Chủ đề:

Phương Tiện và Luật Lệ Giao thông.

( Thời gian thực hiện 4 tuần).

 

 

I. Kiến thức:

- Biết được cách di chuyển, vận chuyển bằng các phương tiện giao thông đa dạng.

- Đặc điểm các phương tiện giao thông.

- Những người điều khiển và phục vụ trên các phương tiện giao thông.

- Làm quen với 1 số luật lệ và ATGT đường bộ.

II. Kỹ năng:

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các PTGT và nhũng người điều khiển, phục vụ.

- Phân loại các PTGT theo nơi hoạt động.

- Mô tả, mô phỏng các PTGT, cách điều khiển người phục vụ.

- Thực hành 1 số luật lệ và ATGT đường bộ.

III. Thái độ:

- Chấp hành luật lệ và ATGT.

- Có thái độ phê phán, không đồng tình với những hành vi không chấp hành luật lệ và ATGT.

- Qúy trọng người điều khiển, phục vụ trên các PTGT.

- Có ý thức ban đầu về nghề giao thông.

IV. Tích hợp các chuyên đề:

* Chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường:

- Cháu biết giữ vệ sinh đường phố.

- Không xả và vức rác bữa bãi trên đường, ở các nơi công cộng.

- Không vức xác động vật ra đường, xuống sông.

* Chuyên đề giáo dục an toàn giao thông:

- Cháu biết một số luật giao thông cơ bản.

- Khi tham gia đi bộ trên đường các cháu phải đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.

- Cháu biết các trẻ nhỏ khi tham gia giao thông phải đi cùng với người lớn không tự ý đi bộ qua đường một mình…

- Khi ngồi trên xe, trên tàu các cháu phải ngồi ngay ngắn không được đùa giỡn, thò tay thò đầu ra ngoài…

 

 

 

 

Mạng nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẠNG HOẠT ĐỘNG:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  PT & LL GIAO THÔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1:

( Thực hiện từ 15 - 19.03.2010)

 

 

Ngày

 

Hoạt động

 

Nội dung

 

Thứ 2

15.03.2010

 

 

MTXQ

NHĐ

 

- Một số phương tiện giao thông đường bộ.

Thực hành chải răng.

 

Thứ 3

16.03.2010

 

TH

 

-         Dán xe ô tô khách.

-         Tích hợp: Trò chuyện về ích lợi của các loại xe.

 

Thứ 4

17.03.2010

 

LQVH

 

- Thơ: Chiếc cầu mới.

 

Thứ 5

18.032010

 

GDAN

 

-         Hát vận động: Em đi qua ngã tư đường phố.

-         TCAN: Hát theo tín hiệu.

-         Nghe: Anh phi công ơi.

 

Thứ 6

19.03.2010

 

LQCV

BTLNT

 

-         Làm quen chữ p-q.

-         Lý thuyết: Pha sữa bột.

 

 

Hoạt

động

góc

 

-         Góc thiên nhiên – KH: Đổ nước vào chai.

-         Góc xây dựng: Xạy bến xe, bến tàu.

-         Góc nghệ thuật: Cắt dán các PTGT, hát các bài hát chủ điểm.

-         Góc học tập: Chơi đomino PTGT, thực hiện học phẩm.

-         Góc phân vai: Bán các loại xe bán vé.

 

Hoạt

động ngoài

trời

 

 

 

-         Vẽ các phương tiện giao thông đường bộ.

-         Dạy thơ: “ Chiếc cầu mới”.

-         Làm tinh khí cầu.

-         Dạy hát “ Đường em đi”.

-         Dạy viết chữ p-q, ôn bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”.

 

 

 

 

 

SOẠN TRÒ CHƠI

 

1. Trò chơi: Đổi số.

- Chuẩn bị: Các ô số.

- Luật chơi: Nghe và nhận ra ký hiệu số, phản xạ, chuyển đổi vị trí chính xác.

- Cách chơi: Viết trên sân nhiều con số mỗi con số khoanh tròn lại to hơn 2 bàn chân trẻ, số lượng số ít hơn số trẻ là 1.

- Cho các trẻ bước vào con số mình chọn, 1 trẻ ở ngoài gọi to: Các bạn có số 1, 5 đổi chỗ). Khi trẻ hô xong trẻ phải cùng chạy vào con số nào trống , những bạn có số vừa gọi không nhanh chân đổi sẽ bị ra ngoài và gọi tiếp các số khác.

- Lúc đầu gọi 2 số, sau tăng lên 3- 5 số, rồi tất cả các số.

2. Trò chơi: Đi theo số.

- Chuẩn bị: Các số rỗng to vẽ trên sân.

- Cách chơi: - Vẽ các con số rỗng từ 0­ đến 9, các con số dai khoảng 1m, bề rộng  chữ khoảng 30 cm

Nhóm 1 : cho trẻ ra chọn số đọc tên con số mình chọn, rồi cho trẻ chọn điểm bắt đầu của con số(nếu trẻ chọn sai nhờ bạn giúp). Khi có hiệu lệnh , trẻ bắt đầu bước và đếm nhẩm xem bước bao nhiêu bước chân thì hết con số, sau đó cho trẻ ra cầm phấn viết chữ số tương ứng vào cột số của mình .

