CHỦ ĐỀ :

CÁC CÔ, BÁC TRONG NHÀ TRẺ/TRƯỜNG MẦM NON

THỜI GIAN THỰC HIỆN : 2 TUẦN

(Từ ngày 28/10/2013 -> 08/11/2013)

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

  * Phát triển vận động:

   - Biết đi, chạy nhanh, chậm theo hiệu lệnh của cô.

   - Thực hiện được một số thao tác vận động tinh : Bóp đất, xâu vòng, xếp hình.

  * Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:

   - Nhận biết tên một số món ăn quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau.

   - Biết sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non : Khăn, cốc uống nước, thìa xúc cơm.

   - Nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm trong nhóm / lớp, nhà trẻ / trường mầm non. 

   2. Phát triển nhận thức:

   - Biết tên cô, bác gần gũi chăm sóc - giáo dục trẻ.

   - Biết một số công việc của cô / bác trong nhóm / lớp nhà trẻ.

   - Nhận biết một số đồ dùng quen thuộc của các cô, bác trong nhóm / lớp.

   3. Phát triển ngôn ngữ:

   - Nói được tên cô, bác gần gũi chăm sóc, dạy dỗ trẻ trong nhóm / lớp.

   - Biết trả lời câu hỏi về một số công việc của các cô, bác trong nhóm / lớp.

   - Biết nói lẽ phép : Chào, có ạ, vâng ạ...

   - Biết đọc thơ cùng với cô giáo.

   - Thích xem các loại tranh, ảnh, sách, báo về công việc của các cô, bác trong nhà trẻ / trường mầm non.

   4. Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ:

   - Thích hát và vận động đơn giản theo bài hát.

   - Thích đến lớp chơi cạnh bạn.

   - Biết làm theo một số yêu cầu của cô.

   - Thích tô màu, xếp hình, chơi với đất nặn, xé giấy.


I. MẠNG NỘI DUNG:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN            

 

TUẦN THỨ  8

  CHỦ ĐỀ: CÁC CÔ, BÁC TRONG NHÀ TRẺ / TRƯỜNG MẦM NON.

  CHỦ ĐỀ NHÁNH 3 : CÁC CÔ, BÁC TRONG TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ.

     THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN : Từ ngày : 28 /10/2013 -> 01/11/2013

 

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

    - Trẻ biết tập các bài tập phát triển cùng cùng cô.

    - Biết đi trong đường hẹp có mang vật trên tay, biết làm theo hướng dẫn của cô.

    - Biết tên cô, bác trong trường mầm non của bé

    - Biết công việc của các cô, bác trong nhóm / lớp của bé.

    - Biết giữ vệ môi trường, vệ sinh trong ăn uống....đi vệ sinh đúng nơi qui định,

    - Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định...

    - Biết giao tiếp bằng lời nói với cô trong sinh hoạt, vui chơi, học tập.

    - Trẻ nghe và hiểu lời nói những câu đơn giản.

    - Nghe các ngữ điệu, nhịp điệu khác nhau thông qua : Thơ, chuyện, lời nói trong giao tiếp.

    - Trẻ nói được những câu đơn giản.

    - Biết đọc thơ và hát cùng cô.

    - Nói được tên bài thơ bài hát, câu chuyện.

    - Trẻ biết xâu vòng theo màu cùng cô, thích tô màu, chơi với đất nặn, xé dán, xếp hình.

    - Thích đến lớp, chơi cạnh bạn. 

    - Biết làm theo hướng dẫn và một số yêu cầu của cô.

    - Biết biểu lộ cảm xúc với những người xung quanh.

    - Biết lễ phép chào hỏi.

 

 

 

 

 


 B. KẾ HOẠCH TUẦN

 

 

      THỨ

 

THỜI

ĐIỂM

 

 

THỨ  2

 

 

THỨ  3

 

 

THỨ  4

 

 

THỨ  5

 

 

THỨ  6

 

 

ĐÓN TRẺ

 

 

 

 

 

 

THỂ DỤC  SÁNG

 

- Cô ân cần niềm nở đón trẻ vào lớp, thăm hỏi tình hình sức khỏe của trẻ với phụ huynh nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố, mẹ khi bố mẹ ra về.

- Hướng trẻ chơi theo ý thích.

- Trò chuyện với trẻ về các cô, bác trong trường mầm non của bé ( Tên gọi, đặc điểm nổi bật trang phục,...).

