Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2019

 

Y BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

 

 

 

Giáo viên: Nguyễn Thị Kim Phượng

Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Quang Định

 

 

 

 

 

 

GV: Nguyễn Thị Kim Phượng  Trường THCS Lê Quang Định


Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2019

 

 

 

 

 

 

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Phượng

Số điện thoại: 0775772716

Email: phuongkimnt67@gmail.com

Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Quang Định

(KP 4, Phường Tân Hiệp, Biên Hòa – Đồng Nai)

 

 

GV: Nguyễn Thị Kim Phượng  Trường THCS Lê Quang Định


Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2019

 

TÊN HỘI THI:

HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2019

Chủ đề 2019: Tìm hiểu truyền thống yêu nước, lịch sử, văn hóa và công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Nai.

Câu 1: Trình bày khái quát về đặc điểm tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội, truyền thống yêu nước và tiềm năng của huyện, thị xã, thành phố bạn đang sống, học tập, làm việc. Bạn có cảm nhận gì về truyền thống yêu nước và thành tích xây dựng nông thôn mới ở huyện, thị xã, thành phố nơi mình sinh sống, học tập, công tác?

      Hãy nêu tên các di tích lịch sử trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố bạn đang sống, học tập, làm việc đã được nhà nước xếp hạng. Theo bạn, làm thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị những di tích lịch sử ở địa phương có hiệu quả?

   Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Đồng Nai – một trong ba vùng tam giác vàng của cả nước - tôi rất tự hào khi được học tập, làm việc trên chính mảnh đất quê hương của mình. Và càng tự hào hơn nữa khi tôi được cống hiến một phần công sức trong công cuộc xây dựng, phát triển thành phố Biên Hòa. Đây là một thành phố công nghiệp, năng động của tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng Đông Nam Bộ. Nơi đây không chỉ nổi tiếng về sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc mà còn sở hữu những điểm đáng quý về tự nhiên và con người.

1/ Đặc điểm tự nhiên.

a) Vị trí địa lý:

- Thành phố Biên Hoà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai.  Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Tây giáp quận 9 thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nam giáp huyện Long Thành, Tây Bắc giáp huyện Dĩ An, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp huyện Trảng Bom. Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30km, cách thành phố Vũng Tàu 90km.

- Tổng diện tích của thành phố là 264.08 km2. Đồng thời là thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng phường lớn nhất cả nước với 29 phường: An Bình, Hòa Bình, Long Bình, Long Bình Tân, Quang Vinh, Bình Đa, Bửu Hòa, Bửu Long, Hố Nai, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tân Biên, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Mai, Tân Phong, Tân Tiến, Tân Vạn, Tam Hòa, Thanh Bình, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng, Hiệp Hòa, Hoá An, Tân Hạnh, An Hòa, Phước Tân, Tam Phước và một Long Hưng.

b) Điều kiện tự nhiên:

- Thành phố nằm trong vùng Đông Nam Bộ nên cũng như các khu vực khác, cả thành phố đều có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

* Đặc trưng của kiểu khí hậu này được thể hiện qua biểu đồ sau:

GV: Nguyễn Thị Kim Phượng  Trường THCS Lê Quang Định


Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2019

 

                     Hình 1: Biểu đồ lượng mưa, nhiệt độ ngày đêm của Biên Hòa 2015-2019

 

  Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy một số đặc điểm về thời tiết, khí hậu của thành phố như sau:

+ Do ảnh hưởng kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thành phố có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Nhiệt độ trung bình năm trong khoảng từ 25,4oC đến 27,2oC.

c) Dân cư:

- Thành phố Biên Hòa là một thành phố năng động, đầy tiềm năng nên thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tạo nên một thị trường làm việc rất sôi động. Chính vì thế mà số lượng người dân ở khắp các nơi trên cả nước chọn Biên Hòa là vùng đất an cư lạc nghiệp ngày càng tăng. Do đó, tính đến hiện nay số dân Biên Hòa đã đạt tới 1.272.000 người. Trong đó, thành thị là 1.200.000 người (99,8%), nông thôn là 2.000 người (0,2%). Mật độ dân số là 4.817 người/km2. “Đất lành, chim đậu”, Biên Hòa thành phố trực thuộc tỉnh có số dân đông nhất cả nước, tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.

