Ngày giảng: / / 2020
Tiết 12: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - HS được củng cố và khắc sâu kiến thức : Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì MA + MB = AB qua một số bài tập.
2. Kỹ năng: - HS được rèn kỹ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
- Bước đầu tập suy luận và rèn kỹ năng tính toán.
3. Thái độ: - Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, đo đạc.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học; Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Phát triển năng lực tư duy và lập luận Toán ; năng lực sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu Toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, bài soạn.
2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, bảng nhóm, bút viết bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
*Ổn định tổ chức. (1’)
6A: / ; Vắng : ............................................
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm

1. Hoạt động khởi động :(9’)
1.1 Kiểm tra bài cũ: (không)
1.2 Hoạt động khởi động:
GV: Gọi 1 hs lên bảng vẽ đoạn AB, M nằm giữa
GV: Nhìn hình vẽ và cho biết khi nào độ dài đoạn AM + MB = AB.
HS: Trả lời.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét -> KL

GV: Nếu M nằm giữa AB hãy cho biết cách tính độ dài đoạn MA; MB.
HS: Nêu cách tính.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.



2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: (20’)
Hướng dẫn làm bài tậpsố 47,48
(SGK – 121)
- Phương thức: Hoạt động cá nhân, đàm thoại, quan sát.
- Phương tiện: SGK, thước kẻ.
- Sản phẩm hs cần đạt: giải được bài tập 47,48 SGK/121
HS: 1 HS đọc đề bài.
GV: Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?
HS: Trả lời.
GV: Từ dữ kiện bài toán cho ta có điều gì?
HS: Trả lời.
GV: Từ đó nêu cách so sánh EM và MF?
HS: Trả lời.
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
HS: 1 HS lên bảng, các HS còn lại làm ra nháp và nhận xét bài bạn.
GV: Chính xác hóa kết quả và chốt lại phương pháp giải.
Bài số 48 (SGK-121)
HS: 1 HS đọc đề bài.
GV: Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?
GV : Nếu A và B là hai điểm mút của bề rộng lớp học thì đoạn thẳng AB được chia làm mấy phần ? Hãy vẽ hình mô tả?
HS: 1 HS lên bảng vẽ hình, các HS còn lại vẽ ra nháp và nhận xét bài của bạn.

GV: Chính xác hóa kết quả.
GV: Muốn tính chiều rộng của lớp học ta cần tính độ dài đoạn thẳng nào?
HS: Cần tính độ dài đoạn thẳng AB.
GV: Nêu cách tính độ dài đoạn thẳng AB?
HS: Nêu cách tính và 1 HS lên bảng tính.
GV: Chính xác hóa kết quả, uốn nắn và chỉnh sửa cách trình bày cho học sinh.
Hoạt động 2: (10’)
Hướng dẫn làm bài tập
- Phương thức: Hoạt động nhóm, đàm thoại, quan sát.
- Phương tiện: SGK, thước kẻ.
- Sản phẩm hs cần đạt: giải được bài tập giáo viên yêu cầu.
GV:Cho bài tập sau:
Trong mỗi trường hợp sau, cho biết ba điểm A ; B ; M có thẳng hàng không ?
a) AM = 3,1cm; MB = 2,9cm;AB= 6cm.
b) AM =3,1cm ;MB =2,9cm ; AB = 5cm
HS: Đọc đề bài.
GV: Nêu mối quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng?
HS: Trả lời.
GV: Từ đó muốn biết xem ba điểm A ; B ;M có thẳng hàng không ta làm thế nào?
HS: Ta chỉ cần chỉ ramột điểm trong 3 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
GV: Muốn chỉ ra một điểm nằm giữa 2 điểm ta làm thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Các em hãy hoạt động nhóm trong 5’ làm bài tập trên.
HS:+Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các
nguon VI OLET