Chuyên đề:  MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ CƠ BẢN

(Thời lượng: 4 Tiết )

I. Lý do xây dựng chuyên đề:

- Khắc phục nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành phân bố nội dung tách rời nhau.

- Chuyên đề sẽ có tính logic, khái quát về màu sắc và cách sử dụng màu sắc trong trang trí.

II. Nội dung chuyên đề:

- Vẽ trang trí: Màu sắc.

- Vẽ trang trí: Màu sắc trong trang trí.

- Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm.

- Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông.

III. Chuẩn kiến thức kỹ năng và các năng lực cần hướng tới:

  1. Kiến thức:

- HS nhận biết được màu sắc trong thiên nhiên và các màu cơ bản- Học sinh nắm được cách trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. HS hiểu được cách vẽ bài trang trí đường diềm và trang trí hình vuông.

2. Kĩ năng:

     - Vận dụng được màu sắc vào trong các bài tập và ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Trang trí được đường diềm và hình vuông.

3. Thái độ:

     - HS cảm thụ được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí và yêu quý thiên nhiên.

 4. Các phẩm chất, năng lực cần hướng tới:

- Biết yêu quý và trân trọng cái đẹp trong cuộc sống.

- Năng lực quan sát.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

- Năng lực sáng tạo.

- Năng lực phân tích tổng hợp.

- Năng lực thực hành.

-Năng lực đánh giá.

- Năng lực thể hiện và ứng dụng.

IV/ Bảng mô tả các cấp độ tư duy:

 

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Màu sắc

- HS biết được màu cơ bản và biết cách vẽ trang trí đường diềm và trang trí hìh vuông

- HS hiểu được màu sắc trong thiên nhiên và màu sắc trong trang trí.

- Biết cách vận dụng màu sắc vào trong các bài trong trí

- HS so sánh được màu sắc trong thiên nhiên và màu sắc trong trang trí.

- Sắp xếp họa tiết và màu sắc hợp lý vào bài tập

- HS biết ứng dụng màu sắc vào trong cuộc sống hàng ngày

(cách chọn trang phục, sắp xếp trang trí phòng học..)

Màu sắc trong trang trí

- Biết được các bước tiến hành bài trang trí đường diềm, trang trí hình vuông

- Biết cách vận dụng màu sắc – họa tiết vào trang trí đường diềm, trang trí hình vuông

 

- Biết và nêu đúng nội dung các bước tiến hành trang trí đường diềm và trang trí hình vuông.

- Sử dụng thành thạo màu sắc và họa tiết trong bài trang trí đường diềm và trang trí hình vuông

 

Trang trí đường diềm

Trang trí hình vuông

Đọc tên các màu cơ bản và vẽ được bài trang trí đường diềm, trang trí hình vuông

Hoàn thành bài vẽ trang trí đường diềm trang trí hình vuông

Biết cách sử dụng và sắp xếp họa tiết và màu sắc vào bài trang trí đường diềm trang trí hình vuông

Sử dụng linh hoạt màu săc và họa tiết trong bài trang trí đường diềm trang trí hình vuông

 

V. Hệ thống câu hỏi và bài tập:

* Câu hỏi hoạt động 1:

 + Câu hỏi 1: ? Em quan sát thiên nhiên và gọi tên các màu ở 1 số đồ vật.

                      ? Màu sắc được sử dụng trong trang trí như thế nào.

* Câu hỏi hoạt động 2:

+ Câu hỏi chung (cho cả 4 mức độ)  Hãy nêu cách tiến hành bài trang trí đường diềm và trang trí hình vuông, kể tên các màu cơ bản?

* Câu hỏi hoạt động 3:

Câu hỏi 1, 2: ? Hãy kể tên những màu cơ bản và cặp màu bổ túc.

                      ? Em thích sản phẩm nào nhất – tại sao.

     Câu hỏi 3, 4: Em hãy nêu cảm nhận của mình và xếp loại bài vẽ theo từng mức độ?

* Bài tập: (Câu hỏi chung cho 4 mức độ)

Em hãy trang trí một hình vuông hay một đường diềm mà em thích.

             (họa tiết tự chọn, sử dụng 3 đến 4 màu.)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn:….

