Chủ đề Thế giới thực vật

CHỦ ĐỀ NHÁNH 5: MỘT SỐ LOẠI RAU

MỤC TIÊU:

1/ Phát triển thể chất:

- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống ( rửa rau trước khi ăn, ăn sống hoặc chín, khi ăn phải làm sạch...)

- Phát triển các kĩ năng vận động tinh vận vận động thô cho trẻ:

+ Cách cầm bút để tô , vẽ, cắt , nặn ...

+ Các vận động thô:                                           

- Phối hợp mắt với các vận động , phối hợp nhịp nhàng qua các bài tập vận động: Ném xa bằng 2 tay.

- Biết lợi ích của một số thực phẩm có nguồn góc từ thực vật vì sức khoẻ của bản thân.

- Nhận biết một số nơi lao động, dụng cụ lao động gây nguy hiểm.                                                

2/ Phát triển nhận thức:

- Trẻ nhận biết một số đặc điểm của một số loại rau quen thuộc, biết tên gọi, ích lợi của một số loại rau.

- Biết phân nhóm , so sánh các loại rau theo những dấu hiệu đặc trưng.

- Phát triển óc quan sát , tính ham hiểu biết cho trẻ.

- Chia đối tượng 9 thành 2 phần, Luyện tập thêm bớt trong phạm vi 9.

3/ Phát triển ngôn ngữ :

- Trẻ biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả những điều trẻ quan sát được  về các loại rau   qua tranh ảnh, tham quan, thơ, truyện có nội dung về rau.

- Bày tỏ nhu cầu , mong muốn , suy nghĩ của mình bằng lời nói ; mở rộng kĩ năng giao tiếp như trò chuyện , thảo luận , kể chuyện.

- Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt và trả lời các câu hỏi.                                                                      

- Kể tên, nêu đặc điểm của các loại rau có trình tự, lôgíc.

- Biết thể hiện kể chuyện bằng giọng đọc phù hợp với nội dung câu truyện “Qủa bầu tiên”.

- Nhận biết được chữ cái và phát âm được những âm của chữ cái i, t, c, b, d, đ trong những từ chỉ tên loại rau...

- Biết giao tiếp bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc, lễ phép.

- Mạnh dạn, vui vẻ trong giao tiếp.                                                                                                                                              

4/ Phát triển thẩm mĩ :

- Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật.                      

- Thể hiện bài hát có nội dung phù hợp với nội dung của chủ điểm một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc .      

- Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình.  

- Trẻ biết tô, viết chữ về các loại rau. 

- Trẻ có một số kĩ năng gieo trồng chăm sóc và bảo vệ các loại rau.

 5/ Phát triển tình cảm - xã hội :                                                                                                                                                                            

- Trẻ yêu thích và có ý thức bảo vệ các loại rau, không ngắt lá, hái rau, củ ...                                                                                            

- Kính trọng người làm vườn, chăm sóc rau xanh.

 

*******************************

 

 

 

 

MẠNG NỘI DUNG

CHỦ ĐỀ:TV- NHÁNH 5:MỘT SỐ LOẠI RAU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẠNG HOẠT ĐỘNG:

CHỦ ĐỀ:TV- NHÁNH 5.MỘT SỐ LOẠI RAU.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN

 Nhánh 5: Một Số Loại Rau

Thực hiện 1 tuần: từ 07/ 01 đến 11/ 01 năm 2013

(Lớp lá)

   Thứ

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

H Động

ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH

Đón trẻ:

-  Hướng trẻ đến quan sát góc nổi bật của chủ đề: một số loại rau.

- Trò chuyện với trẻ về một số loại rau  theo sự hiểu biết của trẻ.

* Điểm danh.

THỂ DỤC BUỔI SÁNG

 

-Tập bài nhịp điệu theo bài hát:

1. Khởi động : Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối.

2. Trọng động:

-         Hô hấp: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực.

-         Tay: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay.

-         Lườn: Đứng cúi gập người phía trước, tay chạm ngón chân.

-         Chân: Ngồi khuỵu gối( tay đưa cao, ra trước)

-         Bật: bật tách chân, khép chân.

3. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà. 

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

* KPKH :

Một số loại rau

* Thể dục: 

- Nén xa bằng 2 tay.

