( từ 25/ 10 – 19/11/2010)

MỤC TIÊU

  1. Phát triển thể chất

-         Biết phối hợp tay chân nhịp nhàng để thực hiện các động tác thể dục.

-         Có kỹ năng thực hiện 1 số vận động cơ bản: ném trúng đích nắm ngang, bò bằng bàn tay, bàn chân 4m – 5m, đập bắt bóng tại chổ.

-         Biết mặc trang phục cho phù hợp với thời tiết, biết thay quần áo và để đúng nới quy định

-         Có kỹ năng tự phục vụ cho bản thân trong 1 số hoạt động thường ngày: biết đánh răng, rửa mặt, tự mặc quần áo,…

-         Biết phòng tránh 1 số vật dụng nguy hiểm đối với bản thân.

  1. Phát triển nhận thức

-         Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích của người thân trong gia đình.

-         Biết địa chỉ, công việc của mọi người trong gia đình.

-         Biết đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng, tách nhóm 6 đối tượng thành 2 nhóm, xác định trên dưới trước sau của đối tượng khác, phân biệt khối vuông và khối chữ nhật

  1. Phát triển ngôn ngữ

-         Biết dùng từ ngữ phù hợp để nói lên mong muốn của bản thân, kể về bản thân và người thân của trẻ.

-         Kể lại 1 số sự kiện trong gia đình theo trình tự, có logic.

-         Thích đọc thơ, truyện về chủ đề.

  1. Phát triển thẩm mĩ

-         Biết kết hợp các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm(v, nặn, xé dán…) về chủ đề khéo léo. Yêu quí trân trọng sản phẩm của mình.

-         Thích hát múa và thể hiện cảm xúc qua bài hát, từng động  tác.

-         Nhận ra cái đẹp của nhà  cửa khi sắp xếp ngăn nắp.

  1. Phát triển TC – XH

-         Nhận biết được cảm xúc của người thân trong gia đình và biết thể hiện cảm xúc thích hợp.

-         Biết thực hiện theo nếp sống gia đình: cảm ơn, xin lỗi, cất đồ dùng chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định

-         Mạnh dạn tự tin trong sinh hoạt hằng ngày.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

Hoạt động

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6


Đón trẻ và trò chuyện

-       Trẻ làm quen với chủ đề gia đình và

-       Trẻ kể về gia đình mình: gia đình của bé gồm có những ai? Buổi sáng gia đình làm gì? Giới thiệu gia đình đông con, ít con…

-       Giới thiệu đồ dùng trong gia đình.

-       Giáo dục trẻ yêu quí gia đình, vâng lơi ông bà cha mẹ.

Dinh dưỡng

Cháo cá

Súp nui

Bánh canh thịt

Mì sợi

Súp nui

Thể dục sáng

  1. Khởi động: đi vòng tròn đi các kiểu chân
  2. Trọng động: HH3, TV 3, C3, BL 2, B4
  3. Hồi tỉnh: đi nhẹ nhàng

HĐ có chủ đích

PT thể chất

Chạy nhanh theo hiệu lệnh

PT nhận thức

So sánh khối vuông và khối chữ nhật

PT ngôn ngữ

làm quen e,ê

PT thẩm mĩ


Hát niềm vui gia đình

PTTC-XH

Gia đình của bé


 


HĐ góc

-      Bé chăm học: bé tìm điểm khác nhau giữa các hình

-      Trò chơi dân gian: kéo co

-      Bé sắm vai: ba mẹ - bé

-      Bé làm ca sĩ: thể hiện các bài hát về chủ đề bản thân

-      Bé làm thợ xây: xem tranh về cơ thể bé và cách ứng xử đối với người lớn, các bạn

-      Nghệ thuật của bé: vẽ về gia đình bé

Vui chơi

Đuổi bóng

 

GDLG: chào hỏi, xưng hô với người lớn trong gia đình-

GDVS : ôn kỹ năng vệ sinh rửa mặt

 

 

 


Tên góc

Yêu cầu

Chuẩn bị

Tiến hành

Bé chăm học

(tìm điểm khác biệt trong tranh)

Trẻ nhìn ra những điểm khác biệt trong tranh

Tranh vẽ

Trẻ thảo luận với nhau tìm ra những điểm khác biệt trong tranh và khoanh tròn cho những điểm đó.

