́ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 7

 

Giáo dục lễ giáo:

+ Cháu: Bé biết VS răng miệng thường xuyên.

+ Cô: Giao tiếp với PH ân cần, hòa nhã.

* Yêu cầu: Cháu thực hiện tương đối các tiêu chuẩn về lễ giáo, đạt 80%.

* Biện pháp:

- Nhắc cháu ở mọi lúc, mọi nơi.

- Đưa vào tiêu chuẩn bé ngoan.

- Khen ngợi khi cháu có biểu hiện tốt, động viên cháu kịp thời.

Lao động vệ sinh:

+ Đi đứng, ăn mặc gọn gàng lịch sự.

* Yêu cầu: Cháu thực hiện tốt các tiêu chuẩn về lao động vệ sinh, đạt 80%

*Biện pháp:

- Cô nhắc nhở cháu thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.

- Cô nêu gương trẻ thực hiện tốt.

- Cô thường xuyên nhắc nhở trẻ, phân công cháu nhắc nhở lẫn nhau.

Đón trẻ:

* Yêu cầu:

- Trẻ có ý thức về cơ thể và các bộ phận trên cơ thể.

- Trẻ nói tròn câu.

* Biện pháp:

- Đón trẻ và trao đổi thông tin về trẻ với phụ huynh.

- Trò chuyện về hình trẻ mang đến.

- Đón trẻ và trao đổi thông tin về trẻ với phụ huynh.

- Trò chuyện về hình trẻ mang đến.

- Cho trẻ xem tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể, cách chăm sóc, bảo vệ chúng. Chơi các trò chơi ở các góc.

Thể dục sáng:   Tập kết hợp bài hát “Khoe tay

I/Mục đích- Yêu cầu:

- Cháu tập thể dục sáng cho cơ thể khỏe mạnh.

- Cháu tập tương đối động tác, vận động nhịp nhàng theo bài hát

- Giáo dục cháu có thói quen tập thể dục sáng.

II/Chuẩn bị: sân tập sạch sẽ, rộng, thoáng

                       - Cô : Nắm vững động tác

                       - Cháu : quần áo gọn gàng

III/ Tổ chức hoạt động

1, Khởi động: Cho cháu đi các kiểu chân, chạy chậm - nhanh - chậm, về hàng tập.

2, Trọng động:

- Thở1: Gà gáy (2l)

“Em có ….. nhỏ xinh”

   ĐT tay1: Tay đưa ngang gập khủy tay sau gáy.(4lx2n)

“Nghe lời …. trắng tinh”

  1

 


 

 

   ĐT bụng1: Đứng quay người sang hai bên. .(4lx2n)

 “Em có ….. nhỏ xinh”

   ĐT chân1: Tay chống hông, bước chân tới trước.(4lx2n)

“Em có ….. nhỏ xinh”

   ĐT bật1: Bật tại chỗ. .(4lx2n)

 3, Hồi tĩnh: TC ngắn.

Điểm danh

* Yêu cầu: Trẻ biết quan tâm lẫn nhau

* Biện pháp:

  - Cho trẻ phát hiện bạn vắng trong tổ, trong lớp. Nêu lý do bạn vắng ( nếu biết )

  - Cô cập nhật trẻ vắng vào sổ theo dõi nhóm lớp

HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

I. Yêu cầu chung:

- Cháu biết được tên gọi, tác dụng của các bộ phận trên cơ thể mình, nhận biết các giác quan (nhìn, sờ, nghe, ngửi, nếm…) biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể.

- Cháu biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để giao tiếp giữa các vai chơi.

- Cháu thể hiện đúng vai chơi và hứng thú chơi cùng bạn.

- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng tạo hình để tạo sản phẩm mà trẻ thích, biết thể hiện cái đẹp trong hành động vai.

- Cháu có ý thức biết giữ gìn sản phẩm, ĐDĐC lấy cất ĐC gọn gàng, đúng nơi quy định

II. Nội dung hoạt động:

 

Góc chơi

Trò chơi

Yêu cầu

 

Chuẩn bị

 

Gợi ý hoạt động

  Góc phân vai (Trọng tâm thứ năm)

- 6 cháu

- Chơi mẹ con tổ chức sinh nhật

 

 

- Cháu biết thực hiện công việc của mẹ.

- Cháu thể hiện được vai khi chơi.

- Cháu biết quan tâm đến mọi người.

