Kế hoạch tuần III: Ngày vui trong gia đình bé

(thời gian thực hiện 09/11/2015 - 13/11/2015)

Giáo viên thực hiện: Đỗ Thị Nhung

HOẠT ĐỘNG

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

 

THỨ  6

 

 

 

Đón trẻ

 

Thể dục sáng

 

- Cô đảm bảo môi trường thoáng mát cho trẻ. Tâm thế thoải mái trong một ngày mới.

- Cô niềm nở đón trẻ vào lớp, nhắc phụ huynh cho  trẻ  ăn mặc đúng mùa, trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.

- Yêu cầu trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

* Thể dục sáng:  - Đt hô hấp: Gà gáy

- Đt tay: Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy (4lx4n)

- Đt chân: Đưa tay lên cao, khuỵu gối (4lx4n)

- Đt lườn: Đứng cúi người về phía trước; (4lx4n)

- Đt bật: Bật khép tách chân (4lx4n)

Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng quanh sân.

*Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về chủ đề, về những ngày vui trong gia đình bé.

- Trẻ biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.

Hoạt động học

 

 

Âm nhạc

NDTT: Dạy hát bài Ngôi nhà mới tác giả: Mộng  Lân

NDKH: NH: Ông cháu” tác giả: Phong N

TCAN: Ô cửa bí mật

Thể dục

- VĐCB: Ném trúng đích, đích năm ngang

- TCVĐ: Kéo                                cưa lừa xẻ

Toán

Dạy trẻ nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ

Văn học

Dạy trẻ đọc thơ: “Mưa

 

KPXH

Trò chuyện về món ăn hằng ngày trong gia đình bé

 

Tạo hình

Cắt dán nhà cao tầng ( mẫu)

Hoạt động ngoài trời

- HĐCCĐ: Trò chuyện về gia đình của bé

- TCVĐ: rồng rắn lên mây

- HĐCCĐ: Quan sát bầu trời

- TCVĐ: Lộn cầu vồng

- Chơi tự do:

- HĐCCĐ: Dạy trẻ gói quà tặng bạn

- TCVĐ: Hãy giữ thăng bằng

 

- HĐCCĐ: Quan sát các ngôi nhà

- TCVĐ: Tìm đúng nhà

 

- HĐCCĐ: Hát các bài hát về chủ đề: Cháu yêu bà, ngôi nhà mới, cả nhà thương nhau…

- TCVĐ: Nu na nu nống

- Chơi tự do

 

 

 

 

 

 

Hoạt động góc

- Góc phân vai: ( Góc chủ đạo)

+ Nhóm gia đình: Mẹ con: Trẻ biết đóng vai mẹ để chăm sóc con một cách chu đáo.

+ Bán hàng: Trẻ biết mời chào khách một cách niềm nở, biết nói giá tiền khi khách hỏi.

+ Bác sĩ: Biết ân cần khám chữa bệnh cho bệnh nhận

*Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết công việc, nhiệm vụ của từng vai chơi.

- Trẻ biết liên kết với nhau trong khi chơi.

* Chuẩn bị:

- Đồ dùng nấu ăn, các loại thực phẩm như rau củ quả, quần áo, đồ dùng gia đình, đồ dùng y bác sĩ bông băng, kim tiêm, thuốc… cho nhóm bác sĩ.

- Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé – chuẩn bị: Cây xanh, hoa, cây rau.

- Góc học tập: Nối số lượng tương ứng với nhóm đồ vật, hãy chọn cho đúng

- Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán, tô màu những đồ dùng trong gia đình; Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề

- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường

Hoạt động chiều

- Dạy trẻ kỹ năng quét rác.

- Chơi tự chọn

 

- Làm bài tập trong vở bé tập vẽ bài 6 (trang 6)

- Chơi tự chọn.

- Dạy trẻ luyện đọc thơ bài “Mưa

 

- Lao động tập thể: lau dọn các góc lớp học

- Vệ sinh

 

- Liên hoan văn nghệ

- Phát phiếu bé ngoan

                                                                                       Duyệt kế hoạch

………………………………………………………………….

