch©n rãn rÐn quen thuéc suèt c¶ mét ®êi ng­êi ®µn bµ trªn nh÷ng bËc thang mßn lâm. NiÒm khao kh¸t ®­îc kh¸m ph¸ vÎ ®Ñp cña bê b·I bªn kia s«ng chØ cã thÓ ®­îc nhen lªn, day døt, m·nh liÖt khi NhÜ sèng trong cuéc sèng ®êi th­êng. Cuéc sèng Êy ®em l¹i cho anh mét c¸ch nh×n, c¸ch nghÜ míi, ch©n thùc, dung dÞ h¬n, ®ång thêi th«I thóc anh thùc hiÖn ­íc väng cuèi cïng cña cuéc ®êi, c¸I mong muèn vèn dÔ dµng víi ng­êi kh¸c, víi chÝnh anh khi cßn khoÎ m¹nh th× giê ®©y trë thµnh th¸ch thøc ghª gím, thËm chÝ lµ kh«ng thÓ.

Anh con trai kh«ng thÓ hiÓu ®­îc ®»ng sau c¸I mong muèn k× quÆc cña ng­êi cha s¾p tõ gi· câi ®êi lµ c¶ mét c©u chuyÖn mang ý nghÜa triÕt lÝ cuéc ®êi. Gièng nh­ NhÜ ®· tõng ch­a bao giê nghÜ tíi m¶nh ®Êt bÕn quª s«ng Hång kÒ c¹nh nhµ m×nh. ChÝnh NhÜ còng tù nhËn thÊy cµng lín th»ng con anh cµng cã nhiÒu nÐt gièng anh. D­êng nh­ trong NhÜ ®ang diÔn ra mét cuéc ®èi chÊt: cha / con hiÖn t¹i / qu¸ khø. Con trai anh ®ang sèng nh÷ng th¸ng ngµy nh­ anh ®· tõng sèng, ham mª nh÷ng ®iÒu nh­ anh tõng ham mª vµ kh«ng nhËn ra ®­îc gi¸ trÞ cña c¸I b×nh dÞ, nhá bÐ nh­ng ®Ých thùc nh­ anh ®· tõng kh«ng nhËn ra.

NguyÔn Minh Ch©u ®· x©y dùng nhiÒu chi tiÕt, h×nh ¶nh mang ý nghÜa biÓu t­îng. Ë phÇn ®Çu truyÖn lµ h×nh ¶nh nh÷ng b«ng hoa b»ng l¨ng cßn sãt l¹i, lµ mµu vµng thau xen lÉn mµu xanh non cña b·I båi bªn kia s«ng Hång, lµ nh÷ng t¶ng ®Êt ®æ oµ vµo giÊc ngñ, Khi ®øa con trai ra ®I ®Ó thùc hiÖn hµnh tr×nh tíi bÕn quª, song hµnh, NhÜ còng thùc hiÖn mét hµnh tr×nh nhäc nh»n, ®au nhøc. Chµng trai trÎ, ng­êi cã thÓ thùc hiÖn chuyÕn sang s«ng mét c¸ch dÔ dµng th× ®ang chïng ch×nh bëi nh÷ng thÕ cuéc t­íng sÜ vµ kh«ng thÊy ®­îc ý nghÜa cña hµnh tr×nh. Ng­êi kh«ng cßn thêi gian n÷a th× tù m×nh chØ thùc hiÖn ®­îc mét nöa cña hµnh tr×nh dµi mét mÐt tõ nÖm n»m tíi cöa sæ! Nh÷ng kho¶ng kh«ng gian trong mèi liªn hÖ thêi gian nh­ lµ biÓu t­îng cña nghÞch lÝ bõng ngé, ë nh÷ng chÆng kh¸c nhau cña sù th¸m hiÓm cuéc ®êi:

Võa nghe TuÊn nÖn lép bép ®«I dÐp sa b« xuèng thang, NhÜ ®· thu hÕt tµn lùc lÕt dÇn trªn chiÕc ph¶n gç. NhÊc m×nh ra ®­îc bªn ngoµi chiÕc nÖm n»m, anh t­ëng m×nh võa bay ®­îc mét nöa vßng tr¸I ®Êt trong mét chuyÕn ®I c«ng t¸c ë mét n­íc bªn MÜ La-tinh hai n¨m tr­íc ®©y. Anh mÖt lö. Vµ ®au nhøc. Ngåi l¹i nghØ mét chÆng vµ chØ muèn cã ai ®ì cho ®Ó n»m xuèng...