 

-  1 số ĐD GĐ, bánh kẹo

 

- Mẹ chăm sóc con, tắm rửa, nấu ăn cho con.

- Nấu nướng thức ăn... con trang trí bàn tiệc chuẩn bị sinh nhật.

 

 

Góc Xây dựng  (Trọng tâm thứ hai)

 

Ghép hình bé tập thể dục. Xây nhà của bé, xếp bạn thân

- Cháu biết ghép hình bé tập thể dục.

-Cháu biết cách xây nhà.

- Cháu biết cách xếp đường về nhà bé.

- Cháu xếp được nhiều đường đi khác nhau, biết phối hợp nhau khi chơi.

Các ĐC lắp ráp, khối gỗ, hột hạt…

Các ĐC lắp ráp, mái nhà, cây xanh

 

- Cháu tự phân chia vai chơi, thỏa thuận vai chơi.

- Cháu dùng khối gỗ, sỏi, hột hạt, để xếp đường về nhà bé.

- Cháu xếp được nhiều đường có các hình dáng khác nhau.

- Trồng nhiều cây xanh ở 2 bên đường đi.

Góc học tập

( Trọng tâm thứ tư)

- HT: Chơi đô mi nô về các giác quan. Xếp khuôn mặt bé yêu

 

- Biết phân theo nhóm các giác quan

- Cháu biết xếp khuôn mặt

- Cháu biết cách chơi TC

-Đô mi nô giác quan, các hình rời về các bộ phận cơ thể, nơ, cờ.

- Cháu chơi đôminô các giác quan,

- Cháu biết phân từng nhóm hình - Tổ chức cho cháu chơi TC “bạn có gì khác”, có thể cho trẻ tự hỏi nhau .

  1

 


 

 

Góc nghê thuật

(trọng tâm thứ 3)

- Nặn vẽ cơ thể bé, làm tranh truyện “cậu bé mũi dài”

 

- Cháu biết nặn vẽ cơ thể

- Cháu biết làm tranh truyện – album về các bộ phận.

- Biết sử dụng màu sắc hợp lý.

- GD cháu biết giữ gìn sản phẩm tạo ra.

- Đất sét, viết màu, kéo, hồ, giấy màu, mẫu thiếu các chi tiết, các hình cắt sẵn.

 

- Dùng đất sét nặn hình bé.

Dán các bộ phận của cơ thể vẽ, tô màu bé còn thiếu gì. Cháu dán cho đủ các bộ phận hoặc vẽ và tô màu tranh..

- Hát múa các bài hát thuộc chủ đề.

Góc thiên nhiên(TT

thứ 6)

Xếp bé trai, bé gái bằng lá cây , hột hạt.

 

-Cháu biết tạo hình cơ thể bằng hột hạt.

- Cháu biết phối hợp cùng bạn để tạo ra sản phẩm.

Lá cây, hột hạt

 

- Cô hướng dẫn cháu xếp hình bạn, hình học từ hột hạt, dùng que vẽ trên cát.

 

*Tổ chức hoạt động:

- Cô cùng cháu hát bài “Cái mũi

- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát: C/c vừa hát bài gì? Trong bài hát nói về điều gì?

-Cô đàm thoại cùng trẻ về bạn của bé …

- Thế nên giờ chơi hôm nay chúng ta sẽ chơi với chủ đề “Cơ thể bé

- Cô giới thiệu các góc chơi: gợi ý sâu hơn góc trọng tâm.

- Giới thiệu vị trí các góc chơi.

- Phân vai chơi cho trẻ (gợi ý cho trẻ tự chọn góc chơi)

- GD trẻ không tranh giành đồ chơi, biết nhường nhịn và giúp đỡ nhau khi chơi.

- Cho trẻ về góc chơi.

- Cô chú ý góc trọng tâm: chơi cùng trẻ đồng thời bao quát các góc chơi khác để kịp thời động viên giúp đỡ trẻ chơi tốt.

- Gần hết giờ chơi, cô đi đến từng góc chơi để nhận xét, nhắc nhở cháu thu dọn đồ chơi gọn gàng (cô chú ý nhận xét tuần tự góc có nhiều đồ chơi trước để cháu thu dọn đồ chơi kịp thời)

-Chơi TCDG: lộn cầu vòng

* Kết thúc buổi chơi:

@ HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG:

I. Mục đích – yêu cầu:

- Cháu biết hàng ngày ngoan, thực hiện tốt 3 TCBN sẽ được cắm cờ. cuối tuần bạn nào có đủ 4 cờ trở lên sẽ được phiếu bé ngoan.

