CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
DẠY HỌC, KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN THỂ DỤC
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
MỤC TIÊU
- Biết và hiểu Cấu trúc Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN; Một số khái niệm về chuẩn KT, KN của CT GDPT, môn Thể dục
Biết và hiểu về các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực
- Thiết kế được các hoạt động của tiết dạy, biên soạn giáo án bám sát chuẩn KT, KN
Biết thực trạng KT, ĐG ở trường phổ thông, đổi mới KT, ĐG, có khả năng ra đề bám sát chuẩn KT, KN
Phát triển năng lực lập luận để bảo vệ những ý kiến đúng đắn trong khi thảo luận, tranh luận, đồng thời không bảo thủ, biết lắng nghe để sẵn sàng tiếp thu, đổi mới theo hướng tích cực, tiến bộ.
Có khả năng tổ chức triển khai tập huấn và truyền đạt nội dung lớp tập huấn của Bộ GDĐT tại địa phương.
Giới thiệu chương trình và tài liệu tập huấn Giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá
I . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỢT TẬP HUẤN
1. Giới thiệu nội dung Chuẩn KT, KN môn học
2. Hướng dẫn tổ chức dạy theo Chuẩn KT, KN của môn học qua áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy - học tích cực
3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra đánh giá theo Chuẩn KT, KN
4. Thống nhất cách soạn giáo án, phân phối chương trình
NỘI DUNG
4

PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN
1. BCV nêu vấn đề (theo hoạt động), HV tự nghiên cứu các tài liệu, sau đó thảo luận chung để đưa ra ý kiến của nhóm
2. BCV tổ chức cho HV thảo luận, trình bày theo nhóm, có thể mời cá nhân nhận xét khi cần
3. BCV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm mỗi nhóm sau một hoạt động