Lò trÎ tiÕp søc cho anh, gióp anh ®I nèt nöa vßng tr¸I ®Êt cßn l¹i:

C¶ bän trÎ xóm vµo, vµ rÊt n­¬ng nhÑ, gióp anh ®I nèt nöa vßng tr¸I ®Êt tõ mÐp tÊm nÖm n»m ra mÐp tÊm ph¶n, kho¶ng c¸ch ­íc chõng n¨m chôc ph©n.

§ã lµ ©n huÖ mµ cuéc ®êi dung dÞ, hån nhiªn ®em l¹i cho NhÜ. Anh h­íng tíi kho¶ng kh«ng gian m¬ ­íc bªn ngoµi c¸nh cöa sæ nhê nh÷ng bµn tay chua lßm mïi d­a. L¹i lµ sù cøu c¸nh cña c¸I b×nh dÞ. Ngay lóc Êy, b¾t ®Çu tõ lóc NhÜ ®­îc ngåi s¸t ngay sau khu«n cöa sæ, khi h×nh ¶nh cña I miÒn ®Êt m¬ ­íc hiÖn ra ngay tr­íc m¾t anh, trong con ng­êi chÊt chøa nghÞch lÝ Êy diÔn ra dßng suy t­ëng s©u s¾c. Víi ngßi bót s¾c s¶o, NguyÔn Minh Ch©u ®· kh¾c ho¹ thµnh c«ng t©m tr¹ng cña nh©n vËt nµy.

H×nh ¶nh con ®ß ngang víi c¸nh buåm n©u b¹c tr¾ng hiÖn ra qua c¸I nh×n cña con ng­êi ®ang khao kh¸t bÕn bê còng mang ý nghÜa biÓu t­îng. §ã lµ nhÞp cÇu nèi tíi bÕn quª m¬ ­íc:... I vËt mµ NhÜ nh×n thÊy tr­íc tiªn khi ®­îc ngåi s¸t ngay sau khu«n cöa sæ lµ mét c¸nh buåm võa b¾t giã c¨ng phång lªn. Con ®ß ngang mçi ngµy chØ qua l¹i mét chuyÕn gi÷a hai bªn bê ë khóc s«ng Hång nµy võa mêi b¾t ®Çu chèng sµo ra khái ch©n b·I båi bªn kia, c¸nh buåm n©u b¹c tr¾ng vÉn cßn che lÊp gÇn hÕt c¸I miÒn ®Êt m¬ ­íc.

