CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH BÉ Ở

 

Nội dung

Thứ hai

04/11

Thứ ba

05/11

Thứ tư

06/11

Thứ năm

07/11

   Thứ sáu

08/11

Đón trẻ

Trò chuyện

- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Đón trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Cô trao đổi nhanh về tình hình của trẻ với phụ huynh.

- Cho trẻ lựa chọn đồ chơi mà trẻ thích, hướng dẫn trẻ và cùng trẻ chơi

- Trò chuyện với trẻ về gia đình  về ngôi nhà bé đang ở?

+ Nhà con ở là nhà gì? Ngôi nhà gồm có những gì?

+ Xung quanh nhà có cảnh gì đẹp?....

- Cho trẻ quan sát tranh ảnh  về những ngôi nhà khác nhau.

 

 

Thể dục sáng

 

1. Khởi động:

- Cho trẻ đi kết hợp các kiểu theo hiệu lệnh của cô, tập khởi động theo bài “Bài tập buổi sáng”.

-  Xếp đội hình hàng ngang.

2. Trọng động:

- Cô tập cho trẻ tập cùng cô các động tác của bài tập tháng 11, bài: “Lại đây múa hát cùng cô”:

+ Dạo nhạc: Cho trẻ đánh hông sang hai bên theo nhạc.

+ ĐT1: “Lại đây... cô ngoan”:  Nhún chân, hai tay ra trước, úp vào ngực,  2 tay dang ngang 2L x 8N. Sau đó hai tay đưa lên cao vẫy sang 2 bên theo nhịp.

+ ĐT 2: “Lại đây... cô ngoan”: Đưa lần lượt từng tay úp vào ngực sau đó thả xuôi 2 lần x 8 nhịp. Sau đó hai tay đưa lên cao vẫy sang 2 bên theo nhịp.

+ ĐT 3: (Dạo nhạc): Hai đưa sang ngang, bước chân rộng bằng vai, tay phải lên cao, tay trái ra trước,ơsau đó đổi bên , tập 2 lần x 8 nhịp sau đó đổi bên. Sau đó hai tay đưa lên cao vẫy sang 2 bên theo nhịp.

+ ĐT 4: (Dạo nhạc): Hai đưa sang ngang, bước chân rộng bằng vai, cúi gập người về trước, ngón tay trái chạm mũi chân 2 lần x 8 nhịp. Sau đó hai tay đưa lên cao vẫy sang 2 bên theo nhịp.

+ ĐT 5: “Lại đây... cô ngoan”:  Hai  tay dang ngang, tay phải úp sát ngực, tay trái đưa ra sau lưng, sau đố đổi bên. Sau đó hai tay đưa lên cao vẫy sang 2 bên theo nhịp: 2 lần x 8 nhịp.

+ ĐT 6: “Lại đây... cô ngoan”: Bật chân trước, chân sau 2 L x 8N.

- ĐT 7: Điều hoà.

(Cô tập với trẻ và bao quát trẻ tập)

3. Hồi tĩnh:

-  Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng .

Hoạt

động

chủ

đích

 

 

 

* PTTC:

Đi bằng mép ngoài bàn chân

* PTNN:

- Thơ: Cháu yêu bà

 

 

 

* PTNT:

 Một số đồ dùng cần thiết trong gia đình

 

 

 

* PTTM:

Cắt dán ngôi nhà của bé

 

 

 

* PTNT:

Thêm bớt, chia số lượng 6 thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau

* PTNT:

Làm quen chữ cái u, ư

* PTTM:

- Dạy hát, VĐ: Ngôi nhà mới.

- Nghe hát: “Ru con mùa đông”

- T/C: Hát theo hình vẽ

Hoạt

động ngoài

trời

 

 

 

- HĐCCĐ:

Chăm sóc cây xanh, nhặt lá rụng

- TCCL:

Có bao nhiêu đồ vật

- Chơi tự do: Chơi theo ý thích

 

-HĐCCĐ: Quan sát một số đồ dùng làm bằng nhựa trong gia đình.

- TCCL:

Đ/c nhà ai

- Chơi tự do: Chơi theo ý thích

 

 

Hoạt

động

góc

 

 

    *Góc Phân vai:  Gia đình, nấu ăn.