- Trẻ biết nhận xét và diễn đạt được những việc làm tốt hoặc chưa tốt của mình và của bạn.

- Giáo dục cháu phát huy những điều tốt, khắc phục những điều còn hạn chế.

II. Chuẩn bị:

- Cờ, bảng bé ngoan, sổ theo dõi, mũ múa, đàn.

- Trẻ ăn mặc đầu tóc gọn gàng.

III. Tổ chức hoạt động:

* Nêu gương cuối ngày:

- Cho cháu sinh hoạt, biểu diễn văn nghệ.

- Cho cháu đọc 3 TCBN.

- Cho cháu tự nhận xét mình và bạn theo từng tổ, động viên trẻ phát hiện những gương tốt.

- Cô đối chiếu với các TCBN và phát cờ cho cháu.

- Cô khen ngợi những cháu ngoan, động viên cháu chưa ngoan nagyf mai thực hiện tốt các TCBN để được căm cờ.

  1

 


 

 

* Nêu gương cuối tuần: Cô tổ chức vào giờ nêu gương thứ 6 hàng tuần.

- Cô kiểm tra số cờ trẻ đạt được, trẻ đủ 4 cờ cô dán bông hồng vào sổ.

- Cô mời từng tổ lên nhận sổ bé ngoan.

- Cô động viên trẻ không được cờ.

@TRẢ TRẺ

- Vệ sinh, dặn dò trẻ những việc cho ngày hôm sau

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ tại lớp

KẾ HOẠCH HOẠT TUẦN 7

 

Thứ 2, ngày 17 tháng 10 năm 2016

@HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

ĐỀ TÀI: Quan sát về cơ thể của bé.

- TCVĐ: Rồng rắn

- Chơi tự do

I/ Mục đích yêu cầu:

- Cháu biết các bộ phận trong cơ thể và các giác quan, biết công dụng của các giác quan.

- Cháu trả lời đúng câu hỏi của cô.

- giáo dục cháu giữ vệ sinh thân thể, các giác quan.

II/ Chuẩn bị: Hình bé trai, gái, các giác quan.

III/ Tổ chức hoạt động:

- Cô tập trung cháu định hướng giới thiệu nội dung hoạt động

- Cô cháu cùng đi dạo vừa đi vừa đọc thơ về chủ đề

- Tổ chức cho trẻ quan sát cơ thể của bé qua hình ảnh

. Cô và trẻ hát bài “Cái mũi, qua bài hát cô giới thiệu vào nội dung QS.

. mời trẻ phát biểu tự do theo sự hiểu biết của mình.

. Cô gợi ý giúp trẻ khi trẻ không diễn đạt theo ý nghĩ của mình

  + Trên cơ thể gồm có những bộ phận nào?

  + Trong cơ thể có những giác quan gì ?...

  + Gợi ý cho trẻ nói tác dụng của các giác quan.

- GD cháu cách giữ gìn các giác quan, cơ thể.

- Cô gt trò chơi: Rồng rắn

+ Cô nêu luật chơi: thầy thuốc rượt bắt đuôi rắn

+ Cách chơi: “1 cháu làm thầy thuốc ngồi 1 góc, các cháu còn lại nắm đuôi nhau. Cháu đứng đầu hàng làm đầu rắn, cháu cuối hàng làm đuôi rắn. Khi chơi con rắn đi theo đầu  rắn vừa đi vừa đọc câu thơ:

           Rồng rắn lên mây có cái cây lúc lắc có thầy thuốc ở nhà không?

          Hỏi thầy thuốc xin thuốc

          Xương cùng xẩu

          Tha hồ mà đuổi

Thầy thuốc trả lời:  Thầy thuốc ngủ

                                Thầy thuốc đi chơi

                                Hỏi thầy thuốc để làm gì?

                                Muốn xin khúc đầu

                                Muốn xin khúc giữa

                                Muốn xin khúc đuôi

Mỗi lần hỏi trả lời 1 câu là rắn lại đi, khi nào thầy thuốc xin thì đứng lại trả lời và chuẩn bị cản không cho thầy thuốc bắt đuôi rắn”.

    + Trẻ chơi, cô cùng chơi với trẻ.