Nhóm 2: tương tự nhưng trẻ sẽ nhảy lò cò

Nhóm 3: bật

Nhóm 4: ngồi bước.

Sau đó cô cho 4 trẻ ở 4 nhóm có cùng số 0 nhưng vận động khác nhau ra so sánh xem vận động nào được thực hiện nhiều nhất, vận động nào thực hiện ít nhất.. tương tự các con số còn lại.

 

 

SOAÏN HOAÏT ÑOÄNG GOÙC

 

 

1/ Goùc phaân vai: Bán các loại xe- bán vé.

* Yêu cầu:

Biết tên xe, tác dụng xe. Bán thách giá-biết trả giá.

- Biêt được một số tuyến xe chạy. Mức tiền của một số loại vé.

* Chuẩn bị:

- Đồ dùng các góc chơi, các loại phương tiện giao thông.

* Tiến hành:

- Cô giới thiệu các góc chơi, trò chuyện với cháu về các loại xe trong cửa hàng, xe nào dùng để làm gì? Giá bao nhiêu tiền?

- Bán xe, quan sát cửa hàng. Rủ bạn cùng chơi.

- Biết cấu tạo các loại xe.

- Tác dụng các tuyến xe chạy.

- Dạy cháu giao tiếp với các bạn khi chơi, cô quan sát các góc chơi.

- Nhận xét các góc chơi, giáo dục cháu chơi lần sau.

2/ Goùc xaây döïng laép gheùp: Xây bến xe, bến tàu.

* Yêu cầu:

-  Cháu biết xây bến xe.

- Xếp vị trí các loại xe đúng nơi quy định, gọn gàng.

* Chuẩn bị: Đồ chơi góc.

* Tiến hành:

- Cô giới thiệu các góc chơi, giáo dục cháu khi chơi ở các góc.

- Rủ bạn cùng chơi, phân vai chơi.

- Xây hàng rào, cổng, xếp xe, các loại PTGT chở khách theo trật tự, xây phòng vé.

- Nhận xét các góc chơi

3/ Goùc hoïc taäp: Chơi cờ Đôminô, thực hiện học phẩm.

* Yêu cầu:

- Cháu biết cách chơi cờ, biết luật chơi và sử dụng đươc kisdmart.

- Cháu biết giúp bạn khi chơi, khi chơi xong các cháu biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp.

* Chuẩn bị:

- Đồ dùng đồ chơi các góc.

* Tiến hành:

- Cô cho cháu quan sát đôminô về các phương tiện và các biển báo. Cô giới thiệu lại cách chơi.

- Hướng dẫn các cháu thực hiện học phẩm đúng yêu cầu.

- Cho các cháu về vị trí chơi.

- Keát  thuùc: nhaän xeùt tuyeân  döông tuøy hoaït ñoäng cuûa caùc chaùu.

4/ Goùc ngheä thuaät: cắt dán PTGT bằng vật liệu thiên nhiên. Hát vận động về chủ điểm.

* Yêu cầu:

- Cắt, dán, xé, chọn ảnh, hát vận động đúng nhịp.

- Cháu chơi ngoan có sự sáng tao khi chơi.

* Chuẩn bị:

- Các nguyên vật liệu tạo hình do cháu tự sưu tầm.

* Tiến hành:

- Trò chuyện với cháu về các loại phương tiện giao thông.

- Giới thiệu một số cách cắt dán PTGT, hoặc làm các phượng tiện từ các nguyên vật liệu khác.

- Cho trẻ em tranh, ảnh, cắt dán làm album. Cắt hình khối, dán phương tiện giao thông.

- Hát vận động theo sự hướng dẫn của cô.

- Cháu về các góc chơi và thỏa thuận cách chơi.

- Nhận xét các góc chơi, nhận xét sản phẩm chơi.

5/ Goùc thieân nhieân:  Đổ nước vào chai.

* Yêu cầu:

- Cháu co kỷ thuật cho nước vào chai một cách gọn gàng.

* Chuẩn bị:

- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.

* Tiến hành:

- Giúp các cháu chọn góc chơi.

- Chia đội chơi thành 02 nhóm, cô hướng dẫn cháu cho nước vào chai sao cho nước không tràn ra ngoài.

- 02 nhóm tự tổ chức thi đua, cô làm trọng tài.

- So sánh kết quả, nhận xét.

- Quan sát so sánh, nhận xét đưa ra kết luận.

- Nhận xét góc chơi.

 

 

 

 

 

 

Thứ 2, ngày 15.03.2010.

 

ĐÓN TRẺ.

-         Trò chuyện với cháu về loại phương tiện mà cháu đi học?