Ngày giảng:…

Tiết 11, 12, 13, 14: Chuyên đề:

MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ CƠ BẢN

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- HS nhận biết được màu sắc trong thiên nhiên và các màu cơ bản

- Học sinh nắm được cách trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. HS hiểu được cách vẽ bài trang trí đường diềm và trang trí hình vuông.

2. Kĩ năng:

     - Vận dụng được màu sắc vào trong các bài tập và ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Trang trí được đường diềm và hình vuông.

3. Thái độ:

     - HS cảm thụ được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí và yêu quý thiên nhiên.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực quan sát.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

- Năng lực sáng tạo.

- Năng lực phân tích tổng hợp.

- Năng lực thực hành.

-Năng lực đánh giá.

- Năng lực thể hiện và ứng dụng.

II. Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học

- Hình thức: Dạy trên lớp

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Vấn đáp thực hành

III/ Chuẩn bị:

- Tranh trong bộ đồ dùng dạy học Mĩ thuật 6.

- Màu vẽ.

- Giấy vẽ.

- Bài tập của học sinh lớp trước.

IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1: Khởi động:

 1. Ổn định tổ chức:

Lớp

 

Tiết thứ

Ngày dạy

Sĩ số

Ghi chú

6A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giới thiệu bài:

  Hoạt động 2: Nội dung chuyên đề:

                                               Nội dung 1: Màu sắc

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GIÁO VIÊN  GHI BẢNG

  HỌC SINH  GHI VỞ

I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét màu sắc trong thiên nhiên.

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số ảnh màu và màu sắc trong thiên nhiên.

? Em thấy màu sắc ở trong ảnh màu như thế nào? Gồm những màu gì?

(Học sinh quan sát => Trả lời => Giáo viên bổ sung).

? Ở ngoài thiên nhiên em thường thấy những màu gì?

- Cây bàng: Lá màu xanh, đỏ..

- Quả cà chua chín: Màu đỏ.

- Quả chanh chín: Màu vàng.

- Quả cà: Màu tím, trắng, xanh, vàng…

? Vậy em thường sử dụng những màu nào khi vẽ tranh?

(Học sinh suy nghĩ => Trả lời theo cảm nhận riêng)

=> Giáo viên kết luận: Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, phong phú hơn. Cuộc sống không thể không có màu sắc.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình trong SGK (phong cảnh, cầu vồng..) và gợi ý để học sinh nhận ra màu sắc của thiên nhiên, màu sắc ở cầu vồng và gọi được tên các màu: Đỏ - cam - vàng - lục - lam - chàm - tím.

- Giáo viên tóm tắt:

+ Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú (hoa, lá, quả, mây, trời, đất, nước…).

+ Màu sắc do ánh sáng mà có và luôn thay đổi theo sự chiếu sáng. Không có ánh sáng thì mọi vật không có màu sắc.

+ Ánh sáng (mặt trời), ấnh sáng tự tạo (đèn) có 7 màu (như ở cầu vồng).

II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách pha màu.

1. Màu cơ bản (màu gốc, màu nguyên chất).

? Những màu nào thuộc màu cơ bản? Và có mấy màu cơ bản?

- Có 3 màu cơ bản: Đỏ - vàng - lam.

? Ba màu cơ bản này có thể pha trộn với nhau để tạo màu mới được không ?

- Có thể pha trộn với nhau để tạo màu khác.

2. Màu nhị hợp.

? Như thế nào gọi là màu nhị hợp?

(Màu do pha trộn hai màu cơ bản với nhau mà thành).

VD: Đỏ + vàng = cam

        Vàng + lam = lục (xanh lá lúa)

         Lam + đỏ = tím.

? Vậy từ màu nhị hợp này ta có thể pha trộn chúng với nhau được không?

(Có thể pha trộn được thành nhiều màu khác nhau)

VD: Đỏ + tím = Đỏ tím (đỏ huyết dụ)

        Đỏ + cam = Đỏ cam.

        Vàng + cam = vàng cam.

        Lục + vàng = xanh lá mạ

        Lục + làm = xanh đậm

        Lam + tím = chàm.

3. Màu bổ túc.

?Màu bổ túc là màu như thế nào?

VD: Đỏ bổ túc lục.

        Vàng bổ túc tím.

       Cam bổ túc lam.

4. Màu tương phản.

VD: Đỏ với vàng.

        Đỏ với trắng.

        Vàng với lục.