  1

 


 

 

  - Chơi tự do

. Cô giới thiệu trò chơi các đồ chơi ngoài trời

. Nhắc nhở cháu trước khi chơi

. Cô bao quát khi cháu chơi

- Nhận xét và cho cháu vệ sinh chân tay

* Kết thúc hoạt động

@HOẠT ĐỘNG CHUNG:

HĐ: KPXH: Đề tài: Khám phá 5 giác quan của cơ thể

I/Mục đích – yêu cầu:

- Trẻ nhận biết được 5 giác quan qua : nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm.

- Trẻ biết được một số bộ phận quan trọng trên cơ thể: Mắt, mũi, miệng, tai, tay

- Rèn luyện kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định

- Phát triển khả năng quan sát và ngôn ngữ cho trẻ. Cung cấp từ: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.

- Giáo dục trẻ giữ gìn cơ thể sạch sẽ.

II/Chuẩn bị:

- Một số hình ảnh trên máy: Bé đang cầm, đang ngửi, đang ăn, đang xem tivi, đang nghe điện thoại vv…

- Hình ảnh : Mắt, mũi, miệng, tay, tai

- Trái cam, trái chuối, lọ nước hoa

- Ti vi...

      III/ Tổ chức hoạt động :

Hoạt động 1 “Hãy đoán tôi là ai”

Cô vừa nói và cho trẻ xem một số hình ảnh trên máy

- Tôi có thể nghe nhạc, nghe điện thoại, nghe kể chuyện

- Tôi có thể xem tivi, xem múa rối, xem truyện tranh, xem hoạt hình

- Tôi có thể ngửi hoa, ngửi dầu thơm.

- Tôi có thể ăn, hát.. 

- Tôi có thể cầm đồ chơi, cầm điện thoại, cầm phấn vẽ..

Hoạt động 2  “Bé khám phá các giác quan”

- Cô tạo tình huống cho trẻ khám phá các giác quan của mình như:

+ Bịt tai trẻ lại ->Trẻ sẽ không nghe cô đàn

+ Bịt mắt lại sẽ không thấy hình ảnh trên tivi

+ Ngửi được mùi thơm của nước hoa

+ Sờ tay và đoán được quả cam 

+ Nếm và phân biệt được vị ngọt - vị chua.

- Trong quá trình khám phá, cô cung cấp từ và cho trẻ phát âm: Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.

- Giáo dục trẻ giữ gìn các giác quan

Hoạt động 3 “Chơi Phân biệt giác quan”

 + Khi cô nói “Thính giác”  thì cháu chạy về hình lỗ tai

 + Khi cô nói “Thị giác” thì cháu chạy về hình đôi mắt

 + Khi cô nói “Khứu giác” thì cháu chạy về hình cái mũi

 + Khi cô nói “Vị giác” thì cháu chạy về hình cái miệng

 + Khi cô nói “Xúc giác” thì cháu chạy về hình bàn tay

 * Tổng hợp và giáo dục:

- Cơ thể chúng ta có 5 bộ phận quan trọng, đó là : mắt, mũi, miệng, tai, tay. Đó là 5 giác quan giúp cho ta nghe được các loại âm thanh; Nhìn thấy được mọi thứ; Ngửi được các mùi; Nếm và phân biệt  được vị ngọt hay chua hoặc đắng…; Sờ và cảm nhận được vật nóng hay lạnh vv…

  1

 


 

 

- Chúng ta phải biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ để giúp phát triển tốt các giác quan.

Kết thúc

@ HỌC NGOẠI KHÓA: Mỹ thuật

- Cô chuẩn bị bàn, ghế, bút màu cho cháu học.

- Cô tập chung các cháu học ngoại khóa.

- Cháu tiến hành học mỹ thuật theo sự HD của thầy ( cô).

- Cháu không học sẽ chơi góc, làm bài chưa hoàn chỉnh.

- Cháu thực hiện theo đúng yêu cầu của người hướng dẫn

- Cô tiếp tục rèn cho trẻ ở góc nghệ thuật.

@HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Hướng dẫn trò chơi: Tạo dáng

I/ Mục đích yêu cầu:

- Cháu nắm nội dung trò chơi

- Cháu biết cách chơi trò chơi và chơi đúng luật

- Giáo dục cháu sự tập trung chú ý.

II/ Chuẩn bị:

III/ Tổ chức hoạt động

- Cô tập trung cc đến bên cô và cho cc đọc bài vè  “vè trái cây”. Cô hỏi:

. Có mấy loại trái cây trong bài vè?