                                                                            Thanh cao, ngày     tháng     năm 2015

Giáo viên thực hiện

            Ký tên

Hiệu phó chuyên môn

Ký tên

 

Thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 2015

 

Hoạt động chung

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Phương pháp tiến hành

Âm nhạc:

NDTT: Dạy hát bài Ngôi nhà mới tác giả: Mộng Lân

NDKH: NH: Ông cháu” tác giả: Phong nhã

TCAN: Ô cửa bí mật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1/ Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả.

- Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Ngôi nhà mới”

- Trẻ hiểu cách chơi trò chơi “ ô cửa bí mật. 

2/ Kĩ năng

- Trẻ thuộc lời bài hát và đúng giai điệu bài hát “Ngôi nhà mới”

- Trẻ chơi trò chơi thành thạo và đúng luật.

3/ Thái độ:

Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động

- Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà của mình sạch đẹp, và bảo vệ đồ dùng trong gia đình.

- Địa điểm tổ chức: Tại lớp học

- Đội hình dạy : Ngồi theo hình chữ U trên ghế

- Môi trường học: Thoáng và rộng để trẻ biểu diễn

- Đồ dùng của cô: Nhạc không lời bài “Ngôi nhà mới, Ông cháu”

- Nhạc có lời bài “Ông cháu

- Đồ dùng trẻ: phách , xắc xô…..

* Ổn định:  Cô cùng trẻ chơi trò chơi ” Xây nhà”

- Cô cùng trẻ trò chuyện về trò chơi ,về công việc bé thường giúp đỡ ông, bà khi ở nhà và giới thiệu vào bài.

I/ Nội dung:

a. NDTT: Dạy hát:  “Ngôi nhà mới” tác giả: Mộng Lân

- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả

- Cô hát lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?

- Cô hát lần 2:

* Giảng nội dung: Bài hát nói về ngôi nhà bạn nhỏ xây với mái ngói đỏ tươi, tường trắng rất đẹp và muốn mời tất cả các bạn gần xa vào thăm ngôi nhà của mình đấy.

- Cô hát lần 3

- Cô mời cả lớp cùng cô 2-3 lần.

- Cô mời từng tổ, các bạn nam, các bạn nữ, nhóm trẻ, cá nhân trẻ lên hát ( cô chú ý sửa sai cho trẻ).

b. NDKHNH: “Ông cháu” tác giả: Phong Nhã

Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1

+ Hỏi  trẻ tên bài hát? tác giả?

-  Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát

-  Hỏi trẻ giai điệu của bài hát như thế nào?

-  Cô hát cho trẻ nghe lần 3. Trẻ hưởng ứng cảm xúc cùng cô.

III/ TCAN: Ô cửa bí mật

- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội chơi, từng đội lần lượt chọn ô cửa mở ra có hình ảnh nào thì sẽ hát bài hát có nội dung minh họa cho hình ảnh đó. Đội nào đoán đúng nhiều đội đó dành chiến thắng.

- Trẻ chơi sôi nổi

- Cô nhận xét và khen trẻ.

IV/ Kết thúc: Củng cố nhận xét khen trẻ.

Nhận xét trong ngày: …………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………

 

Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2015

 

Hoạt động

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Phương pháp tiến hành

     Thể dục

Ném trúng đích nằm ngang

TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ

1. Kiến thức:

-Trẻ biết tên bài tập, hiểu được cách thực hiện các vận động trong bài tập phát triển chung và vận động cơ bản.

-Trẻ biết tên trò chơi và hiểu cách chơi, luật chơi trò chơi vận động “ Kéo cưa lừa xẻ”

2. Kỹ năng

-Trẻ dùng sức tay đẩy túi cát đi xa và nhằm trúng đích để ném.

-Trẻ chơi trò chơi thành thạo.

3. Thái độ

-Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động

- Địa điểm: ngoài sân.

- Môi trường học tập: Sân tập rộng, bằng phẳng, sạch sẽ.

- Đồ dung của cô: 8-10 túi cát, cột đích năm ngang.

Trang phục gọn gàng.

* Ổn định tổ chức và khởi động.