 5. Màu nóng.

? Tại sao gọi là màu nóng?

(Là màu tạo cảm giác ấm, nóng)

VD: Đỏ - vàng - cam.

6. Màu lạnh.

? Tại sao gọi là màu lạnh?

(Là màu tạo cảm giác mát lạnh).

VD: Lam - lục - tím.   

 III. Hoạt động 3: Giới thiệu một số loại hình màu vẽ thông dụng.

1. Màu bột.

- Là màu ở dạng bột, khô. Khi vẽ pha với nước và keo.

2. Màu nước.

- Là màu đã pha với keo, đựng vào tuýp hoặc trong hộp có các ngăn, khi vẽ phải pha với nước sạch.

3. Sáp màu.

- Là màu đã chế ở dạng thỏi, vẽ trên giấy.

4. Bút dạ.

- Màu ở dạng nước, chứa trong ống phớt, ngòi là dạ mềm, màu đậm, tươi.

5. Chì màu.

- Chì có màu tươi, mềm.

IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.

- Giáo viên đưa ra một số ảnh, tranh hoặc bài trang trí và yêu cầu học sinh tìm ra các màu cơ bản, màu bổ túc, màu tương phản, màu nóng, màu lạnh.....

- Giáo viên yêu cầu học sinh gọi tên một số màu ở tranh, ảnh.

- Giáo viên nhận xét bổ sung => kết luận.

I. Màu sắc trong thiên nhiên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú.

- Màu sắc do ánh sáng mà có và luôn thay đổi theo sự chiếu sáng.

- Ánh sáng cầu vồng có 7 màu: Đỏ - cam - vàng - lục - lam - chàm - tím.

 

 

 

II. Màu vẽ và cách pha màu.

1. Màu cơ bản.

 

 

 

 

- Có 3 màu cơ bản: Đỏ - vàng - lam.

 

 

 

2. Màu nhị hợp.

- Là màu do pha trộn hai màu cơ bản với nhau mà thành.

 

- Đỏ + vàng = cam

- Vàng + lam = lục

- Lam + đỏ = tím.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Màu bổ túc.

 

Đỏ             lục

Vàng          tím

Cam           lam

4. Màu tương phản.

- Đỏ với vàng.

- Đỏ với trắng.

- Vàng với lục.

5. Màu nóng.

 

- Là màu tạo cảm giác ấm, nóng như: Đỏ - vàng - cam.

6. Màu lạnh.

 

- Màu tạo cảm giác mát lạnh như: Lam - lục - tím.

 

III. Một số loại màu vẽ thông dụng.

1. Màu bột.

- Là màu ở dạng bột, khô.

 

 

2. Màu nước.

- Là màu đã pha với keo, đựng và tuýp hoặc trong hộp.

3. Sáp màu.

- Là màu đã chế ở dạng thỏi, vẽ trên giấy.

 

4. Bút dạ.

- Màu ở dạng nước, chứa trong ống phớt, ngòi là dạ mềm, màu đậm, tươi.

5. Chì màu.

- Chì có màu tươi, mềm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                         Nội dung 2: Vẽ trang trí: Màu sắc trong trang trí.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GIÁO VIÊN  GHI BẢNG

HỌC SINH  GHI VỞ

I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét màu sắc trong các hình thức trang trí.

- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về thiên nhiên (cỏ cây, hoa lá...) để học sinh thấy được sự phong phú của màu sắc.

- Giáo viên cho học sinh xem một số tranh, ấn phẩm, đồ vật... để học sinh thấy được cách sử dụng màu trong cuộc sống.

=> Giáo viên gợi lên sự phong phú của màu sắc và cách sử dụng màu sắc vào bài trang trí và cuộc sống.

- Giáo viên cho học sinh quan sát ĐDDH như: Một số ảnh về trang trí nhà cửa, một số đồ vật thật, trang trí ấn loát (sách báo, tạp chí) một số túi, áo, khăn thổ cẩm, một số lọ hoa...

? Em thấy màu sắc có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

(Màu sắc hỗ trợ và làm đẹp cho sản phẩm).

? Màu sắc thường có ở đâu?

- Màu sắc được trang trí trên nhiều đồ vật

như: Nhà ở, sách vở, vải vóc, ấm chén,

bát đĩa...

II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách sử dụng màu trong trang trí.