BiÕt ®©u NhÜ kh«ng cßn ®ñ søc ®Ó chê chuyÕn ®ß cña ngµy h«m sau th× sao! Ng­êi con trai mang theo sø mÖnh thùc hiÖn niÒm m¬ ­íc cuèi cïng cña anh ®ang sµ vµo mét ®¸m ng­êi ch¬I ph¸ cê thÕ trªn hÌ phè. Suèt ®êi NhÜ còng ®· tõng ch¬I ph¸ cê thÕ trªn nhiÒu hÌ phè, thËt lµ kh«ng døt ra ®­îc. Nã cã thÓ bÞ nhì chuyÕn ®ß sang s«ng. C¶ ®êi NhÜ ®· nhì chuyÕn ®ß Êy. Trong sù lo l¾ng, kh¾c kho¶I vèn th­êng trùc cña mét ng­êi ®ang sèng nh÷ng giê phót cuèi cïng, NhÜ ®· ngÉm ra: con ng­êi ta trªn ®­êng ®êi thËt khã tr¸nh ®­îc nh÷ng c¸I ®iÒu vßng vÌo hoÆc chïng ch×nh, v¶ l¹i nã ®· thÊy cã c¸I g× hÊp dÉn ë bªn kia s«ng ®©u? Ho¹ ch¨ng chØ cã anh ®· tõng tr¶I, ®· tõng in gãt ch©n kh¾p mäi ch©n trêi xa l¹ míi nh×n thÊy hÕt sù giµu cã lÉn mäi vÎ ®Ñp cña mét c¸II båi s«ng Hång ngay bê bªn kia, c¶ trong nh÷ng nÐt tiªu s¬, vµ c¸I ®iÒu riªng anh kh¸m ph¸ thÊy gièng nh­ mét niÒm mª say pha lÉn víi nçi ©n hËn ®au ®ín, lêi lÏ kh«ng bao giê gi¶I thÝch hÕt. Ng­êi ta khã cã thÓ lµm l¹i ®­îc nh÷ng g× thuéc vÒ qu¸ khø, kh«ng thÓ ®I l¹i nh÷ng chuyÕn ®ß ®· nhì. C¸I bÕn quª rÊt gÇn, vµ kh«ng khã kh¨n g× ®Ó ®Õn ®ã, nh­ng nÕu cø m¾c vµo c¸Ichïng ch×nh thÕ cuéc rÊt cã thÓ ta sÏ kh«ng bao giê ®Õn ®­îc.

Kh«ng ph¶I ngÉu nhiªn mµ t¸c gi¶ ®Ó cho h×nh ¶nh Liªn vî NhÜ xuÊt hiÖn trong dßng suy nghÜ cña nh©n vËt nµy:... còng nh­ c¸nh b·I båi ®ang n»m ph¬I m×nh bªn kia, t©m hån Liªn vÉn gi÷ nguyªn vÑn nh÷ng nÐt tÇn t¶o vµ chÞu ®ùng hi sinh tõ bao ®êi x­a, vµ còng chÝnh nhê cã ®iÒu ®ã mµ sau nh÷ng ngµy th¸ng b«n tÈu, t×m kiÕm... NhÜ ®· t×m thÊy ®­îc n¬I n­¬ng tùa lµ gia ®×nh trong nh÷ng ngµy nµy.

Liªn nh­ lµ hiÖn th©n cña c¸I bÕn quª mµ NhÜ ®· tõng kh«ng nhËn ra. NhÜ nh×n thÊy tÊm ¸o v¸ cña vî khi anh ®· nhËn thøc ®­îc gi¸ trÞ cña c¸I gÇn gòi, b×nh dÞ. Sù tÇn t¶o, chÞu ®ùng hi sinh ë Liªn còng lµ vÎ ®Ñp cña ng­êi phô n÷ ViÖt Nam nãi chung. Kh«ng ph¶I khi NhÜ nhËn ra nh÷ng c¸I ®ã míi cã, nã lµ vÎ ®Ñp bÒn v÷ng mu«n ®êi nh­ng chØ khi NhÜ ý thøc mét c¸ch s©u s¾c vÒ bÕn quª th× anh míi ph¸t hiÖn ra nã, c¶m nhËn ®­îc nã. Gièng nh­ h×nh ¶nh tõng m¶nh v¸ trªn l¸ buåm c¸nh d¬I in bËt trªn mét vïng n­íc ®á chØ cã thÓ râ rµng ®Õn thÕ khi con ®ß ngang nèi liÒn víi bÕn quª l¹i gÇn bê bªn nµy, l¹i gÇn anh, ®Ó NhÜ cã ®­îc c¶m gi¸c chÝnh m×nh trong tÊm ¸o mµu xanh trøng s¸o vµ chiÕc mò nan réng vµnh, nh­ mét nhµ th¸m hiÓm ®ang chËm r·I ®Æt tõng b­íc ch©n lªn c¸I mÆt ®Êt dÊp dÝnh phï sa.