- Với số lượng dân đông như hiện nay đã tạo nên một thành phố đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam,… Đặc biệt các tín đồ Công giáo thường tập trung sống ở khu vực phía Đông và Đông Bắc, xung quanh khu vực Hố Nai, đã tạo nên nét đặc trưng nơi đây khi tới các mùa lễ hội.

- Bên cạnh dân tộc Kinh chiếm đa số thì thành phố gm có 19 dân tộc thiểu số: Hoa, Tày, Dao, Mường, Nùng, H’Mông, Khmer, Mạ, Thái, Chơro, Sán Chay, Sán Dìu, Chăm, Giáy, Th, Cơho, X’Tiêng, Ê-đê, Giarai với 11.946 người chiếm 1,09%.

2/ Kinh tế.

     Năm 1976, thị xã Biên Hòa được công nhận là thành phố Biên Hòa, đô thị loại III. Sau hơn 35 năm hình thành và phát triển, năm 2015, thành phố trực

GV: Nguyễn Thị Kim Phượng  Trường THCS Lê Quang Định


Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2019

 

thuộc tỉnh này đã được công nhận là đô thị loại I (trước đó đã được công nhận là đô thị  loại II năm 1993). Do tác động của nền kinh tế thị trường, thành phố triệu dân đã có những bước tiến nhảy vọt trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ.

a) Về công nghiệp:

- Đây là ngành mũi nhọn của thành phố, với vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Biên Hòa không chỉ là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước mà còn là thành phố đi tiên phong trong việc hình thành sớm khu công nghiệp Biên Hòa 1 (1967) – Khu kĩ nghệ Biên Hòa – Khu công nghiệp đầu tiên của cả nước sau ngày đất nước Thống Nhất.

- Thành phố Biên Hòa hiện có 6 khu công nghiệp:

+ Khu công nghiệp Biên Hòa 1/Bien Hoa I Industrial Zone 335 ha.

+ Khu công nghiệp Biên Hòa 2/Bien Hoa II Industrial Zone: 365 ha.

+ Khu công nghiệp Amata/Amata industrial park 674 ha.

+ Khu công nghiệp Loteco/The Long Binh Industrial Zone Development: 100 ha

+ Khu công nghiệp Agtex Long Bình/Agtex Long Binh Industrial Park - AGTEX 28: 43 ha.

+ Khu công nghiệp Tam Phước/Tam Phuoc Industrial Park: 323 ha.

 

                   Hình 2: KCN Amata

                Hình 3: KCN Biên Hòa 2

    Hiện nay, các khu công nghiệp thu hút trên 3 tỷ USD đầu tư từ nhiều quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Hơn hết, thành phố vẫn lưu giữ được một vài cụm công nghiệp truyền thống, thủ công mĩ nghệ:

+ Cụm công nghiệp Dốc 47: 97ha.

+ Cụm công nghiệp Gốm sứ Tân Hạnh: 32ha.

+ Cụm công nghiệp chế biến gỗ Tân Hòa: 39ha

+ Vùng thủ công mĩ nghệ đá Bửu Long: phát triển cùng với quá trình phát triển của người Hoa trên đất Biên Hoà. 

GV: Nguyễn Thị Kim Phượng  Trường THCS Lê Quang Định


Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2019

 

+ Vùng sản xuất gốm Tân Vạn, Bửu Long, Hiệp Hòa: Rạch Lò Gốm (xã Hiệp Hoà), một địa danh ghi đậm dấu ấn một thời phát triển xa xưa. Nghề gốm truyền thống phát triển ở Bửu Long, Tân Vạn kết hợp kỹ thuật gốm truyền thống Việt với kỹ thuật gốm do những người Hoa đưa sang từ cuối thế kỷ 17, tạo nên một diện mạo mới của nghề truyền thống.

+ Vùng sản xuất đồ gỗ và trang trí nội thất gồm Tân Hòa, Tân Biên.

 

     Hình 4: Làng gốm Phong Sơn (Tân Vạn)

              Hình 5: Làng đá Bửu Long

b) Về nông lâm ngư nghiệp:

- Trồng trọt theo hướng nền nông nghiệp hiện đại, thành phố phát triển việc cung cấp rau sạch xanh với quy mô lớn. Điển hình là sáng 28/6, Hội nông dân phường Trảng Dài phối hợp Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai tổ chức lớp tập huấn trồng rau sạch, rau hữu cơ. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu về nông sản cho thành phố mà còn hướng tới đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