-         Khi đi tàu xuồng hoặc đi xe máy thì các cháu phải ngồi như thế nào cho an toàn.

-         Giáo dục an toàn giao thông cho các cháu khi tham gia giao thông.

 

HOẠT ĐỘNG: MTXQ.

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ PHỔ BIẾN.

 

I. u cầu:

- Trẻ nhận biết được một số phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe tải..Trẻ biết được nơi hoạt động của các PTGT trên.

- Trẻ biết các loại xe đó (xe máy, xe ô tô…) được gọi chung là PTGT đường bộ.

- Giáo dục trẻ ngồi trên xe ngay ngắn, không đùa giỡn, biết nhường chỗ cho người già khi đi xe đò.

- Rèn luyện kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định. Phát triển khả năng quan sát và ngôn ngữ cho trẻ.

II. Chuẩn bị:

- Xe đạp, một số PTGT đồ chơi.

- Thẻ hình các loại PTGT.

- Một trái bóng, băng nhạc. Máy vi tính với các hình ảnh âm thanh về các PTGT đường bộ.

III. Tiến hành:

* Hoạt động 1: Quan sát.

- Cô cho một trẻ đạp xe đạp ra, chạy vòng tròn cho các trẻ khác quan sát.

Các con vừa thấy cái gì? Xe đạp có mấy bánh xe? Vì sao bánh xe không có dạng hình vuông, hình tam giác mà có dạng hình tròn?

- Các con thấy xe đạp còn có gì nữa không?

- Xe đạp chạy ở đâu? - Xe đạp dùng để làm gì? Chở được nhiều hay ít người và đồ? Tại sao?
- Xe đạp có tay lái, bánh xe, yên xe nhỏ, có thắng tay, không thắng chân. Muốn xe chạy phải dừng chân đạp.
- Xe đạp có động cơ không?
- Các con có biết còn có xe nào chạy được trên đường nữa?

* Hoạt động 2: Kể thêm một số phương tiện giao thông đường bộ khác.

- Cách cháu muốn biết trên đường ngoài xe đạp còn các loại xe nào khác nữa thì cô cùng các cháu hãy đến bãi đậu xe ở gần đây xem nhé!

- Cô cho cháu xem trên máy một số phượng tiện giao thông khác: Xe máy, xe đò, xe ô tô, xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cảnh sát…

- Trò chuyện về các loại xe đó, cho cháu so sánh sự giống và khác nhau của vài loại xe?

- Xe máy bao gồm những gì?
- X máy có yên dài, có tay lái, đèn, thắng tay,thắng chân, muốn máy nổ thì chỉ cần đạp vào cái cần đạp là máy nổ. Theo con xe máy có động cơ không?
- Thế xe máy chạy ở đâu? Xe máy dùng để làm gì? Chở được  nhiều hay ít người? Vì sao?
- Xe máy chạy nhanh hay chậm? Vì sao? Khi đi xe máy thì người ngồi trên xe máy phải làm gì?

- Đố bé:
   "Bốn bánh xe nho nhỏ
    Mà chạy được đường dài
    Suốt ngày chạy trên đường, trò chuyện về xe ô tô…

- Cô và các con cùng làm đoàn tàu nha. Vừa đi quanh lớp vừa đọc.
    Tu tu xình xịch                     Tu tu xình xịch
    Tàu xin bé đường                Tàu xin bé đường
     Cờ xanh bẽ vẫy                  Bé giơ cờ đỏ
     Cho tàu đi luôn                   Tàu dừng lại luôn.

- Cô cho cháu nghe âm thanh của tàu hỏa, giới thiệu phương tiện giao thông đường sắt, còn gọi chung là phương tiện giao thông đường bộ.
* Hoạt động 3: Trò chơi.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Chuyền bóng” để kể tên các loại xe chạy trên đường mà trẻ biết.

- Những xe đó (xe máy, xe đạp, xe ô tô…) người ta gọi chung là phương tiện gì?

- Chơi trò chơi: làm theo cô tiếng kêu và diễn tả các loại PTGT. Giáo dục trẻ ngồi trên xe ngay ngắn, không đùa nghịch.

- Trò chơi: “Tiếp sức” chọn các loại PTGT đường bộ.

- Cháu về chơi các nhóm dán hoặc vẽ tô màu các phương tiện giao thông đường bộ…

* Kết thúc: Cháu nghe các bài hát về phương tiện giao thông đường bộ, thư giản nhẹ nhàng…

- Nhận xét giáo dục cháu khi tham gia các phương tiện giao thông đường bộ.

 

Hoạt động ngoài trời: Vẽ các phương tiện giao thông đường bộ.

 

I. Yêu cầu:

- Cháu biết vẽ các hình học cơ bản tạo thành các phương tiện giao thông mà cháu thích.

- Phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ.

- Giáo dục trẻ đoàn kết, chơi an toàn.

II. Chuẩn bị:

- Sân bãi sạch sẽ.

- Đồ chơi gọn gàng.