- Các loại trái cây này cung cấp cho chúng ta những chất gì?

- Ngoài các loại trái cây cc còn biết những loại thực phẩm nào nữa?.....

- Cho cháu lần lượt quan sát các nhóm thực phẩm giàu đạm, bột đường, béo…

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:

- Luật chơi: Trẻ phải đứng ngay lại khi có tín hiệu.

- Nói đúng dự định của mình (dáng đứng của mình: tượng trưng cho con gì? Cái gì trong GĐ)

- Cách chơi: Trước khi chơi, cô nêu câu hỏi gợi ý trẻ nhớ lại 1 số hình ảnh.

VD: Cháu thấy con mèo ngủ ntn?, bố lái xe máy ntn? Gà trống vỗ cánh ntn?? Cc nghĩ xem mình sẽ làm con gì và là ai? Sau đó cô cho trẻ chạy tự do trong lớp theo nhịp gõ xắc xô. Khi cô nói “tạo dáng” thì tất cả cc sẽ dừng lại tạo dáng những hình ảnh mình đã chọn, trẻ chạy khoảng 30 giây hoặc 1p’ cô ra lệnh 1 lần để trẻ tạo dáng. TC được lặp lại nhiều lần…

- Cho cc chơi thử.

- Tiến hành cho cháu chơi vài lần.

Kết thúc hoạt động.

@ GHI CHÚ

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................................

@ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

                 Tình trạng sức khỏe:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................

                 Sự an toàn trong ăn uống:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................

                 Cảm xúc, hành vi, thái độ của tre trong các hoạt động:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................

                 Những kiến thức, kỉ năng của trẻ so với yêu cầu đề ra :

  1

 


 

 

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................

                 Những vấn đề lưu ý :

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2016

@HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Đề tài:  Quan sát cây kiểng.

             - TC:  Tạo dáng

   - Chơi tự do

* Mục đích yêu cầu:

-Cháu biết tham gia hoạt động ngoài trời là trẻ được hít thở không khí trong lành, mát mẻ. Biết đặc điểm bên ngoài của cây cao kiểng, lợi ích của cây.

-Cháu tích cực tham gia hoạt động quan sát và trả lời câu hỏi của cô.

- Giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh, biết cách chăm sóc cây cảnh

* Chuẩn bị: 1 khoảng sân rộng sạch. Bóng, dây thun

* Tổ chức hoạt động:

- Cô tập trung cháu định hướng giới thiệu nội dung hoạt động:

- GD cháu không chạy nhảy xô đẩy bạn, không tranh giành ĐC, không hái hoa bứt lá…

- Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? Cô dắt cháu ra quan sát cảnh vật thiên nhiên xung quanh

trường nhé! Cô đặt câu hỏi quan sát và trò chuyện cùng trẻ .

- Bạn nào cho cô biết cây gì đây?

- Thân cây màu gì?

- Lá cây như thế nào?

- Cô giáo dục cháu giữ gìn vệ sinh trường lớp, biết chăm sóc cây cảnh, đồ chơi xung quanh trường luôn

xinh đẹp

+TCVĐ: “Tạo dáng”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cô giải thích cách chơi, luật chơi..

- Tổ chức cho cháu chơi vài lần

- Cho cháu chơi tự do, cô bao quát khi cháu chơi

* Kết thúc hoạt động

@HOẠT ĐỘNG CHUNG:

LQVT: Dạy trẻ so sánh số lượng trong phạm vi 3(t7)

I. Mục đích – yêu cầu:

- Cháu nhận biết và đếm các nhóm đối tượng có số lượng là 3.Nhận biết chữ số 3.

- Cháu thực hiện đúng các yêu cầu của cô. Biết sắp xếp tương ứng 1-1 và biết so sánh số lượng trong phạm vi 3.

- Giaùo duïc chaùu chaêm chæ, traät töï trong giôø hoïc.

II. Chuân bị:

1 Đồ dùng cô:
- 3 cây hoa, 3 cái chậu (trên màn hình tivi)
- Các thẻ số 1,2,3 , que chỉ
- 5-6 ngôi nhà đặt xung quanh lớp , trên các ngôi nhà có gắn các thẻ chấm tròn có số lượng 1,2,3 tượng trưng cho địa chỉ của cửa hàng rau.
2. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có 3 cây hoa, 3 cái chậu , các thẻ số 1,2,3 (Dưới thẻ số có chấm tròn, hoặc hình tam giác, hình vuông tương ứng) que chỉ.

