(SỐ LƯỢNG TIẾT DO KẾ HOẠCH TỰ XÂY DỰNG TỪNG TRƯỜNG)

CHỦ ĐỀ HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 6 THEO CV3280 NĂM 2020

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: VĂN BẢN TỰ SỰ
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ .
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ .
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản - làm văn trong học kì I.
- Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn trong nhà trường. Qua các hoạt động học tập, học sinh biết thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. Biết bày tỏ suy nghĩ, hành động của bản thân một cách cụ thể và thiết thực.
- Tích hợp kiến thức đọc hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.
- Các văn bản truyện truyền thuyết được sử dụng trong hoạt động đọc hiểu sẽ trở thành nguồn ngữ liệu để hướng dẫn HS tiếp thu các tri thức cơ bản về tiếng Việt và cách sử dụng tiếng Việt, cách tạo lập các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
B. THỜI GIAN DỰ KIẾN :
Tuần
Tiết
Bài dạy
Ghi chú

2
5
- Những vấn đề chung về chủ đề
- Thánh Gióng



6




7-8
- Sơn Tinh, Thủy Tinh


3
9-10
-Tìm hiểu chung về văn tự sự



11
-Sự việc và nhân vật trong văn tự sự



12
- Luyện tập - Tồng kết chủ đề- Kiểm tra đánh giá


C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:
I. MỤC TIÊU CHUNG
- Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung  kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề Gv không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
- Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập hàng ngày, đặt cơ sở nền móng cho quá trình học tập tiếp theo; cao hơn là có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
- Thông qua việc hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường và xã hội ngay trong cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sau này của các em;
- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức/ kỹ năng/ thái độ
1.1.Đọc- hiểu
1.1.1. Đọc hiểu nội dung: Qua chủ đề truyện truyền thuyết, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng ). Đó là những thiên truyện phản ánh hiện thực đời sống văn hoá, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên, yêu chuộng hoà bình của nhân dân.
1.1.2. Đọc hiểu hình thức: Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội (Sơn Tinh, Thủy Tính; ); tinh thần yêu nước và khát vọng hòa
nguon VI OLET