Cô cho trẻ đi một hai, đi các kiểu chân: đi bằng gót chân, đi bằng ngón chân, đi chậm, đi nhanh…..sau đó về dội hình 4 hàng ngang.

I. Nội dung

1.Trọng động

* Bài tập hát triển chung

- Đt tay: Hai tay đưa về phía trước mặt rồi đưa lên cao.

- Đt chân: Hai tay chống hông co chân cẳng chân vuông góc với đùi

- Đt lườn: Hai tay đưa lên cao nghiêng người về hai bên.

- Đt bật: Bật tách khép chân.

* Vận động cơ bản: Ném trúng đích nằm ngang

- Cô giới thiệu tên bài tập: Ném trúng đích nằm ngang

- Lần 1: Cô làm mẫu Không giải thích. Cô hỏi trẻ tên bài tập

- Lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa giải thích động tác: Tay khoẻ thuận cầm bóng, đứng chân trước chân sau chân khỏe thuận đứng phía sau. Nhịp 1 tay cầm túi cát đưa thẳng ra trước, nhịp 2 tay thu về ngang vai, nhịp 3 dùng sứa của cánh tay đẩy thẳng về phía trước nhằm thẳng đích để ném trúng.

- Lần 3: Cô mời 1-2 trẻ khá lên thực hiện ( cô chú ý sửa sai cho trẻ)

* Trẻ thực hiện

- Cô cho lần lượt lên thực hiện theo hiệu lệnh của cô( cô chú ý sưa sai cho trẻ)

- Lần hai cho trẻ nam thi đua với trẻ nữ ( cô chú ý sửa sai và rèn kỹ năng cho trẻ yếu và trẻ còn nhút nhát)

- Lần 3: Cô cho hai tổ thi đua với nahu

- Cô nhận xét và khen trẻ.

2. TCVĐ:  Kéo cưa lừa xẻ

- Cô cho trẻ chọn bạn chơi thành cặp vừa chơi vừa đọc theo lời bài kéo cưa lừa xẻ.

- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Cô nhận xét khen trẻ sau khi chơi

3. Hồi tĩnh

- Cô cho trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng

- Cô củng cố, nhận xét khen trẻ.

Toán: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ

 

1. Kiến thức:

- Trẻ  biết tên khối cầu , khối trụ.

+ Trẻ biết đặc điểm của từng khối.

+ Trẻ hiểu được cách chơi của các trò chơi.

2. Kĩ năng:

+ Trẻ gọi được tên khối, có nhận biết, phân biệt được được sự giống nhau và khác nhau giữa hai khối bằng cách sờ, lăn, xếp các khối lên nhau,

+ Diễn đạt mạch lạc ý trả lời.

+ Trẻ chơi trò chơi đúng luật và chơi thành thạo.

3. Thái độ:

Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học

 

- Địa điểm tổ chức tại lớp B2

- Đội hình ngồi ghế theo hình chữ U

 

Đồ dùng của cô:

+ 3 hộp quà có chứa các khối cầu, khối trụ,

+ Hai khối cầu, hai khối trụ.

+ 9 chiếc vòng dành cho 3 đội.

+ Các bài hát có trong chủ đề gia đình: Bố là tất cả, niềm vui gia đình, gánh gánh gồng gồng, cả nhà thương nhau.

Đồ dùng của trẻ:

Mỗi trẻ có một bông hoa cài ngực

Mỗi trẻ một rổ có 3 khối cầu, 3 khối trụ và một bảng nhám dính

1 Ổn định tổ chức:

+ Cô giới thiệu ban giám khảo tham dự và ba đội chơi

- Cô cho cả ba gia đình cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”

- Các bé vừa hát bài gì?

Những người thân trong gia đình đối xử với nhau như thế nào?

Cô mời 1-2 trẻ giới thiệu về những người thân trong gia đình mình.

2. Nội dung:

a. Ôn tập nhận biết, gọi tên khối cầu, khối trụ:

Hôm nay cô mời 3 gia đình cùng tìm hiểu và nhận biết về đặc điểm khối cầu và khối trụ nhé!