III. Tổ chức hoạt động:

  1

 


 

 

* Hoạt động 1: Luyện kĩ năng đếm trong phạm vi 3 
- Ổn định tổ chức:
+ Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Mời bạn”
- Luyện đếm đến 3
- Cô và trẻ cùng đến thăm vườn cây nhà bạn Hà
+ Cô yêu cầu trẻ tìm nhóm các đối tượng có số lượng là 3, đếm và đặt thẻ số tương ứng.
* Hoạt động 2: So sánh số lượng trong phạm vi 3 
- Cô giới thiệu với trẻ gia đình nhà bạn Hà chuyển đến ngôi nhà mới, nhờ các bạn mua sắm giúp 1 số đồ dùng trang trí cho ngôi nhà của bạn.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Đồng dao về củ” và đi lấy rổ về chỗ ngồi( Để rổ trước mặt trẻ)
- Cô thao tác trên màn hình tivi cho trẻ quan sát 
- Cho trẻ lấy 2 cây hoa trồng lên trên 2 cái chậu và đếm. 
- Cô làm trên màn hình tivi cho trẻ quan sát , trẻ đếm cùng cô số hoa đặt lên số chậu.
- Cho trẻ đếm lại số hoa và số chậu.

- Số hoa và số chậu như thế nào với nhau?
- Số hoa và số chậu, số nào nhiều hơn.
- Số chậu nhiều hơn số hoa là mấy? Vì sao con biết?
- Số hoa ít hơn số chậu là mấy?
- Làm thế nào để số hoa bằng số chậu?
- Nhưng để cho cái chậu nào cũng có hoa thì phải làm gì?
- Cô yêu cầu trẻ lấy thêm 1 cây hoa trồng lên trên cái chậu.
- Cô thao tác trên màn hình.
- Cô yêu cầu trẻ đếm số chậu và số hoa của trẻ. 

- Trẻ đếm cùng cô số chậu và số hoa trên màn hình tivi.

- Vậy số chậu với số hoa ntn với nhau ( bằng nhau và bằng mấy)?

-Cho trẻ tìm thẻ chữ số để bên cạnh. Cô đưa thẻ số 3 và nói khái quát lại:

-Thế 3 chậu hoa bớt 2 chậu hoa còn mấy chậu hoa?( cho trẻ lấy bớt châu hoa và đếm)

-Một chậu hoa thêm 2 chậu hoa thì có mấy chậu hoa? ( cho trẻ lấy thêm châu hoa và đếm)

- Cô yc trẻ tìm xung quanh lớp các cửa hàng có ít hơn 3 cây rau...

* Hoạt động 3: Thực hành

- Cô hướng dẫn bài tập trong sách. Giáo dục trẻ khi về bàn, tư thế ngồi, cầm bút, …

-         cho cháu đọc to bài thơ: “Tay ngoan” di chuyển ra bàn

-         Cô bao quát, động viên khuyến  khích trẻ yếu.

-Cô mời 1 số bạn thực hiện tốt cho cả lớp xem và nhận xét.

* Kết thúc hoạt động.

TDGH : Đề tài : Trườn sấp theo hướng thẳng 5-8m kết hợp chui qua cổng

I/ Mục đích yêu cầu:

-Cháu biết cách trườn sấp theo hướng thẳng chui qua cổng.

-Rèn luyện sự nhịp nhàng của tay và chân.

-Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật, nhanh nhẹn khéo léo.

II/Chuẩn bị: Sân rộng, sạch, 2 cổng chui

III/Hướng dẫn:

1/. Khởi động:

Đi vòng tròn các kiểu chân, đi nhón gót, đi thường, đi gót chân, đi thường, đi mép chân, đi thường, chạy chậm nhanh chậm, đi thường về 3 hàng dọc, chuyển hàng ngang.