Lưu ý: GV chỉ nêu vấn đề, HV tự nghiên cứu, thảo luận để đưa ra sản phẩm của nhóm
Khái niệm :
Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí ( có thể gọi chung là yêu cầu hoặc tiêu chí) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt động, công việc, sản phẩm đó.
Yêu cầu của chuẩn là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh; Chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện.
A . GIỚI THIỆU VỀ CHUẨN
I . GIỚI THIỆU VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN HỌC
PHẦN THỨ NHẤT
B . NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA CHUẨN
Chuẩn phải có tính khách quan
Chuẩnphải có hiệu lực ổn định về cả phạm vi lẩn thời gian áp dụng
Đảm bảo tính khả thi
Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có tính định lượng
Đảm bảo không mâu thuẩn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan
C . CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC.
- Đối tượng được đánh giá chất lượng giáo dục chủ yếu là : Chương trình học, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, Cơ sở giáo dục, Cán bộ quản lý, Nhà giáo và học sinh.
- Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục là mức độ yêu cầu và điều kiện đối tượng cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục
- Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục là mức độ yêu cầu mà đối tượng cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chí .
Chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình GDPT
- Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức.
- Chuẩn KT,KN là căn cứ để :
a. Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá.
b. Chỉ đạo, quản lý, thanh, kiểm tra, thực hiện dạy học,KT ,ĐG, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên.
c. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng giáo dục.
d. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi, bài huấn luyện vv…
CÁC MỨC ĐỘ VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
- Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ sau đây : Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo.
II . CÁC MỨC ĐỘ VỀ KĨ NĂNG :
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi , thực hiện các động tác TDTT
Kĩ năng được xác định theo 3 mức độ :
+ Thực hiện được, thực hiện thành thạo, thực hiện sáng tạo
I . MỨC ĐỘ VỀ KIẾN THỨC :
- Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn .
CÁC MỨC ĐỘ CHUNG CẦN ĐẠT
KHỐI 6
Sau khi học xong chương trình lớp 6, Học sinh cần đạt:
a . Về kiến thức :
- Có một số hiểu biết về lợi ích tác dụng của TDTT nói chung và lợi ích tác dụng của việc tập luyện ĐHĐN, bài TD phát triển chung, chạy nhanh, chạy bền, bật nhảy, đá cầu và môn thể thao tự chọn.
- Biết cách thực hiện các trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật, bài tập phát triển thể lực, nguyên lý kĩ thuật một số môn thể thao theo quy định trong chương trình và biết một số điểm trong luật thi đấu các môn thể thao.
- Biết phương pháp tự tập và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào hoạt động chung ở trường.
b / Về kĩ năng:
- Thực hiện được các kĩ năng ĐHĐN ( các nội dung ôn tập ở cấp Tiểu học ) và bài thể dục phát triển chung ở mức độ cơ bản đúng, đều và đẹp. Riêng kĩ năng đội hình đội ngũ mới học ở lớp 6 Yêu cầu thực hiện ở mức độ cơ bản đúng, nhanh, trật tự.
- Thực hiện được một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và bài tập phát triển thể lực, chạy nhanh, chạy bền, bật nhảy, đá cầu và môn thể thao tự chọn
- Đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
c / Thái độ, hành vi :
- Có nề nếp, tác phong nhanh nhẹn, kĩ luật, giữ gìn vệ sinh chung và khi tập luyện TDTT.
- Có tin thần tự giác học tập ở trên lớp và ở nhà.
- Không uống rượu, hút thuốc và dùng các chất gây hại đến sức khỏe
- Biết ứng xử đẹp trong các tình huống khi hoạt động TDTT và sinh hoạt hàng ngày.
CÁC MỨC ĐỘ CHUNG CẦN ĐẠT
KHỐI 7
Sau khi học xong chương trình lớp 7, Học sinh cần đạt:
a . Về kiến thức :
- Có một số hiểu biết cần thiết về nguyên nhân và cách phòng tránh chấn thương, bước đầu biết cách tự kiểm tra mạch đập để theo dõi sức khỏe trong tập luyện và thi đấu TDTT nhằm đảm bảo an toàn.
- Biết cách thực hiện các động tác bổ trợ kĩ thuật , bài tập phát triển thể lực, trò chơi vận động, kĩ thuật một số môn thể thao đã học ở lớp 6 và tiếp tục học ở lớp 7,
- Biết thêm một số điều luật trong thi đấu và phương pháp tự tập luyện các môn TDTT để tham gia các hoạt động của trường và TDTT ngoại khóa.
b / Về kĩ năng:
- Thực hiện đúng, đều, đẹp các bài tập ĐHĐN đã học ở lớp 6 và cơ bản đúng, nhanh những bài tập mới học ở lớp 7 .