                        Hình 6: Tập huấn trồng rau phường Trảng Dài

- Chăn nuôi giá trị sản xuất ngành tăng, chủ yếu nuôi hai loại là heo và gà. Các khu vực chăn nuôi với quy mô lớn chủ yếu tập trung ở phường Trảng Dài, Long Bình,… Vừa qua do ảnh hưởng của nạn dịch tả lợn châu Phi nên đã gây thiệt hại

GV: Nguyễn Thị Kim Phượng  Trường THCS Lê Quang Định


Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2019

 

không nhỏ đến nguồn kinh tế, năng suất của các hộ, trang trại. Tuy nhiên, các cơ sở ban ngành đã có những chỉ đạo, hướng dẫn để giúp người chăn nuôi vượt qua khó khăn, có biện pháp phòng, tiêu hủy kịp thời để dịch bệnh không lây lan.

- Về nuôi trồng thủy sản  có 2 nghề nuôi cá chính là nuôi cá bè và nuôi cá giống, tập trung chủ yếu ở các phường xã ven sông Đồng Nai.

- Lâm nghiệp hệ thống rừng phòng hộ tại các phường Tân Biên, Phước Tân là “lá phổi xanh” của thành phố luôn được chú trọng bảo vệ và phát triển.

c) Thương mại – dịch vụ:

- Trong những năm vừa qua, thương mại được coi như là điểm sáng của thành phố. Bên cạnh những khu chợ truyền thống nổi tiếng có từ lâu đời, gìn giữ những nét văn hóa của người Việt như chợ Biên Hòa, chợ Tân Hiệp, chợ Sặc,thì hệ thống các Trung tâm thương mại, siêu thị lớn cũng lần lượt xuất hiện, đáp ứng nhu cầu mua sắm, giải trí của người dân phải kể đến như: TTTM BigC Tân Hiệp, TTTM MM Mega Market, TTTM Lotte Mart, TTTM The Pegasus Plaza, TTTM Vincom Plaza, siêu thị Co.op Mart, siêu thị Vinmart, siêu thị Auchan.

Cùng với đó hàng loạt các siêu thị điện máy, nội thất lớn như: Chợ Lớn, Điện máy Xanh, Nguyễn Kim, Vinpro, Senheng, Rita Võ Depot. Một số chuỗi bán lẻ điện thoại, máy tính có uy tín: Thế giới di động, FPT Shop, Viettel Store, Viễn Thông A, Bachkhoa Computer, M360.VN, Phong Vũ. Ngoài ra, các thương hiệu bán lẻ cũng bắt đầu cạnh tranh, mở rộng thị trường, tính đến tháng 6/2019 thành phố hiện có: 10 cửa hàng Co.op food, 25 của hàng Bách hóa Xanh, 38 cửa hàng Vinmart+.

- Hiện tại thành phố có 30 trạm y tế được bố trí đầy đủ ở 30 phường xã với các trang thiết bị để phục vụ nhân dân. Hơn nữa, thành phố còn có các bệnh viện lớn của nhà nước có uy tín và chất lượng điển hình như bệnh viện Đa khoa Đồng Nai mới (đi vào hoạt động năm 2015). Tọa lạc tại số 2 đường Đồng Khởi, phường Tam Hòa, bệnh viện không chỉ là nơi khám chữa bệnh tin cậy của người dân Biên Hòa nói riêng mà còn của người dân ở tỉnh và các vùng lân cận nói chung. Là một bệnh viện tầm cỡ Đông Nam Á, với 1400 giường, đó không chỉ là bước tiến mạnh mẽ trong y tế mà còn là niềm tự hào của người dân thành phố.

Bên cạnh đó còn phải kể đến các bệnh viện khác như: Đa khoa Thống Nhất (1000 giường), Nhi đồng Đồng Nai (850 giường), Tâm thần trung ương 2 (1200 giường),.. . Thành phố còn đẩy mạnh các chính sách để khuyến khích xây dựng các bệnh viện ngoài công lập như: Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai, Đa khoa Tâm Hồng Phước, ITO Sài Gòn – Đồng Nai,…

GV: Nguyễn Thị Kim Phượng  Trường THCS Lê Quang Định


Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2019

 

 

      Hình 7: TTTM Vincom Plaza

 

      Hình 8: TTTM The Pegasus Plaza

      

   Hình 9: Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

 

    Hình 10: Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ

- Nhiều năm nay, thành phố luôn quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mọi người dân đều có quyền tham gia các dịch vụ y tế, trang bị các kiến thức cần thiết về phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vừa qua sáng 14/8/2019, Trung tâm y tế TP. Biên Hòa tổ chức tập huấn dự án phòng chống ung thư năm 2019. Lớp tập huấn nhằm giúp cán bộ y tế cập nhật những kiến thức chuyên môn về phòng chống bệnh ung thư, tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu rõ các yếu tố nguy cơ, khuyến khích kiểm tra sức khỏe định kỳ tầm soát các bệnh ung thư thường gặp để điều trị kịp thời, giảm tỉ lệ tử vong, góp phần nâng cao hiệu quả chương trình phòng chống bệnh ung thư tại cộng đồng.

