Trường:……………………………..
Tổ:TOÁN
Ngày soạn: …../…../2021
Tiết:
Họ và tên giáo viên: ……………………………
Ngày dạy đầu tiên:……………………………..

Chương I: MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP
BÀI 1: MỆNH ĐỀ
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán – Đại số: 10
Thời gian thực hiện: ..... tiết

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến.
- Mô tả được ký hiệu phổ biến ký hiệu
- Trình bày được mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương.
- Phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến và phân biệt được điều kiện cần, điều kiện đủ, giả thiết, kết luận...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của giáo viên về mệnh đề; có thể tự cho vài ví dụ cụ thể là 1 mệnh đề và không phải là 1 mệnh đề; hợp tác giải quyết bài tập nhóm về các dạng của mệnh đề....
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: cách thiết lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề tương đương.
2.2. Năng lực toán học:
- Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
- Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
- Biết được mệnh đề đảo của mệnh đề cho trước
- Sử dụng được các kí hiệu: 
3. Phẩm chất
- Thông qua thực hiện bài học cung cấp cho học sinh kiến thức mở đầu về logic toán học. Các khái niệm về mệnh đề giúp học sinh diễn đạt các nội dung toán học thêm rõ ràng và chính xác từ đó giúp học sinh càng yêu thích môn toán
- Chăm học, chăm chỉ đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về mệnh đề, qua đó tìm hiểu các dạng khác của mệnh đề
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận thức và thực hiện nhiệm vụ làm bài tập nhóm.
- Trung thực trong làm bài tập nhóm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Các ví dụ về mệnh đề, bảng phụ
Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 2
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu:Hình thành khái niệm về mệnh đề; các phép toán trên mệnh đề.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi các kiến thức liên quan đến bài học
H : Hãy chỉ ra các câu sau, câu nào là câu khẳng định, câu khẳng định có giá trị đúng, câu khẳng định có giá trị sai.
1) Văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
2) 
3) 33 là số nguyên tố.
4) Hôm nay trời đẹp quá!
5) Chị ơi mấy giờ rồi?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Câu khẳng định
Câu khẳng định có giá trị đúng
Câu khẳng định có giá trị sai

1) Văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
1) Văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại


2) 

2) 

3) 33 là số nguyên tố

3) 33 là số nguyên tố

d) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên nêu câu hỏi bằng bảng phụ
* Thực hiện nhiệm vụ:Học sinh trình bày sản phẩm ra bảng phụ.
* Báo cáo và thảo luận: Một HS đại diện cho nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi và nêu nhận xét
* Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- Giáo viên đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
- Dẫn dắt bài mới: Bài học hôm nay liên quan đến những câu khẳng định có tính đúng hoặc sai. Vậy chúng ta hãy đi tìm hiểu.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. MỆNH ĐỀ. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
a) Mục tiêu: Hình thành và nắm vững khái niệm Mệnh đề, mệnh đề chứa biến. Phân biệt rõ hai khái niệm này và lấy được ví dụ minh họa.
b) Nội dung
nguon VI OLET