TruyÖn khÐp l¹i b»ng h×nh ¶nh chuyÕn ®ß ngang mçi ngµy mét chuyÕn... võa ch¹m vµo c¸I bê ®Êt lë dèc ®øng phÝa bªn nµy. Bªn nµy lµ thÞ thµnh, bªn kia lµ bÕn quª. Bªn nµy ch«ng chªnh xãi lë, bªn kia v÷ng vµng båi ®¾p. Sù t­¬ng ph¶n nµy nh­ mét lêi c¶nh tØnh vÒ nhËn thøc, ý thøc gi÷ g×n nh÷ng gi¸ trÞ b×nh dÞ, vÎ ®Ñp cña c¸I th©n t×nh, gÇn gòi, ®Ó ng­êi ta kh«ng ph¶I th¶ng thèt bëi nh÷ng t¶ng ®Êt ®æ oµ vµo giÊc ngñ.

Gièng hoa b»ng l¨ng nhît nh¹t tõ khi míi në bçng ch¸y thÉm lªn nh÷ng b«ng cuèi cïng nh­ x¸c nhËn xãt xa tr­íc c¸I mong manh ch¶y tr«I cña t¹o ho¸. NhÜ muèn con trai m×nh kh«ng lÆp l¹i con ®­êng tíi nh÷ng gi¸ trÞ ®Ých thùc nh­ anh ®· tr¶I qua. Day døt, tr¨n trë nh­ thÕ ©u còng cßn l¹i ®­îc g× ®ã khi n»m xuèng ®Ó nh÷ng t¶ng ®Êt ®æ Ëp xuèng chèn kh«ng cïng.

 

--------------------------------------

 

Đề 14. Phân tích hình ảnh con chó Bấc trong truyện ngắn “Tiếng gọi nơi hoang dã” của nhà văn Giắc Lân - đơn.

 

Trong nghÖ thuËt v¨n ch­¬ng, miªu t¶ t©m lÝ, t×nh c¶m ®· lµ khã (miªu t¶ t©m lÝ nh©n vËt lµ mét b­íc tiÕn lín trong lÞch sö v¨n häc), miªu t¶ t×nh c¶m cña mét con chã l¹i cµng khã h¬n, dÉu r»ng trong sè c¸c loµi vËt nu«i, chã ®­îc coi lµ loµi gÇn gòi nhÊt, t×nh nghÜa nhÊt ®èi víi con ng­êi.

ThÕ nh­ng khi Gi¾c L©n-®¬n viÕt TiÕng gäi n¬i hoang d·, ®iÒu ®ã d­êng nh­ kh«ng g©y ra bÊt cø mét trë ng¹i nµo. C©u chuyÖn vÒ chó chã BÊc, mäi t©m t­, t×nh c¶m cña nã ®­îc dùng lªn hÕt søc sinh ®éng, gÇn gòi ®Õn møc nÕu ch­a n¾m b¾t ®­îc cèt truyÖn, bÊt chît ®äc mét ®o¹n nµo ®ã, b¹n ®äc dÔ lÇm t­ëng nh©n vËt chÝnh trong truyÖn lµ mét con ng­êi. MÆc dï c©u chuyÖn ®­îc kÓ tõ ng«i thø ba nh­ng cã thÓ coi ®ã lµ sù ho¸ th©n toµn vÑn cña nhµ v¨n vµo nh©n vËt.

§o¹n trÝch hÇu nh­ kh«ng cã sù kiÖn nµo ®¸ng kÓ, chØ lµ nh÷ng t©m t­, t×nh c¶m cña BÊc ®èi víi chñ, thÕ nh­ng ®©y l¹i lµ mét trong nhiÒu ®o¹n v¨n thµnh c«ng cña t¸c phÈm. Mét phÇn nguyªn do lµ bëi trong ®ã, nh÷ng t©m t­, t×nh c¶m cña BÊc ®· ®­îc miªu t¶ hÕt søc s©u s¾c, thÓ hiÖn kh¶ n¨ng quan s¸t vµ c¶m nhËn nh¹y bÐn, tinh tÕ cña nhµ v¨n.

