Ngày soạn: Ngày giảng:

TIẾT 8, 9, 10, 11- CHỦ ĐỀ : QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.
- Trình bày được cấu tạo hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
- Trình bày được vai trò của các sắc tố quang hợp.
- Phân biệt được pha sáng và pha tối ở các nội dung sau: nguyên liệu, sản phẩm, nơi xảy ra.
- Phân biệt các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật C3,C4, CAM.
- Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang hợp.
- Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2
- Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp.
- Giải thích được quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng
- Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
- Nêu được các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển của quang hợp
-Tiến hành được thí nghiệm phát hiện diệp lục trong lá và carôtenôit trong lá, quả, củ.
1.2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh một số kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, mẫu vật, hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình quang hợp.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan: cây thiếu nước, phân, ảnh hưởng của O2.
- Vận dụng kiến thức đã học để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
- Rèn luyện được kĩ năng làm thí nghiệm.
1.3. Thái độ
- Nhận thức rõ chỉ có quang hợp ở một cơ thể toàn vẹn mới có quan hệ chặt chẽ với điều kiện môi trường. Có ý thức bảo vệ rừng góp phần chống biến đổi khí hậu.
- Yêu thích trồng trọt để phục vụ đời sống ...
1.4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học: HS tự mình tìm hiểu kiến thức cũ và mới trong SGK, ứng dụng CNTT lúc ở nhà thông qua bài tập và hướng dẫn do giáo viên giao.
- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, rèn luyện ngôn ngữ nói và cách diễn đạt.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:
+ HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về hình thái, màu sắc lá cây, các hiện tượng, hình ảnh...để giải quyết vấn đề được đặt ra.
+ HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về năng suất sinh học, năng suất kinh tế, biện pháp tăng năng suất...để giải quyết vấn đề được đặt ra.
+ Thấy được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu học tập
- Thiết kế chủ đề.
- Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm : Cốc thuỷ tinh, ống đong bằng nhựa hoặc bằng thuỷ tinh, loại 20- 50ml , cồn 90 -960…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem lại nội dung phần cấu tạo lục lạp, khái niệm quang hợp và phân biệt 2 pha sáng, tối của quang hợp đã học ở lớp 10.
- Xem trước nội dung bài mới.
- Kéo học sinh, mẫu vật: Lá xanh tươi, lá già có màu vàng, các loại quả có màu vàng…

III. Mạch kiến thức:
- Quang hợp ở thực vật
+ Vai trò của quang hợp.
+ Lá là cơ quan quang hợp.
- Quang hợp ở các nhóm thực vật C3; C4 và CAM
+ Pha sáng của quang hợp.
+ Pha tối của các nhóm thực vật C3; C4 và CAM.
- Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.
- Quang hợp và năng suất cây trồng.
- Thực hành : Phát hiện diệp lục và carôtenôit.
+ Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục.
+ Thí nghiệm 2: Chiết rút carôtenôit.
IV. Chuỗi các hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy nhắc lại khái niệm quang hợp mà các em đã học ở lớp 10?
+ Giả sử không có quang hợp mọi vật trên trái đất có tồn tại không? Vì sao?
-
nguon VI OLET