- Thực hiện được cơ bản đúng một số trò chơi, động tác bổ trợ kĩ thuật và bài tập phát triển thể lực, các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy nhanh, chạy bền, bật nhảy, đá cầu và môn thể thao tự chọn
- Đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
c / Thái độ, hành vi :
- Có ý thức tự giác học tập và rèn luyện môn TDTT .
- Có kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, khỏe mạnh trong hoạt động TDTT, có thói quen giữ gìn vệ sinh.
- Biết vận dụng những kiến thức ,kĩ năng đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và tự tập luyện để giữ gìn, nâng cao sức khỏe.
- Thực hiện nếp sống lành mạnh, không uống bia rượu, hút thuốc lá và dùng các chất gây hại cho cơ thể
CÁC MỨC ĐỘ CHUNG CẦN ĐẠT
KHỐI 8
Sau khi học xong chương trình lớp 8, Học sinh cần đạt:
a . Về kiến thức :
- Có một số hiểu biết cần thiết về sức nhanh và phương pháp tập luyện sức nhanh.
- Biết cách thực hiện các động tác bổ trợ kĩ thuật , bài tập phát triển thể lực, trò chơi vận động,
- Biết cách thực hiện những kĩ năng ĐHĐN cơ bản bài thể dục phát triển chung áp dụng chung cho nam và nữ tích lũy thêm sức bền và làm quen với chạy cự ly ngắn (60 m), nhảy xa “Kiểu ngồi ” , nhảy cao “kiểu Bước qua”,đá cầu . Tiếp tục luyện tập thêm kĩ , chiến thuật và luật thi đấu trong môn TTTC.
- Biết cách tự kiểm tra và theo dõi sức khỏe bằng đo mạch ( ở mức đơn giản)
b / Về kĩ năng:
- Thực hiện cơ bản đúng, đều, đẹp các bài tập ĐHĐN và bài TD phát triển chung.
- Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật nhảy cao kiểu “ Bước qua” ; ở mức cơ bản đúng kĩ thuật chạy cự li ngắn (60m) chạy bền , nhảy xa kiểu “ Ngồi”, đá cầu và môn TTTC.
- Đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
c / Thái độ, hành vi :
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập và rèn luyện môn TDTT trên lớp và ngoài giờ .
- Có kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, khỏe mạnh trong hoạt động TDTT, có thói quen giữ gìn vệ sinh.
- Có tinh thần tập thể, giúp đở bạn bè và có ứng xử đúng khi tập luyện , thi đấu TDTT
- Không uống bia rượu, hút thuốc lá và dùng các chất gây hại cho cơ thể
CÁC MỨC ĐỘ CHUNG CẦN ĐẠT
KHỐI 9
Sau khi học xong chương trình lớp 9, Học sinh cần đạt:
a . Về kiến thức :
- Có một số hiểu biết cần thiết về sức bền và phương pháp tập luyện sức bền ( theo sự hướng dẫn của Giáo viên).
- Biết cách thực hiện các động tác bổ trợ kĩ thuật , bài tập phát triển thể lực, trò chơi vận động,
- Biết cách thực hiện những kĩ năng ĐHĐN , bài thể dục phát triển chung nam riêng và nữ riêng, chạy bền, chạy cự ly ngắn, nhảy xa “Kiểu ngồi ” , nhảy cao “kiểu Bước qua”, đá cầu và môn TTTC.
- Biết một số điểm cơ bản trong luật thi đấu các môn thể thao đã học
b / Về kĩ năng:
- Thực hiện cơ bản đúng, đều, đẹp các bài tập ĐHĐN và bài TD phát triển chung.
- Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật chạy cự li ngắn (60m), chạy bền trên địa hình tự nhiên, nhảy cao kiểu“ Bước qua”, nhảy xa kiểu “ Ngồi”, đá cầu và môn TTTC.
- Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
c / Thái độ, hành vi :
- Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của Giáo viên đảm bảo an toàn trong học tập và tập luyện.
- Ứng xử đúng với bạn trong tập luyện và thi đấu .
- Tự giác học môn Thể dục và tự tập ngoài giờ .
- Không uống bia, rượu, hút thuốc lá và dùng các chất gây hại cho cơ thể .
PHẦN THỨ HAI
TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT, KN THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
Định hướng chung về đổi mới Phương pháp dạy học:
- Đổi mới cách tổ chức giờ học thể dục sao cho khoa học , phù hợp với thực tế cơ sở vật chất của nhà trường, cụ thể như là tổ chức phân nhóm, phối hợp hợp lý giữa tập đồng loạt với tập lần lượt để tăng thời gian cho học sinh tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý.
- Tăng cường vận dụng phương pháp trò chơi, thi đấu vào giờ học tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn học sinh học tập.
- Tạo điều kiện để học sinh tự quản, điều khiển và tham gia nhận xét đánh giá kết quả học tập.
- Phối hợp giữa dạy học trên lớp và các hoạt động thể thao ngoại khóa
- Tổ chức kiểm tra định kỳ sức khỏe HS vào đầu năm họcđể phân loại sức khỏe học sinh và có kế hoạch dạy và huấn luyện phù hợp
- Sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học, có thể sử dụng CNTT trong việc đổi mới PPDH
Một số phương pháp dạy học
Lý luận về phương pháp giáo dục thể chất chia thành 3 nhóm phương pháp chính đó là :
Phân tích
Giảng giải
1 . Nhóm phương pháp sử dụng lời nói Kể chuyện
Thảo luận ( đàm thoại)