    *Góc Xây dựng:  Xây dựng khu nhà bé ở

   *Góc Âm nhạc: Hát múa, biểu diễn những bài về gia đình

I. Yêu cầu:

- Trẻ biết thể hiện các vai chơi, biết được vị trí, công việc của mọi người trong gia đình. Hiểu được công việc của mẹ, con. Trẻ biết nhận vai chơi, góc chơi, biết thể thể hiện được vai chơi của mình: Mẹ đi chợ, nấu ăn, chăm sóc con cái…Biết cách giao tiếp và cách sử dụng ngôn ngữ.

+ Biết liên kết các nhóm chơi một cách sáng tạo. Thể hiện được vai chơi mẹ, con; người bán hàng, người mua hàng..

- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để xây dựng nhà cửa.

+ Biết chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn. Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi kết thúc buổi chơi, thêm yêu quý những người thân trong gia đình.

- Trẻ biểu diễn các bài hát về chủ đề một cách tự nhiên, sinh động.

II. Chuẩn bị:

- Bộ đồ dùng gia đình: búp bê, các  loại vải vụn, quần áo, bát, thìa, cốc... Đồ chơi nấu ăn.

+ Bộ đồ dùng bằng gỗ: Bàn ghế, giường, tủ... Một số đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày: Bàn chải, khăn mặt, chậu....

- Vật liệu xây dựng: Gạch, sỏi, các loại cây cỏ, que tính, hột hạt, một số

loại hình ...Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời, một số con vật. Hàng

rào, cây hoa. Khối lắp ráp.....

Hoạt

động

góc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một số bài hát, bài thơ về gia đình, xắc xô, hoa múa, mũ âm nhạc….

III. Cách tiến hành:

1. Thỏa thuận trước khi chơi:

- Cho trẻ hát bài “Ngôi nhà mới”. Trò chuyện với trẻ về chủ đề.

- Cô cho trẻ kể về ngôi nhà mình ở, kể về những người thân trong gia đình, công việc của mỗi người. Bé đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ...Ở nhà mẹ thường nấu món gì? Cần làm gì để ngôi nhà sạch đẹp?...

- Cô giới thiệu các góc chơi, trẻ tự nhận nhóm chơi, cùng thỏa thuận phân vai chơi với bạn.

2. Quá trình chơi:

* Góc phân vai: “Gia đình, nấu ăn.”.

- Nhóm Mẹ con: Cô gợi ý để trẻ có một số kĩ năng như bế em, rửa mặt… sau đó có thể nhập vai chơi cùng trẻ khi trẻ chưa biết cách chơi. Mẹ chăm sóc con mặc quần áo rửa mặt, và nấu ăn các món ăn cần thiết cho cơ thể mà mình thích con thích ăn.

- Cô gợi ý để trẻ có một số kĩ năng như bế em, rửa mặt… sau đó có thể nhập vai chơi cùng trẻ khi trẻ chưa biết cách chơi. Mẹ chăm sóc con mặc quần áo rửa mặt, và nấu ăn các món ăn cần thiết cho cơ thể mà mình thích con thích ăn.

+ Trẻ đóng vai người mẹ biết thể hiện thái độ âu yếm, thương yêu, và biết thể hiện tình cảm qua các động tác ru con, cho con ăn, tắm cho con, dạy con học hay đưa con đi chơi...

Cô gợi ý để trẻ biết cách chơi biết phân vai cho nhau biết thể hiện tình cảm của vai chơi, biết chơi với các bạn trong nhóm và chơi liên kết 2 nhóm chơi với nhau, VD Mẹ dẫn con đi mua hàng …Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung và xử lý các tình huống (nếu có). Cô tham gia chơi cùng với trẻ, kết hợp trò chuyện để phát huy tính tích cực sáng tạo cho trẻ.

- Động viên khuyến khích trẻ chơi tốt và sáng tạo,  các câu đối thoại mạch lạc.

* Góc xây dựng. " Xây dựng khu nhà bé ở”:

- Trẻ tự thỏa thuận với nhau về xây kiểu nhà nào và chọn vật liệu phù hợp. Sau đó xếp đường về nhà.

