CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

NHÁNH 2: ĐỒ DÙNG, SẢN PHẨM CỦA NGHÊ:

Thời gian:( 1 tuần)Từ ngày …/ …/ … Đến …/ …/ …

 MỤC TIÊU:

  1.     Phát triển thể chất:

-     Biết lợi ích của  việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khoẻ của con người ( cần ăn uống đầy đủ chất để có sức khoẻ tốt ….) để làm việc.

-     Nhảy xuống từ độ cao 40cm( CS 2)

-     Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ; (CS 06)

-     Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản.(CS 07)

-     Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.( CS 08)

-     Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.( CS 09)

-     Kể được tên một số thức ăn cần có trong cuộc sống hằng ngày.( CS 19)

-     Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. ( CS 23)

-     Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( Bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt…), và có thói quen rửa tay bằng xà phòng.

  1. Phát triển tình cảm-xã hội:

-     Cố gắng thực hiện công việc đến cùng.( CS 31)

-     Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.( CS 47)

-     Có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người  lớn.( CS 54)

-     Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.( CS 60)

-     Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng quý, đáng trân trọng.

-     Biết yêu quý người lao động.

-     Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động.

  1. Phát triển ngôn ngữ;

-     Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày.( CS 66)

-     Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép với tình huống.( CS 77)

-     Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh.( CS 79)

-     Biết ý nghĩa của một số ký hiệ, biểu tượng trong cuộc sống.( CS 82)

-     Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và nghề nghiệp của bố mẹ.

-     Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi

  1. Phát triển nhận thức:

-     Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng.( CS 96)

-     Biết sử dụng các vật  liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.( CS 102)

-     Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.( CS 106)

-     Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại.( CS 115)

-     Phân biệt được một số nghề phổ biến và một số nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.

-     Biết đếm, tách, gộp, nhóm theo dấu hiệu chung trong phạm vi 6( đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm theo nghề.)

II .KẾT QUẢ MONG ĐỢI:

1.Phát triển thể chất:

-     Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.

-     Kiểm soát được vận động khi thực hiện: Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; chạy nhanh.

-     Phối hợp tay – mắt trong vận động: Ném bóng.

-     Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động: Nhảy trên cao xuống, nhảy lò cò.

-     Nhảy lò cò liên tục 6 bước mà không đặt chân xuống sàn.

-     Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 7 giây.

-     Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động: xếp chồng, cắt, xé, dán,

-     Nói được tên một số ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản: thtj có thể rán, kho, luộc; gạo nấu cơm…

-     Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở: Chấp nhận vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học.

-     Nhận biết và tránh một số đồ dùng, dụng cụ lao động, nơi làm việc có thể gây nguy hiểm. Không tự ý vào chỗ người lớn làm việc.

2.Phát triển tình cảm-xã hội:

-     Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được và những gì trẻ không làm được.

-     Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao.

-     Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.

-     Biết chờ đến lượt

-     Thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác cách vui vẻ.

-     Biết chào hỏi và nói lời cảm ơn, xin lỗi đối với người lớn.

-     Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn.

-     Biết quý trọng sản phẩm ( thành quả)  của người lao động và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.

3.Phát triển ngôn ngữ:

-     Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được.

-     Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm…. phù hợp với ngữ cảnh.

-     Phát triển thêm vốn từ cho trẻ: Nghề nông, xây dựng, buôn bán, máy cày, búa, liềm….

-     Sử dụng các từ “ cảm ơn”, “ xin lỗi” “ xin phép”, “ thưa”, “ dạ”…. phù hợp với tình huống.

-     Nhận ra kí hiệu thông thường: Nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra- vào…

-     Nhận dạng các chữ cái( đã học) trong bảng chữ cái tiếng Việt.

-     Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại.

2.Phát triển nhận thức:

-     Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận.

-     Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau.

-     Nói đặc điểm và sự khác nhau của một số nghề.

-     Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ…

Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm

MẠNG NỘI DUNG

CHỦ ĐỀ: NHÁNH 2: ĐỒ DÙNG, SẢN PHẨM CỦA NGHÊ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẠNG HOẠT ĐỘNG:

NHÁNH 1. CHỦ ĐỀ. ĐỒ DÙNG, SẢN PHẨM CỦA NGH:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 

NHÁNH 2ĐỒ DÙNG, SẢN PHẨM CỦA NGHÊ:

Thực hiện 1 tuần: từ …/ …/ …

               Thứ

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

H Động

ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH

 

Đón trẻ:

-  Hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. Trò chuyện với trẻ về công việc của bố, mẹ trẻ.

- Hỏi trẻ : Bố mẹ cháu làm gì? Ở đâu? Trò chuyện với trẻ về công việc của lớn trong gia đình và hỏi trẻ giúp gì cho bố mẹ? Trong các ngày nghỉ thường đi đâu? Làm gì?

* Điểm danh.

THỂ DỤC BUỔI SÁNG

 

-Tập bài nhịp điệu theo bài hát:

1. Khởi động : Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối.

2. Trọng động: - Hô hấp: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực.

 - Tay: Từng tay khoanh trước ngực.

                          - Lườn: Hai tay lên cao, cúi người.

                          - Chân: chống gót chân, tay gập

                          - Bật: Chụm tách chân.

3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà. 

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

* KPKH :

 Đồ dùng, sản phẩm của nghề

 

* Thể dục: 

-          Bật sâu 40 cm

– Nhảy lò cò.

 

*LQVT:

Tập đo độ dài của đối tượng, làm quen với thao tác đo.

*LQCC

­        LQCC: i, t, c,

 

* GDÂN

- DH “ Cháu yêu cô chú công nhân”

- NH  “ Anh phi công ơi”

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- Hoạt động có chủ đích : Trò chuyện về đồ dùng và sản phẩm của nghề.

- Trò chơi VĐ: “Chạy nhanh lấy đúng tranh”

- Trò chơi DG: Bỏ giẻ                                                                                                                                                                                                                            

- Chơi tự do: Chơi đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi cô mang theo

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

 

 

- Góc phân vai: Gia đình, bác cấp dưỡng,bán hàng, bác sĩ.

- Góc xây dựng :Xây dựng bệnh viện

- Tạo hình : Vẽ, xé dán, xếp các nghành nghề của bố mẹ.

- Góc âm nhạc: Ca hát về các nghề trong xã hội.

- Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây.

 

 

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

 

-     Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.( CS 106)

-Nêu gương

-Trả trẻ

*LQ VH

- Chuyện : Thần sắt”  

 

-Nêu gương

-Trả trẻ

TCTV:

Ôn các từ: sổ theo dõi, áo blu; máy cày, ....

 

* HĐTH:

­        Cắt dán sản phẩm của 1 số nghề nông (ý thích)

-Nêu gương

-Trả trẻ

-  BDVN:

-  Nêu gương bé ngoan cuối tuần.

-Trả trẻ

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:

NỘI  DUNG

YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

THỰC HIỆN

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

 

Trò chuyện về đồ dùng, sản phẩm của nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận.

- Quan s sân trường.

- Rèn luyện sức khoẻ, tính nhanh nhạy của trẻ.

- Giáo dục ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể, không ngắt hoa bẻ cành.

- Trẻ thể hiện được các bài thơ, bài hát đã học.

- Sân bài

bằng phẳng, trang phục cô trẻ gọn gàng

- Sân trường, quang cảnh trong trường...

- Một số tranh ảnh về một số đồ dùng, sản phẩm của nghề

- Chuẩn bị bài thơ, bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề.

- Cô giới thiệu buổi dạo chơi

- Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “ đi chơi đi chơi” vừa quan sát quag cảnh  sân trường.

- Cô gợi ý để trẻ trả lời những điều trẻ quan sát được…

- Cho trẻ nói lên hiểu biết của mình về một số đồ dùng, sản phẩm của nghề

Cô cho trẻ hát bài “ cháu yêu cô chú công nhân”.

Cô cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức.

- Cho trẻ đọc thơ bài “ Bé làm bao nhiêu nghề”

-Cô lựa chọn nội dung của hoạt động có chủ đích trong ngày cho phù hợp với chủ đề .

Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi

 

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

Chạy nhanh lấy đúng tranh

 

 

 

 

 

- Phát triển vận động cơ bản : chạy.

Củng cố vốn từ cho trẻ.

- Phân loại dụng cụ phù hợp với nghề tương ứng.

- Rèn luyện trí nhớ cho trẻ.

- Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh cho trẻ.

- Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ.

2 bộ tranh lô tô : 1 bộ về dụng cụ và một bộ về sản phẩm của 3 – 4 nghề khác nhau ( mỗi bộ khoảng 12 – 15 tranh)

Cách chơi:

- Chơi theo nhóm, mỗi nhóm từ 12 – 14 trẻ.

- Cô úp sấp tranh lô tô trên bàn.

- 2 bộ lô tô để trên bàn, chia trẻ thành 2 nhóm đứng ở 2 góc cuối lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cô hô hiệu lệnh “ chạy”, một trẻ nhóm 2 chạy lên, lấy một tranh lô tô để trên bàn, gọi tên dụng cụ hoặc sản phẩm trong tranh rồi chạy nhanh về chỗ. -Khi trẻ nhóm 2 gọi tên đồ vật trong tranh lô tô, thì một trẻ ở nhóm 1 phải gọi tên nghề tương ứng. Cứ tiếp tục cho đến trẻ cuois cùng. Nhóm nào có số điểm cao hơn sẽ thắng. Cô nên quy định thời gian cho 2 nhóm chơi. 2 nhóm cũng có thể đổi nhiệm vụ cho nhau để tiếp tục chơi.

Trò chơi dân gian

Bỏ giẻ”

- Trẻ biết chơi trò chơi

- Biết chơi đúng luật.

- Rèn luyện cơ bắp.

- Hứng thú chơi trò chơ.

Sân bằng phẳng.

- một miếng vải hoặc khăn mùi xoa.

- Sân bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.

-Cô cho cháu ngồi thành vòng tròn một cháu làm người bỏ giẻ người bỏ giẻ đi đằng sau để bỏ sau lưng bạn làm sao cho bạn không biết nếu bạn biết đứng lên đuổi bạn đã bỏ giẻ mình, nếu đuổi kịp đập vào vai thì người bị bỏ giẻ lại đi bỏ giẻ.

CHƠI TỰ DO:

Chơi với đồ chơi

có sẵn, đồ chơi trẻ mang theo

 

Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi

 

-Giấy  sỏi, lá cây…

-Đồ chơi có sẵn

-Đồ chơi mang theo

 

Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống.

Kết thúc: Cô khái quát, kết hợp giáo dục, nhận xét buổi dạo chơi, nhắc trẻ rửa tay .


 HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC:

GÓC

CHƠI

TÊN TRÒ

CHƠI

 

YÊU CẦU

 

CHUẨN BỊ

 

 

THỰC HIỆN

Góc chơi đóng vai

- Gia đình.

- Bác cấp dưỡng

- Cửa hàng bán thực phẩm, bán dụng cụ lao động

- Bác sĩ

 

- Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi.

- Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi : gia đình tổ chức đi mua sắm, cha mẹ biết chăm sóc con, bác sĩ, y tá biết ân cần chăm sóc bệnh nhân.

- trẻ biết thoả thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung.Tự rủ bạn cùng chơi tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã nhận.

- búp bê các nghề

- quần áo, đồ dùng một số nghề.

- một số đồ chơi bán hàng, đồ chơi bác sĩ.

- Một số phong bì thư.

- Dụng cụ lao động chính của một số nghề khác.

 

1/ Thảo luận :

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ nghề nghiệp”, cô cho trẻ nói lên những hiểu biết của mình về một số đồ dùng, sản phẩm của nghề

- Hỏi trẻ lớp mình  có những góc chơi gì? Bạn nào thích chơi ở góc chơi nào?

Hôm nay các mẹ sẽ làm gì? Thế có định đưa con đi đâu chơi không? Các cô bán hàng định bán những gì vậy? Cô hướng dẫn trẻ một số kỹ năng mời khách mua hàng cho các cô bán hàng. Cô giáo sẽ dạy các cháu đọc thơ hay kể chuyện?...bác sĩ làm gì? Cô y tá phải như thế nào? Cô dạy trẻ các kỹ năng khám và nghe nhịp tim.

- Cô và trẻ trò chuyện về cấu trúc bệnh viện như thế nào?, cho trẻ kể về những hiểu biết của trẻ về công trình xây dựng là bệnh viện và cho trẻ tự thoả thuận với nhau về kiến trúc của bệnh viện phải xây như thế nào? Bệnh viện gồm những phần nào? Cổng như thế nào? Hành lang ra sao?....

Cô gợi ý cho trẻ xây dựng bệnh viện có các phòng khám, có cây to...

Cô giáo vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi.

Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.

- cho trẻ về góc chơi và cùng thỏa thuận vai chơi (nếu trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận được vai chơi cô đến và giúp trẻ thỏa thuận

2/ Qúa trình chơi:

-Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống  và chú ý những góc chơi chính như xây dựng, gia đình,..... giúp trẻ liên kết các nhóm chơi, gợi ý, mở rộng chủ đề chơi; đổi vai chơi khi hết hứng thú ....

- Ở góc tạo hình cô gợi ý để trẻ vẽ, cắt dán, xếp hình một số nghề nghiệp. Làm búp bê bằng len, rơm, vải vụn, mút xốp...

- Ở góc sách cô hướng dẫn  trẻ xem truyện, tranh ảnh có nội dung về tình cảm gia đình, nhận xét các nhân vật trong tranh.

- Ở góc thiên nhiên  cô hướng dẫn trẻ cách tưới cây, lau lá, chăm sóc cá. Thả các vật nổi, chìm trong nước rồi tự nhận xét xem những vật nào nổi được trong nước. Tập đong nước vào các chai, so sánh chai đầy, chai vơi, nhận xét tính chất của nước..

- ở góc âm nhạc, cô gợi ý để trẻ biểu diễn lại các bài hát có nội dung trong chủ đề.

- Cô mở máy hát động viên khuyến khích trẻ hát múa các bài hát có nội dung về tình cảm gia đình.

-Khen động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt, thể hiện vai chơi giống thật

-Cô chú  ý hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở  trẻ chơi  đúng góc chơi và nhiệm vụ của từng góc chơi đúng với yêu cầu đề ra cho buổi chơi.

3/ Nhận xét :

-Cô đi đến các nhóm chơi để nhận xét các góc chơi (hoặc tập trung trẻ lại để nhận xét vai chơi)

-Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của mình, của nhóm bạn. Cho trẻ cất đồ chơi

-Khen, động viên trẻ, hỏi ý tưởng chơi lần sau.

Góc chơi xây dựng

 

 

 

 

 

 

Xây dựng bệnh viện

- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu , đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình.

- Biết XD cùng các bạn.

- Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình  khi xây dựng lắp ghép

- Vật liệu  xây dựng: cây, que, các loại hình khối bằng gỗ, nhựa gạch ,cổng hàng rào, thảm cỏ, hoa .

- sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp.

 

Góc tạo hình

 

 

 

 

- Tô màu , xé dán, vẽ…các nghành nghề của bố mẹ

- Ôn các kỹ năng đã học ( tô, vẽ,xé dán..) để tạo nên bức tranh về một số nghề nghiệp của bố, mẹ.

- Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật.

- Biết nặn một số sản phẩm của một số nghề.

- Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.

-Giấy màu, giấy trắng, bút màu , bút sáp…

-Tranh vẽ, tranh xé dán, hột hạt về một số nghề.

- Đất nặn, bảng, kéo, hồ…

- hột , hạt, que..

 

Góc Sách

- Làm sách, tranh truyện về các nghề trong xã hội

- Biết giữ sách và trò chuyện cùng bạn

 

-Trẻ hiểu được cấu tạo của cuốn sách và cách làm ra cuốn sách.

-Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay

-Phát triển khả năng sáng tạo khi làm sách.

- Cuốn lịch nhỏ đã cũ hay tấm bìa cứng đóng vào thành tập

- Giấy, bút chì, hồ dán…

- Tranh ảnh cắt từ hoạ báo cũ…

- Tranh truyện có nội dung về nghề nghiệp.

Góc Khám Phá Khoa học

 

- trồng cây, chăm sóc cây.

 

-      Biết chăm sóc cây cối trong góc thiên nhiên.

-      Trẻ biết cách tưới, cắt tỉa lá, lau lá, tưới cây.

 

-Cát nước, đất nặn, mẫu gỗ

-Các loại củ, rau, hạt

-Giấy để trẻ gấp thuyền

- Cây, con vật trong góc thiên nhiên.

- Dụng cụ để tưới cây, xới cây..

Góc âm nhạc

 

 

Bé làm ca sĩ

- Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề bản thân, chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau.

- Máy hát, đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc, trang phục

 

                                     Thứ 2 ngày ... tháng ... năm ...

                   .

HĐCCĐ: KPKH.

ĐỀ TÀI : Đồ dùng, sản phẩm của nghề:

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Kiến thức:

Trẻ biết được tên gọi công dụng của 1 số dụng cụ phục vụ ho nghề nông.

Biết được sản phẩm của nghề nông.

Kỹ năng:

Trẻ hiểu được quá trình làm ra hạt lúa, hạt gạo của các bác nông dân.

Thái độ:

Giáo dục cho trẻ biết yêu mến kính trọng những người nông dân, biết ơn những người đã bỏ công ra làm nên hạt gạo.

Biết quý trọng lúa gạo ngô khoai….

II. CHUẨN BỊ:

: 1 số đò dùng nghề nông, lúa, gạo, tranh bác nông dân làm lúa. Bánh gạo.

Cháu : Chổ ngồi, Thuộc bài hát. Cháu yêu cô chú công nhân

III.CÁCH TIẾN HÀNH:

Các bước

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Nội dung chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kết thúc

 

Đố về loại quả

“ Tên em cũng gọi là cà

Mình tròn vỏ đỏ, chín vừa nấu canh” ( quả cà chua)

“ Cây gì cờ phất trên cây

Bắp đầy hạt ở lưng chừng thân cây” ( Cây ngô)

“ Hạt gì nho nhỏ

Mẹ nấu hằng ngày nuôi ta khôn lớn” ( hạt gạo)

- Các bạn có biết làm thế nào ta mới có những thứ quả này không?

- Ai đã trồng nên những quả này?

- Để biết rõ hơn công việc này chúng ta cùng nhau tìm hiểu nha.

Trẻ quan sát và đàm thoại qua tranh .

* Quan sát tranh gặt lúa

- Các bạn thấy các bác nông nhân đang làm gì không?

- Họ đang gặt lúa.

- Khi gặt lúa các bác nông dân cần dụng cụ gì gặt lúa?

- Khi lúa chín có màu gì?

- Cây lúa lớn lên như thế nào các bạn biết không?

- Chúng ta cùng nhau xem nha.

- Đầu tiên các bác nông dân mang lúa đi ủ cho lên mộng, rồi mang đi gieo hạt xuống đồng, các hạt lúa bắt đầu nảy mầm trải qua nhiều thời gian cây lúa lớn lên và bắt đầu có hạt.

- Để cho cây lúa được tốt các bác nông dân của chúng ta phải làm gì đây?

- Để cây lúa được tốt các bác phải chăm sóc bằng cách xịt thuốc, cày cho đất tươi xốp.

- Để xịt thước các bác nông dân phải dùng bình xịt nè, cày thì dùng máy.

- Cho trẻ quan sát cây lúa.

- Đây là phần hạt lúa. Khi hạt lúa chín người ta sẽ gặt lúa.

* Quan sát lưỡi hái

- Đây là lưỡi hái, lưỡi hái cong có một phần rất bén. Các bạn có nên chơi không?

- Lưỡi hái rất nguy hiểm các bạn không được nghịch với nó.

- Hiện nay do nước ta tiên bộ đã có máy gặt không cần dùng tay nữa.

- Khi gặt xong người ta làm gì để cho hạt lúa trở nên những hạt lúa rời.

- Trẻ quan sát và sờ hạt lúa.

- Đây là những hạt lúa người ta đã suốt.

- Vậy phải làm thế nào để trở thành hạt gạo?

- Để có nên hạt gạo phải trải qua 1 quá trình dài, các bác nông dân phải rất vất vả cho nên các bạn phải như thế nào với các bác nông dân và dối với hạt gạo.

* Giáo dục: Các bạn phải biết yêu quý và biết ơn các bác nông dân người đã làm nên những hạt gạo cho các con những bữa ăn hằng ngày, biết giữ gìn và quý trọng hạt gạo vì các bác nông dân đã vất vả để có được nó.

- Hạt gạo ngoài nấu cơm ăn ra các bạn còn biết làm gì nữa không?

- À ngoài nấu cơm hạt gạo còn có thể làm nên những loại bánh rất ngon như bánh gạo chẳng hạn

- Trẻ quan sát và dùng thử.

Trẻ hát “Đi cấy ”

Trò chơiAi chọn đúng

+       Cách chơi: Các bạn sẽ đi xung quanh lớp và chọn các tranh lô tô vẽ các sản phẩm do bác nông dân làm ra rồi sau ddosmang về nhóm của mình. Nhóm nào có nhiều tranh nhất nhóm đó thắng

+       Cô cho trẻ về bàn:

+       Vẽ, tô màu về “Đồ dùng, sản phẩm của nghề “ theo ấn tượng của trẻ.

+       Trẻ vẽ, tô màu xong cô cho trẻ hát bài “ cháu yêu cô chú công nhân” rồi  ra chơi.

 

 

­        Trẻ hát.

 

­        Trẻ kể và trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

­        Cả lớp cùng quan sát

 

­        Trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

­        Trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

­        Trẻ quan sát tranhtrả lời. 

 

 

 

 

 

 

 

 

­        Trẻ lắng nhge..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ hát

 

 

 

­   Trẻ chơi

 

 

 

Trẻ tô.

Trẻ hát

 

               - Vệ sinh – trả trẻ.

**************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU:

Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.( CS 106)

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

­        TrÎ biết cách đo độ dài và nói kết quả đo ( Vật cô cho trước ).

2. Kỹ năng

­        Trẻ có kĩ năng đo độ dài và nói kết quả đo .

       Phát triển khả năng chú ý , ghi nhớ có chủ định.

3. Thái độ:

      Gíao dục cháu có ý thức  trong học tập. Rèn cho trẻ tính cận thận.

II/ CHUẬN BỊ :

Đồ dùng của cô:  -  Mỗi trẻ một que tính , một băng dấy mầu xanh và mầu đỏ , bút chì .

   - Cô thanh gỗ .

   - Hình ảnh của các nghề, nghề thợ mộc.

Đồ dùng của trẻ : Đồ dùng của trẻ giống cô .

III/ CÁCH TIẾN HÀNH :

Các bước

Hoạt động của cô

Hđ của trẻ

1.Ổn định tổ chức

 

 

 

 

 

2.Nội dung chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kết thúc

 

Ổn định: Đọc thơ  “ Bé làm bao nhiêu nghề”

- Bài thơ nói về  gì ?

- Cô cho trẻ xem hình ảnh các nghề và nghề thợ mộc.

-Các bác thợ mộc trước khi làm ra một cái ghế hay bàn hay nhiều thứ khác thì đều phải đo đạc rất cẩn thận. Bây giờ cô sẽ cho các con làm thợ mộc và tập đo nhé.

       Làm quen với phép đo:

Muốn biết băng giấy dài bằng bao nhiêu lần que tính chúng ta phải làm gì?

- Cô có một thanh gỗ cô đo xem cái bảng này dài bằng mấy thanh gỗ nhé .

- Cô đặt một đầu thanh gỗ trùng khít lên mép bảng và dùng phần gạch sát đầu còn lại rồi tiếp tục để chùng khít một đầu vào vạch phấn và gạch sát đầu còn lại . Cứ như vậy cho đến hết bảng .

Cô cho trẻ đếm xem mấy lần gạch

- Tương tự với đo ghế .

- Cô cho 2 trẻ lên đo xem thước kẻ và bút chì dài bằng mấy khối chữ nhật .

-Trẻ đo xong cô cho lớp đếm kiểm tra.

Thực hành đo:

Cô cho trẻ cầm que tính đo băng dấy

- Cô bao quát trẻ và hướng dẫn trẻ còn lúng túng

- Trẻ làm song cô cho lớp kiểm tra xem bạn nào đo giỏi .

Luyện tập ,trò chơi : Hãy đo tôi:

 Cách chơi: Cô cho 2 đội lên mỗi đội 2 bạn lên cầm khối chữ nhật đo xem cái bàn dài bằng mấy lần khối chữ nhật.

­              Cho trẻ chơi 2-3 lần.

­              Cô cho trẻ hát bài “  Chú bộ đội

 

      Lớp đọc thơ

      Trả lời

 

      Quan sát

 

 

      Trả lời

 

      Quan sáttrả lời

 

      Chú ý,Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

Trẻ lên đo.

 

 

      Trẻ thực hiện tại chỗ

 

    Trẻ hưởng ứng trò chơi

 

Trẻ hát.

 

Vệ sinh – Nêu gương - trả trẻ.

*****************************.

  • ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:

1.Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do:

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Những thay đổi cần thiết:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

3.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

nguon VI OLET