- Ban tổ chức có tặng cho 3 gia đình mỗi gia đình một hộp quà.

- Gia đình số 1 hãy mở hộp quà của mình xem có gì ?

- Các bé thấy gia đình số một có món quà gì đấy?( khối cầu, khối trụ)

- Gia đình số 2 mở quà nào?Gia đình só 2 có món quà gì?( quả bóng). Quả bóng có dạng khối gì?

- Gia đình số 3 mở quà nào? Món quà của gia đình số 3 là gì?

- Cái cốc là đồ dùng trong gia đình có dạng khối gì?

Cả ba gia đình đều rất giỏi thưởng cho ba gia đình một tràng pháo tay.

b. Dạy trẻ phân biệt khối cầu, khối trụ:

- Ban tổ chức tặng cho mỗi thành viên của các gia đình một rổ đồ chơi và một bảng. Cô cho trẻ đi lấy rổ đồ chơi về chỗ ngồi.

- Cô hỏi 2-3 trẻ trong rổ có những gì?

- Cô cho cả lớp tìm khối trong rổ giơ lên và nói tên khối ?

+ Cô nhận xét và khen trẻ.

*Cô cho trẻ nhận xét khối cầu

+ Chúng mình có nhận xét gì khối cầu? Cô cho trẻ nhận xét về khối cầu. Cô cho trẻ lăn khối cầu.

+ Vì sao khối cầu lại lăn được?

+ Cô cho trẻ xếp chồng khối cầu lên nhau, cô cho trẻ nhận xét

+ Tại sao khối cầu lại không xếp chồng được lên nhau?

+ Tất cả các mặt bao của khối cầu như thế nào? Cô cho trẻ sờ vào khối để cảm nhận.

* Cô khái quát lại: khối cầu có tất cả mặt bao đều cong lên khối cầu lăn được về mọi phía, nhưng khối cầu không xếp chồng được lên nhau vì tất cả mặt bao đều cong.

*Cô cho trẻ nhận xét khối trụ

+ Chúng mình có nhận xét gì về khối trụ? Cô cho trẻ đưa ra các ý kiến về đặc điểm của khối trẻ

+ Cô cho trẻ xếp chồng khối trụ lên nhau và nhận xét ( 3-4 trẻ nhận xét)

+ Tại sao khối trụ lại xếp được chồng lên nhau?

+ Cô cho trẻ lăn khối trụ theo hai cách:

Cách 1: Đặt nằm khối trụ và lăn. Cô cho trẻ nhận xét

+ Tại sao khi khối trụ đặt nằm lại lăn được?

Cách 2: Cô cho trẻ đặt đứng khối trụ lên và lăn (cô cho trẻ nhận xét)

+Tại sao khi đặt khối trụ đứng thì khối trụ không lăn được?

* Cô khái quat lại : khối trụ có  mặt bao hai đầu phẳng và có mặt bao quanh cong lên khi đặt khối trụ nằm thì khối trụ có thể lăn được và khi đặt thẳng đứng thì khối trụ không lăn được . Khối trụ có thể xếp chồng lên nhau vì mặt bao hai đầu phẳng.

*Cô cho trẻ so sánh điểm giống nhauvà khác nhau giữa khối cầu và khối trụ

+Khối cầu và khối trụ giống nhau ở điểm nào? Cô mời 3- 4 trẻ nhận xét.

+ Khối cầu và khối trụ khác nhau ở điểm nào? Cô mời cá nhân trẻ nhận xét

Cô khái quát lại: Khối cầu và khối trụ giống nhau là đều lăn được. Khác nhau là khối cầu không xếp chồng lên nhau được vì tất cả mặt bao đều cong, còn khối trụ xếp được chồng lên nhau vì khối trụ có mặt bao hai đầu là hai mặt phẳng.

C. Luyện tập

* Trò chơi: Ai nhanh nhất

Cách chơi như sau:  Cô nói tên khối nào trẻ tìm khối đó và giơ lên. Cô cho trẻ chơi ngược lại, cô nói đặc điểm của khối nào trẻ tìm khối đó và giơ lên.

+ Cô nhận xét khen trẻ sau khi chơi.