- Cô gợi ý trẻ xây dựng nhà sáng tạo, nhà sẽ đẹp hơn khi có vườn xung quanh nhà, có lối đi, hàng rào, trong vườn có thảm cỏ, cây cảnh, vườn hoa, ao cá.

- Kỹ sư trưởng (nhóm trưởng) phân công nhiệm vụ cho công nhân, người xây khu nhà ở, người  xếp đường đi...cô bao quát giúp trẻ bố trí sắp xếp hợp lý các khu vực, khi xây xong tiến hành xây hàng rào bao quanh nhà, xây vườn hoa, trồng cây, kết hợp giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường giữ gìn sức khỏe, biết tự bảo vệ bản thân.

- Cô tham gia chơi cùng trẻ, kết hợp khuyến khích động viên trẻ. Cô gợi hỏi trẻ để trẻ nêu được ý tưởng, tiến trình của việc xây nhà, xếp hình và thể hiện trên việc xây dựng của trẻ, cách sắp xếp vật liệu gì, xây dựng như thế nào…

 

 

 

 

 

 

 

- Cô cùng trẻ nhận xét về kiểu dáng, sự cân đối, màu sắc hài hòa của

các ngôi nhà, nhận xét về các khu vui chơi, các bức ghép...

- Cô giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh cảnh quan ngôi nhà….

* Góc Âm nhạc: "Múa hát về chủ điểm”:

- Cô lần lượt giới thiệu trẻ lên biểu diễn xen kẽ giữa các bài và các hình thức: Hát cá nhân, theo nhóm, theo tổ...

- Trẻ biểu diễn các bài: “Cháu yêu bà”,  “Nhà của tôi”, “Cả nhà thương nhau”, “Càng lớn càng ngoan”... (Cô động viên, khuyến khích trẻ...)

3. Nhận xét:

 Cô đến từng góc chơi nhận xét quá trình chơi của trẻ, tuyên dương trẻ chơi tốt, kết hợp giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi, giáo dục trẻ ý thức bảo vệ bản thân, giữ gìn vệ sinh cơ thể. (Sau khi đã nhận xét xong các góc cô hướng trẻ đi thăm quan sản phẩm của góc xây dựng).

Hoạt

động chiều

 

 

- Học hát “Ông cháu”

- Ôn các chữ cái  đã học.

- Chơi tự do ở các góc chơi.

 

- Ôn: Thêm bớt, chia số lượng 6 thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau

- Chơi trò chơi dân gian: Kéo co.

 

 

 

============*****************===========

KẾ HOẠCH NGÀY

CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH BÉ Ở

( Từ ngày 04/11 – 08/11)                     

Ngày soạn: 03/11/2013.

                                               Ngày dạy: Thứ ba ngày 05 tháng 11 năm 2013

 

                     1. Vệ sinh -  Đón trẻ - Thể dục sáng - Điểm danh

 2. Hoạt động có chủ đích

Tiết 1:  Phát triển nhận thức

 

MỘT SỐ ĐỒ DÙNG CẦN THIẾT TRONG GIA ĐÌNH

 

    I. Mục đích - yêu cầu:

    1. Kiến thức: 

     -  Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình mình.

   - Biết so sánh sự giống và khác nhau của một số đồ dùng, biết phân loại đồ dùng theo công dụng,  chất liệu

    2. Kỹ năng

   - Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định,  rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn mạnh dạn và tự tin.

    3. Thái độ

   - Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô. Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận và sắp xếp các đồ dùng gọn gàng ngăn nắp. Biết sử dụng tiết kiệm điện, nước và vệ sinh môi trường, thực hiện an toàn giao thông.

    II. Chuẩn bị:

    1. Đồ dùng của cô:

    - Đồ dùng để ăn , để uống: thìa, bát, đĩa, cốc, ca...

