CHỦ ĐỀ: CA DAO VIỆT NAM Thời lượng dạy học: 4 tiết  Số bài: 02

* Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
- Kĩ năng đọc hiểu kiến thức cơ bản về ca dao: khái niệm, đặc trưng nội dung, nghệ thuật,… - Kĩ năng đọc hiểu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước
- Kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm trữ tình dân gian theo đặc trưng thể loại
* Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
- Gồm các văn bản:
+ Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Dạy bài 1, 4, 6)
+ Ca dao hài hước (Dạy bài 1, 2)
+ Kiểm tra thường xuyên – Bài số 2
* Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Nhận biết:
- Nhận biết được các khái niệm về ca dao, phân loại, đặc điểm nội dung, nghệ thuật của ca dao.
- Nhận biết nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa.
2. Thông hiểu
- Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thuỷ chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.
- Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.
3. Vận dụng
- Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại
- Rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao
4. Phát triển năng lực
Giúp HS hình thành năng lực:
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản
Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng loại thể.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản.
Năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp.
Năng lực tạo lập văn bản nghị luận
* Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy và học
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

I. Tìm hiểu chung





1. Khái niệm
Nêu thông tin về khái niệm thể loại

Vận dụng hiểu biết về thể loại để lí giải nội dung, nghệ thuật tác phẩm
Vận dụng đặc điểm thể loại vào hoạt động tiếp cận và đọc hiểu văn bản.

2. Đặc trưng thể loại
- Nêu thông tin về đặc trưng nghệ thuật của ca dao
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể thơ, cách diễn ý, lập ý, ngôn ngữ,...
Vận dụng hiểu biết để lí giải nghệ thuật tác phẩm.
 Từ đặc trưng nghệ thuật của ca dao tự xác định được hướng tiếp cận văn bản cùng thể tài, thể loại, đề tài.

3. Những nội dung chính
- Nêu thông tin về những nội dung chính của ca dao
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của nội dung
Vận dụng hiểu biết để lí giải nội dung tác phẩm.
Xác định được hướng tiếp cận văn bản cùng thể tài, thể loại, đề tài.

II. Đọc – hiểu văn bản





1. Nội dung
Nhận diện chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình, thế giới hình tượng (thiên nhiên, cảnh vật, không gian, thời gian,…) trong bài ca dao.
- Cảm hiểu tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài ca dao. - Phân tích được ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Giải thích được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
- Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình. - Khái quát hóa về đời sống tâm hồn của nhân dân lao động.
- Biết bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến, nhận định về tác phẩm. - Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh. - Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong những bài ca dao khác tương tự.

2. Nghệ thuật
 Phát
nguon VI OLET