GIÁO ÁN
BÀI: PHÉP TỊNH TIẾN
I. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được định nghĩa phép tịnh tiến.
- Học sinh nắm được các tính chất của phép tịnh tiến.
2. Kỹ năng:
- Học sinh nhận biết được phép tịnh tiến, tìm được phép tịnh tiến khi biết ảnh, xác định được ảnh khi biết phép tịnh tiến.
- Học sinh biết sử dụng các tính chất của phép tịnh tiến vào giải toán.
3. Thái độ:
- Học sinh tích cực, chủ động trong học tập.
- Học sinh liên hệ được sự xuất hiện của phép tịnh tiến trong cuộc sống hằng ngày để tạo nên hứng thú trong học tập.
II. Phương tiện dạy học:
- Sách giáo khoa, thước, viết, bảng, máy chiếu, phiếu bài tập,…
III. Phương pháp dạy học:
1. Thuyết trình.
2. Đàm thoại gợi mở.
3. Hỏi đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Dạy bài mới: PHÉP TỊNH TIẾN
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

Đặt vấn đề
- GV chiếu cho HS xem chuyển động của chiếc xe từ vị trí A đến vị trí B và đặt câu hỏi: Khi di chuyển một chiếc xe từ vị trí A đến vị trí B thì vị trí mới của chiếc xe thay đổi như thế nào so với vị trí ban đầu?
- GV hỏi: Việc di chuyển chiếc xe như vậy có được xem là một phép biến hình không? Quy luật của nó là gì?
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra đáp án:
 +Vị trí mới của chiếc xe cách vị trí ban đầu một đoạn AB.
 + Việc di chuyển chiếc xe như vậy là một phép biến hình. Quy luật là chiếc xe di chuyển đến vị trí mới theo hướng /và cách vị trí ban đầu một đoạn AB
- GV khẳng định phép biến hình trên là một phép tịnh tiến theo vectơ/.

- HS quan sát, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên.

- HS chú ý lắng nghe.

1. Khái niệm phép tịnh tiến 
- Khái niệm:
Phép tịnh tiến theo vectơ /là phép biến hình biến mỗi điểm M thành M’ sao cho /
Kí hiệu: Tv, trong đó v là vectơ tịnh tiến.
- Phép tịnh tiến xác định khi v xác định.
- Khi / thì phép tịnh tiến là phép đồng nhất.

- GV hỏi: Phép tịnh tiến là gì? Phép tịnh tiến xác định khi nào?

- GV nhận xét, chính xác hóa và trình bày lại định nghĩa bằng kí hiệu cho học sinh:
 + TvM=M`⟺MM`=v.
Kí hiệu: Tv trong đó v là vectơ tịnh tiến
 + Phép tịnh tiến xác định khi / xác định.
- GV hỏi: 
T0M=?
Vậy khi / thì phép tịnh tiến trở thành phép biến hình gì?
- GV nhận xét, chính xác hóa câu trả lời của học sinh:
 + T0M=M.
 + Do vậy, khi / thì phép tịnh tiến trở thành phép đồng nhất.
- GV đưa ra ví dụ 1 và hướng dẫn học sinh cách giải
+VD1:Cho hình bình hành ABCD, hãy tìm các phép tịnh tiến biến điểm A thành điểm B?
Giải: 
/
Ta có: /
Nên:
/
- GV đưa ra ví dụ 2 và gọi một học sinh lên bảng làm bài.
+VD2:Cho hai tam giác đều MPN và PQR bằng nhau. Tìm phép tịnh tiến biến 3 điểm M, P, N theo thứ tự thành 3 điểm P, Q, R.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS cách giải:
/
Ta có:
MP=PQ=NR (giả thiết).
Nên: TMPM=P
TMPP=Q
TMPN=R

Vậy phép tịnh tiến biến 3 điểm M, P, N theo thứ tự thành 3 điểm P, Q, R là phép tịnh tiến theo vectơ MP.
-
- HS suy nghĩ, rút ra định nghĩa trong sách giáo khoa.
- HS chú ý, lắng nghe và ghi chép vào vở. 

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên.

- HS lắng nghe và ghi chép vào vở.

- HS suy nghĩ và lên bảng làm bài.

- HS chú ý, lắng nghe và sửa bài vào vở.


2. Các tính chất của phép tịnh tiến.
-
nguon VI OLET