    - Đồ gỗ: Bàn ghế, giường, tủ

    - Đồ điện: Bàn là, quạt, ti vi …

    - 3 bức tranh ( 1 bức tranh vẽ về đồ dùng để ăn, 1 bức tranh vẽ đồ dùng bằng gỗ, đồ dùng sử dụng điện), que chỉ, vòng thể dục …

    2. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ một bộ lô tô đồ dùng trong gia đình

- Một tổ đồ dùng để ăn, để uống: Cốc, bát, đĩa

- Một tổ đồ gỗ: bàn, ghế, tủ

- Một tổ đồ điện: bàn là, quạt, ti vi.

   3. Tích hợp:

   - Âm nhạc, toán, văn học, tạo hình.

   III. Cách tiến hành:

1. Vào bài:

- Cô cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”

- Cô hỏi trẻ các con vừa hát bài gì?

- Bạn nào giỏi hãy kể về gia đình của mình cho cô và các bạn biết nào?

Cô hướng trẻ vào nội dung bài.

2. Nội dung:

a. Tìm hiểu về đồ dùng cần thiết  trong gia đình  bé:

Các con ạ, mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình  và trong gia đình cũng cần rất nhiều đồ dùng phục vụ cho nhu cầu của chúng ta.

- Bây giờ bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn biết những đồ dùng trong gia đình con nào?

(gọi 2-3 trẻ kể)

* Cô chốt lại: Trong gia đình có có rất nhiều đồ dùng, mỗi đồ dùng đều có công dụng, chất liệu khác nhau nhưng đều là những đồ dùng cần thiết trong gia đình.

- Hôm nay cô thấy lớp mình tổ nào cũng học rất giỏi, cô có 3 món quà thưởng cho 3 tổ

- Cô gọi 3 trẻ lên nhận món quà của tổ và cho trẻ về ngồi theo tổ

- Khi trẻ về vị trí cô giao nhiệm vụ cho trẻ: Bây giờ các đội hãy lấy đồ dùng của nhóm mình ra quan sát kỹ đồ dùng của nhóm mình xem đồ dùng đó tên là gì? Có đặc điểm gì? Được làm bằng chất liệu gì, dùng để làm gì?

(Cô cho trẻ tri giác, quan sát đồ dùng của nhóm mình 1-2 phút ).

- Các đội hãy lên giới thiệu về đồ dùng của mình ?

- Cô mời đại diện đội trưởng của từng đội lên giới thiệu từng đồ dùng của nhóm mình, nếu đội đó trả lời thiếu cô cho đội khác bổ xung (Cô chốt lại đặc điểm từng đồ dùng).

b. So sánh :

* Quan sát cái bát, cái cốc :

- Cái bát và cái cốc có đặc điểm gì chung?

 

-  Cái cốc và cái bát khác nhau ở điểm nào?

 

 

 

* Ngoài cái cốc, cái bát, cái đĩa là đồ dùng để ăn, để uống ra trong gia đình các con còn những đồ dùng gì khác nữa cũng dùng để ăn, để uống.

( Cho 3- 4 trẻ kể)

* Giáo dục trẻ : Những đồ dùng  này làm bằng thuỷ tinh và bằng sứ rất dễ vỡ vì vậy khi sử dụng các con phải cầm nhẹ nhàng không làm rơi vỡ, vậy khi ăn cơm xong các con để bát, thìa vào rổ như thế nào?

* Tương tự cô cho trẻ so sánh bàn là - ấm điện; Bàn-ghế.

* Cô GD: Đồ dùng làm bằng gỗ dễ sứt sát, dễ gãy khi sử sụng phải nhẹ nhàng, cẩn thận.

- Còn đồ điện thì rất là nguy hiểm sờ vào những ổ điện sẽ bị điện giật vì vậy các bạn nhỏ không được sờ vào các ổ điện và các đồ dùng bằng điện vì rất nguy hiểm.

c. Trò chơi củng cố kiến thức:

* Trò chơi 1: Kể đủ 3 thứ

- Cách chơi : Bạn hãy kể đủ 3 đồ dùng theo yêu cầu của cô và không được kể trùng với đồ dùng vừa quan sát và kể trùng với đội bạn nếu kể trùng sẽ không được tính