III. Tiến hành:

* Kiến thức:

- Cô cùng cháu hát và chơi trò chơi tín hiệu theo lời bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”.

- Trò chuyện với cháu về các tín hiệu đèn giao thông trên đường.

- Trên đường có các phương tiện giao thông nào? Gọi đó là loại phương tiện gì?

- Cháu kể tên các phương tiện và miêu tả về hình dáng cấu tạo của chúng.

- Cô vẽ mẫu một số phương tiện cho cháu quan sát, hướng dẫn cháu vẽ, cô quan sát cháu vẽ và động viên các cháu vẽ.

* Vận động: Trò chơi: Đổi số.

- Các cháu thích làm phương tiện giao thông nào? Cô sẽ cho cháu được làm nhiều phương tiện giao thông qua trò chơi này.

- Cô hướng dẫn luật chơi và cách chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi, cô tham gia làm trọng tài.

* Chơi tự do: Quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.

- Giáo dục cháu vệ sinh cá nhân khi vào lớp học.

 

 

* Nhận xét:…………………………………………………………………….........

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

Thứ 3, ngày 16.03.2010.

 

ĐÓN TRẺ.

 

-         Cho cháu quan sát các loại xe ô tô.

-         Trò chuyện về cấu tạo và hình dáng của các loại xe đó.

-         Dạy cháu hát: Em đi qua ngã tư đường phố.

 

HOẠT ĐỘNG: Tạo hình.

ĐỀ TÀI: DÁN XE Ô TÔ KHÁCH.

Tích hợp: Trò chuyện về công dụng của các loại xe.

 

I. Yêu cầu:

- Cháu có kỹ thuật dán, dán tạo thành xe ô tô khách theo mẫu, cháu tự cắt các cửa sổ, có sáng tạo vẽ thêm các chi tiết khác cho bức tranh mềm mại.

- Phát triển trí tuệ, tư duy, quan sát, thẩm mĩ.

- Giáo dục cháu vệ sinh lớp sạch sẻ, ngồi học đúng tư thế, biết cách sử dụng keo dán.

II. Chuẩn bị:

- Tranh ô tô khách.

- Giấy màu, keo, giấy giá treo tranh.

- Kisdmart. Bến xe ô tô.

III. Tiến hành:

* Hoạt động 1:

- Cô kể tóm tắt lại câu chuyện “ Kiến co đi ô tô”.

- Đàm thoại cùng trẻ:

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Kiến con đi đâu và đi bằng phương tiện gì?

+ Đi bằng phương tiện gì? Trên đường đi thì chuyện gì xảy ra với kiến con? Kiến con là người như thế nào?

- Muốn biết kiến con cùng mọi người đi vào rừng bằng phương tiện gì thì các cháu hãy cùng cô đến bến xe xem nha!

- Hát “Em tập lái ô tô” đi đến mô hình.

- Quan sát, đàm thoại:

+ Mô hình xe gì? Các loại phương tiện này thuộc loại hình giao thông gì?

+ Dùng để làm gì? Có rất nhiều loại xe ô tô khác nhau đó là những loại xe nào? Chúng dùng để làm gì?

* Hoạt động 2: Hướng dẫn cháu thực hiện dán ô tô.

- Các chú tài xế đã bỏ công lái xe đưa mọi người đi đến rất là nhiều nơi. Trên đường đi phải đưa đón rất là nhiều khách, các cháu có muốn giúp các cô chú tài xế có thật nhiều xe để chở mọi người, để những người già như bác Gấu có chỗ ngồi không?

- Hôm qua, cô vừa nhận được 01 món quà. Cô muốn lớp ta cùng xem. Cô cho cháu xem bức tranh ô tô khách được dán từ những hình hình học.

- Cô cho cháu quan sát tranh ô tô khách.

+ Ai có nhận xét về chiếc xe ô tô khách này được tạo thành từ những hình nào?

+ xe ô tô khách dùng để làm gì?

+ Xe có những bộ phận chính nào mà các con quan sát được?

+ Thân xe có dạng hình gì? Bánh xe thì sao? Có máy bánh xe? Cửa sổ có dạng hình gì?

+ Khi đi trên xe các con phải như thế nào?

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện dán ô tô.

- Các cháu có thích tự mình làm nhiều xe để giúp mọi người có xe đi vào rừng xanh không?

- Cô cho cháu quan sát trên máy vi tính cách dán xe ô tô khách. Cô hướng dẫn cháu rự cắt các cửa sổ từ băng giấy dài.

- Mời cháu vào chổ. Nhắc nhở cháu tư thế ngồi, chú ý vệ sinh sau khi hoàn tấc.

- Quan sát cháu, hướng dẫn, giúp đỡ 1 số cháu còn yếu. Động viên khuyến khích cháu thực hành sáng tạo.

- Kết thúc nhận xét, tuyên dương.

 

Hoạt động ngoài trời: Dạy thơ “ Chiếc cầu mới”.