*Trò chơi: Thử trí thông minh

Cách chơi như sau: Các gia đình xếp các khối cầu, khối trụ theo quy tắc 1-1 là xếp cứ một khối cầu sau đến 1 khối trụ và được lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần.

+ Cô nhận xét kết quả của hai đội

*Trò chơi: Chung sức

Cách chơi như sau: Ba gia đình có nhiệm vụ lên sờ khối để lấy khối theo yêu cầu của ban tổ chức. Các thành viên của ba gia đình lần lượt bật qua 3 vòng liên tiếp. lền sờ và lấy khối trong các hộp quà, nếu tìm được khối cầu sẽ đặt sang rổ phía  bên phải của mình, tìm được khối trụ đặt sang rổ  phía bên trái của mình. Trong thời gian là một bản nhạc gia đình nào tìm được nhiều kết quả đúng theo yêu cầu của ban tổ chức thì gia đình đó dành chiến thắng

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi

+ Cô kiểm tra kết quả của ba đội

+ Cô nhận xét và khen trẻ.

4/ Kết thúc:

- Đến với chương trình bé vui học toán hôm nay các bé đã tìm hiểu nhận biết về các khối gì?

- Cô nhận xét khen trẻ chuyển hoạt động

Nhận xét trong ngày: …………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………….

Thứ 4 ngày 11 tháng 11 năm 2015

 

Hoạt động chung

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Phương pháp tiến hành

Văn học: Dạy trẻ đọc thơ” Mưa”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1, Kiến thức

- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “Mưa”

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình yêu thương của bạn nhỏ dành cho mẹ khi trời mưa chưa thấy mẹ về

2, Kĩ năng:

- Trẻ đọc thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm.

- Trẻ trả lời các câu hỏi đàm thoại của cô rõ ràng mạch lạc

3,Thái độ:

- Trẻ yêu thương những người thân trong gia đình

-Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Địa điểm tổ chức: trong lớp

- Đội hình: trẻ ngồi theo hình chữ u

- Đồ dùng của trẻ: hoa cài ngc ký hiệu 1,2,3

- Đồ dung của cô:  Tranh thơ minh họa, tranh nhám dính bài thơ “mưa”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. n định tổ chức: Cô cùng trẻ vận động bài hát “ múa cho mẹ xem”. Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề sau đó giới thiệu vào bài.

1. Nội dung:

*Dạy trẻ đọc thơ:” mưa” tác giả Phạm Phương Lan

- Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe 3 lần:

- Cô đọc thơ lần 1 bằng lời kết hợp với điệu bộ minh họa.

- Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tác giả.

- Cô đọc thơ lần 2 bằng tranh minh họa

- Bài thơ mưa nói về điều gì?

* GND: Bài thơ đã nói đến tình cảm của 1 bạn nhỏ dành cho mẹ khi thấy trời mưa mà mẹ vẫn chưa đi chơ.bạn nhỏ mong cho mưa đừng rơi nưa để con đường mẹ về dễ đi hơn và bớt xa hơn khi mưa xuống làm nước sông dâng đầy khó đi. Bạn nhỏ trong bài thơ ở nhà ngóng trông và thương mẹ mà nước mắt tuôn rơi đấy!

- Giaó dục trẻ yêu thương những người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.

- Lần 3 cô đọc thơ qua tranhn nháp dính

*. Đàm thoại:

- Cô đọc bài thơ gi? Tác giả nào?

- Em bé đã nói gi khi trời mưa mà mẹ vẫn chưa về? Được thể hiện qua câu thơ nào?

- Mẹ em bé đi đâu? Chợ ở đâu? Thể hiện qua câu thở nào?

- Con đường đi chợ như thế nào?

- Trời mưa như thế nào?

- Cô giải thích từ khó “ ào ào”: Ào ào là mưa rất to. Khi những hạt mưa rơi xuống rất nhiều cùng một lúc thì tạo ra tiếng “ào ào”

- Cô cho trẻ làm động tác mưa rơi: mưa nhỏ - mưa to – mưa rào

- mưa to như vậy khiến cho con sông vào mùa hạ như thế nào?