Nghệ thuật của bé

(bé vẽ về gia đình)

Trẻ dùng các kỹ năng đã học để vẽ về gia đình mình

Giấy vẽ, sáp màu, bàn ghế

Trẻ nhận giấy vẽ và sáp màu để vẽ về gia đình mình

Bé sắm vai

(ba mẹ và bé)

Trẻ thể hiện đúng vai chơi

 

Trang phục, đồ dùng nấu ăn, bàn ghế trang trí gia đình bé

Trẻ phân vai theo thỏa thuận trong  nhóm . Trẻ thẻ hienj những việc làm của ba mẹ và bản thân trong 1 ngày

Bé làm ca sĩ

(hát về chủ đề)

Thể hiện bài hát có xảm xúc, thuộc nhiều bài hát chủ đề

Dụng cụ âm nhạc, mũ đội, trang phục

Trẻ biểu diễn các bài hát về chủ đề mà trẻ biết đúng nhịp và diễn cảm.

Bé làm thợ xây

(xây ngôi nhà của)

Bé biết dùng các đồ chơi để xây ngôi nhà

Khối gỗ, cây xanh, hàng rào

Trẻ cùng thỏa thuận với nhau để xây thành ngôi nhà hoàn chỉnh, cô hướng dẫn trẻ sáng tạo thành ngôi nhà thật đẹp.

Trò chơi dân gian

(kéo co)

Biết cách chơi trò chơi, thích chơi với các bạn

Dây thừng

Trẻ cùng nhau chia thành 2 đội và chơi kéo co.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

1. Yêu cầu

    Trẻ tập đúng các động tác, phối hợp các cơ tay, cơ chân nhịp nhàng, phát triển các cơ qua các động tác vận động.

2. Chuẩn bị: sân rộng, bằng phẳng, thoáng mát, nhạc thể dục

3.Tiến hành

  HĐ 1: Khởi động: đi vòng tròn đi các kiểu chân: mũi bàn chân, gót bàn chân, nữa bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh.

  HĐ 2: Trọng động:

   + HH3 : thổi bóng bay

 

   + TV3: tay đưa ngang, gập khuỷu tay

 

 

 

 

 

 

   + Chân 3: đứng đưa chân ra trước, lên cao

 

 

 

 

 

 

   + BL1: đứng cuối gập người về phía trước, tay chạm ngón

 

 

 

 

 

   + Bật 4: bật luân phiên chân trước chân sau

 

 

 

 

 

 

HĐ 3 hồi tỉnh: tập động tác thư giản


GIÁO DỤC VỆ SINH

ÔN KỸ NĂNG VỆ SINH RỬA MẶT

 

  1. Yêu cầu

-         Trẻ nhớ lại cách rửa mặt và thực hiện đúng với hướng dẫn.

-         Giữ gìn vệ sinh cho cơ thể khỏe mạnh

  1. Chuẩn bị:  thau nước, khăn lau
  2. Tiến hành

HĐ 1:

-         Hát “Vì sao mèo con rửa mặt”

               + Bài hát nói về gì?

               + Vì sao chú mèo rửa mặt?

- Để gương mặt chúng ta sạch sẽ thì chúng ta phải rửa mặt sạch sẽ.

      HĐ 2: gợi ý ôn lại cách rửa mặt

-         Cô giới thiệu các dụng cụng cô mang tới gợi ý hỏi trẻ những đồ dùng này    dùng để làm gì? (rửa mặt).

-         Gợi ý hỏi trẻ từng bước rửa mặt.

     HĐ 3: trẻ thực hiện

-         Mời 1 trẻ lên thực hiện lại kỹ năng rửa mặt.

-         Trẻ quan sát và gợi hỏi trẻ vừa làm vừa giải thích cho các bạn cùng hiểu.

-         Cho 4 trẻ thi đua. Mời 1 trẻ lên làm trọng tài xem từng bạn có thực hiện đúng không?

-         Cô nhận xét lớp.

     HĐ 4: kết thúc

           Hát và vận động: Múa cho mẹ xem

 

 

 

 

 

 

 

 

 


HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

ĐUỔI BÓNG

  1.   Yêu cầu

-   Trẻ biết cách chơi đuổi bóng, kết hợp sự nhanh nhẹn của đôi bàn tay  và đôi chân để đuổi theo bóng đến khi bóng ngừng lăn.

-   Có tinh thần đoàn kết, thích thú khi chơi.