I. Yêu cầu:

- Trẻ tham gia chơi tích cực,  tham gia chơi đúng luật, thuộc thơ, hiểu nội dung, đọc diễn cảm.

- Phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ.

II. Chuẩn bị:

- Sân bãi sạch sẽ.

- Đồ chơi gọn gàng. Tranh thơ.

III. Tiến hành:

* Cung cấp kiến thức:

- Cô đọc cho cháu nghe bài thơ “Chiếc cầu mới”. Đàm thoại:

+ Trên dòng sông cái gì được bắt qua? Cầu dùng để làm gì? Những phương tiện nào được nhắc trong bài thơ?

+ Ai đã xây dựng nên chiếc cầu?

+ Các con phải có thái độ như thế nào đối với các cô chú công nhân?

- Giáo dục: Giữ gìn vệ sinh chiếc cầu, không được vẽ bẩn, đùa giỡn trên cầu.

- Cô cho cháu luyện đọc theo tổ nhóm.

* Vận động: trò chơi: Đi theo số.

- Cô hướng dẫn luật chơi và cách chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi, cô tham gia làm trọng tài.

* Chơi tự do:

- Giáo dục cháu khi chơi, trò chuyện với cháu về các trò chơi tự do mà cháu thích tham gia.

- Quan sát cùng chơi với các cháu.

 

HOẠT ĐỘNG BUỔI CHIỀU: Dạy cháu làm quen chữ p-q.

 

I. Yêu cầu:

- Cháu nhận biết được mặt chữ p-q, biết phân tích nét của các chữ đó.

- Cháu nắm được các kiến thức về chủ đề mùa xuân.

II. Chuẩn bị:

- Viết chì, màu tô và các vở cho trẻ.

III. Tiến hành:

* Cô thực hiện đánh giá trẻ theo cuối chủ đề.

- Cô gọi các nhóm tử 3-4 trẻ lện thực hiện trả lời các câu hỏi đánh giá.

* Dạy cháu nhận biết chữ p-q.

- Cho cháu quan sát chữ và các cháu nhận xét về chữ cháu quan sát: Có những nét nào? 2 chữ này giống chữ nào cháu đã được học?

- Dạy cháu cách phát âm cô đọc mẫu cho cháu nghe nhiều lần, cho cháu đc lại theo nhóm tổ cá nhân và sửa sai cho cháu kịp thời.

- Cho cháu chơi trò chơi xếp hột gạt hoặc nặn các chữ cái đó.

- Quan sát cháu chơi.

* Kết thúc: Nhận xét tùy hoạt động của cháu.

- Vệ sinh trả trẻ.

 

* Nhận xét:…………………………………………………………………….........

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Thứ 4, ngày 17.03.2010.

 

ĐÓN TRẺ.

-         Cô cho các cháu đọc theo cô bài thơ “ Chiếc cầu mới”.

-         Giáo dục cháu các thói quen trong ăn uống.

-         Các hành vi văn minh trong ăn uống.

 

HOẠT ĐỘNG: LQVH.

ĐỀ TÀI: Thơ “ CHIẾC CẦU MỚI”.

I. Yêu cầu:

- Nhớ tựa đề bài thơ" Chiếc cầu mới" của tác giả Thái Hoàng Linh. Hiểu được nội dung cơ bản của bài thơ: hiểu được các cô bác công nhân đã xây dựng chiếc cầu to, vững chắc, giúp cho tàu xe ô tô, các phượng tiện giao thông đường bộ qua lại giữa hai bờ sông.

- Phát triển khả năng nhận thức, khả năng ghi nhớ.
- Giáo dục trẻ biết ơn các cô chú công nhân.

II. Chuẩn bị:

- Tranh vẽ; chiếc cầu, trên có tàu, xe , ô tô
- Một số khối gỗ vuông hình chữ nhật

II. Tiến hành:

* Hoạt động 1:

- Cho trẻ chơi" Nào ta cùng đoán xem"
- Các con nhìn xem cô có gì đây? Cô cho cháu xem hình ảnh của chiếc phà đang đưa các xe qua sông. Trò chuyện với cháu về 2 loại phương tiện đường bộ và đường thủy.
- Người và xe cộ ở bên này sông muốn qua bên kia sông thì người ta phải đi bằng cái gì? Các cháu còn có cách nào khác để các phương tiện này qua sông không?
- Thế các con biết ai đã xây dựng những chiếc cầu bắt qua sông này không?
* Hoạt động 2:

- Cô đọc cho cháu nghe bài thơ, vừa đọc vừa diễn giải nội dung bài thơ.

+ Nhờ có chiếc cầu mới bắt qua sông mà người và xe cộ qua lại rất thuận tiện.
 Người và xe cộ tấp nập mọi người điều hài lòng về chiếc cầu mới được xây xong.
" Tu tu xe lửa
   Xình xịch qua cầu
   Khách ngồi trên tàu
   Cùng cười hớn hở"
- Mọi người đều khen tài cây xây dựng của các cô chú công nhân.
" Tấm tắc khen tài
   Công nhân xây dựng"

- Cô cùng các cháu đọc thơ với tranh nội dung bài thơ.
* Đàm thoại:
- Các con vừa đọc xong bài thơ có tựa đề là gì? Và do ai sáng tác?
- Chiếc cầu mới xây dựng ở đâu?
- Ai đã xây dựng chiếc cầu mới? Thế mọi người có hài lòng về chiếc cầu mới không?