§o¹n më ®Çu chØ cã tÝnh chÊt giíi thiÖu, nh­ng kh«ng v× thÕ mµ kÐm søc hÊp dÉn. §ã lµ mét thø t×nh c¶m hoµn toµn míi mÎ mµ BÊc ch­a tõng c¶m thÊy bao giê. §èi chøng cô thÓ lµ mèi quan hÖ cña BÊc víi c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh thÈm ph¸n Mi-l¬:

Víi nh÷ng cËu con trai cña «ng ThÈm, t×nh c¶m Êy "chØ lµ chuyÖn lµm ¨n cïng héi cïng ph­êng".

Víi nh÷ng ®øa ch¸u nhá cña «ng ThÈm, lµ "tr¸ch nhiÖm ra oai hé vÖ".

Víi «ng ThÈm, ®ã lµ thø "t×nh b¹n trÞnh träng vµ ®­êng hoµng".

Trong nh÷ng mèi quan hÖ nµy, BÊc cã vÞ thÕ hoµn toµn kh¸c víi mét con chã th«ng th­êng. §ã kh«ng ph¶i lµ mèi quan hÖ cña mét con vËt nu«i ®èi víi chñ mµ lµ mèi quan hÖ b×nh ®¼ng gi÷a mét con ng­êi víi mét con ng­êi. Nh­ng ®iÒu quan träng nhÊt lµ trong kho¶ng thêi gian ®ã, BÊc ch­a bao giê c¶m thÊy mét "t×nh th­¬ng yªu s«i næi, nång ch¸y, th­¬ng yªu ®Õn t«n thê, th­¬ng yªu ®Õn cuång nhiÖt" nh­ t×nh c¶m ®èi víi Thoãc-t¬n. §ã lµ mét c¸ch më ®Çu thùc sù Ên t­îng.

Trong mèi quan hÖ víi Thoãc-t¬n, vÞ thÕ cña BÊc còng kh«ng thay ®æi. Nã tù coi m×nh lµ mét ng­êi b¹n trung thµnh. Cã lÏ ®iÓm mÊu chèt t¹o nªn sù kh¸c biÖt trong t×nh c¶m cña BÊc chÝnh lµ c¸ch nghÜ cña Thoãc-t¬n. §èi víi ThÈm ph¸n Mi-l¬ vµ nh÷ng ng­êi chñ kh¸c, BÊc ch¼ng qua còng chØ lµ mét con vËt nu«i mµ th«i (nãi nh­ ng«n ng÷ cña BÊc th× ®ã lµ quan hÖ thuÇn tuý v× c«ng viÖc), dï nã cã lËp ®­îc bao nhiªu chiÕn tÝch ®i ch¨ng n÷a. Nh­ng Thoãc-t¬n th× kh¸c. Anh thùc sù coi BÊc nh­ mét ng­êi b¹n vµ ®èi xö víi nã còng nh­ víi mét ng­êi b¹n.

Nh÷ng sù viÖc h»ng ngµy diÔn ra trong mèi quan hÖ gi÷a Thoãc-t¬n vµ BÊc ®­îc t¸c gi¶ kÓ l¹i rÊt gi¶n dÞ nh­ng cã søc hÊp dÉn thËt ®Æc biÖt. Nh÷ng cö chØ, hµnh ®éng ®­îc miªu t¶ xen kÏ víi nh÷ng chi tiÕt cô thÓ, sinh ®éng cho thÊy t×nh c¶m cña Thoãc-t¬n dµnh cho BÊc ®· v­ît qua mèi quan hÖ chñ tí th«ng th­êng. Anh ch¨m sãc nh÷ng con chã "nh­ thÓ chóng lµ con c¸i cña anh vËy". BÊc vèn lµ mét con chã th«ng minh, nã hiÓu nh÷ng cö chØ cña chñ cã ý nghÜa nh­ thÕ nµo, bëi vËy, nã còng ®¸p l¹i b»ng mét t×nh c¶m ch©n thµnh nh­ng kh«ng kÐm phÇn nång nhiÖt. B¶n th©n nã qu¸ ®çi vui s­íng, ®Õn ®é "t­ëng chõng nh­ qu¶ tim m×nh nh¶y tung ra khái c¬ thÓ v× qu¸ ng©y ngÊt". Mçi cö chØ cña BÊc còng thÓ hiÖn qu¸ nhiÒu ý nghÜa khiÕn cho Thoãc-t¬n còng nh­ muèn kªu lªn, t­ëng nh­ con chã ®ang nãi víi anh b»ng lêi chø kh«ng ph¶i chØ qua hµnh ®éng.