 

3/ Văn hóa - xã hội.

GV: Nguyễn Thị Kim Phượng  Trường THCS Lê Quang Định


Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2019

 

   Trải qua 320 năm hình thành và phát triển, vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai giống như một đứa con được nuôi dưỡng, vươn lên mạnh mẽ với những kết quả vượt bậc nhưng vẫn giữ trong mình những nét văn hóa, truyền thống của cha ông. “Uống nước nhớ nguồn” là một trong những truyền thống tốt đẹp của người dân khi bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân. Đó là những người có công mở cõi, xây dựng vùng đất này từ những ngày đầu để thế hệ sau tiếp nối, phát triển. Chính vì thế, lễ hội là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của người dân Biên Hòa nói riêng và của tỉnh nói chung.

- Để tưởng nhớ đến vị khai quốc công thần - Nguyễn Hữu Cảnh - một danh nhân đức trọng, có nhiều công lao với đất nước trong việc mở mang, chấn chỉnh bờ cõi phía Nam, đặc biệt có công lớn với cả xứ Nam Bộ, người dân đã dựng nên Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (hay còn gọi là Đình Bình Kính), thuộc địa phận xã Hiệp Hòa. Hằng năm, ngày 16,17 tháng 5 và ngày 11 tháng 11 (âm lịch), lễ hội sẽ được tổ chức tại đình để tưởng nhớ công lao của ông. Đã 300 năm trôi qua, ngôi đền chẳng những là nơi để mọi người có dịp nhìn lại quê hương xứ sở, mà còn như là hiện thân của ông cha ta luôn âm thầm dõi theo sự phát triển của thành phố.

- Lễ Kỳ Yên (lễ Cầu An) là một trong những lễ hội chính, được tổ chức để cúng tế vị thành hoàng bốn cảnh với mục đích mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, quê hương đất nước bình yên. Trải qua nhiều thế hệ, lễ hội Kỳ Yên gắn bó mật thiết với nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt. Lễ hội được tổ chức với những nghi thức long trọng thể hiện sự tôn kính thần linh (thành hoàng được thờ nơi đình), bậc tiền nhân (có công khai phá bờ cõi, phát triển làng xã,..). Chẳng hạn như ở Đình Tân Lân thờ Đức ông Trần Thượng Xuyên, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh,... . Hiện nay, trong các đêm lễ Kỳ Yên ở các đình Biên Hòa thường diễn ra các hoạt động nghệ thuật đặc sắc như đờn ca tài tử thu hút đông đảo người xem.

 Hình 12: Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh

Hình 13: Lễ Kỳ Yên ở đình Tân Lân

GV: Nguyễn Thị Kim Phượng  Trường THCS Lê Quang Định


Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2019

 

- Hơn hết, từ xa xưa ở vùng đất Biên Hòa người dân còn có những miếu thờ Ông Đá rất thú vị. Có 3 miếu thờ, mỗi một miếu thờ lại gắn với một câu chuyện huyền bí về ông thần Đá. Cổ Thạch miếu (đình Tân Lân, phường Hòa Bình), có tảng đá được phủ vải và được tín niệm là Thổ thần của đình. Miếu Ông Đá (phường Bửu Long) được tín niệm là Thần hoàng của làng. Miếu Đắc Phước (phường Tân Vạn) thờ một tảng đá hình đầu người, được dân làng gọi là Ông Đá, Thần Đá, được tín niệm là thần Thành hoàng của làng. Hằng năm, người dân sẽ tổ chức cúng Ông Đá vào ngày 15,16 tháng 2 (âm lịch).

