Hoạt động giáo dục Mĩ thuật                                                                                                                                   Lớp 5 

 

CHỦ ĐỀ: VẼ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH KHỐI

QTMT: VẼ BIỂU CẢM; VẼ CÙNG NHAU

 

Ngày soạn: 15/8/2015     Ngày dạy: 31/8; 14/9/2015

 

MỤC TIÊU CHUNG

 

- Hs hiểu hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ của vật mẫu có dạng khối hộp và khối cầu, hình trụ và hình cầu.

- Hs biết cách vẽ vật mẫu có dạng khối hộp và khối cầu, hình trụ và hình cầu. Vẽ được hình theo mẫu có 2 vật dạng hình khối đơn giản bằng độ đậm nhạt đen trắng và màu.

- Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích và cảm nhận riêng.

- Hs phát triển khả năng diễn đạt khi giao tiếp, đánh giá kết quả học tập.

 

 

TIẾT 1: GIỚI THIỆU ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH KHỐI TRỤ, KHỐI CẦU

QUY TRÌNH: VẼ BIỂU CẢM

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ của vật mẫu có dạng khối hộp và khối cầu, hình trụ và hình cầu.

- Biết cách vẽ vật mẫu có dạng khối hộp và khối cầu theo quy trình biểu cảm.

- Phát triển khả năng sáng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

 Gv: Tranh, ảnh các đồ vật, giấy A0, A3, A4, …

 Hs: Màu, giấy vẽ, viết chì…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định: CTHĐTQ lên giới thiệu lớp. Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát vui.

2. Kiểm tra: PCTHĐTQ tổ chức kiểm tra dụng cụ học tập của các bạn.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài: Gv nêu tên chủ đề ghi bảng. Tiết 1: Giới thiệu đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu - Quy trình: Vẽ biểu cảm

- Nêu mục tiêu bài học:

 

TL

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

10/

Hoạt động cơ bản:

 

* Giới thiệu và gợi ý về chủ đề:

- Tổ chức chơi trò chơi: “Tìm đồ vật”

=> Gv nhận xét chung.

- Giới thiệu một số đồ vật có dạng khối hộp và khối cầu của gv và các nhóm (đồ vật để trên bàn) để hs quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Phát phiếu thảo luận cho các nhóm.

* Câu hỏi thảo luận:

- Hãy kể một số đồ vật trong nhóm?

- Nêu hình dáng, màu sắc của đồ vật trong

 nhóm?

- Nêu bộ phận các đồ vật trong nhóm?

- Những đồ vật nào có dạng khối hộp và khối cầu, hình trụ và hình cầu?

- Đồ vật đem lại lợi ích gì cho chúng ta?

- Ở lớp chúng ta những đồ vật nào có dạng khối hộp và khối cầu?

- Bao quát lớp hướng dẫn hs thảo luận.

- Yêu cầu từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (hoặc gv nhận xét tại nhóm).

=> Gv nhận xét, biểu dương chốt lại.

 * Hướng dẫn cách thực hiện:

- Nhìn mẫu uớc lượng tỉ lệ -> Quan sát và vẽ không nhìn giấy. Yêu cầu hs vẽ tập trung trong vòng 10 đến 12 phút mắt nhìn tay vẽ cố gắng không nhìn vào giấy và đưa nét vẽ liền mạch. Mỗi em vẽ từ 2 đến 3 tờ với một mẫu.

- Cho học sinh tham khảo một số bài vẽ biểu cảm.

 

 

Chơi trò chơi

Lắng nghe

Quan sát các vật mẫu, bài vẽ và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

Trả lời

Trả lời

 

Trả lời

Trả lời

 

Trả lời

Trả lời

 

 

Thực hiện theo sự gợi ý, định hướng của giáo viên

Lắng nghe

 

 

 

25/

Hoạt động thực hành:

 

- Gợi ý hướng dẫn hs vẽ theo các bước đã chỉ dẫn; Động viên, khuyến khích học sinh hoàn thành bài vẽ.

- Trong khi học sinh thực hành giáo viên cần bao quát, nắm tình hình làm việc của các em đặc biệt cần quan tâm hỗ trợ những em chưa làm xong.

* Nhận xét, đánh giá:

- Cho hs trình bày các sản phẩm đã vẽ được lên bảng và tự NXĐG bài theo các yêu cầu của giáo viên;

- Nêu yêu cầu nhận xét sản phẩm.

- Yêu cầu học sinh cùng nhau chia sẻ những nhận xét, đánh giá sản phẩm lẫn nhau.

- Nêu cảm nhận của mình về bức tranh đã chọn.

- Nhận xét chung khen ngợi, động viên hs.

 

Thực hiện bài vẽ theo yêu cầu của giáo viên (cá nhân hoặc theo nhóm)

 

 

 

 

 

 

Trình bày sản phẩm; Tự nhận xét đánh giá bài theo các yêu cầu của giáo viên.

