TIẾT 12+13+14:
Chủ đề:  LÀM VIỆC NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả
-Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả
-Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả.
2.Kĩ năng:
- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, Biết vận dụng phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập của bản thân.
3.Thái độ:
-Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, trong cách nghĩ, cách làm. 4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng trình bày và suy nghĩ.
- Kĩ năng so sánh và phân tích.
- Kĩ năng ứng xử giao tiếp.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV : -SGK , SGV GDCD 9, giáo án.
-Một số câu chuyện, tranh ảnh nói về năng động, sáng tạo làm việc có hiệu quả.
- HS : SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, giấy thảo luận.
Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
3.1. Tình huống xuất phát:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- Cách thức tổ chức
GV cho hs quan sát một số bức ảnhvề sự năng động, sáng tạo trong chiến đấu và trong lao động sản xuất.
GV gọi HS trình bày những gì quan sát được.
- GV: chốt: Năng động , sáng tạo trong chiến đấu và trong lao động sản xuất cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong thực tế ta thấy , nếu con người chỉ lao động một cách cần cù thôi chưa đủ mà phải biết sáng tạo nữa. Sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng để đi đến thành công mới đem lại kết quả cao trong công việc . Vậy năng động , sáng tạo là gì , thế nào là người năng động , sáng tạo ? Biểu hiện của năng động sáng tạo? thế nào là làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? Ý nghĩa của nó ra sao chúng ta vào tim hiểu chủ đề bài học hôm nay.



-HS quan sát tranh ảnh và trình bày nội dung các bức tranh.


- HS tiếp nhận và ghi chép nội dung vào vở.


3.2: Hoạt động hình thành kiến thức:
* Mục tiêu:
- Học sinh chia sẻ những hiểu biết về làm việcnăng động, sáng tạo và hiệu quả.
- Hình thành năng lực trình bày suy nghĩ và hợp tác.
* Cách thức thực hiện:
- Thảo luận, tự liên hệ bản thân. * Sản phẩm mong đợi:
- Qua hoạt động này học sinh nắm được nội dung bài học về năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả đó là sự cần thiết trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

* Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Tìm hiểu vấn đề SGK trang 27-28:
Gv yêu cầu hs đọc phần đặt vấn đề
(?) Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng trong những câu chuyện trên?


(?) Hãy tìm những chi tiết trong chuyện thể hiện tính năng động, sáng tạo của họ?
Gv chốt lại:
(?) Theo em, những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
- Gv cho hs quan sát một số phát minh của Ê-đi-xơn và mở rộng thêm về quá trình lao động sáng tạo của nhà bác học vĩ đại người Mĩ.(chiếu)
(?) Em học tập được gì qua 2 nhân vật trên.
GV: Chốt ý: Trong cuộc sống của con người luôn luôn đòi
nguon VI OLET