2/. Trọng động:

a/. Bài tập phát triển chung:

- Thở1: Gà gáy (2l)

   ĐT tay 2: Tay đưa ngang gập khủy tay sau gáy.(4lx4n)

  1

 


 

 

   ĐT bụng1: Đứng quay người sang hai bên. .(2lx4n)

   ĐT chân1: Ngồi khuỵu gối, lưng thẳng. .(4lx4n)

   ĐT bật1: Bật tại chỗ. .(2lx4n)

b/. Vận động cơ bản:

- Cô giới thiệu bài tập: “Trườn sấp theo hướng thẳng 6 – 8m, kết hợp chui qua cổng

- Cô làm mẫu 1 lần kết hợp với giải thích: TTCB: nằm sấp khi trườn phối hợp chân (trái co lên để lái đà trườn) tay (phải vướn bám lên phía trước để đưa người đưa lên phía trước) nhịp nhàng đến cổng chui qua không được đụng cổng.

- Cô làm mẫu lần 2

- Cô cho 2 trẻ làm thử

- Cho từng tổ, 1 lược 3 cháu tập ném, cô theo dõi, giúp đỡ, sửa sai

- Cho cháu khá tập lại

c/. Trò chơi vận động:

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Gieo hạt

- Cô giải thích cách chơi, luật chơi:

 Cô nói:   gieo hạt        Cháu:  ngồi xuống

           nẩy mầm                  chấp 2 tay

           cây lớn                     cháu đứng lên

           1 nụ                          tay trái đưa ra chụm các ngón tay

           2 nụ                          tay phải đưa ra chụm các ngón tay

           1 bông                      các ngón tay trái xòe ra

           2 bông                      các ngón tay phải xòe ra

           nở ra                        chụm 2 tay đưa lên mũi ngữi,

                                            tung 2 tay ra 2 bên nói thơm quá                                                     

- Cháu chơi 2, 3 lần. cô chú ý nhắc nhở trẻ chơi đúng các chơi.

3/. Hồi tỉnh: đi quanh sân, hít thở nhẹ nhàng.

@ HỌC NGOẠI KHÓA: Thể dục nhịp điệu

- Cô chuẩn bị khu vực cháu học.

- Cô tập chung các cháu học ngoại khóa.

- Cháu tiến hành học thể dục nhịp điệu theo sự HD của thầy ( cô).

- Cháu không học sẽ chơi góc, làm bài chưa hoàn chỉnh.

- Cháu thực hiện theo đúng yêu cầu của người hướng dẫn

- Cô tiếp tục rèn cho trẻ ở góc nghệ thuật.

@HOẠT ĐỘNG CHIỀU

TTVS : Lau mặt

I/ Mục đích-yêu cầu :

- Cháu  nhớ thao tác“ Lau mặt” theo gợi ý của cô.

- Cháu thực hiện thao tác theo sự hướng dẫn của cô.

- GD trẻ có thói quen giữ vệ sinh  sạch sẽ.

II/  Chuẩn bị: địa điểm sạch sẽ, giá treo khăn, xô đựng khăn

III/ Tổ chức hoạt động :

-Cô tập trung trẻ hát bài “rửa mặt như mèo”

-Đàm thoại về bài hát.

  + Tại sao bạn nhỏ lại bị lêu lêu rửa mặt như mèo?

  + Khi lau mặt các con dùng gì để lau?

-Cô giáo dục cháu ý thức phục vụ bản thân.

-Giới thiệu thao tác lau mặt khi có mồ hôi

  1

 


 

 

-Cô giải thích và thực hành: trẻ trãi khăn lên 2 lòng bàn tay, 2 ngón tay cái cô giữ ở 2 mép khăn. Cô lau phía bên trái từ trán xuống má xuống cằm. sau đó cô gấp khăn lại lau mũi lau miệng. tiếp tục gấp khăn lần nữa cô lau bên phải từ gáy xuống cổ và bên trái từ gáy xuống cổ.

-Cô làm các cháu mô phỏng theo cô thao tác lau mặt.

-Cho cháu thực hành cô theo dỏi hướng dẫn thêm.

-Giáo dục trẻ khi vui chơi hay làm việc gì mà đổ mồ hôi phải dùng khăn lau mặt như cô đã hướng dẫn để giúp cơ thể khỏe mạnh .

-Kết thúc hoạt động.

@ GHI CHÚ

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................................

@ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

                 Tình trạng sức khỏe:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................

                 Sự an toàn trong ăn uống:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................

                 Cảm xúc, hành vi, thái độ của tre trong các hoạt động:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................

                 Những kiến thức, kỉ năng của trẻ so với yêu cầu đề ra :

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................

                 Những vấn đề lưu ý :

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Thứ tư, ngày 19 tháng 10 năm 2016

@HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Đề tài: - Lắng nghe và biết phân biệt một số âm thanh khác nhau .

