Ngày soạn:
Ngày dạy: Lớp:
Tiết : 1
CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG
§1: PHÉP BIẾN HÌNH

I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
-Hiểu được định nghĩa về phép biến hình.
-Biết được một số thuật ngữ và kí hiệu liên quan.
2. Kĩ năng:
-Biết vận dụng định nghĩa, tính chất của phép biến hình để xác định ảnh.
3. Về thái độ:
-Hình thành thói quen: Biết quy lạ về quen
-Hình thành tính cách: Tự tìm tòi, sáng tạo trong khi học.
-Hình thành nhân cách: Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
4.Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; phân tích; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
-Năng lực chuyên biệt: Hiểu và vận dụng định nghĩa, tính chất của phép biến hình để xác định ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
Học sinh: SGK, vở ghi.
III.KẾ HOẠCH DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1. Ổn định tổ chức
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

-Kiểm diện
-Ổn định tổ chức
-Kiểm diện
-Ổn định lớp, chuẩn bị đồ dùng học tập


Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phép biến hình
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt

-GV treo hình 1.1 và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Qua M có thể kẻ được bao nhiêu đường thẳng vuông góc với d ?

+ Có bao nhiêu điểm M( ?

-GV giới thiệu các khái niệm phép biến hình, ảnh của một điểm, ảnh của một hình, …
+ Cho a > 0. Qui tắc F(M) = M( sao cho MM( = a có phải là phép biến hình không ?
-Giới thiệu khái niệm phép biến hình

+ Cho điểm M và đường thẳng d, phép xác định hình chiếu M’ của M là phép biến hình
+ Cho điểm M’ trên đường thẳng d, phép xác định điểm M để điểm M’ là hình chiếu của điểm M không phải là một phép biến hình.
-Nêu kí hiệu phép biến hình.
-Phép biến hình biến mỗi điểm M thành chính nó đgl phép biến hình đồng nhất.
/
-Chỉ có một đt duy nhất.


-Có duy nhất một điểm.




- Không.

+ HS nêu định nghĩa.
Qui tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M( của mặt phẳng đó đgl phép biến hình trong mặt phẳng.
( Nếu kí hiệu phép biến hình là F thì ta viết F(M) = M( hay M( = F(M). M( đgl ảnh của M qua phép biến hình F.
( Cho hình H. Khi đó:
H( = {M( = F(M) / M ( H}
đgl ảnh của H qua F.
( Phép biến hình biến mỗi điểm M thành chính nó đgl phép đồng nhất.












-Hiểu được định nghĩa về phép biến hình





-Biết được kí hiệu phép biến hình


Hoạt động 3: Củng cố khái niệm phép biến hình.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt

-Cho HS thực hiện hoạt động 2, trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu cách dựng điểm M’.


+ Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
+ Quy tắc trên có phải là phép biến hình hay không?
 M’ M

M’’
+ Với mỗi điểm M tùy ý ta có thể tìm được ít nhất 2 điểm M’ và M” sao cho M là trung điểm của M’M” và M’M =MM’’ = a(
+ Có vô số điểm M’

+Không, vì vi phạm tính duy nhất của ảnh.


-Biết xác định ảnh.


Hoạt động 4: Củng cố toàn bài
-Định nghĩa phép biến hình
-Xác định được ảnh của một điểm

Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh về nhà
-Xem lại bài đã học
-Đọc trước bài “ Phép tịnh tiến”

Ngày soạn:
Ngày dạy: Lớp:
Tiết : 2
§2: PHÉP TỊNH TIẾN

I. MỤC TIÊU.
1.
nguon VI OLET