Ngày soạn: Ngày giảng:

TIẾT - CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (2 tiết)

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC
- Nêu được khái niệm bản chất của quá trình tiêu hóa.
- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ĐV có túi tiêu hóa và ĐV có ống tiêu hóa.
- Phân biệt đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.
B. MỤC TIÊU DẠY HỌC
I. Phát triển năng lực:
1. Năng lực sinh học
1.1 Nhận thức sinh học (ký hiệu: SH1)
- Nêu được khái niệm bản chất của quá trình tiêu hóa.
- Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ĐV có túi tiêu hóa và ĐV có ống tiêu hóa.
- Phân biệt đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.
1.2 Tìm hiểu thế giới sống (ký hiệu: SH2)
- Quan sát tiêu hóa ở động vật ngoài thực tế hoặc xem phim, ảnh .
1.3 Vận dụng kiến thức (ký hiệu: SH3)
Biết cách bảo vệ sức khỏe liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Biết cách chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng động vật hợp lí.
2. Năng lực chung
- Năng lực quan sát: Quan sát các hình SGK và rút ra kiến thức về quá trình tiêu hóa ở các nhóm thực vật
- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, rèn luyện ngôn ngữ nói và cách diễn đạt.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Biết cách bảo vệ sức khỏe liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Biết cách chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng động vật hợp lí.
II. Phẩm chất hướng tới:
- Chăm chỉ: tìm tòi, sáng tạo và sáng tạo trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường.
- Tính trung thực: trung thực trong quá trình học tập.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Phiếu học tập; Chuẩn bị các phương tiện để trình chiếu kênh hình.
2. Học sinh:
- Đọc sgk bài 15 để trả lời các câu hỏi: Quan sát hình 15.1 để trả lời lệnh SGK mục II, 15.2 để trả lời lệnh SGK mục III, 15.3, 15.4, 15.5 15.6 và bảng 15 để trả lời lệnh SGK mục IV.
- Đọc sgk bài 16.
IV. Chuỗi các hoạt động học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV cho HS thảo luận theo bàn để thực hiện nhiệm vụ sau:
- Vì sao khi nhai cơm trắng một lúc sau thì có vị ngọt?
- Dùng kênh hình mề gà hoặc vịt cho học sinh quan sát và kết hợp kiến thức thực tế yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong mề thường có những hạt sỏi nhỏ có nguồn gốc từ đâu? những hạt sỏi nhỏ có tác dụng gì?

Tại sao răng của thú ăn thịt rất dài và nhọn?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại kiến thức cũ, thảo luận để trả lời.
- HS quan sát, thảo luận và đưa ra nhận xét.










- HS nhớ lại kiến thức thực tế, thảo luận để trả lời.







2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo
nguon VI OLET