  1.   Chuẩn bị

-   Sân rộng, thoáng mát an toàn

-   10 quả bóng

  1.   Tiến hành

-         Khởi động: trẻ đi vòng tròn vận độngỒ sao bé không lắc

-     Cách chơi : cô cho 1 trẻ lăn bóng và hướng về 1 phía trước mặt trẻ khác. Bóng lăn và trẻ chạy theo bóng. Khi nào bóng dừng lại thì trẻ dừng lại bắt bóng, sau đó tiếp tục trò chơi.

-   Luật chơi: đuổi theo bóng lăn khi nào bóng dừng lại thì dừng lại

-   Kết thúc: đi nhẹ nhàng + trò chơi gieo hạt

 

 


Thứ 2 ngày   25  tháng 10  năm 2010

 

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Hoạt động: NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG

  1.   Yêu cầu

-         Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang.

-         Biết  ném trúng đích nằm ngang: chuẩn bị đứng chân trước chân sau tay cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích.

-         Trẻ tích cực học và chơi với các bạn, phát triển khả năng định hướng trong không gian.

2. Chuẩn bị

     -  túi cát , vẽ đích xa 1,4m, đường kính vòng tròn đích 0,4m.

3. Tiến hành

a. Khởi động: đi vòng tròn theo nhạc và đi các kiểu chân

b. trọng dộng: BTPTC

-   HH3 :thổi bóng bay

-   TV3: tay dang ngang gập khuỷu tay

-   Chân 3: đứng đưa chân ra trước, lên cao

-   BL1: đứng cuối gập người về phía trước, tay chạm ngón

-   Bật 4: bật luân phiên chân trước, chân sau

** Vận động cơ bản:

-   Chơi trốn cô

-   Cô cho trẻ xem túi cát và trò chuyện

-   Hôm nay cô sẽ dạy cho các bạn ném trúng đích nằm ngang. Hôm nay bạn  nào ném giỏi sẽ được chọn đi tham dự hội thi thể thao của trường.

-   Cô làm mẫu ném trúng đích nằm ngang.

- Cô làm mẫu lần 2 và giải thích: tư thể chuẩn bị đứng chân trước chân sau. Tay cầm túi cát cùng với chân đứng sau, đưa ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích.

Cô làm mẫu lần 3 và gợi ý hỏi trẻ cách thực hiện

-   Chia lớp thành 2 hàng ngang đối diện, cách nhau khoảng 4m. Từng hàng lần lượt ném liên tiếp vào 3 vòng. Sau đó hàng bên kia lên nhăt túi cát để ném vào vòng.

** Trò chơi: thi xem ai nhanh

             + Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội bằng nhau. Khi có hiệu lệnh bắt đầu chơi thì đội 1 lên ném vào đích, mỗi bạn ném trúng thì được 1 bông hoa, kết thúc đội nào nhiều bông là đội chiến thắng

             + Luật chơi: trẻ phải ném túi cát trúng đích.

        c. HĐ 3: Hồi tĩnh đi nhẹ nhàng


Thứ 3 ngày   26  tháng 10   năm 2010

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Hoạt động: SO SÁNH KHỐI VUÔNG VÀ KHỐI CHỮ NHẬT

1. Yêu cầu

-   Trẻ biết so sánh khối vuông và khối chữ nhật, nhận ra điểm giống nhau và khác nhau của 2 khối hình.

-   Rèn luyện phản xạ nhanh, đoàn kết khi chơi

2.Chuẩn bị

-   Mô hình ngôi nhà xây từ các khối vuông, khối chữ nhật

-   Khối chữ nhật và khối vuông cho trẻ

3.Tiến hành

   ** HĐ 1: Trò chuyện

     Hát “ Cả nhà thương nhau” + trò chuyện

      + Trong nhà các bạn có những ai?

      + Các bạn đang sống trong ngôi nhà được xây dựng bằng vật liệu gì?

        Hôm nay bạn búp bê có gửi cho cô mô hình ngôi nhà của búp bê định xây. Các bạn cùng cô xem thử nhe!

-   Cô gợi câu hỏi ngôi nhà của búp bê định xây bằng vật liệu gì?

-   Cùng xem thân nhà có dạng khối gì nhe? (khối chữ nhật và khối vuông)

-   Cô cho trẻ xem hai khối vuông và khối chữ nhật.