- Nước sông dâng đầy khó đi em bé cảm thấy thế nào? Tình cảm đó được thể hiện qua câu thơ nào?

- Gió thổ như thế nào?

- Tình cảm của em bé như thế  nào?

- Tác giả ví hạt mưa trong mắt em bé như thế nào? được thể hiện qua câu thơ nào?

- Giáo dục trẻ biết ngoan ngoãn yêu thương những người than trong gia đình.

2/ Trẻ đọc thơ:

-Trẻ đọc thơ cùng cô 2 lần

- Cô mời từng tổ nhóm, cá nhân lên đọc thơ

- Cô lưu ý sửa sai, ngọng cho trẻ

- Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ tên tác giả?

- Cô cho cả lớp đọc lại một lần.

- Cô cho trẻ hát bài “bàn tay mẹ”.

3.Kết thúc: Cô nhận xét và khen trẻ 

Nhận xét trong ngày: …………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2015

 

Hoạt động chung

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Phương pháp tiến hành

KPXH:

Món ăn hàng ngày trong gia đình bé.

 

1/  Kiến thức:

- Trẻ biết được một số món ăn thường ngày trong gia đình bé

- Trẻ hiểu các các chế biến một số món ăn đơn giản trong gia đình như món trứng dán

2/ Kĩ năng:

- Trẻ diễn đạt mạch lạc câu hỏi của cô.

- Trẻ thực hành thành thạo món dán trứng.

3/ Thái độ: trẻ hứng thú tham gia hoạt động học

- Địa điểm: Trong lớp

- Đội hình: Ngồi hình chữ u. Theo nhóm

- MTHT: Trưng bày tranh ảnh về chủ đề, các thức phẩm ở góc bán hàng Đồ dùng của cô: Các hình ảnh về các món ăn chế biến từ thịt, rau,trứng, các loại hoa quả, hình ảnh về các nguyên liệu làm món trứng rán và cách chế biến.

- Trứng thật, bếp ga, hành dầu rán, gia vị

- Đồ dùng của trẻ, giỏ đi chợ, ký hiệu bông hoa cài ngực.

1. Ổn định tổ chức:

Cô giới thiệu chương trình “ món ngon mỗi ngày”

- giới thiệu 3 gia đình

- Trẻ hát cả nhà thương nhau

- Trò chuyện về bài hát và giới thiệu vào bài.

- Hàng ngày ở nhà ai thường nấu cơm cho các con ăn? Mẹ con thường nấu những món gì?

2 Nội dung:

* Trò chuyện về những món ăn ng ngày trong gia đình

- Bữa cơm trong gia đình bé thường có những món ăn gi? (trẻ kể)

Ban tổ chức tặng mỗi gia đình một món quà: gia đình số 1 là thịt lợn và trứng, gia đình số 2: là rau cải, rau ngót, gia đình số 3: quả táo, quả cam

-  Thit lợn, trứng giàu chất gi? Từ thịt lợn chế biến thành những món ăn gi?

- Cho trẻ quan sát trên màn hình các món ăn chế biến từ thịt lợn và giáo dục trẻ ănđầy đủ cho cơ thể khỏe mạnh.

- Rau cải, rau ngót giầu chất gì? Các món ăn gi?

- Được chế biến từ rau cải, rau ngót?

- Ngoài ra còn có những loại rau nào khác và các món ăn chế biến từ những loại rau đó? ( cô cho trẻ xem trên màn hình các món ăn chế biến từ rau và giá dục trẻ ăn rau để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

- Hoa quả cung cấp chất gì?

- Cô cho trẻ xem hình ẳn về các loại hoa quả và giáo dục trẻ ăn hoa quả đúng cách, hợp vệ sinh.