 

TIẾT 2: VẼ KHỐI HỘP, KHỐI CẦU

QUY TRÌNH: VẼ BIỂU CẢM

 

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ của vật mẫu có dạng khối hộp và khối cầu.

- Biết cách vẽ vật mẫu có dạng khối hộp và khối cầu theo quy trình biểu cảm.

- Phát triển khả năng sáng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

 Gv: Tranh, ảnh các đồ vật, giấy A0, A3, A4, …

 Hs: Màu, giấy vẽ, viết chì…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định: Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát vui.

2. Kiểm tra:  - PCTHĐTQ tổ chức kiểm tra dụng cụ học tập của các bạn.

- Hs trình bày lại cách vẽ biểu cảm của tiết học trước.

- Gv nhận xét chung khen ngợi, động viên học sinh.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài: Gv nêu tên chủ đề ghi bảng. Tiết 2: Vẽ khối hộp, khối cầu

Quy trình: Vẽ biểu cảm

- Nêu mục tiêu bài học:

 

TL

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

32/

Hoạt động thực hành:

 

+ Nêu yêu cầu bài tập. (Vẽ cá nhân)

- Yêu cầu các nhóm đặt mẫu vẽ lên bàn. Chú ý quan sát hình dáng, bộ phận, đặc điểm của đồ vật trước khi vẽ.

- Yêu cầu học sinh thực hiện 2, 3 bài vẽ cá nhân bằng chì sau đó chọn một bài mình thích nhất chỉnh sửa lại vẽ màu.

+ Treo một số tranh vẽ biểu cảm cho hs quan sát, tham khảo

+ Trong khi học sinh thực hành giáo viên bao quát lớp, nắm tình hình làm bài của các nhóm đặc biệt cần quan tâm hỗ trợ những em học sinh chưa vẽ được.

 

 

Lắng nghe yêu cầu của gv về cách làm bài.

 

Quan sát và trao đổi tìm cách vẽ

 

 

Quan sát

 

Thực hiện bài vẽ cá nhân trong nhóm.

 

 

 

 

* Nhận xét, đánh giá:

- Hướng dẫn học sinh trình bày nhận xét sản phẩm tại nhóm hoặc trước lớp.

- Nêu yêu cầu nhận xét sản phẩm: Cách vẽ

 hình, vẽ màu.

- Yêu cầu học sinh cùng nhau chia sẻ những nhận xét, đánh giá sản phẩm lẫn nhau. Nêu cảm nhận của mình về bức tranh đã chọn.

- Gv nhận xét chung khen ngợi, động viên học sinh.

=> Nhận xét tiết học.

* Dặn dò:

- Các em bảo quản những bài vừa vẽ được

- Chuẩn bị giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ để tiếp tục vẽ ở bài sau.

 

 

Trình bày sản phẩm.

 

Nhận xét bài vẽ lẫn nhau. Chọn ra

bài vẽ đẹp.

Nêu cảm nhận.

 

 

Lắng nghe. Nêu một số công việc của bản thân sẽ làm khi ở nhà.

 

 

 

TIẾT 3: SÁNG TẠO ĐỒ VẬT CÓ DẠNG KHỐI HỘP, KHỐI CẦU

QUY TRÌNH: VẼ CÙNG NHAU

 

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ của vật mẫu có dạng khối hộp và khối cầu

- Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật có dạng khối hộp, khối cầu theo ý thích và cảm nhận riêng.

II. CHUẨN BỊ:

 - Gv: Tranh, ảnh các đồ vật, giấy A0, A3, A4, …

 - Hs: Màu, giấy vẽ, viết chì…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định: CTHĐTQ lên giới thiệu lớp. Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát vui.

2. Kiểm tra: PCTHĐTQ tổ chức kiểm tra dụng cụ học tập của các bạn.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài: Gv nêu tên chủ đề ghi bảng.

Tiết 3: Sáng tạo đồ vật có dạng khối hộp, khối cầu

Quy trình: Vẽ cùng nhau

- Nêu mục tiêu bài học:

 

TL

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

32/

Hoạt động cơ bản:

 

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi bằng cách đoán tìm các đồ vật quen thuộc có dạng khối hộp, khối cầu…

=> Gv nhận xét – biểu dương

- Hướng dẫn hs làm việc theo nhóm, tập hợp hình vẽ từ tiết 1, 2 cắt, vẽ, xé dán để tạo thành tác phẩm theo chủ đề nhóm chọn như tranh tĩnh vật; cửa hàng gia dụng…

* Vẽ, cắt, dán sản phẩm:

- Gv hướng dẫn hs vẽ, cắt dán và trình bày

sản phẩm trên giấy A1.

- Cắt các sản phẩm đã hoàn thành.

- Thiết kế sản phẩm theo từng nhóm theo từng nội dung nhóm đã chọn như: Tranh tĩnh vật, cửa hàng gia dụng...

- Dán vào giấy A1, trang trí theo nội dung từng nhóm đưa ra.

