Tuần: 01
Ngày soạn: 11/8/2019.
Tiết: 01
Chương VI – MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP
Bài 1: MỆNH ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức:
*Nhận biết: Biết nhận biết câu nào là mệnh đề, mệnh đề chứa biến.
*Thông hiểu: Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến, mệnh đề kéo theo, mệnh đề tương đương, kí hiệu phổ biến (() và kí hiệu tồn tại (().
*Vận dụng: Phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và kết luận.
*Vận dụng cao: xác định được tính đúng sai của mệnh đề kéo theo và mệnh đề suy luận logic toán học.
b. Về kỹ năng
- Biết lấy ví dụ mệnh đề, phủ định một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của các mệnh đề trong những trường hợp đơn giản, nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.
- Biết sử dụng các kí hiệu và  trong các suy luận toán học, lập được mệnh đề phủ định của một mệnh đề chứa kí hiệuvà , lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước, phân biệt được giả thiết, kết luận của một định lý, xác định được điều kiện cần và điều kiện đủ của một mệnh đề.
- Lập được mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
- Chứng minh mệnh đề bằng phương pháp phản chứng.
c. Về thái độ:
- Tích cực, linh hoạt hoạt động, trả lời các câu hỏi.
- Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen, rèn luyện tư duy lôgic.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực đọc hiểu: Đọc nội dung bài học trong SGK và trả lời câu hỏi của GV
- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức về mệnh đề và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, mang internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học.
- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:Hệ thống ví dụ minh họa, các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận,…
2. Học sinh:Ôn tập kiến thức đã học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh,….(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Nêu vấn đề vào bài mới(2’)
- Mục tiêu: Dẫn dắt vào chủ đề bằng những kiến thức xoay quanh những kiến thức đã được học, các kiến thức thực tế liên quan, nhằm giúp HS tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng nhất.
- Nội dung, phương thức tổ chức:
GV: Cho hs quan sát và trả lời câu hỏi sau:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
1) Văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của Thế giới.
2) 
3) 33 là số nguyên tố.
4) Hôm nay trời đẹp quá!
5) Chị ơi mấy giờ rồi?
Vấn đề :Tìm hiểu các kiến thức về mệnh đề:
+ Thế nào là một mệnh đề? Hãy cho một ví dụ về mệnh đề
+ Hãy nêu khái niệm mệnh đề.
- Dự kiến sản phẩm:Nêu được định nghĩa mệnh đề và cho ví dụ được mệnh đề.
- Kết luận của GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào khái niệm mệnh đề.

Hoạt động của GV và HS
Kết luận của giáo viên

Kiến thức 1: (10 phút) Khái niệm mệnh đề, mệnh đề chứa biến.
* Mục đích: khắc sâu khái niệm mệnh đề và mệnh đề chứa biến.
* Đối tượng: Tất cả các đối tượng.
* Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: nắm được khái niệm mệnh đề và mệnh đề chứa biến.

GV: Văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa phi vật thể của Thế giớiđúng hay sai?
HS: đúng.
GV:<8,96.
HS: Sai
nguon VI OLET