2 . Nhóm phương pháp trực quan : Trực quan trực tiếp
Trực quan gián tiếp

3 . Nhóm phương pháp tập luyện : Trò chơi
Thi đấu
Đóng vai
VẬN DỤNG ĐỔI MỚI PPDH
1 . Đối với những bài tập, động tác học mới .
+ Khai thác vốn kiến thức, kĩ năng của học sinh .
+ Sử dụng tốt các phương tiện giảng dạy.
+ Làm mẫu tốt động tác .
+ Giảng giải, phân tích kĩ thuật động tác.
+ Xây dựng một số câu hỏi về bài học .
+ Tổ chức học tập tốt .
+ Nội dung dạy phù hợp .
2 . Đối với bài ôn tập :
+ Cần thay đổi thường xuyên hình thức tổ chức tập luyện, kiểm tra.
+ Tổ chức thi đấu, thi đua, trình diễn thường xuyên, tạo tình huống giúp học sinh vận dụng được những kiến thức, kĩ năng vốn có vào thực tiển
+ Với những học sinh thực hiện những động tác kĩ thuật còn sai sót Cần chú ý các động tác bổ trợ riêng biệt để nhanh chống hoàn thành động tác, bài tập .
+ Tạo điều kiện thuận lợi trong dạy học để học sinh tự nhận xét, đánh giá và trực tiếp sửa chữa những sai lầm thường mắc cho bản thân và cho bạn.
Phát triển phương pháp tự học cho học sinh
+ Tăng cường học tập thông qua hoạt động nhóm, tổ
+ Tạo điều kiện thuận lợi trong dạy học để học sinh tự nhận xét, đánh giá và trực tiếp sửa chữa những sai lầm thường mắc cho bạn
+ Sử dụng các hình thức thi đấu, thi đua, trình diễn thường xuyên, tạo tình huống giúp học sinh vận dụng được những kiến thức, kĩ năng vốn có vào tình huống cụ thể
+ Thường xuyên giao bài tập về nhà cho học sinh và kiểm tra, đánh giá kết quả tập luyện .
Một số kỹ thuật dạy học tham khảo để vận dụng
Kỹ thuật dạy học áp dụng cho việc dạy các nội dung lý thuyết, luật thi đấu và các nội dung cần thảo luận
Kỹ thuật động não
Kỹ thuật động não viết
Kỹ thuật động não không công khai
Kỹ thuật XYZ
Kỹ thuật “Bể cá”
Kỹ thuật “ Ổ bi”
Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học
Kỹ thuật tia chớp
Kỹ thuật “ 3 lần 3”
Tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT,KN
Môn Thể Dục THCS
+ Những định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Căn cứ tài liệu Chuẩn KT. KN để xác định mục tiêu và trọng tâm bài học.
- Bám Chuẩn KT,KN để thiết kế bài giảng .
- Sử dụng hợp lý và linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập phù hợp .
- Rèn luyện kỹ năng tự tập, tự đánh giá cho học sinh
- Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học hiệu quả.
- GV phải nắm rõ cấu trúc chương trình
A . Quan hệ giữa Chuẩn KT,KN – Sách Giáo Khoa và Chương trình học .
- Chuẩn KT,KN là thành phần của Chương trình .
- Chuẩn KT,KN là căn cứ để biên soạn Sách giáo viên.
- Chương trình cũ coi PPCT và SGV mang tính Pháp lệnh . Chương trình mới coi CT là Pháp lệnh, PPCT và SGV có tính hướng dẫn, tham khảo .
Mỗi địa phương cần xây dựng Chương trình và căn cứ vào Chương trình để đưa ra PPCT cho phù hợp với tình hình, đặc điểm,điều kiện của địa phương, từ đó có thể điều chỉnh bằng cách đảo các nội dung phù hợp theo tình hình địa phương, trên nguyên tắc : “ đảm bảo trình tự hợp lý của các nội dung, không cắt xén quỹ thời gian và các phần của chương trình”. Sau đó quy định áp dụng thống nhất trên toàn Tỉnh ( Thành Phố) để thống nhất trong chỉ đạo và thanh, kiểm tra.
a. Sử dụng Chuẩn KT,KN để xác định mục tiêu tiết dạy
- Xác định tiêu đề ( nội dung ) tiết dạy để đưa ra mục tiêu cần đạt trong tiết dạy
- Tiêu đề ( nội dung tiết dạy phải phù hợp với từng đối tượng học sinh
b. Lựa chọn kiến thức , kỹ năng dạy học theo chuẩn KT, KN :
+ Kiến thức :
Có thể dùng cụm từ : “ Biết cách thực hiện….” ; “ hiểu được…” hay : “ Biết tên và cách thực hiện …” .
+ Kĩ năng :
Có thể dùng cụm từ : “ Thực hiện được …” ; “Thực hiện cơ bản đúng…”
c. Nghiên cứu Sách giáo viên và tài liệu tham khảo để xác định chuẩn KT, KN
d . Vận dụng chuẩn KT, KN và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp . Thiết kế các hoạt động trong tiết dạy.
Đảm bảo tính toàn diện

Đảm bảo độ tin cậy

Đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo yêu cầu phân hóa

Đảm bảo tính hiệu quả

B . Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá.
c. Xây dựng thang điểm kiểm tra
Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu bài học, chương, nội dung để biên soạn đáp án
Bám sát mục tiêu, yêu cầu của một số bài học để xây dựng thang điểm KT hợp lý đối với từng đối rượng học sinh.
Thang điểm KT định kỳ cần thống nhất trong tổ bộ môn về tiêu chí đánh giá yêu cầu về các mức thực hiện và kĩ thuật động tác để thống nhất một mặt bằng chung trong kiểm tra
nguon VI OLET