- Hãy kể tên một số đồ dùng là đồ điện 

- Hãy kể tên đồ dùng bằng gỗ

- Trẻ kể tên đồ dùng nào cô đưa đồ dùng đó ra (nếu có). Kết thúc trò chơi cô khen động viên trẻ đã kể đúng , đủ đồ dùng theo yêu cầu của cô

* Trò chơi 2: Lấy đồ dùng theo yêu cầu của cô

- Cách chơi: Các đội hãy xếp lô tô đồ dùng để ăn 1 hàng , đồ uống để 1 hàng , đồ gỗ để 1 hàng, đồ điện để 1 hàng. Khi cô nói tên công dụng hoặc chất liệu của đồ dùng nào thì giơ đồ dùng đó lên  và đọc to

- VD :

+ Lấy cho cô cái bát.

+ Lấy cho cô đồ dùng bằng gỗ dùng để ngồi

- Cho trẻ chơi 4-5 lần

* Trò chơi 2: Thi đội nào nhanh:

- Cách chơi: Cô có 3 bức tranh yêu cầu các đội lên chơi sẽ phải bật nhảy qua 3 chiếc vòng

- Đội 1 sẽ khoanh tròn những đồ sử dụng bằng điện.

- Đội 2 sẽ khoanh tròn những đồ bằng gỗ

- Đội 3 sẽ khoanh tròn những đồ dùng để ăn, để uống

- Luật chơi : Trò chơi  được tiến hành trong một bản nhạc đội nào khoanh dúng theo yêu cầu của cô sẽ thắng cuộc

- Trẻ chơi xong cô kiểm tra kết quả từng đội và khen động viên trẻ.

3. Kết thúc:

 - Cho trẻ về góc nặn đồ dùng trong gia đình mà trẻ thích.

 

- Trẻ hát.

- Cả nhà thương nhau

- Trẻ kể về gia đình của mình

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Trẻ kể được một số đồ dùng trong gia đình

 

- Nghe cô giảng.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

- 3 tổ lên nhận quà

 

- Trẻ chú ý quan sát đồ dùng của nhóm mình biết tên gọi, đặc điểm,công dụng, chất liệu

 

 

 

- Trẻ nói được đồ dùng của nhóm mình.

 

 

 

 

 

- Đều có thân, đế, miệng  và là đồ dùng trong gia đình

- Cái bát là đồ dùng để ăn làm bằng sứ còn cái cốc là đồ dùng để uống làm bằng thuỷ tinh

- Trẻ kể (cái thìa ,ca,bình đựng nước…

 

 

 

- Trẻ chú ý nghe cô giáo dục

+ Trả lời câu hỏi.

- Trẻ so sánh.

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi.

 

 

 

- Đầu đĩa, ti vi ,tủ lạnh...

- Bàn, giường, tủ…

 

 

 

- Trẻ chú ý nghe cô giáo dục

 

 

 

 

- Trẻ biết cách chơi ,luật chơi và tìm đồ dùng đúng theo yêu cầu của cô

 

- Trẻ lắng nghe cô nói cách chơi và luật chơi

 

- Trẻ hứng thú tham gia chơi

 

 

 

- Nghe cô nhận xét.

 

 

-  Trẻ về góc chơi.

 

                   3. Hoạt động ngoài trời:

       - Hoạt động có mục đích: Chăm sóc cây xanh, nhặt lá rụng.            

                    - Trò chơi có luật: Có bao nhiêu đồ vật.

                - Chơi tự do: Chơi theo ý thích.

                4. Hoạt động góc:

                     - Góc Phân vai: Chơi mẹ con, nấu ăn, bán hàng.”

- Góc Xây dựng: Xây dựng khu nhà bé ở.

                     - Góc Âm nhạc: Hát múa, biểu diễn những bài về gia đình.

                5. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

                    6. Hoạt động chiều:

                 - Vệ sinh – Ăn phụ.

                     - Học hát “Ông cháu”

                     - Ôn các chữ cái  đã học.

                         - Chơi tự do ở các góc chơi.

                         - Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ.

                                    

 

Tiết 1: Phát triển nhận thức

 

THÊM BỚT, CHIA SỐ LƯỢNG 6 THÀNH 2 PHẦN

THEO NHIỀU CÁCH KHÁC NHAU

 

    I. Mục đích - Yêu cầu:

   1. Kiến thức:

    -  Trẻ biết thêm bớt, chia nhóm đồ vật có số lượng 6 thành 2 phần. Theo nhiều cách khác nhau.

