Ngày soạn: 12/01/2021
Ngày giảng: 18/01/2021

Chủ đề:SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. Nội dung : Chủ đề gồm những nội dung sau:
1. Sự nhiễm điện do cọ sát: Học sinh phát hiện một số vật sau khi cọ sát có khả năng hút được các vâtj nhẹ khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện
2. Hai loại điện tích: Điện tích âm và điện tích dương – Mục II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử-Tự học có hướng dẫn.
II.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một TN chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
- Học sinh biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
- Người học nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
-Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
2. Kĩ năng:
- HS có kĩ năng vận dụng, giải được các bài tập SGK, SBT.
- Trả lời câu hỏi, rút ra kết luận và trình bày được bằng lời và bằng hình vẽ
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học và tích cực liên hệ thực tế.
- Học sinh tích cực học tập và hợp tác với nhau trong các hoạt động nhóm
- Giáo dục HS có ý thức trong học tập, biết vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
4. Phẩm chất cần đạt:
- Chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
- Chấp hành tốt các nội quy của lớp học và các quy định của nhà trường
5. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
III. THỜI LƯỢNG: 02 tiết
IV. CHUẨN BỊ:
1. GV chuẩn bịcho mỗi nhóm HS: 1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 1 mảnh nilông.
- 1 quả cầu nhựa xốp có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo.
-1 mảnh len hoặc một mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa sấy khô.
-1 số mẩu giấy vụn.-1 mảnh tôn.-1 mảnh nhựa.-1 bút thử điện thông mạch.
2.Học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, mảnh nilon, giấy vụn..
V. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Tổ chức:
Lớp
Sĩ số
Vắng có phép
Vắng không phép

7A




7B




7C




7D




2. Hướng dẫn chung:
Chuỗi các hoạt động cần giải quyết trong chủ đề và dự kiến thời gian như sau:
Các bước
Hoạt động
Tên nội dung
Thời lượng dự kiến

Khởi động
1
Thí nghiệm về sự nhiệm điện do cọ sát
10 phút

Hình thành kiến thức
2
Tìm hiểu về sự nhiễm điện do cọ sát
35 phút


3
Hai loại điện tích
30 phút

Luyện tập
4
Củng cố, ứng dụng kiến thức đã học
10 phút

Vận dụng
Tìm tòi mở rộng
5
Hướng dẫn về nhà.
5 phút

3. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập về sự nhiễm điện do cọ sát
a. Mục tiêu hoạt động:Tạo ra những mâu thuẫn ban đầu thúc đẩy học sinh hứng thú tìm hiểu về sự nhiễm điện
b. Nội dung:GV tiến hành thí nhiệm cọ thanh thước nhựa với vài khô, sau khi cọ sát đưa lại gần các vụn giấy cho học sinh quan sát. Tại sao thanh thước nhựa lại có thể hút được các vụn giấy? những vật nào cũng có thể làm được điều tương tự như vậy?
c. Gợi ý tổ chức hoạt động:Giáo viên cho học sinh tiến hành thí
nguon VI OLET