- Các cháu phải làm gì để vui lòng các cô chú công nhân? Để bảo vệ chiếc cầu thì chúng ta phải làm gì?

- Cô luyện đọc cho các cháu theo tổ nhóm, các cháu đọc theo tranh chữ tao, các hình ảnh về bài thơ trên máy….

- Cô chú ý luyện đọc cách ngắt nhịp cho từng câu đoạn của bài thơ.

* Hoạt động 3: Trò chơi.

- Cháu nghe nhạc thư giản cùng với việc chơi trò chơi.
- Cho các bạn trai chơi xếp các khối gỗ thành chiếc cầu.

- Các bạn gái vẽ và tô màu chiếc cầu, khuyến khích cháu vẽ theo nội dung của bài thơ.

- Kết thúc: Nhận xét sản phẩm chơi của các cháu.

 

Hoạt động ngoài trời: Làm tinh khí cầu.

I. Yêu cầu:

- Cháu có hiểu biết về các phương tiện giao thông đường hàng không.

- Hứng thú chơi trò chơi.

II. Chuẩn bị:

- Sân bãi sạch sẽ.

- Đồ chơi gọn gàng. Tranh thơ.

III. Tiến hành:

* Cung cấp kiến thức:

- Cô đọc câu đố về phương tiện giao thông hàng không.

+ Chẳng phải chim

   Mà có cánh

   Chở mọi người

   Đi khắp mọi nơi?

- Trò chuyện với cháu về máy bay? Máy bay là loại phương tiện gì? Dùng để làm gì? Cháu thường thấy máy bay ở đâu? Âm thanh khi bay như thế nào?

- Ngoài ra cháu còn biết phương tiện hàng không nào khác nữa?

- Cô giới thiệu tinh khí cầu của cô làm bằng bịt nilon, các cháu quan sat cách thực hiện, cô chơi cho các cháu xem.

- Các cháu về vị trí thực hiện và cùng chơi với nhau.

* Vận động: trò chơi: Đổi số.

- Cô giới thiệu và quan sát cháu chơi.

- Nhắc nhở cháu chơi đúng luật.

* Chơi tự do:

- Quan sát cùng chơi với các cháu.

 

* Nhận xét:…………………………………………………………………….........

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Thứ 5, ngày 18.03.2010.

 

ĐÓN TRẺ.

-         Chơi với đất nặn, nặn các phương tiện giao thông.

-         Nghe các bài hát về giao thông.

 

HOẠT ĐỘNG: GDAN.

ĐỀ TÀI: Vận động và chơi theo bài hát

 “ EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ”

Nghe: Anh phi công ơi!

I. Yêu cầu:

 - Trẻ nhớ được tên bài hát là: "Em đi qua ngã tư đường phố", hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc, cháu biết vận động nhịp nhàng và sáng tạo.

 - Trẻ vận động nhịp nhàng theo nhạc, mạnh dạn lên biểu diễn. Trẻ nhận ra được bài hát đã nghe.

- Giáo dục cháu luật giao thông, biết chấp hành tín hiệu đèn giao thông trên đường.

 II. Chuẩn bị:

 - Đàn máy băng casset.
 - Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa.... 

- Đèn tín hiệu.   

II. Tiến hành:

* Hoạt động 1:

  - Chơi "Bí bo, xình xịch".
  - Cô đàn một đoạn của bài hát và cho trẻ đoán tên giai điệu của bài hát đó là gì?
  - Hôm nay cô sẽ cùng các cháu hát múa thật hay bài hát này nhé. 

* Hoạt động 2:
 - Trẻ vừa hát vừa chơi theo ý thích, sự sáng tạo của trẻ, có sự gợi ý của cô.     

- Trò chơi "Giọng hát to, giọng hát nhỏ".
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, nhắc các bé chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu, các cháu hát theo đánh nhịp của cô, khi cô giơ tay cao các cháu hát to và ngược lại.
 - Cho trẻ chơi 4-5 lần, cháu chơi hát theo tổ nhóm. Cô chú ý rèo cho cháu hát đúng lời và nghe đàn hát theo đúng giai điệu.

- Cô cho cháu vừa hát vừa chơi vận động theo lời của bài hát.

- Cô cùng chơi với cháu trước, cô làm người điều khiển các phương tiện giao thông, các cháu sẽ làm các phương tiện mà cháu thích, các cháu cùng hát và dậm chân theo nhịp hoặc theo phách theo tiết tấu chậm, nhanh nhưng phải minh họa cùng với lời của bài hát.

