TRƯỜNG THCS 2 SÔNG ĐỐC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Sông Đốc, ngày 29 tháng 11 năm 2020

“Thầy mẫu mực, sáng tạo; trò chăm ngoan, học giỏi”
Với phương châm “Chủ động - linh hoạt – trách nhiệm – hiệu quả”

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Năm học 2020–2021

Tuần 13
Tiết 13
§10.TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
- Biết vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.
- Cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy.
2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
- Có năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, hợp tác
- Nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. Tính chính xác, kiên trì.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu; sợi dây, thanh gỗ, giá đỡ cây gỗ.
2. Học sinh: Ôn tập bài cũ, SGK, thước thẳng có chia khoảng, giấy trong,bút lông.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động (3 phút)
Mục tiêu: Nhắc, nhớ lại kiến thức cũ nhằm dẫn dắt vào bài mới.
Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống(....)
a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì ........................
b)Trên tia Ox, OM= a, ON = b, mà 0 < a < b thì điểm ...... nằm giữa hai điểm ........ và .......
/
Đáp án:
Điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB
Trên tia Ox, OM= a, ON = b, mà 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
* Đặt vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh


Và hỏi: Điểm M nằm ở vị nào trên đoạn thẳng AB? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Hình thành kiến thức trung điểm của đoạn thẳng và cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng


Hoạt động 1: Trung điểm của đoạn thẳng (10phút)
Mục tiêu : Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng



GV: Quan sát hình vẽ và cho biết điểm M ở vị trí nào trên đoạn thẳng AB ?
HS: Điểm M nằm giữa hai điểm A,B và cách đều A, B
GV: Điểm M như vậy gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB 
Vậy trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì ?
HS:
GV: Trở lại câu hỏi đặt vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh và cho biết điểm M ở vị nào trên đoạn thẳng AB?
HS:Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB (hoặc điểm M là điểm chính giữa của đọan thẳng AB)
* Đặt vấn đề: Để củng cố kiến thức trung điểm của đoạn thẳng chúng ta cùng làm bài tập sau.

Bài tập 1 : Trong các hình vẽ sau, hình nào có I là trung điểm của đoạn thẳng MN ?


Cả lớp quan sát hình vẽ và trả lời.

GV chốt lại bài tập:Hình 3 điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN.
*Đặt vấn đề:Các em đã được tìm hiểu trung điểm của đoạn thẳng, vậy cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
1. Trung điểm của đoạn thẳng






*Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B (MA=MB) hay M là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.


























Hoạt động 2: Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng (20 phút)
Mục tiêu: Biết cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng



-GV:Để điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thoả mãn những điều kiện gì?
-HS trả lời.
-GV chốt lại:
M là trung điểm củađoạn thẳng AB 

*Từ cách xác định trên ta có các cách vẽ nào chúng ta sẽ tìm hiểu.
GV:Để vẽ trung điểm của đoạn thẳng ta phải vẽ đoạn thẳng vậy các em dùng dụng cụ gì để vẽ đoạn thẳng?
HS: Thước thẳng có chia khoảng
*GV cho HS quan sát cách vẽ
nguon VI OLET