-TCVĐ:

Vạn chuyển lương thực.

*LQVT:

- Chia 9 đối tượng thành 2 phần. Luyện tạp thêm bớt trong phạm vi 9.

 

*LQCC

- LQCC:

Ôn nhóm chữ cái i, t, c, b,d,đ.

* GDÂN

- Hát : “ Bầu và bí”.

- Nghe hát  “ Lý cây xánh”.

- Trò chơi : Nghe tiết tấu tìm đồ vật.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

-         Hoạt động có chủ đích : Quan sát vườn rau của bé.

-         Trò chơi VĐ: Bỏ lá, cây cao cỏ thấp…

-         Trò chơi DG: Mèo đuổi chuột.                                                                                                                                                                                                                        

-    Chơi tự do: Chơi đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi cô mang theo.

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

-         Góc phân vai: Gia đình,cô giáo,bán hàng.

-         Góc xây dựng :Xây dựng vườn rau của bé .                                                                                                          

-         Tạo hình : Vẽ, xé dán, tô màu, xếp hột hạt..một số loại .

-         Góc âm nhạc: Ca hát về các bài hát có nội dung trong chủ đề.

-         Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây, chăm sóc vườn rau của bé, quan sát sự  phát triển của cây rau.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

 

 

- HĐTD

-Nêu gương

-Trả trẻ

*LQ VH

- Truyện : “Quả bầu tiên

- Nêu gương

- Trả trẻ

- HĐTD

-Nêu gương

-Trả trẻ

* HĐTH:

- Vườn rau nhà bé

- Nêu gương

- Trả trẻ

-  Biểu diễn văn nghệ

-  Nêu gương bé ngoan cuối tuần.

-Trả trẻ

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:

NỘI  DUNG

YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

THỰC HIỆN

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

-Trò chuyện về một số loại rau mà trẻ biết trẻ thích.

 

 

 

 

 

 

- Hình thành khả năng phối hợp đoàn kết, hứng thú .

-Tích cực tham gia vào buổi sinh hoạt ngoài trời

-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với  thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp cuả thiên nhiên

-Trau dồi óc quan  sát , khả năng dự đoán và đưa ra kết luận

- giúp trẻ phát hiện ra một số đặc điểm của một số loại rau : thân , cành , lá, rễ rau…

-Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ , an toàn cho trẻ.

- Góc sân có vườn rau.

- Đồ chơi ngoài sân sạch sẽ .

- Vòng, bóng, giấy…

 

 

- giới thiệu buổi chơi

- Cho trẻ tập trung thành vòng tròn trò chuyện về thiên nhiên thời tiết

- Cô đặt các câu hỏi để trẻ tự kể về một số loại rau có trong vườn nhà hay trường, mà trẻ biết…

- Cô cho trẻ kể tên , đặc điểm nổi bật( lá, củ, tròn, xoắn…) của các loại rau đó.

+ Đây là rau gì? Ai có nhận xét gì về rau bắp cải? ( súp lơ, rau đay, rau ngót,...) thì kể cho các bạn cùng nghe, cô gợi ý: bắp cải màu gì?.... Ăn rau (…) để làm gì?…

- Cô giúp trẻ thuộc , nhớ lại những bài hát  , thơ , truyện đã được học .

- Cô giới thiệu, trao đổi cùng trẻ về nội dung bài mới của mỗi ngày .

- Cho trẻ hát, đọc thơ…..các bài đã học trong chủ đề.

 

TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

TC: “bỏ lá”

 

 

- Rèn phản xạ nhanh, phát triển cơ bắp.

- Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh cho trẻ.

- Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ.

- Sân sạch sẽ, bằng phẳng, an toàn cho trẻ.

-  1 cành lá, 1 mũ chóp kín.

- Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô chỉ định 1 trẻ sẽ chạy xung quanh vòng tròn, tay cầm cành lá và sẽ đặt sau lưng 1 bạn bất kì. Một bạn khác đội mũ chóp kín che mắt sẽ đi tìm lá. Cô qui định: "khi nào cả lớp hát nhỏ, bạn đội mũ đi tìm lá. Khi cả lớp hát to, nơi đó có dấu lá, bạn đội mũ đứng lại để tìm lá. Nếu bạn chưa tìm được, cả lớp tiếp tục hát nhỏ cho tới khi bạn đến chỗ có dấu lá, cả lớp lại hát to.”