 

Tập với bài: “Chú gà trống

 

 

 

HOẠT

 

ĐỘNG

 

HỌC

 

LVPTTC:

- BTPTC: Ồ sao bé không lắc.

- Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay.

- TC: Nu na nu nống

 

 

LVPTNT:

 

- Quan sát xem tranh ảnh, trò chuyện về các cô, bác trong nhà trẻ / TMN.

 

 

 

LVPTNN:

 

- Thơ : 

Mẹ và cô

- NDKH: Xâu vòng tặng cô.

 

LVPTTC,KN   XH VÀ TM:

 

- Hát : Cô và mẹ

- Nghe hát : Mẹ của em ở trường.

 

LVPTTC,KN   XH VÀ TM:

 

- Tô màu bông hoa

 

 

HOẠT

ĐỘNG CHUYỂN  TIẾP

 

- Con bọ dừa

 

- Dung dăng dung dẻ

 

- Tay dẹp

 

- Chi chi chành chành

 

- Dung dăng dung dẻ.

 

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- QS: Nhà bếp.

- TCVĐ: Bóng tròn to

- Chơi tự do

- Quan sát :

Thời tiết trong ngày.

- Trò chơi : Trời nắng trời mưa.

- Chơi tự do

 

- Quan sát : Cây xanh

- Trò chơi : Nu na nu nống

- Chơi tự do : Nhặt lá ...

 

Quan sát :

Thời tiết trong ngày.

- Trò chơi : Trời nắng trời mưa.

- Chơi tự do

-   Quan sát :   Vườn trường.

- Trò chơi : Bong bóng xà phòng.

- Chơi tự do.

 


 

HOẠT

 

ĐỘNG

 

GÓC

 

 

 

- Góc đóng vai: Bé tập làm cô giáo.

 

- Góc hoạt động với đồ vật : Xâu vòng, xếp bàn, xếp ghế.

 

- Góc nghệ thuật : Chơi dán dính, dán hoa tặng cô, di màu, chơi với bóng.

HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG

 

- Cô chăm sóc các cháu : Vệ sinh rửa mặt, rửa tay, quản và động viên trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc.

- Cô nhẹ nhàng, yêu thương trẻ, quan tâm đến trẻ khi thay đổi thời tiết

- Cô quan tâm nhiều hơn đến trẻ bé, yếu, vừa ốm dậy.

 

HOẠT

 

ĐỘNG

 

CHIỀU

 

 

- Đi trong  đường hẹp có mang vật trên tay.

 

 

- Xâu vòng màu, xanh đỏ.

- Chơi : Tay đẹp.

 

 

- Đọc thơ : "Cháu chào ông ạ" cùng cô.

 

 

- Nghe hát : Cô giáo

- Vệ sinh: Rửa mặt rửa tay.

 

- Kể chuyện :  Chào buổi sáng.

 

 

TRẢ TRẺ

 

- Vệ sinh cuối ngày : Rửa mặt, rửa tay cho trẻ.

- Chơi tự do ở các góc nhẹ nhàng.

- Trao đổi với phụ huynh hoạt động của trẻ trong ngày và một số công việc khác cần trao đổi.

- Cô lấy đồ dùng cá nhân cho trẻ, trẻ chào cô, chào bạn ra về.

 

 

 

C. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

 

THỂ DỤC SÁNG

I. Mục đích yêu cầu:

   - Tập hít sâu, thở ra từ từ. Phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện các bài tập theo yêu cầu của cô.

II. Chuẩn bị:

   - Sân sạch phẳng, quần áo trang phục cô và trẻ gọn gàng.

III. Tổ chức hoạt động:

   1. Khởi động :

   - Cho trẻ đi 1 - 2 vòng kết hợp các kiểu đi.

   - Đội hình vòng tròn.


   2. Trọng động : Bài tập phát triển chung: Tập với bài "Chú gà trống"

       * Động tác 1: Gà trống gáy ( Tập 3-4 lần).

       - TTCB: Hai chân đứng ngang vai, hai bàn tay khum lại để trước miệng giả làm mỏ gà.

        - Tập:

        + Cô nói : "Gà trống gáy" :  Trẻ làm gà trống gáy "Ò...ó...o..." ( Khuyến khích trẻ ngân giọng dài )

        + Trở lại tư thế ban đầu.