=> Gv nhận xét chung.

 

Chơi trò chơi

 

 

Lắng nghe

Quan sát cách hướng dẫn của gv trao đổi tìm cách làm sáng tạo

 

 

 

Thực hành theo nhóm

 

Cắt dán, vẽ các hình

Sáng tạo của hàng theo ý thích. Đặt tên cho cửa hàng

 

Trang trí theo ý thích.

 

Lắng nghe.

22/

Hoạt động thực hành:

 

Yêu cầu hs nhắc lại các bước làm.

+ Gv yêu cầu các nhóm đặt nội dung của nhóm mình định sáng tạo là gì?

Chú ý hs hợp tác nhóm.

+ Trong khi học sinh thực hành giáo viên bao quát lớp. Đến từng nhóm hướng dẫn học sinh cách làm sản phẩm đặc biệt cần quan tâm hỗ trợ những nhóm chưa nắm rõ nội dung.

- Gợi ý hs cùng nhau chia sẻ, đóng góp ý kiến cho sản phẩm đã chọn được tốt hơn.

- Gv nhận xét chung khen ngợi, động viên.

  • Nhận xét tiết học.

 

Nhắc lại các bước làm

Thực hành theo yêu cầu của gv.

 

 

Trao đổi với nhóm hoặc giáo viên về cách làm.

 

 

 

Chia sẻ lẫn nhau trong nhóm.

 

Lắng nghe.

 

 

TIẾT 4: TRƯNG BÀY SẢN PHẨM

Quy trình: Vẽ cùng nhau

 

I. MỤC TIÊU:

 - Biết cách tổ chức trưng bày các sản phẩm.

 - Có kỹ năng giải thích, nhận xét, đánh giá sản phẩm

 - Lắng nghe và phản hồi tích cực từ phần thuyết trình của các hs khác.

II. CHUẨN BỊ:

 - Gv: Không gian trưng bày, giấy, chì màu,…

 - Hs: Sản phẩm của tiết học trước, bút chì, gôm, bút dạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định: CTHĐTQ lên giới thiệu lớp. Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát vui.

2. Kiểm tra: PCTHĐTQ tổ chức kiểm tra dụng cụ học tập của các bạn.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài: Gv nêu tên chủ đề ghi bảng. Tiết 4: Trưng bày sản phẩm

         Quy trình: Vẽ cùng nhau

- Nêu mục tiêu bài học:

 

TL

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

30/

Hoạt động thực hành:

 

* Hoàn thành sản phẩm:

- Yêu cầu các nhóm hoàn thành sản phẩm. Cần chú ý hs trong hợp tác nhóm. Trong khi hs thực hành gv bao quát lớp, đến từng nhóm hướng dẫn hs hoàn thành sản phẩm, đặc biệt cần quan tâm hỗ trợ những nhóm chưa làm xong

- Yêu cầu hs cùng nhau chia sẻ đóng góp ý kiến cho sản phẩm đã chọn được tốt hơn.

- Chuẩn bị nội dung lên thuyết trình sản phẩm.

* Trình bày sản phẩm:

- Từng nhóm sẽ trình bày sản phẩm dưới sự hướng dẫn và câu hỏi gợi ý của gv:

+ Tên của tác phẩm nhóm em là gì? (tên chủ đề mình đang học là gì?)

+ Tự giới thiệu các hình ảnh trong tác phẩm?

+ Màu sắc của tác phẩm? Hình dáng có đẹp mắt không? Có thể thay đổi không?

+ Em thích nhất hình ảnh nào trong tác phẩm của nhóm mình? Vì sao?

+ Ý kiến các nhóm khác?

* Nhận xét, đánh giá:

- Nhận xét chung tiết học và chốt lại chủ đề

 

 

Hoàn thành sản phẩm của nhóm

 

 

 

 

Chia sẻ đóng góp ý kiến

 

 

 

Trình bày sản phẩm của nhóm.

 

Trả lời

 

Trả lời

Trả lời

 

Trả lời.

 

 

 

Lắng nghe.

3/

Hoạt động ứng dụng:

 

- Hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cùng với sự giúp đỡ của người lớn như (cha, mẹ, anh, chị hoặc ông bà….) có thể làm ở gia đình và ở cộng đồng sau khi học xong bài học. Chia sẻ sản phẩm hoặc kinh nghiệm cho cha mẹ, người thân trong gia đình nghe. Đề xuất với gia đình những việc phải làm để ứng dụng nội dung bài học vào thực tế

* Dặn dò:

- Các em bảo quản những bài vẽ; sản phẩm sáng tạo được để trang trí lớp học của mình thêm đẹp… chuẩn bị trước chủ đề Màu sắc và sự đối xứng trong trang trí

 

 

Rút kinh nghiệm:

 

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

 

BGH (duyệt)

Ngày….. tháng …. năm 2015

 

 

 

 

 

 

Phạm Hải Triều

 

1

nguon VI OLET