C¸ch biÓu lé t×nh c¶m cña BÊc còng rÊt kh¸c th­êng. C¸i c¸ch nã Ðp hai hµm r¨ng vµo tay chñ mét lóc l©u cho thÊy t×nh c¶m cña BÊc dµnh cho Thoãc-t¬n m·nh liÖt ®Õn møc nµo. MÆt kh¸c, nã l¹i kh«ng hÒ vå vËp, s¨n ®ãn nh­ nh÷ng con chã kh¸c mµ chØ lÆng lÏ t«n thê, quan s¸t chñ theo mét c¸ch rÊt riªng mµ chØ nã míi cã thÓ béc lé nh­ vËy. Sù giao c¶m b»ng ¸nh m¾t gi÷a nã vµ Thoãc-t¬n ®· nãi lªn tÊt c¶ sù ng­ìng mé, thµnh kÝnh, t×nh th­¬ng yªu cña BÊc ®èi víi ng­êi chñ mang trong m×nh nh÷ng t×nh c¶m mµ tr­íc ®ã nã ch­a tõng c¶m nhËn ®­îc bao giê.

Sù g¾n bã vÒ t×nh c¶m gi÷a BÊc vµ chñ ®­îc thÓ hiÖn s©u h¬n trong phÇn cuèi cña ®o¹n trÝch. Cµng yªu chñ bao nhiªu th× BÊc l¹i cµng sî mÊt bÊy nhiªu. Bëi vËy, nã lu«n b¸m theo Thoãc-t¬n vµ kh«ng rêi anh nöa b­íc. Chi tiÕt BÊc kh«ng ngñ "tr­ên qua gi¸ l¹nh ®Õn tËn mÐp lÒu, ®øng ®Êy, l¾ng nghe tiÕng thë ®Òu ®Òu cña chñ..." rÊt sèng ®éng, cã søc diÔn t¶ lín h¬n c¶ nh÷ng lêi gi·i bµy trùc tiÕp, nã biÓu hiÖn kh¶ n¨ng quan s¸t vµ miªu t¶ rÊt tinh tÕ cña t¸c gi¶.

Søc hÊp dÉn cña ®o¹n trÝch nµy nãi riªng vµ c¶ truyÖn ng¾n TiÕng gäi n¬i hoang d· nãi chung ®èi víi b¹n ®äc cßn ë ý nghÜa x· héi s©u s¾c mµ nã ®· gîi lªn. Trong cuéc ®ua tranh khèc liÖt ®Ó giµnh giËt cña c¶i, giµnh giËt sù sèng cña con ng­êi, mäi quan hÖ t×nh c¶m ®Òu bÞ ®Èy xuèng hµng thø yÕu. T×nh c¶m, lßng yªu th­¬ng s©u s¾c gi÷a BÊc vµ Thoãc-t¬n lµ lêi ca ca ngîi nh÷ng t×nh c¶m nh©n hËu, cao quý, kªu gäi con ng­êi h·y t¹m g¸c l¹i nh÷ng ®am mª vËt chÊt ®Ó h­íng ®Õn mét cuéc sèng tèt ®Ñp, cã ý nghÜa h¬n.

 

nguon VI OLET