? Em thường sử dụng màu gì vào bài vẽ của mình?

(Học sinh suy nghĩ => Trả lời => Giáo viên chốt lại).

? Trong trang trí cần sử dụng màu sắc như thế nào cho hợp lý?

(Màu sắc hài hoà, thuận mắt, rõ trọng tâm).

- Màu sắc có thể dùng xen kẽ, kết hợp giữa các màu khác nhau như:

+ Màu nóng hoặc lạnh.

+ Màu tương phản.

+ Màu bổ túc.

+ Màu tươi sáng, rực rỡ.

+ Màu êm dịu.

III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.

- Giáo viên cho học sinh làm bài theo hai cách.

+ Cách 1: Photocopy các bài trang trí rồi tập tìm và tô màu theo ý thích.

+ Cách 2: Xé dán giấy màu thành tranh chân dung, tĩnh vật, phong cảnh....

- Giáo viên động viên khuyến khích để học sinh tìm màu đẹp.

IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.

­- Giáo viên treo bài vẽ của học sinh và gợi ý để học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng của mình.

I. Màu sắc trong các hình thức trang trí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=>Trong đời sống có rất nhiều đồ vật được trang trí bằng màu rất phong phú và hấp dẫn

 

 

 

 

 

 

II. Cách sử dụng màu trong  trang trí.

 

- Ta thường dùng màu sắc để trang trí mọi vật thêm đẹp và hấp dẫn.

- Màu sắc trong trang trí cần hài hoà, thuận mắt, rõ trọng tâm.

- Tuỳ từng đồ vật và ý thích của mỗi người mà có cách sử dụngmàu sắc khác nhau trong trang trí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                         Nội dung 3: Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GIÁO VIÊN  GHI BẢNG

 HỌC SINH  GHI VỞ

I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là đường diềm?

- Giáo viên cho học sinh xem một số đồ dùng đã chuẩn bị như: Đường diềm ở bát đĩa, khay chén, quần áo, mũ túi......... và gợi ý cho học sinh thấy rằng đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp và sinh động.

? Đường diềm có tác dụng như thế nào đối với đời sống con người?(Đường diềm để trang trí nhà cửa, trang trí y phục và trang trí đồ gốm).

? Trong thực tế em đã nhìn thấy đường diềm được trang trí ở đâu? Mẫu đường diềm đó có vẻ đẹp như thế nào? Cách sử dụng?(Đường diềm được trang trí ở nhiều nơi: Đình, chùa, bia đá, mặt trống đồng....và có vẻ đẹp nhẹ nhàng, trang nhã, có thể sử dụng chúng vào trang trí bất cứ việc gì).

? Em hãy nêu cách sắp xếp ở đường diềm?

- Nhắc lại hoạ tiết theo chiều dài, chiều cong theo chu vi. Hoạ tiết cần vẽ đều nhau, bằng nhau.

- Xen kẽ các hoạ tiết khác nhau cho đường diềm không đơn điệu, nhàm chán.

- Các hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau, cùng một màu và cùng độ đậm nhạt.

? Vậy theo em như thế nào là trang tríđường diềm ?

* Khái niệm: Đường diềm là hình thức trang trí kéo dài, trên đó các hoạ tiếtđược sắp xếp lặp đi, lặp lại, đều đặn và liên tục giới hạn trong hai đường song song: Thẳng, cong hoặc tròn.

II. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí một đường diềm đơn giản.

- GV treo ĐDDH theo trình tự các bước tiến hành bài vẽ trang trí.

? Muốn trang trí một đường diềm đơn giản ta cần tiến hành như thế nào?

- Kẻ hai đường thẳng song song bằng nhau.

- Chia khoảng cách cho đều.

- Vẽ hoạ tiết vào những ô đã chia sao cho cân đối (xen kẽ, nhắc lại).

- Lựa chọn màu sắc.

III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng thước để kẻ đường diềm: 22x10 cm hoặc 24x12 cm. Chia ô theo chiều dài - GV góp ý cho HS cách vẽ hoạ tiết, vẽ màu.

- Khổ giấy quy định: A4

- Giáo viên yêu cầu:

+ Học sinh tự suy nghĩ để lựa chọn màu sắc cho phù hợp.

+ Chọn được những hoạ tiết tiêu biểu.