   2. Kỹ năng:

   - Rèn kỹ năng đếm, thêm bớt và phát huy tính tích cực, phát triển tư duy cho trẻ.

    3. Thái độ:

    - Giáo dục trẻ tình cảm yêu thương gia đình. Biết giữ gìn đồ dùng học tập, biết liên hệ thực tế.

   II. Chuẩn bị:

   1. Của cô:

   - Các đồ dùng gia đình có số lượng trong phạm vi 6 đặt xung quanh lớp

   - Xắc xô, một số nhóm đồ vật có số lượng 6. Chữ số 4,5.6.

   - 2 lọ hoa, 6 bông hoa tươi, thẻ chữ số từ 1- 6

   -  Mô hình 3 ngôi nhà có cây xanh xung quanh. 6 bông hoa, thẻ số từ 1- 6.

- Tranh 3 lọ không có hoa, 20 bông hoa giấy.

   2. Của trẻ:

- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một rổ đồ dùng có: 6 bông hoa,  thẻ số từ 1-6.

    -  Thẻ chữ số 1- 6. Kéo, hồ dán, nước rửa tay, khăn lau.

   3. Tích hợp: Âm nhạc, MTXQ, tạo hình.

III.Cách tiến hành:

 

Hoạt động của cô

 

Hoạt động của trẻ

1. Vào bài:

- Cho trẻ đọc thơ “Ngôi nhà”.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề cô hướng trẻ vào nội dung bài dạy.

- Cô giáo dục trẻ phải biết yêu quý ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em bé, biết yêu quý ngôi nhà của mình và biết giữ gìn vệ sinh  cho ngôi nhà luôn sạch, đẹp...

2. Nội dung:

a. Ôn luyện các nhóm có số lượng 6 và chữ số 6.

* Cho trẻ chơi trò chơi: Thi ai nhanh

- Chia trẻ thành 3 đội chơi, yêu cầu mỗi đội lên lấy 6 đồ dùng gia đình theo nhóm

+ Đội 1 lấy đồ dùng để uống

+ Đội 2 lấy đồ dùng để ăn

+ Đội 3 lấy đồ dùng vệ sinh

- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và  gắn số tương ứng.

* Trò chơi: Về đúng nhà:

- H­ướng dẫn chơi: Cô có rất nhiều các thẻ số t­ượng trưng cho các chìa khóa, cho số nhà của các gia đình.

+ Có 3 ngôi nhà: (Ngôi nhà 1 có 6 cây phía trước, tương ứng với số 6, ngôi nhà 2  có 5 cây phía trước tương ứng với số 5, ngôi nhà 3 có 4 cây phía trước tương ứng với số 4.

- Cô sẽ chia chìa khóa cho các con, chìa khóa là số. Các con cầm các chìa khóa vừa đi vừa hát bài “trời nắng, trời m­ưa” khi bài hát kết thúc cô hô hiệu lệnh tìm nhà, tìm nhà các con nhanh chân cầm chìa khóa về đúng số nhà của mình nhé.

b. Thêm,  bớt chia nhóm đồ vật có số lượng 6 thành 2 phần:

* Cho trẻ chia theo ý thích:

- Cô giới thiệu  nhóm hoa (Có 6 bông hoa) Mời một trẻ lên chia thành hai lọ.

- Cô cùng trẻ đếm kiểm tra kết quả.

- Cô yêu cầu trẻ xếp 6 bông hoa ra bảng và đếm.

 

- Cho trẻ chia 6 bông hoa thành 2 phần (theo ý thích ).

 

- Cô mời một số trẻ nói kết quả.

 

* Chia theo yêu cầu:

- Cô và trẻ xếp 6 bông hoa ra bảng đếm và chia theo yêu cầu của cô theo 5 cách.