-   Các bạn tìm xem trong cuộc sống có những đồ vật gì cố dạng khối vuong và khối chữ nhật.

-   Ôn lại đặc điểm của khối vuông và khối chữ nhật

+ Cho trẻ trang trí khối vuông, khối chữ nhật: chia trẻ thành ba nhóm: mỗi nhóm có một khối vuông và khối chữ nhật, yêu cầu trẻ dùng giấy màu cắt sẵn (hình vuông, hình chữ nhật) trang trí cho các mặt của khối vuông và khối chữ nhật. Cô hỏi từng nhóm:

        + Nhóm các bạn dán khối gì? (khối vuông).

        + Các bạn dán các mặt của hình vuông bằng miếng giấy màu có hình gì?

        + Để dán đủ các mặt của khối vuông, các bạn cần bao nhiêu tấm giấy màu hình vuông ? (6 tấm giấy).

 Tương tự đặt câu hỏi với khối chữ nhật (cho trẻ xem hai loại khối chữ nhật. 1: khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật. 2: khối chữ nhật có 4 mặt là hình chữ nhật và 2 mặt là hình vuông).

 Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ cô tập trung trẻ lại để nhận xét và khẳng định lại đặc điểm của khối vuông và khối chữ  nhật. Cho trẻ lặp lại nhiều lần.

** HĐ 2:  So sánh khối vuông và khối chữ nhật.


  Khối vuông và khối chữ nhật có điểm gì giống và khác nhau? Mời trẻ lên nhận xét so sánh với hiểu biết mà trẻ khám phá được, có thể cô gợi ý giúp trẻ trả lời nếu trẻ không thể tự so sánh.

Giống nhau: khối vuông và khối chữ nhật thuộc hình học không gian, đều không lăn được, có 6 mặt.

Khác nhau:  các mặt của khối vuông là hình vuông, mặt của khối chữ nhật có 4 hình chữ nhật và 2 hình vuông.

 ** HĐ 3: trò chơi

     Trò chơi 1: Đoán xem tôi là ai

 Trẻ nghe cô miêu tả đặc điểm và đoán xem cô vừa miêu tả đó là gì? Chẳng hạn: tôi có 6 mặt, tất cả các mặt của tôi đều là hình vuông – trẻ trả lời “tôi là khối vuông”. Tôi có 6 mặt đều là hình chữ nhật các bạn đoán xem tôi là khối gì? (khối chữ nhật). Có thêm các khi tam giác, khối tròn để trẻ có thể nhận dạng nhiều khối hơn. Mời đại diện trẻ lên miêu tả để các bạn cùng đoán.

     Trò chơi 2: Bé là nhà toán học

 Cách chơi: Trẻ làm hai đội. Mỗi trẻ ở mỗi đội là nhà toán học tìm đúng khối hình để bỏ vào hộp A4 (hộp A4 được dán kín, phía trên là hai “lỗ” hình chữ nhật và hình vuông. Trẻ phải tìm đúng khối hình chữ nhật bỏ vào “lỗ” hình chữ nhật (“lỗ” được khoét vừa với khồi hình tương ứng). Các nhà toán học ở hai đội sẽ tìm đúng khối hình tương ứng để bỏ vào hộp A4. Cô sẽ kiểm tra kết quả khi một trẻ đã chọn hình và bỏ vào thùng. Nếu trẻ để đúng thì được thưởng 1 lá cờ.

 Luật chơi: Trẻ phải tìm đúng khối hình đặt đúng vào vị trí của nó. Sau thời gian quy định kiểm tra đội nào có nhiều cờ sẽ là đội chiến thắng.

     Trò chơi 3: bé nhanh trí

 Cách chơi: chia trẻ thành 3 đội. Mỗi đội sẽ nhận được 1 hình vẽ khối chữ nhật và khối vuông, vẽ các mặt của hình trong 1 vòng tròn. Đội cùng nhau thảo luận để nối các mặt của hình phẳng sao cho đúng với cấu tạo của khối vuông và khối chữ nhật. Ví dụ khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông.

 Luật chơi: thời gian kết thúc đội nào nối nhanh và thắng là đội chiến thắng.

-   Cô vừa dạy cho các bạn so sánh phân biệt khối vuông và khối chữ nhật. Nhận xét lớp học ngoan chơi trò chơi giỏi. Cô và các bạn cùng đi rửa tay sạch để cùng đi chơi.

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET