PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TỪ LIÊM

TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG NGẠC B

*      *      *

 

 

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

                        Thời gian thực hiện: 3 tuần (từ 24/10 đến  12/11))

 

 

Lớp: Mẫu giáo lớn A1

                 Giáo viên thực hiện: Phạm  Thi

 

 

                                Nhánh 1: Tổ ấm gia đình (từ 24/10 đến 29/10)

                                 Nhánh 2: Đồ dùng gia đình ( từ3 1/10 đến 29/10 )

                                 Nhánh 3: Nhu cầu gia đình  (từ 7/11 đến 12/11)

 

 

 

 

 

 

Năm học : 2011 -  2012

 


I, Mục tiêu:

 

LĨNH VỰC

MỤC TIÊU

NỘI DUNG

LƯU Ý

 

Phát triển

Thể chất

- Dinh dưỡng sức khoẻ:Phân biệt 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các thực phẩmtheo sở thích của gia đình, kể tên được một số món ăn ở gia đình. Biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình.

- Phát triển vận động: Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các hoạt động: Bật xa, ném xa bằng một tay, bò dích dắcbằng bàn tay, bàn chân qua 5 chướng ngại vật. Thực hiện các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. Tự rót nước không bị đổ.

- Nhận biết cảm xúc của người thân trong gia đình và biết thể hiện cảm xúc phù hợp

- Thực hiện một số quy tắc trong gia đình: Cảm ơn, xin lỗi, xin phép, cất đdđc đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi

- Thực hiện được một số bài tập: Bật xa, ném xa, bò dích dắc,

-

 

Phát triển

nhận thức

- Biết họ tên, đặc điểm, sở thích của người thân trong gia đình

- Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình

- Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ

- Phân biệt được đồ dùng của gia đình theo 2,3 dấu hiệu. Biết so sánh các đồ dùng vật dụng trong gia đình và sử dụng các từ to nhất-to hơn- thấp hơn- thấp nhất

 

- Địa chỉ gia đình bé

-Các thành viên trong gia đình: Tôi. bố, mẹ anh chị em của bé{Họ tên, sở thích, ngày sinh nhật…}

- Công việc của các thành viên trong gia đình

- Gia đình là nơi vui vẻ hạnh phúc. Tình cảm của bé với những người thân  trong gia đình

- Bé tham gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đình vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm, cách đón tiếp khách…

- Họ hàng bên nội, bên ngoại của bé

- Địa chỉ gia đình bé

- Đồ dùng trong gia đình, phương tiện đi lại của gia đình

  - Chất liệu làm ra đồ dùng gia đình.

  -Các loại thực phẩm cần cho gia đình

- Cần ăn thức ăn hợp vệ sinh

 


 

 

- Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ

 

 

Phát triển

ngôn ngữ

- Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi

- Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ bằng lời nói

- Kể lại một số sự việc của gia đình theo trình tự và lôgic

- Có thể miêu tả mạch lạc về đồ chơi, đồ dùng của gia đình

- Thích sách và chọn sách theo chủ đề của gia đình

- Thích nghe đọc thơ, đọc sách và kể chuyệndiễn cảm về gia đình

- Biết sử dụng lời nói, có kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép lịch sự

- Nhận biết kí hiệu chữ cái

- Phát âm chính xác nhóm chữ a-ă-â -e- ê

 

- Trẻ tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với cô và bạn

- Biết trò chuyện với cô và các bạn về gia đình ,

- Biết tạo ra các chữ số, chữ cái

- Phát âm chính xác nhóm a-ă-â e ê

Làm quen với cách đọc và viết Tiếng Việt

- Nhận biết các nhóm có 6 đối tượng , tạo nhóm trong phạm vi 6, chia 6 đối tượng làm 2 phần

- Nghe hát và hát các bài hát về gia đình

- Đọc thơ và nghe kể chuyện về gia đình: Ba cô gái, Gió từ tay mẹ,

 

Phát triển

tình cảm xã hội

- Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối màu sắc hài hoà về các đồ dùng gia đình, các thành viên trong gia đình

- Biết thể hiên cảm xúc phù hợp với tác phẩm có liên quan đến chủ đề gia đình

- Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát múa, vận động theo nhạc.

 

- Biết yêu thương chia sẻ với các thành viên trong gia đình

- Trẻ biết kính trọng người trên, nhường nhịn em bé

- Biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp

- Bảo quản và sử dụng tiết kiệm đồ chơi, đồ dùng của bản thân và gia đình

 

Phát triển

thẩm mỹ

- Nhận biết cảm xúc của người thân trong gia đình và biết thể hiện cảm xúc phù hợp

- Thực hiện một số quy tắc trong gia đình: Cảm ơn, xin lỗi, xin phép, cất đdđc đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi

Miêu tả được đặc điểm của người thân qua nét vẽ, màu sắc

- Thực hiên vận động nhịp nhàng thể hiện nội dung bài hát, nhịp điệu bài hát

- Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn

 

 


Kế hoạch hoạt động tuần 1: Tổ ấm gia đình

                            Người dạy: Phạm Thị Hà

 

TÊN HOẠT ĐỘNG

THỨ 2

THỨ 3

THỨ 4

THỨ 5

THỨ 6

LƯU Ý

 

Đón trẻ,thể dục sáng

-   Cô tươi cười niềm nở đón trẻ vào lớp, ân cần trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.Cho trẻ chơi nhẹ nhàng theo ý thích ở các góc chơi.

Tập theo băng đĩa

 

 

Trò chuyện

 

-   Hướng dẫn trẻ xem ảnh và cho trẻ tự kể với nhau về gia đình mình và gia đình bạn

-   Cô đưa ra các câu hỏi gợi mở để trẻ tự kể về gia đình mình, các thành viên trong gia đình, về ngôi nhà trẻ đang ở như: Gia đình cháu có những ai? Buổi sáng gia đình cháu thường làm gì? Trong gia đình mọi người sống với nhau như thế nào? Cháu có biết bố, mẹ cháu làm nghề gì không?...

Gia đình cháu thường làm gì vào các ngày nghỉ lễ?

 

 

Hoạt động học

Trò chuyện về gia đình trẻ

Số 6 (T1)

Bật xa, Ném xa bằng 1 tay

LQCC

e- ê

Vẽ người thân trong gia đình

 

 

HĐ góc

Góc phân vai:, +Gia đình: Đưa gia đình đi chơi , cách chăm sóc con.  +Nấu ăn: Cách bày món ăn trong gia đình

                          +Bán hàng: Mời khách mua hàng

                          +Gia đình: Đưa gia đình đi chơi

-   Góc nghệ thuật: Vẽ,xé, cắt dán, nặn: ngôi nhà của bé, người thân của bé

-   Góc học tập: Tìm chữ cái E-Ê trong từ, tô vẽ chữ cái E-Ê, sắp xếp đồ dùng đồ chơi có số lượng là 6

-   Góc âm nhạc: Hát và biểu diễn các bài hát về gia đình, phân biệt các âm thanh khác nhau

-   Góc sách truyện: Đọc truyện Tích Chu, Ba cô gái

-   Góc khoa học: Sờ, tìm đồ dùng trong túi và đoán xem đó là đồ dùng gì, làm bằng chất liệu gì?

-   Rèn kỹ năng: Biết phân công công việc trong nhóm để cùng mở rộng chủ đề chơi. Rèn kỹ năng sắp xếp các đồ dùng nấu, các món ăn bày bàn gọn gàng, đẹp

 


 

CHUẨN BỊ HỌC LIỆU: Ảnh của gia đình trẻ ở góc chủ điểm. Giấy vẽ, màu nước, kéo,giấy màu…bìa hộp, hồ dán.Đồ dùng đồ chơi trong gia đình. Một số tranh ảnh đồ chơi về các loại thực phẩm như rau, củ, quả…

 

HĐ ngoài trời

QS: Các ngôi nhà quanh trườngTCVĐ: Bắt chước tạo dáng

Chơi tự do

 

 

Vẽ phấn ngôi nhà của cháu

TCVĐ: Tim đúng nhà

Chơi tự do

HĐLĐ:Chăm tưới cây xanh tại khu vực lớp

Ý nghĩa của những chữ số. Tập viết số ĐT của nhà mình

TCVĐ: Thỏ tìm chuồng

Chơi tự do

QS Sự thay đổi của thời tiết

TCVĐ: Bắt chước tạo dáng

Chơi tự do

 

 

Vận động nhẹ sau ngủ dậy :V Đ theo bài hát : Tổ ấm gia đình

 

HĐ chiều

LQTPVH

Ba cô gái

Rèn nếp rửa mặt

 

Truyện

Ba cô gái

ÂN:

DH: Cả nhà thương nhau

NH: Ba ngọ nến

TCÂN: Nghe hát tìm đồ vật

Sinh hoat cuối tuần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Kế hoạch ngày:

 

 

Thời gian

Nội dung

 

MĐ-YC

 

CHUẨN BỊ

 

CÁCH TIẾN HÀNH

 

LƯU Ý

Thứ 2/ 24/10/2011

     KPKH-KPXH

Trò chuyện về gia đình trẻ

1. Kiến thức:

- Biết nhà mình đang ở thuộc khu vực nào?

- Biết các thành viên trong gia đình{ Họ tên, sở thích, nghề nghiệp }

- Hiểu được các mối quan hệ gia đình

- Tình cảm của trẻ với mọi thành viên trong gia đình

- Sinh hoạt hàng ngày, trong ngày nghỉ, ngày lễ của gia đình

2. Kỹ năng

- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc khi kể về gia đình mình

3. Thái độ

- Biết yêu thương chia sẻ với mọi người trong gia đình

- Biết cách chào hỏi lễ phép, xưng hô phù hợp với truyền thống gia đình Việt Nam

 

Tranh ảnh của gia đình các trẻ trong lớp

- Lô tô các thành viên trong gia đình

- Thẻ số

- 3 ngôi nhà

1, Ổn định

- Cô bật bài hát “ Tổ ấm gia đình”. Hỏi trẻ bài hát nói có nội dung gì?

2. Hướng dẫn:

- Con có biết bạn trong ảnh tên là gì không?

- Cô cho trẻ tự nhiên nói về gia đình của mình, của bạn

+ Gia đình bạn có mấy người nhỉ?

+ Cả nhà bạn đang làm gì?

+ Nhà bạn đang tổ chức gì tại nhà?

- Chúng ta vừa xem ảnh gia đình của một số bạn trong lớp.Bây giờ cô muốn chúng ta cùng kể về gia đình của mình cho các bạn được biết

- Cô mời một vài trẻ kể, cô đưa ra các câu hỏi gợi ý:

+ Nhà con có mấy người? Gồm có những ai?

+ Tên bố, mẹ con là gì? Anh chị con làm gì?

+ Bố, mẹ con làm nghề gì?

+ Hàng ngày mọi người thường làm công việc gì?

+ Lúc nào thì có mặt đông đủ mọi người ?

+ Những lúc ở nhà thì bố, mẹ làm công việc gì?

+ Sau bữa ăn tối mọi người thường làm gì?

+ Tình cảm của con với bố mẹ như thế nào?

+ Vào ngày nghỉ, ngày lễ gia đình con thường làm gì?

+ Lúc nào thì nhà con có đông các cô bác, chú dì đến chơi?

+ Gia đình có nhiều người ở như thế, thì làm thế nào giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng?

+ Con có tình cảm ntn với gia đình của mình?