+ Sáng tạo theo nhiều hình thức khác nhau.

I. Thế nào là đường diềm?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khái niệm: Đường diềm là hình thức trang trí kéo dài, trên đó các hoạ tiết được sắp xếp lặp đi, lặp lại, đều đặn và liên tục giới hạn trong hai đường song song: Thẳng, cong hoặc tròn.

II. Cách trang trí một đường diềm đơn giản.

 

 

 

- Kẻ hai đường thẳng song song bằng nhau.

- Chia khoảng cách cho đều.

- Vẽ hoạ tiết vào những ô đã chia sao cho cân đối.

- Vẽ màu

III. Bài tập.

- Học sinh chép đề bài.

- Học sinh làm bài.

- Trang trí một đường diềm có kích thước: 22 x10 cm (hoặc 24 x 12 cm)

- Hoạ tiết tự chọn.

- Màu sắc: 3 - 4 màu.

 

 

 

 

 

Nội dung 4: Vẽ trang trí: Trang trí hình vuông.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GIÁO VIÊN  GHI BẢNG

HỌC SINH  GHI VỞ

I. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài trang trí hình vuông cơ bản và ứng dụng.

? Qua quan sát, em thấy hình vuông cơ bản và ứng dụng giống và khác nhau ở điểm nào?

- Giống nhau: Đều là hình vuông và được sắp đặt các hoạ tiết lên hình vuông đó.

- Khác nhau:

+ Hình vuông cơ bản: Được trang trí bằng cách sắp xếp các hoạ tiết trang trí đối xứng qua các trục.

+ Hình vuông ứng dụng: Được trang trí bằng các hình mảng không đều.

? Thông qua trang trí hình vuông cơ bản, em có thể sáng tạo được một số hình vuông ứng dụng không?

(Học sinh suy nghĩ => Trả lời).

? Vậy theo em, em sẽ trang trí hình vuông như thế nào?

- Hình mảng có trọng tâm ở giữa, rõ về hình vẽ và màu sắc.

- Các hoạ tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau và vẽ màu như nhau.

II. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí hình vuông.

? Muốn trang trí được một hình vuông cơ bản ta cần tiến hành như thế nào?

- Tìm bố cục: 

+ Kẻ các trục đối xứng (trục ngang, dọc, chéo)

+ Dựa vào các trục để vẽ mảng chính,                                                

mảng phụ cho cân đối.

- Tìm hoạ tiết: Căn cứ vào các mảng hình to, nhỏ đã phác để tìm hoạ tiết.

- Tìm đậm nhạt bằng chì đen.

- Vẽ màu theo đậm nhạt.

III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.

- Giáo viên phô tô hình vuông (cạnh 18 - 20 cm) rồi phát cho học sinh và yêu cầu học sinh tìm hoạ tiết khác với hình minh hoạ trong SGK.

- Học sinh tự tìm bố cục, tìm hình vẽ và vẽ màu.

- Trong quá trình học sinh làm bài, Giáo viên góp ý cho học sinh về:

+ Bố cục.

+ Hoạ tiết.

+ Màu sắc.

IV. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.

- Cuối giờ học, Giáo viên chọn một số bài vẽ khá rồi gợi ý học sinh nhận xét, đánh giá về: Bố cục, hoạ tiết, màu sắc...

=> Học sinh nhận xét => Giáo viên bổ sung.

I. Quan sát, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Cách trang trí hình vuông.

 

 

 

 

- Tìm bố cục.

- Tìm hoạ tiết.

- Tìm đậm nhạt.

- Vẽ màu.

 

 

 

 

 

III. Bài tập.

 

- Trang trí hình vuông cơ bản có các cạnh là 18 hoặc 20 cm.

- Hoạ tiết tự chọn.

- Màu sắc: 3 - 4 màu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Củng cố.

 GV hệ thống lại kiến thức cần nắm của chủ đ

 ? Có những màu cơ bản nào? Cách dùng màu phù hợp với nội dung từng bài?

 ? Quan sát cỏ, cây, hoa, lá xung quanh em và gọi tên từng màu?

Hoạt động 4: HDVN

 Chuẩn bị giấy, đồ dùng học tập: thước kẻ, tẩy, bút chì, màu giờ sau Kiểm tra 1 tiết.

 

1

 

nguon VI OLET