TC:

“ cây cao cỏ thấp”

 

- Trẻ biết chơi trò chơi.

- Rèn phản xạ nhanh, phát triển cơ bắp.

- Lô tô về một số loại rau.

3-5 vòng thể dục cỡ 50 -70 cm.

- Cô đặt 3 hoặc 5 vòng tròn ở nhiều vị trí trong lớp, mỗi vòng có kí hiệu về các loại rau, củ, khác nhau. Cho 3-5 trẻ lên chơi với giỏ lô tô các loại rau ( mỗi giỏ không quá 2 thứ). Cô qui định “ các cháu hãy mang về nhà loại rau ăn lá”. Trẻ nào có lô tô là rau ăn lá sẽ chạy nhanh về nhà có biểu tượng là rau ăn lá. Cũng tương tự như vậy với các loại rau  khác. Khi trẻ đã chơi thành thạo , cô có thể nói : “ các cháu hãy đưa về nhà 3 loại rau ăn lá, 3 loại rau ăn củ, 3 loại ăn quả…” Thi xem bạn nào chọn đúng và chạy về nhanh nhất. Bạn nào chưa đúng và chậm thì phải nhảy lò cò hoặc chơi lại lần sau.

TCDG:

“ Mèo đuổi chuột”

 

 

 

 

-Trẻ biết cách chơi và chơi đúng luật. “ mèo” phải chui theo lỗ “ chuột” chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi.

- Hứng thú chơi trò chơi.

 

 

- sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.

Cách chơi:

- Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, trẻ nắm tay nhau giơ cao lên đầu, cô chọn 2 trẻ có sức khoẻ tương đương  nhau để làm “mèo” và “ chuột” đứng tựa lưng vào nhau. Khi cô có hiệu lệnh thì “ chuột” chạy “ mèo” đuổi, “ chuột” chui vào lỗ nào thì “ mèo” chui vào lỗ ấy, “ mèo” bắt được “ chuột” xem như “ mèo” thắng cuộc, nếu không bắt được “ chuột” thì coi như “ mèo” bị thua.

- Cô chú ý quan sát khuyến khích trẻ chơi, mỗi lần chơi không quá 1 phút, sau đó đổi vai chơi.

CHƠI TỰ DO:

Chơi với đồ chơi có sẵn, đồ chơi trẻ mang theo.

 

Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi.

 

 

- Phấn, vòng, bóng, cát, nước…

- Đồ chơi có sẵn, đồ chơi mang theo.

- Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống.

Kết thúc: Cô khái quát , kết hợp giáo dục , nhận xét buổi dạo chơi ,động viên khuyến khích trẻ chơi tốt hơn trong buổi chơi sau ,cho trẻ vệ sinh vào lớp..

 

HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:

GÓC

CHƠI

TÊN TRÒ

CHƠI

 

CHUẨN BỊ

 

YÊU CẦU

 

THỰC HIỆN

Góc chơi đóng vai

- Gia đình.

- Cô giáo.

-cửa hàng bán thực phẩm, cửa hàng rau ,củ.

 

 

 

 

 

 

 

- Tập hợp các loại nguyên vật liệu thật tươi , các loại rau bằng nhựa, mô phỏng tranh ảnh các loại rau....

- Quầy hàng và dụng cụ làm thực phẩm các loại rau.

- Thoả mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ

- Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp hành động chơi

-Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện  ý tưởng chơi

- Biết liên kết các nhóm chơi.

1/ Thảo luận :

Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ thực vật”, cô cho trẻ nói lên những hiểu biết của mình về “một số loại rau”

- Hỏi trẻ lớp mình  có những góc chơi gì? Bạn nào thích chơi ở góc chơi nào?

- Gợi ý HD cho trẻ thể hiện vai chơi các thành viên : Những người trong gia đình,cửa hàng bán các loại rau, quầy bán giấy gói...

- Cô giúp trẻ nhận vai chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi cô bán hàng, kỹ năng bảo quan rau. Hướng dẫn trẻ phân công công việc cho từng vai cụ thể trong nhóm chơi của mình.

- Chơi Xây Vườn Rau Của Bé.

- Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong góc chơi nếu trẻ chưa tự chơi được , lắp ghép hàng rào, các loại cây rau ăn lá,ăn củ, ăn quả... thành vườn rau rồi bố cục trong khuôn viên của vườn.

- Hướng dẫn trẻ lắp một số loại đồ chơi đơn giản …

- Ở góc tạo hình, cô cho trẻ thảo luận xem hôm nay cần làm gì?

Xé dán gì? Cách xé ra sao? Bôi hồ vào mặt nào của giấy? Bôi hồ như thế nào? Lựa chọn màu để tô màu bức tranh như thế nào? Nặn những gì? Nặn các loại rau, củ như thế nào? Vẽ tranh có nội  dung gì? Trong bức tranh phải cân đối bố cục ra sao? Màu sắc thể hiện như thế nào?

- Góc sách phải thực hiện những gì? Đọc sách có nội dung gì? Làm ăng bum ảnh ra sao? Chơi dôminô với nhau như thế nào?.....

- Góc thiên nhiên phải thực hiện  những gì? Chăm sóc cây quả ntn?...

- Góc âm nhạc cho hát những bài hát theo chủ đề.

- Biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc   chơi.  - Bây giờ con nào thích chơi ở góc học tập, góc phân vai, góc tạo hình, góc khám phá khoa học.... thì c/c về nhóm chơi và cùng thỏa thuận vai chơi (nếu trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận được vai chơi cô đến và giúp trẻ thỏa thuận

2/ Qúa trình chơi:

- Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống  và chú ý những góc chơi chính ..... giúp trẻ liên kết các nhóm chơi, gợi ý, mở rộng chủ đề chơi; đổi vai chơi khi hết hứng thú ....

- Khen động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt, thể hiện vai chơi giống thật

- Cô cần chú ý hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở  trẻ chơi  đúng góc chơi và nhiệm vụ của từng góc chơi đúng với yêu cầu đề ra cho buổi chơi

3/ Nhận xét :

- Cô đi đến các nhóm chơi để nhận xét các góc chơi (hoặc tập trung trẻ lại để nhận xét vai chơi)

- Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của mình, của nhóm bạn. Cho trẻ cất đồ chơi

- Khen, động viên trẻ, hỏi ý tưởng chơi lần sau.

Góc chơi xây dựng

 

y dựng vườn rau của bé.

 - Vật liệu xây dựng.

- Gạch, sỏi,hàng rào, một số loại rau ăn lá, củ... ( súp lơ, bắp cải,cà rốt,...)

- các loại mô hình đồ chơi khối lắp ráp.

-Một số loại rau nhựa...

- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để thực hiện thành công ý định của mình.

- Biết nhận xét sản phẩm của mình.

Góc tạo hình

 

Vẽ, xé, dán , nặn các loại rau….

- Rau, lá cành khô,giấy màu, giấy trắng, bút màu, đất nặn.

Tranh vẽ để trẻ tô màu

- Trẻ biết cắt, xé dán, tô màu các loại rau, các loại củ…

 

Góc học tập – sách

- Làm ăng bum ảnh về các loại rau, củ...

- Phát triển ngôn ngữ, xây dựng vốn từ mới

- Hứng thú xem tranh  .

- Tập hợp các loại sách,tranh, ảnh các cỡ, các khổ và được đánh dấu từng loại.

- Vở “ bé tập tô, đô mi nô, chữ số,lô tô...

 

- Cung cấp và mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về một số rau, củ...

- Phát triển ngôn ngữ , xây dựng vốn từ mới...Biết giữ sách và TC cùng bạn.

Góc Khám phá khoa học:

 

- Gieo hạt

- quan sát và ghi lại quá trình phát triển của các loại rau.

- Làm thí nghiệm theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của rau.

- Chọn một góc đủ rộng ngoài hiên, sân , vườn để hộp để gieo hạt rau

-  Một số cây xanh, hạt hoa , hạt rau để trồng hoặc trẻ biết tạo vườn.

-  Cát , nước, đất…

- giấy để trẻ gấp thuyền…

- Trẻ nắm được quá trình phát triển của rau từ hạt.

- Phát triển óc quan sát, khả năng trả lời và đặt câu hỏi. 