             - TC:Rồng rắn

            -  Chơi tự do

I/ Mục đích yêu cầu:

-Cháu biết tham gia hoạt động ngoài trời là trẻ được hít thở không khí trong lành, mát mẻ. Biết phân biệt một số âm thanh khác nhau “ nước chảy, gió , mưa, tiếng kêu của các con vật’”

-Cháu tích cực tham gia hoạt động quan sát và trả lời câu hỏi của cô.

-Giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh, biết yêu quý chăm sóc vật nuôi .

II/ Chuẩn bị:

- Sân bãi rộng, thống mát.

III/ Tổ chức hoạt động:

- Cô tập trung cháu định hướng giới thiệu nội dung hoạt động:

- GD cháu không chạy nhảy xô đẩy bạn, không tranh giành ĐC, không hái hoa bứt lá…

- Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? Cô dắt cháu ra quan sát cảnh vật thiên nhiên xung quanh trường nhé! Cô và trẻ cùng chơi trò “trời mưa”

-Đàm thoại về trò chơi

- Bạn nào cho cô biết tiếng mưa như thế nào?

- Tiếng gió như thế nào?

- Ở nhà các con có nuôi con vật gì?

- Con chó kêu như thế nào?

  1

 


 

 

- Con mèo kêu ra sao?

- Giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh, biết yêu quý chăm sóc vật nuôi

+TCVĐ: “rồng rắn”

- Cô giới thiệu tên trò chơi, cô giải thích cách chơi, luật chơi..

- Tổ chức cho cháu chơi vài lần

+ Chơi tự do:  

- giới thiệu đồ chơi, trò chơi ngoài trời.

- GD cháu trước khi chơi.

- bao quát cháu khi chơi.

+ Nhận xét: Cô tập trung cháu lại nhận xét và cho cháu vệ sinh chân tay.

@HOẠT ĐỘNG CHUNG

LQVH : Câu bé mũi dài

I/ Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nắm được nội dung câu chuyện, các nhân vật trong câu chuyện.

- Trả lời tốt các câu hỏi của cô đặt ra.Thông qua truyện cháu biết được tác dụng của các bộ phận trên cơ thể

- GD cháu giữ gìn vệ sinh trong ăn uống

II/Chuẩn bị : Tranh chữ to, mô hình.

III/Tổ chức hoạt động:

- Cô tập trung cc hát bài “Cái mũi”, hỏi trẻ về nội dung bài hát:

Cc vừa hát bài hát gì? -> giới thiệu câu chuyện

- Cô kể lần 1 bằng tranh chữ to.

- Chơi TC ghép tranh.

- Cô mời 2 bạn lên thi đua ghép tranh chú thỏ xem bạn nào ghép nhanh.

- Cô kể lần 2 bằng mô hình:

- Đàm thoại:

. Cô vừa kể cc nghe câu chuyện gì?

. Trong câu chuyện có những ai?

. Vì sao mũi cậu bé lại dài?

- Khi đau bụng ai đã đưa thỏ bông đến bệnh viện?

- Bác sĩ hỏi gì thỏ bông?

- Các bộ phận đã nói gì với nhau?

- Nếu cc là cậu bé có  như thế không?

- Cc phải làm gì để bảo vệ cơ thể?

- Gd cháu biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống.

+ Chơi TC “Về đúng nhà”

-Kết thúc: Hát bài “rửa mặt như mèo”.

@ HOẠT ĐỘNG CHIỀU

HĐTHNTH: Chủ đề: Bé thích gì ?       

I/ Mục đich – yêu cầu:

- Cháu biết vận dụng một số kỹ năng tạo hình: tô màu, nặn, xé dán... tạo ra sản phẩm

- Cháu làm khéo, đẹp

- GD cháu tính đoàn kết , tính kiên trì khéo léo.

Nội dung tích hợp: GDAN, LQMTXQ.

II/ Chuân bị:  - Giấy màu, tranh rỗng, bút màu, đất sét, bảng nặn, hồ dán, cát, lá cây...

III/ Tổ chức hoạt động:

- Cô cháu cùng hát “tìm bạn thân”

- Cô giới thiệu 1 số sản phẩm cô đã làm, gợi ý cháu cách làm ra sản phẩm

- Cô giới thiệu từng nhóm tạo ra sản phẩm, cô bao quát cháu khi thực hiện

  1

 

nguon VI OLET