* Cô chốt lại: Trong bữa cơm gia đình không thể thiếu món mặn chế biến từ thực phẩm giầu chất đạm như thit, trứng , cá,tôm…. Món canh chế biến từ các loại rau, củ và món tráng miệng là các loại hoa quả ăn liền…

* Phần thi “Đi chợ giúp mẹ”

- Ban tổ chức yều cầu 3 gia đình đi mua nguyên vật liệu cho món trứng rán

- Trẻ mùa về đội cô hỏi tùng đội đã mua được những nguyên liệu gì cho món trứng rán? (trẻ kể)

- Cô cho trẻ xem trên màn hình các nguyên liệu cho món trứng rán

- Cô hỏi trẻ về cách chế biến món trứng?

- Cô khái quát lại trên màn hình.

* Thực hành rán  trứng:

- Trẻ hát bài quả gì (lời 1)

Cô thực hành rán trứng cho trẻ quan sát (trong khi dùng dao đập trứng vào bát cô dạy trẻ kỹ năng cầm dao đúng cách)

- Cô cho từng đội lên quan sát cô rán trứng: hỏi trẻ nhìn thấy trứng như thế nào? Ngửi thấy mùi gì?

-  Cô cho trẻ nếm thử trứng có vị gì? ăn có cảm giác gì?

3. Kết thúc: Củng cố nhận xét khen trẻ.

 

Nhận xét trong ngày: …………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2015

 

Hoạt động chung

Mục đích yêu cầu

Chuẩn bị

Phương pháp tiến hành

   Tạo hình

Cắt dán nhà caotầng

(mẫu)

 

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đặc điểm của nhà cao tầng là nhà có từ 2 tẩng trở lên, có các ô cửa sổ, ca ra vào.

- Trẻ hiểu được cách cắt và dán nhà cao tầng theo các hình tam giác, chữ nhật, vuông.

2. Kỹ năng:

- Trẻ cắt được các đường thẳng gấp khúc để tạo thành ô cửa, mái nhà và tường nhà bằng các màu khác nhau theo mẫu.

- Trẻ phết hồ vào mặt trái để dán và sắp xếp bố cục tranh hợp lý

3. Thái  độ:

+ Trẻ yêu quý và cóý thức bảo vệ ngôi nhà của mình

+ Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động

- Địa điểm: Trong lớp

- Đội hình: Ngồi hình chữ u

- MTHT: Trưng bày tranh ảnh về ngôi nhà ở góc nghệ thuật

- Đồ dùng của cô: Tranh cắt dán nhà cao tầng mẫu. (2-3 tranh)

- Đồ dùng của trẻ: Bàn ghế, giấy màu, kéo, hồ dán, vở

Ổn định: Trẻ cùng cô hát bài” nhà của tôi”. Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề sau đó giới thiệu vào bài

1/ Quan sát và đàm thoại

- Cô đưa tranh mẫu cắt dán nhà cao tầng

- Hỏi trẻ có nhận xét gì về bức tranh?

- Trẻ nhận xét bức tranh

- Nhà có mấy tầng,màu sắc của ngôi nhà như thế nào?

- Trẻ nhận xét đăc điểm của các ô cửa

- Mái nhà và các ô cửa cắt dán bằng hình gi?

2/ Cô làm mẫu:

- Cô cắt giấy mầu vàng thành 2 hình chữ nhật, cô dán 2 hình sát nhau tạo thành nhà tầng, giấy màu xanh cô cắt hình chữ nhật nhỏ tạo thành ô cửa. Mái nhà cô cắt hình tam giác màu đỏ

- Khi dán cô phết hồ mặt trái của giấy( cô làm mẫu hai lần cho trẻ quan sát)

- Cô giới thiệu 1-2 tranh mẫu khác

3/ Trẻ thực hiện:

- Trẻ cắt dán theo mẫu nhà cao tầng

- Cô quan sát trẻ thực hiện

- Cô gợi ý cho trẻ còn lúng túng cách làm

4/ Nhận xét và chia sẻ sản phẩm

- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm

- Trẻ nhận xét sản phẩm.

- Cô tuyên dương trẻ có sản phẩm đẹp. Đồng thời động viên trẻ có sản phẩm gần đẹp,để lần sau trẻ thực hiện tốt hơn

5. Kết thúc:

- Cô củng cố, nhận xét, khen trẻ chuyển hoạt động

Nhận xét trong ngày: …………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………..

 

 

nguon VI OLET