- Nói đến văn hóa tín ngưỡng thì không thể không nói đến Thất phủ cổ miếu (chùa Ông), một ngôi chùa Hoa xuất hiện sớm nhất ở Nam Bộ. Chùa không chỉ thu hút rất đông người dân thành phố đến thắp hương, cầu tự mà còn thể hiện truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Hoa – Việt. Hằng năm, từ 10 đến 13 tháng Giêng, chùa Ông lại tưng bừng sắc hoa, sắc cờ, tiếng chiêng trống nhộn nhịp của mùa lễ hội quan trọng nhất trong năm. Lễ hội có nhiều hoạt động phong phú như: lễ nghinh thần, dâng hương lên các vị thần, biểu diễn lân – sư – rồng, chương trình ca nhạc truyền thống đặc sắc như tuồng cổ “Mạnh Lệ Quân kỳ nữ”, thả hoa đăng trên sông Đồng Nai, tặng chữ thư pháp,… . Lễ hội đã để lại dấn ấn sâu sắc cho người dân và là sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng của Biên Hòa.

       

Hình 14: Chùa Ông

Hình 15: Du xuân tại chùa Ông

rước ông ở bộ

IMG_256

 

Hình 16: Lễ nghinh thần

 

Hình 17: Nghi thức thả hoa đăng

GV: Nguyễn Thị Kim Phượng  Trường THCS Lê Quang Định


Hội thi Tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai 2019

 

- Nhằm gìn giữ nét sinh hoạt văn hóa như hát bộ, múa lân, đua thuyền, đấu võ, xô giàn,.. thì trong các lễ hội như ở Bến Gỗ vào lễ Kỳ Yên sẽ tổ chức đua thuyền để mọi người tham gia. Tuy nhiên, để tiếp tục gìn giữ và phát triển văn hóa phi vật thể từ năm 2005 tới nay, thành phố Biên Hòa thường xuyên tổ chức lễ hội đua thuyền trong dịp Tết Nguyên đán. Hội đua thuyền được Sở văn hóa thể thao du lịch tổ chức thường niên vào sáng mồng 4 Tết thu hút nhiều “vận động viên” tham gia. Hội thi đã góp phần giúp thế hệ sau tiếp nối truyền thống của cha ông, hơn nữa còn là cơ hội để người có kinh nghiệm truyền dạy cho thiếu niên, nhi đồng những kỹ năng bơi,

đóng góp vào hội đua thuyền

để thi đấu giải.

4/ Truyền thống yêu nước và tiềm năng của thành phố.

- Từ xa xưa, nhân dân thành phố có truyền thống đấu tranh mạnh mẽ. Khi đất nước rơi vào vòng đô hộ của thực dân Pháp, Biên Hòa đã xuất hiện phong trào hội kín “Thiên địa hội” của Đoàn Văn Cự tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp (1905); Hội kín của Lâm Trung trại, tổ chức tấn công vào Toà bố chính Biên Hòa (1916) giải cứu những thanh niên bị thực dân bắt đi lính chết trận ở châu Âu trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

- Thành phố Biên Hoà, nơi đội ngũ công nhân công nghiệp xuất hiện khá sớm với Công ty khai thác rừng và sản xuất lâm nghiệp Biên Hoà do tư bản Pháp thành lập 1897; nhà máy cưa BIF được xây dựng 1907 và hoạt động từ 1912. BIF nơi các đảng viên cộng sản hoạt động tuyên truyền yêu nước, có phong trào đấu tranh của công nhân khá sớm và Chi bộ đảng ra đời những năm 1943, 1944. Đội ngũ công nhân BIF là lực lượng nòng cốt giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945; nơi cung cấp sức người sức của trong kháng chiến.

- Với sức chiến đấu bền b, ý chí kiên cường, chiến thắng Nhà Xanh (BIF) đêm 7-7-1959 tạo nên tiếng vang lớn cho khu vực Nam Bộ khi là thành phố đầu tiên đánh Mỹ.

- Những năm 1967, 1968, 1972, sân bay Biên Hoà luôn là mục tiêu tấn công của pháo binh, đặc công Biên Hoà giành thắng lợi lớn. Tổng kho hậu cần Long Bình nhiều lần bốc lửa trong những năm 1966, 1967, 1968, 1972.. Hàng ngàn tấn bom đạn bị phá huỷ bởi đặc công Biên Hoà.

- Ngày 30/4/1975, lá cờ Mặt trận bay trên nóc Toà hành chính tỉnh, đánh dấu thắng lợi của Đảng bộ trong suốt 30 năm chiến đấu kiên cường (1945-1975), cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

GV: Nguyễn Thị Kim Phượng  Trường THCS Lê Quang Định

nguon VI OLET