        * Động tác 2 : Gà vỗ cánh (Tập 3-4 lần).

         - TTCB : Trẻ đứng thoải mái, hai tay buông xuôi.

         - Tập :

        + Gà vỗ cánh : Trẻ đưa hai tay sang ngang bằng vai.

        + Sau đó, trở về tư thế ban đầu.

        * Động tác 3 : Gà mổ thóc (Tập 2-3 lần)

         - TTCB : Trẻ đứng chân ngang vai, tay thả xuôi.

         - Tập :

        + Gà mổ thóc : Trẻ cúi xuống, 2 tay gõ vào đầu gối, kết hợp nói : " Tốc ! Tốc ! Tốc ".

        + Đứng lên trở về tư thế ban đầu.

         * Động tác 4 : Gà bới đất ( Tập 3 - 4 lần ).

         - TTCB : Trẻ đứng tự nhiên, hai tay chống hông.

         - Tập :

        + Gà bới đất : Trẻ dậm chân tại chỗ, kết hợp nói : "Gà bới đất"

 3. Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng vòng quanh lớp 1 - 2 vòng.

         - Gà đi dạo chơi.

 

 

 

 

 


HOẠT ĐỘNG GÓC

TRÒ CHƠI : Bé tập làm cô giáo

I. Mục đích yêu cầu:

 1.Góc phân vai:

   - Kiến thức : Biết công việc của cô giáo, biết một số đồ dùng của cô.

   - Kĩ năng : Trẻ biết thể hiện công việc của cô hàng ngày : Dạy trẻ hát múa, đọc thơ... 

2. Góc hoạt động với đồ vật:

   - Kiến thức : Nhận biết màu xanh, đỏ qua đồ chơi, xâu dây theo màu và gọi tên sản phẩm.

   - Kĩ năng : Biết xếp chồng xếp cạnh, trẻ biết cầm dây xâu thành vòng hoa.

3. Góc nghệ thuật:

   - Kiến thức : Gọi tên sản phẩm mình làm ra, nhận được màu xanh, đỏ.

                           Chơi và ôn luyện kĩ năng đi trong đường hẹp...

   - Kĩ năng : Trẻ biết dùng một ngón tay chấm hồ, bôi vào chỗ chấm sẵn và dán dính.

II. Chuẩn bị:

1. Góc phân vai:

  - Cặp sách, thước, ghế ngồi...

2. Góc hoạt động với đồ vật:

    - Khối gỗ hình vuông, chữ nhật, tam giác đủ 3 màu, cây hoa, cây ăn quả, bộ xâu hoa.

    - Sách tranh truyện về trường lớp, về trường lớp, về đồ dùng gia đình...

    3. Góc nghệ thuật :

    - Hình in sẵn, giấy màu cắt sẵn, hồ dán, khăn lau tay.

    - Bóng nhựa, khối xốp.

III. Tổ chức hoạt động:

    1. Đăng kí góc chơi :

     - Cho trẻ hát bài: "Vui đến trường"

     - Các con đến trường thật vui, đến trường con gặp ai? cô nào đón con vào lớp? co giáo con tên gìcô giáo làm những công việc gì ?... 

     - Hôm nay các con định chơi gì ? Ai muốn làm cô giáo...


     - Con lấy những đồ chơi nào ? ...

     + Cô chia trẻ về góc chơi.

    2. Trải nghiệm thực tiễn :

     + Góc phân vai:

    - Cô gợi ý cho trẻ tự nhận vai chơi.

     - Cô hướng dẫn trẻ các thao tác của vai chơi : Cô đón trẻ vào lớp...

     + Với góc hoạt động với đồ vật: Cô cho trẻ chơi xâu vòng, xếp cái bàn, cái ghế. Cô hướng dẫn trẻ cách thực hiện. Cô quan sát đặt câu hỏi trẻ về màu sắc, tên gọi của sản phẩm trẻ vừa tạo ra. Đối với trẻ còn lúng túng, cô hướng dẫn cách thức hoạt động

    + Góc nghệ thuật: Cho trẻ chơi dán hoa, Cô hỏi trẻ về sản phẩm tạo hình của trẻ : Tên gọi, màu sắc,...

     - Cô cho trẻ múa hát, đọc thơ về cô giáo,...quan sát giúp đỡ trẻ lúc cần.