3. Kết thúc

 

 

 


Thứ 3 /25/10/2011

Toán

        Số 6 (T1)

1.Kiến thức

- Biết đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng.Nhận biết chữ số 6

2.Kỹ năng

- Biết ước lượng, sắp xếp các nhóm đồ vật có số lượng 6

- Nhận biết, phân biệt các chữ số từ 1 đến 6 qua cách đọc và cấu tạo hình dạng

3, Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động

 

- Mỗi trẻ 6 chậu hoa, 6 bông hoa

- Một số đồ dùng, đò chơi có số lượng 5 chiếc

- Một số nhóm con vật có số lượng 6

- Thẻ chữ số từ 1 đến 6

- Ảnh gia đình có số thành viên là 3, 4, 5, 6

-Đồ dùng của cô

1. Luyện tập nhận biết số lượng trong phạm vi 5

-Cô giới thiệu Thỏ về nhà mới, các bạn hãy mang đò chơi, đồ dùng tặng Thỏ, mỗi loại có 5 chiếc

2. Tạo nhóm có 6 đồ vật. Đếm đến 6. Nhận biết chữ số 6.

- Cô giới thiệu: Thỏ rất muốn trồng 1vườn hoa nhỏ trước cửa nhà các con hãy trồng giúp Thỏ nhé

+ Hãy mang tất cả những chậu trồng hoa xếp ra trước mặt. Có tất cả mấy chậu?

+ Hãy mang 5 bông hoa trồng vào chậu.{ Cho trẻ đếm số hoa }

+ Số chậu và số hoa bây giờ ntn với nhau? Số nào nhiều hơn? Số nào ít hơn?

+ Có mấy cái chậu ? Có mấy bông hoa?

+ Có 6 cái chậu mà chỉ có 5 bông hoa.Vậy muốn cho số hoa nhiều bằng số chậu ta phải làm gì?

+ Cho trẻ lấy thêm 1bông hoa trồng vào chậu. Bây giờ số hoa và số chậu ntn với nhau? Cùng nhiều bằng mấy?

+ Xung quanh nhà Thỏ còn có rất nhiều bạn đến chơi, hãy đếm xem có bao nhiêu bạn

+ Số hoa, số chậu, số gà…có bằng nhau không?

+ Cùng nhiều bằng mấy?
+ Vậy ta sẽ chọn thẻ chữ số mấy?

+ Để biểu thị nhóm đồ vật có số lượng là 6, người ta dùng chữ số 6. Cho trẻ đọc

- Bạn Thỏ rất cảm ơn các bạn. Bây giờ bạn Thỏ hái 1 bông hoa vào nhà để cắm lọ. Ta xem còn mấy bông hoa?{ Cho trẻ chọn thẻ số tương ứng }

Cứ thế cô cho trẻ bớt dần số hoa, mỗi lần trẻ lại chọn chữ số tương ứng.

3. Luyện tập

- Tìm số tương ứng ( Cô có3  nhóm 4, 5, 6, đồ vật và cho trẻ chơi tìm số tương ứng gắn vào từng nhóm đó)

 

 

 

 

 


Thứ tư/ 26/10/2011

PTTC

VĐCB: Bật xa, ném xa bằng 1 tay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

        

 

 

 

 

 

 

 

1,Kiến thức

- Trẻ hiểu được kỹ năng bật xa và ném xa

2, Kỹ năng:

- Trẻ biết dùng sức của vai để đẩy vật ném đi xa

- Biết bật xa bằng 2 chân

3, Thái độ:

Trẻ hứng thú tập luyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sân tập gọn gàng sạch sẽ

- Đàn có đệmk bài 5 ngón tay ngoan

- 15 túi cát đựng vào 2 rổ

- Vạch xuốt phát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1, Khởi động :

- Cô cho trẻ làm 1 đoàn tàu và tập theo các kiểu chân sau đó về hàng ngangtập hợp theo hiệu lệnh của cô

2, Trọng động :

a, BTPTC: ( 4l x 8 nhịp)

- Tay: Hai tay đưa trước lên cao

- Chân: Ngồi khuỵu gối

- Bụng : Hai tay lên cao cúi gập người

- Bật: Bật về trước

b, VĐCB: Bật xa, ném xa

  - Cô giới thiệu tên bài tập:

  - Cô tập mâuc lần 1: Hỏi trẻ tên vận động

  - Cô tập lần 2 : Kết hợp giải thích

( Nhắc trẻ chú ý nhún chân lấy đà để bật qua vạch và chạm đất nhẹ bằng 2 bàn chân. Khi ném đứng chân trước chân sau tay đưa từ trước, xuống dưới ra sau, lên cao  để ném được mạnh và xa)

- Cô cho 2 trẻ lên tập mẫuvà cho trẻ nhận xét  ( Sửa sai cho trẻ )

-         Lần lượt cho 2 trẻ lên tập cho đến hết hàng

3, Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


            Truyện

Ba cô gái

1. Kiến thức

-Trẻ biết được tên truyện, các nhân vật trong truyện, trình tự câu truyện

-Hiểu nội dung truyện

2. Kỹ năng

- Biết trả lời câu hỏi theo nội dung truyện

Bộc lộ cảm xúc khi diễn đạt ngữ điệu giọng của các nhân vật

3.Thái độ

- Yêu quý những người thân của mình

- Có thái độ chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh

- Giáo án PP

- 6 ngôi nhà có chữ cái a–ă–â-o-ô-ơ

- Các bức thư có chữ cái a–ă–â-o-ô-ơ

 

1. Ổn định:

- Cô và trẻ chơi TC: “ Gia đình nào “.Các trẻ thi sắp xếp 3 kiểu gia đình

- Cô giới thiệu: Có một gia đình, Có 3 cô con gái, muốn biết tình cảm của các cô với mẹ ntn các con nghe cô kể chuyện “ Ba cô gái” nhé

2.Hướng dẫn

- Cô kể lần1: Giọng kể diễn cảm

- Cô kể lần 2 + đặt câu hỏi đàm thoại

+ Tên câu chuyện là gì?

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Lý do gì khiến bà mẹ nhờ Sóc gọi các con về?

+ Bà mẹ đã nói với Sóc ntn?

+ Sóc đã đi đến nhà của những cô nào?

+ Khi đến nhà Chị Cả { chị Hai, chị Ba } Sóc đã thấy các chị làm gì?

+ Họ đã nói chuyện gì?

+ Vì sao lại chỉ có cô Út về thăm mẹ?

+ Tại sao chị Cả, chị Hai lại biến thành nhện và rùa?

- Giáo dục trẻ biết quý trọng, biết ơn, chăm sóc mẹ và những người thân trong gia đình

- Lần 3: Cô chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 tranh để thảo luận về ND truyện

Cho 1 trẻ lên kể đoạn truyện của nhóm mình

3. Kết thúc:

Hát và vận động “ Về đúng nhà “

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Thứ 5/ 27/10/2011

LQCC

E, Ê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       Âm nhạc

DH : Cả nhà thương nhau

NH : Ba ngọn nến

TCÂN : Nghe hát tìm đồ vật

1. Kiến thức

- Nhận biết và phát âm chính xác chữ cái e - ê

-Nhận ra âm và chữ cái e - ê trong từ trọn vẹn

2. Kỹ năng

- Phân biệt chữ cái e - ê  qua cách phát âm và cấu tạo chữ

3. Thái độ

- Rèn khả năng tập trung chú ý tham gia giờ học

 

 

 

 

 

 

1, Kiến thức

- Thuộc lời bài hát, h¸t đúng giai điệu

-Thích nghe cô hát và hát, làm động tác theo giai điệu bài hát

Hiểu nội dung bài hát

2.Kỹ năng

-Hát đúng cao độ, trường độ

-Luyện tai nghe nhạc đúng, nhanh khi tham gia trò chơi

3.Thái độ

- Giáo án PP

-Thẻ chữ e–ê-a-ă- â 

-Một số lôtô về đồ dùng gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đàn, Mũ chóp

1. Ổn định

-Cô và trẻ chơi TC “ Người mua sắm giỏi“.

