Trường:………….
Tổ:TOÁN
Ngày soạn: //2021
Tiết:
Họ và tên giáo viên: ……………………………
Ngày dạy đầu tiên:……………………………..

CHƯƠNG II: HÀM SỐ
BÀI 1: HÀM SỐ
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán – Đại số: 10
Thời gian thực hiện: ..... tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: sau khi học bài, học sinh sẽ được ôn tập lại
- Thế nào là một hàm số, các cách cho một hàm số, tập xác định và đồ thị của hàm số. Học sinh biết và hiểu các khái niệm cơ bản về hàm số bao gồm:
Hàm số đồng biến, nghịch biến trên một khoảng, bảng biến thiên của hàm số.
Hàm số chẵn, hàm số lẻ và các tính chất về đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học: Học sinh tự ôn tập các kiến thức đã học về hàm số ở THCS; đọc bài mới trước khi đến lớp, tìm hiểu các kiến thức về hàm đồng biến, nghịch biến, hàm số chẵn, lẻ bằng cách tra cứu thông tin trên mạng…
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: học sinh biết hoạt động nhóm thảo luận cách cho hàm số từ các dữ kiện cho trước, chuyển đổi cho một hàm số bằng nhiều cách; hợp tác tìm hiểu các tính chất của một hàm số cho trước; cách vận dụng hàm số vào thực tế.
2.2. Năng lực toán học:
- Năng lực mô hình hóa toán học: thiết lập được công thức của hàm số, hoặc bảng, biểu đồ của hàm số dựa trên dữ liệu cho trước. Tìm hiểu được các tính chất của hàm số đã thiết lập từ đó đưa ra giải pháp cụ thể cho vấn đề thực tế.
- Năng lực giải quyết vấn đề: xác định được vấn đề nào có thể sử dụng hàm số để giải quyết; lựa chọn được cách sử dụng hàm số để giải quyết bài toán.
- Năng lực sử dụng công cụ phương tiện dạy học: sử dụng được máy tính cầm tay để tính giá trị của hàm số tại một điểm, kiểm tra tính đồng nghịch biến.Sử dụng phần mềm toán học vẽ bảng biến thiên, đồ thị của hàm số.
3. Phẩm chất: thông qua bài học tạo điều kiện để học sinh
- Chăm chỉ tìm hiểu tài liệu, kiến thức về hàm số, ứng dụng của hàm số trong thực tế, qua đó nhận thức được tầm quan trọng của toán học với đời sống.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động tích cực thảo luận về cách cho một hàm số, tính chất của hàm số hay ứng dụng của hàm số.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
-Phần mềm geobra: đồ thị hàm bậc nhất, bậc hai, phép lấy đối xứng qua trục Oy.
- Mỗi nhóm chuẩn bị :
Nhóm1: bảng số liệu về nhiệt độ trung bình của nước ta trong 10 năm trở lại đây.
Nhóm 2: biểu đồ mô tả diện tích rừng của nước ta từ 2012- 2020.
Nhóm 3: xác định hàm số y = ax + b, biết đồ thị hàm số đi qua các điểm (1;1) và (-3;2)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức về hàm số đã biết để giới thiệu bài mới
b) Nội dung:GV hướng dẫn, tổ chức học sinh ôn tập, tìm tòi các kiến thức liên quan bài học đã biết
H1- Nêu khái niệm hàm số đã được học ở lớp 7.
H2- Bảng, biểu đồ của nhóm 01, 02 có xác định một hàm số không? Tập xác định, tập giá trị của hàm số (nếu có) là gì?.
H3- nhận xét về đặc điểm đồ thị của hàm số khi quan sát từ trái sang phải .
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS
L1- Khái niệm hàm số đã học ở lớp 7,…
L2- Bảng, biểu đồ nêu trên cho ta một hàm số. Nêu tập xác định, tập giá trị theo ý hiểu của học sinh
L3- Hàm số y = - x + 2 , đồ thị có đặc điểm đi từ trên đi xuống khi quan sát từ trái sang phải.
d) Tổ chức thực hiện:
*) Chuyển giao nhiệm vụ : GV nêu câu hỏi
*) Thực hiện:HS hoạt động nhóm
*) Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi lần lượt 3 hs đại diện mỗi nhóm, lên bảng trình bày câu trả lời của mình
- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời
nguon VI OLET