+ “ Đèn bật lên màu đỏ thì em đừng lại” Các cháu hát và dậm chân tại chỗ.

+ “ Đèn bật lên màu xanh em nhanh qua đường” Các cháu chạy nhanh qua đường.

+ Các câu khác cháu vận động theo sở thích của cháu.

- Cô cho cháu chơi tự do theo nhóm, các nhóm chọn ra môt Các cháu chạy nhanh qua đường.

+ Các câu khác cháu vận động theo sở thích của cháu.

- Cô cho cháu chơi tự do theo nhóm, các nhóm chọn ra một bạn làm người điều khiển.

- Cô quan sát cháu chơi và cùng chơi với các cháu.

* Hoạt động 3: TCAN.
  - Để bài hát thêm sinh động, cô mời các con cùng chơi với cô: nếu cô giơ cờ xanh thì hát, cờ đỏ thì các con dừng lại, cờ vàng thì hát chậm và nhỏ lại.
 - Lần 1: Cả lớp + đàn.
- Lần 2: Nhóm bạn trai + đàn.
- Lần 3: Nhóm bạn gái + đàn.
 - Lần 4: Cá nhân + đàn.
 - Lần 5: Chia làm 3 đội (cờ đỏ, cờ xanh, cờ vàng).

- Sau mỗi làn chơi cô đều sửa sai cho cháu.

* Nghe hát:

- Giới thiệu bài hát: Anh phi công ơi. Hát diễn cảm với đàn, trò chuyện với cháu về bài hát cháu vừa được nghe.

- Các con thấy bài hát này như thế nào? (về nội dung, về nhịp điệu).

- Lần 2: Cô mở máy cháu cùng minh họa theo lời bài hát.
* Kết thúc nhận xét tuyên dương tùy hoạt động của các cháu.

 

Hoạt động ngoài trời: Ôn bài hát, dạy bài “ Đường em đi”.

 

I. Yêu cầu:

- Trẻ tham gia chơi tích cực, đúng luật. Hát theo cô bài hát “Đường em đi”.

- Phát triển tính thẫm mĩ, tưởng tượng, ngôn ngữ.

- Giáo dục trẻ một số luật lệ giao thông phổ biến.

II. Chuẩn bị:

- Sân bãi sạch sẽ.

- Đồ chơi ngoài trời.

III. Tiến hành:

* Cung cấp kiến thức:

- Cô hát cháu nghe bài hát “Đường em đi”: Đàm thoại:

+ Bài hát có tên là gì?

+ Khi đi đi về phía tay nào? Tại sao?

+ Đường ngược lại là đường gì? Có được phép đi hay không? Vì sao?

- Cô hướng dẫn cháu hát theo cô từng câu, cho đến hết bài hát.

- Rèn luyện tổ, nhóm, chú ý sửa sai.

- Cô cùng cháu hát bài hát về tín hiệu đèn giao thông, vừa hát vừa chơi theo tín hiệu của bài hát đó.

* Vận động: Trò chơi “Đi theo số”.

- Hướng dẫn trẻ cách chơi. tổ chức cho trẻ chơi, cô tham gia làm trọng tài.

* Chơi tự do: Quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.

 

HOẠT ĐỘNG BUỔI CHIỀU: Thực hiện Bé làm quen chữ viết, ôn chữ l,m,n, b,d,đ. Thực hiện Bé thích học toán.

 

I. Yêu cầu:

- Cháu đọc được các chữ cái trên, viết đúng chữ viết thường.

- Thực hiện đúng theo yêu cầu của vở.

II. Chuẩn bị:

- Viết chì, màu tô và các vở cho trẻ.

III. Tiến hành:

* Trò chuyện với cháu về các hình ảnh trong Tập BLQCV tập 1.

- Cô giới thiệu các hình ảnh về các con vật hoa quả, các từ có liên quan đến các hình ảnh, cho cháu đọc nhiều lần để các cháu ghi nhớ.

- Cô viết các tứ đó lên bản to, dạy cháu đọc lại từng từ, phân tích các từ đó gồm mấy chữ cái, gốm những chữ cái nào? Ví dụ: bò bê…..

- Cô mời các cháu đọc lại theo cô và phân tích cô giúp cho các cháu yếu phát âm đúng các chữ cái đã học.

- Cô hướng dẫn cháu thực hiện đúng yêu cầu của vở: Nối tranh đúng với các từ.

- Quan sát cháu thực hiện.

* Trò chuyện giải lao với các cháu, cho cháu chơi tự do và nghe nhạc thư giản.

- Cháu chơi tự do ngoài sân, cô quan sát cháu chơi.

* Thực hiện “Bé thích học toán”.

- Cô cho cháu thực hiện chia nhóm 10 thành 2 phần, cháu tổng kết lại xem có mấy cách chia?

- Trò chuyện với cháu về các PTGT, hướng dẫn cháu nối 2 nhóm tạo thành nhóm có số lượng là 10.

* Kết thúc: Nhận xét tùy hoạt động của cháu.