- Cách 1: Chia 1 phần có 5 và 1 phần có 1

- Cách 2: Chia 1 phần có 4 và 1 phần có 2

- Cách 3: Chia 1 phần có 3 và 1 phần có 3

- Cách 4: Chia 1 phần có 2 và 1 phần có 4

- Cách 5: Chia 1 phần có 1 và 1 phần có 5

- Sau mỗi lần chia cô cho trẻ nói cách chia - gắn số tương ứng cho từng nhóm. Sau đó cho trẻ gộp lại và đọc kết quả: VD: 5 thêm 1 là 6. Sau mỗi lần chia cô cùng trẻ gộp lại và kiểm tra kết quả

- Sau khi chia song 5 cách cô kết luận lại: Có 5 cách chia 6 đối tượng thành 2 phần và tất cả các cách chia đều có kết quả đúng là 6.

c. Luyện tập qua trò chơi:

* Trò chơi “Tập tầm vông”:

- Cách chơi: Cho trẻ đếm số hạt sỏi sau đó cô bật nhạc cho trẻ vừa hát vừa chia sỏi trong tay thành hai phần khi bài nhạc kết thúc các con phải chia xong và nói được cách chia nhóm. Sau đó các con gộp lại và tiếp tục chơi và chia theo cách khác.

- Cho trẻ chơi

* Trò chơi “Thi xem tổ nào nhanh”

- Cách chơi và luật chơi: Cô mời 3 tổ lên chơi. Trên bảng cô có rất nhiều lọ hoa nhưng chưa có hoa các con lên chơi thi xem tổ nào nhanh gắn đúng 6 bông hoa chia cho hai lọ và gắn số tương ứng với số hoa dưới mỗi lọ hoa đó. Mỗi trẻ lên chỉ được gắn một bông hoa, gắn xong chạy về vỗ vào vai bạn đứng sau bạn đứng sau lên gắn tiếp cứ như vậy đến bạn cuối cùng. Đội nào xong trước đội đó thắng cuộc.

- Cho trẻ chơi

- Cô nhận xét sau khi chơi 

* Củng cố: Hỏi trẻ tên bài

- Giáo dục trẻ biết  quan tâm tới những người thân trong gia đình, biết chia quà cho mọi người…Yêu quý ngôi nhà của mình, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, biết tiết kiệm điện nư­ớc...

3. Kết thúc: 

- Cho trẻ hát bài “ Ngôi nhà mới” rồi về góc xếp hình ngôi nhà.

 

- Trẻ đọc thơ.

- Trò chuyện cùng cô:

 

- Lắng nghe cô giảng bài.

 

 

 

 

- Chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô

 

 

 

- Kiểm tra kết quả, gắn số tương ứng.

 

 

- Trẻ chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ cắm 6 bông cho cho 2 lọ theo ý thích.

- Đếm số hoa ở từng lọ.

- Trẻ xếp 6 bông hoa ra bảng và đếm

- Trẻ chia 6 bông hoa thành 2 phần theo ý thích - Đếm số lượng từng nhóm mình vừa chia.

 

- Trẻ xếp 6 bông hoa ra bảng và chia 6 bông bông hoa thành 2 phần theo yêu cầu của cô. Nói cách chia - gắn số tương ứng cho từng nhóm…

 

- Sau mỗi cách chia thì lại gộp lại thành 6

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- Chơi 3 - 4 lần

 

 

 

 

 

 

- Nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi.

 

- Trẻ nêu tên bài học.

- Nghe cô giáo dục

 

 

 

 

- Hát và về góc.

 

                   3. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Quan sát một số đồ dùng làm bằng nhựa trong gia đình.

                    - Trò chơi có luật: Địa chỉ nhà ai?.

                - Chơi tự do: Chơi theo ý thích.

                4. Hoạt động góc:

                     - Góc Phân vai: Chơi mẹ con, nấu ăn, bán hàng.”

- Góc Xây dựng: Xây dựng khu nhà bé ở.

                     - Góc Âm nhạc: Hát múa, biểu diễn những bài về gia đình.

                5. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

                    6. Hoạt động chiều:

                 - Vệ sinh – Ăn phụ.

                     - Ôn: Thêm bớt, chia số lượng 6 thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau

                         - Chơi trò chơi dân gian: Kéo co.

                         - Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ.

 

nguon VI OLET