    3. Đánh giá hoạt động chơi của trẻ :

     - Cô nhận xét từng nhóm chơi : Nhận xét trẻ trong quá trình chơi (Chơi chỗ nào được, chỗ nào chưa được, tuyên dương những trẻ chơi ngoan, tốt, nhắc nhở, động viên những trẻ chơi chưa được tốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

 

CHỦ ĐỀ: CÁC CÔ, BÁC TRONG NHÀ TRẺ / TRƯỜNG MẦM NON.

  CHỦ ĐỀ NHÁNH 3 : CÁC CÔ, BÁC TRONG TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ.

     THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN : Từ ngày : 28 /10/2013 -> 01/11/2013

 

Thứ  hai ngày 28 tháng 10 năm 2013

 

A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:

                                              Lĩnh vực phát triển thể chất 

     Thể dục: Tên bài :

                     

                  - BTPTC: Ố sao bé không lắc

- VĐCB: Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay

                  - TC: Nu na nu nống

 

I. Mục đích yêu cầu:

  1. Kiến thức:

     - Trẻ nhớ tên vận động "Ố sao bé không lắc", "Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay".

     - Trẻ biết đi trong đường hẹp, không dẫm vào vạch hai bên đường, giữ được thăng bằng, không làm rơi vật.

  2. Kĩ năng:

    - Luyện kỹ năng đi khéo léo và kỹ năng phản ứng nhanh với tín hiệu khi chơi trò chơi.

  3. Thái độ:

      - Biết đợi đến lượt mình, không xô đẩy bạn.

      - Biết nghe lời cô hướng dẫn.

II. Chuẩn bị:

    - Một cặp đường thẳng dài 3m, rộng 25cm, có vạch ngang làm vạch xuất phát và vạch về đích.

     - Đĩa nhạc có bài hát: Một đoàn tàu.

    - Các bông hoa 2 màu : Xanh đỏ. Hai giỏ màu xanh, đỏ, 1 giỏ đựng hoa.

III. Tổ chức hoạt động:

   1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.


   - Cho trẻ hát bài: "Lời chào buổi sáng"

   - Các con vừa hát về gì ? Dậy sáng con làm gì ? Con đi đâu ? Đến lớp con gặp ai ? Đến lớp con chào cô không ?..

   - Các con cùng làm đoàn tàu đi đến thăm nhà cô giáo nhé !

   2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm.

   2.1. Khởi động:

      - Cho trẻ hát bài "Một đoàn tàu" kết hợp các kiểu đi.

   2.2. Trọng động:

      * Bài tập phát triển chung:  "Ồ sao bé không lắc".        

      + ĐT 1: Trẻ đứng tự nhiên, hai tay cầm 2 tai nghiêng đầu về 2 phía phải, trái.

      + ĐT 2: Trẻ ĐTN, 1 tay đưa thẳng về phía trước, sau đó đổi tay, khom mình.

     + ĐT 3: Trẻ ĐTN, 2 tay chống hông nghiêng người sang 2 phía phải, trái, chân đứng im. 

     + ĐT 4: Trẻ ĐTN, 1 tay đưa thẳng về phía trước, sau đó đổi tay, khom mình.

     + ĐT 5 : Trẻ khom mình, 2 tay nắm lấy 2 đầu gối, 2 đầu gối chum vào nhau, đưa sang phải, sang trái.

     + ĐT 6 : Trẻ ĐTN, 1 tay đưa thẳng về phía trước, sau đó đổi tay, khom mình. 

     * Vận động cơ bản : "Đi trong đường hẹp".

     - Cho trẻ xếp thành hai hàng dọc trước vạch xuất phát của cặp đường thẳng song song rộng 25cm.

     - Cô đi mẫu cho trẻ xem : Cô đi giữa đường, đi không dẫm lên vạch, không dừng lại giữa chừng, bước chân ngay ngắn, đầu không cúi .

     - Cho trẻ đi: Trẻ thực hiện 2 - 3 lần, cô động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ. Nhắc nhở trẻ biết đợi đến lượt mình.

     * Trò chơi: “Nu na nu nống.

      - Cô nói cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi.\

      - cho trẻ chơi 2-3 lần.

      - Nhận xét – khen trẻ.

2.3. Hồi tĩnh:

    - Cô và trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng.

3. Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động.

nguon VI OLET