 

* Nhận xét:…………………………………………………………………….........

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Thứ 6, ngày 19.03.2010.

 

ĐÓN TRẺ.

 

-         Nghe các bài hát về giao thông.

-         Đọc sách truyện cho cháu nghe về luật lệ giao thông.

 

HOẠT ĐỘNG:LQCV.

ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHỮ P-Q.

 

I. Yêu cầu:

- Hình thành biểu tượng về các chữ b, p. Trẻ biết phát âm đúng, nhận biết phân biệt b, p theo kiểu chữ in thường và kiểu chữ thường.

- Tạo cho trẻ thói quen học tập, biết giơ tay phát biểu, biết chú ý lắng nghe cô.

- Phát kiến ngôn ngữ cho trẻ. Phát kiến tư duy, trí nhớ cho trẻ thông qua trò chơi

II. Chuẩn bị:

- Bộ chữ in thường, chữ thường q, p.

- Mỗi trẻ 1 bộ chữ rời q, p.

- Tranh đường phố, tranh xe ôtô, người đi bộ.

III. Tiến hành:

Hoạt động 1:

- Ổn định và cho trẻ hát bài “ Đường và chân”

- Trò chuyện với trẻ :

- Sáng nay con đi đến trường bằng phương tiện gì ?

- Vậy các phương tiện này thuộc phương tiện giao thông đường gì ?

- Ngoài đường bộ thì còn đường gì ? Có phương tiện gì ?

Hoạt động 2 :

- Cô mở băng có âm thanh tiếng động còi xe, tiếng xe cứu hoả, tiếng xe máy chạy...

- Đó là âm thanh của các phương tiện giao thông ở một đường phố vào buổi sáng thật nhộn nhịp và tấp nập.

- Cô đưa tranh đường phố ra có gắn thẻ chữ.

- Cô cho trẻ đọc : đường phố. Tìm các chữ cái cháu đã biết.

- Cô có chữ “ p” các cháu nghe cô phát âm chữ p, cháu cùng đọc lại theo cô, cô mời các nhóm cá nhận đọc lại cô dạy cháu cách đọc để phân biệt với chữ b.

- Cô đưa hình cái phao có thẻ chữ thiếu chữ “ p

- Các cháu xem các thẻ chữ cô gắn đã đúng chưa? Bạn nào còn biết về cái gì mà có chữ “ pnữa, cô có thể cho cháu tìm các chữ có trong lớp học( tô phở, phở bò, thành phố...)( pí po, pí po...)

- Cô giới thiệu và dạy cháu làm quen chữ q tương tự.

- Các cháu cùng cô quan sát đoạn phim hình ảnh tín hiệu đèn giao thông ở ngã tư.

- Trò chuyện với cháu về tín hiệu đèn giao thông, ý nghĩa của các màu đèn đó là gì?

- Khi nào thì người đi bộ được sang đường? Cô cho cháu xem tranh “ Bé qua đường” với tín hiệu giao thông chưa có đèn, các cháu giúp cô tô màu và tìm các chữ cái đã học trong đó.

- Cô cho cháu về các nhóm và thực hiện. Cô cùng các nhóm kiểm tra lại kết quả.

- Cô giới thiệu chữ cái mới “ q”.

- Các cháu nghe cô đọc và đọc lại, cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho cháu kịp thời.

- Giới thiệu các kiểu chữ in hoa, viết thường và in thường.

* So sánh sự giống và khác nhau của các chữ p-q.

* Hoạt động 3 : trò chơi

- Chơi trò chơi tạo dáng các chữ cái theo yêu cầu, cháu tạo dáng thành chữ từ các bộ phận cơ thể của cháu.

- Trò chơi khác : “ Ai tinh mắt”

- Cháu chia thành 2 đội chạy dích dắt qua các cây và tìm các chiếc máy bay bằng giấy có chữ q-p để mang về sân bay.

- Nhận xét cháu chơi.

 

Hoạt động ngoài trời: Viết chữ p-q.

Hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”

 

I. Yêu cầu:

- Trẻ tham gia chơi tích cực, không quá sức, tham gia chơi đúng luật,viết chữ p-q.

- Hiểu nội dụng bài hát, hát đúng nhịp.

- Giáo dục trẻ tuân thủ luật lệ giao thông.

II. Chuẩn bị:

- Sân bãi sạch sẽ.

- Đồ chơi gọn gàng.

III. Tiến hành:

* Kiến thức:

- Hướng dẫn cháu viết chữ p-q bằng phấn dưới sàn. Rèn luyện cháu viết đẹp, đúng nét.

- Cô hướng dẫn cháu vừa viết vừa phân tích nét để các cháu dễ ghi nhớ.

* Vận động: trò chơi Đổi số.

- Cô hướng dẫn cho cháu cách và luật chơi.

- Tham gia chơi cùng trẻ.

* Chơi tự do:

- Quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ.

 

* Nhận xét:…………………………………………………………………….........

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 Trang 1

nguon VI OLET