Góc âm nhạc

Bé làm ca sĩ

- Hát lại hoặc biẽu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề thực vật, chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt âm thanh khác nhau.

- Máy hát, dụng cụ âm nhạc, trang phục.

**********************************

                                                                         Thứ 2 ngày 07 tháng 01 năm 2013

                                                .

HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

KPKH

ĐỀ TÀI: BÉ VỚI CÁC LOẠI RAU.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết tên các loại hoa, biết rõ các đặc điểm đặc trưng của một số loại rau quen thuộc và ý nghĩa của việc trồng rau để làm thực phẩm. 

- Trẻ biết trả lời trọn vẹn câu hỏi của cô. Tập cho trẻ khả năng phân tích so sánh.Ghi nhớ có chủ định.

- Rèn kỹ năng vệ sinh khi ăn và cách chăm sóc bảo quản các loại rau, củ.

- Giáo dục trẻ  biết chăm sóc , bảo quản các loại rau.

II. CHUẨN BỊ:

- Một số tranh ảnh về  một số loại rau.

- Một số loại rau quen thuộc như: rau bắp cải,rau súp lơ, rau ngót, rau cải trắng, củ cà rốt, rau đay ...

- Thẻ từ tên các loại rau.

- Đĩa hình các loại rau, tranh ảnh, (màn hình tv)....

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

*HOẠT ĐỘNG 1:

-Cả lớp hát cùng cô bài “ Bầu và bí”

-Trò chuyện về một số loại rau.

-Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về các  loại rau trên tranh (hoặc màn hình),cô yêu cầu trẻ quan sát gọi tên các loại rau , hôm nay cô cùng cả lớp tìm hiểu về các loại rau này nhé!

*HOẠT ĐỘNG 2:

-Cô đã đi chợ mua về một số loại rau để về cho chúng ta ăn  đấy, các con chú ý lắng nghe cô đọc câu đố về loại rau gì nhé?

-Cô đọc câu đố về một số loại rau như : súp lơ,ủau ngót, rau cải, cà rốt….., khi trẻ đoán xong tên rau nào thì cô lần lượt cho trẻ xem loại rau đó trên tranh (hoặc màn hình). Cô cho trẻ tìm hiểu về màu sắc, lá nhẵn, xanh, xoắn, tròn… như thế nào , cô cho trẻ nêu những đặc điểm nổi bật của một số loại rau quen thuộc . Cô cho trẻ  nói được những điểm giống và khác nhau giữa các loại rau.

Cô cho trẻ vận động  và hát bài “ Bầu và bí”.

*HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi: “ tìm lá cho rau

Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 lá rau ( cải xanh, su hào, rau ngót...) cho cả lớp vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh “tìm rau”thì ai có lá của rau nào thì chạy về đúng rau đó.

Luật chơi:ai có lá của rau nào thì chạy về đúng cây rau đó.

*Kết thúc: Đọc bài thơ “rau ngót, rau đay” rồi vào bàn tô màu tranh một số loại rau không màu.

 

Vệ sinh – Trả trẻ

*****************************

HOẠT ĐỘNG CHIỀU:   Ôn bài buổi sáng

I.MỤC ĐÍCH:

- Củng cố sự hiểu biết của trẻ về một số loại rau.

- phát triển khả năng tập trung chú ý của trẻ.

- giáo dục trẻ biết chăm sóc , cách sử dụng các loại rau.

Trẻ biết chơi một số trò chơi.

II.CHUẨN BỊ:

Một số tranh, một số câu đố về một số loại rau.

III.HƯỚNG DẪN:

Cô tập trung trẻ hát bài “Bầu và bí”

Cô dẫn dắt giới thiệu một số tranh về các loại rau, cô đọc câu đố yêu cầu trẻ đoán  tên loại rau đó và nêu lên một số đặc điểm đặc trưng của loại rau mà trẻ đoán đúng tên.

Sau đó cô chia trẻ thành 2 tổ chơi trò chơi thi đua chọn quả theo đúng yêu cầu của cô để cắm vào lẵng rau. Tổ nào chọn đúng , được nhiều thì tổ đó thắng.

 

- Vệ sinh  - Nêu gương - trả trẻ.

 ***************************************

ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:

1.Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................

2.Những thay đổi cần thiết :

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt :

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

nguon VI OLET