2.Hướng dẫn:

 - Cho trẻ làm quen với chữ cái e - ê

- Cô và trẻ trò truyện về gia đình sau đó cô cho trẻ xem tranh ảnh về gia đình

-Cho trẻ xem tranh “ Mẹ bế bé”

+Cô giới thiệu từ “Mẹ bế bé”cho trẻ đọc. Cho trẻ tìm chữ cái đã học. Cô giới thiệu chữ e và đọc mẫu. Các con đọc theo cô nhé e e e .{ Cho nhiều trẻ đọc }. Cô gt cấu tạo chữ: Chữ e - ê 1 nét hất liền mạch với 1 nét cong. Mời vài trẻ nhắc lại. Cho trẻ đọc vài lần nữa.

-Tương tự cô giới thiệu chữ ê{ Từ mẹ bế bé}

-Cho trẻ so sánh e - ê

3.Luyện tập

-Tìm chữ theo yêu cầu

-Gạch chân chữ e - ê trong bài thơ

4.Kết thúc

-Cho trẻ chia 2 nhóm thi sắp xếp 1 số loại đồ dùng mà tên gọi có chứa chữ e - ê

 

1, Ổn định:Cho trẻ chơi trò chơi trò chơi

1, Hướng dẫn:

-  Dạy hát: Cả nhà thương nhau

+ Cô hát mẫu cho trẻ nghe bài hát 2, 3 lần sau đó giới thiệu tên bài hát và tên tác giả

+ Cô đọc chậm lời bài hát và giới thiệu nội dung bài hát

+Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 3,4 lần

+ Cho từng tổ, nhóm ,cá nhân trẻ hát

- Nghe hát: Ba ngọn nến

Cô hát cho trẻ nghe sau đó giới thiệu tên bài hát và

Khuyến khích trẻ hát cùng .

- TCÂN:

-Cô mời 1 trẻ  lên đội mũ chóp kín và có một đồ vật dấu ở sau lưng một bạn khi nghe tiếng hát to hơn thì bạn dừng lại tìm đồ vật

 


 

-Biết biểu lộ thái độ, tình cảm khi hát

 

 

 

Thứ 6/ 28/10/2011

Tạo hình

Vẽ vẽ người thân trong gia đình

1.Kiến thức

- Biết vẽ những đồ dùng mà trẻ sử dụng hàng ngày

2. Kỹ năng

- Trẻ biết phối hợp vẽ các nét tròn xoay tròn, nét xiên, nét thẳng để tạo thành sản phẩm

Tập cho bé biết cách sử dụng màu nước

Bé biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn

3.Thái độ

- Biết giữ gìn đồ dùng

- Hoàn thành bài

- Vở vẽ

- Tranh mẫu.

- Mầu vẽ, mầu nước

1, Ổn định :

- Cô biết nhiều câu ca dao rất là hay cô đọc cho các bạn cùng nghe nhé

“ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

...........................

- Những câu ca dao này nói về ai vậy các con?

- Trong gia đình con có những ai?

- Con thương ai nhất?

- Các bạn rất là giỏi cô cũng có một gia đình rất hạnh phúc cô giới thiệu cho các con xem

2, Hướng dẫn:

- Cô giới thiệu những bức tranh vẽ người thân trong gia đình

- Cô cùng đàm thoại với trẻ:

  • Bức tranh này vẽ ai vậy con?
  • Tại sao con biết đây là ông?
  • Cô giới thiệu các bức tranh khác cho bé xem
  • Các con suy nghĩ xem các con dự định vẽ ai
  • Con vẽ như thế nào?

- Cô cho bé về nhóm thực hiện

-  Trẻ ngồi từng nhóm khác nhau (nhóm vẽ màu nước, nhóm vẽ bút chì sáp nhỏ, sáp to)

- Trẻ vẽ xong đem sản phẩm treo lên giá và nhận xét

- Cuối cùng cho cả lớp hát những bài hát về gia đình

3, Kết thúc tiết học

 

 

 

nguon VI OLET