HÌNH HỌC 10 NÂNG CAO
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG
Bài 2. PHƯƠNG TRÌNH THAM SỐ CỦA ĐƯỜNG THẲNG
Tuần/Tiết/Số tiết:
Người dạy:
Ngày soạn:
Ngày dạy:


I. MỤC TIÊU THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Sau bài học này học sinh sẽ:
1. Kiến thức
Phát biểu được khái niệm vectơ chỉ phương của đường thẳng .
Xây dựng và viết được dạng tổng quát của phương trình chính tham số và phương trình chính tắc của đường thẳng.
Nhận biết được bài toán nào sử dụng phương trình tham số bài nào sử dụng phương trình chính tắc.
2. Kỹ năng
- Xác định được vectơ chỉ phương của đường thẳng.
Viết được phương trình tham số của đường thẳng khi biết vectơ chỉ phương và một điểm đi qua.
Viết được phương trình chính tắc của đường thẳng.
Xác định được điểm thuộc đường thẳng khi biết phương trình tham số hay phương trình chính tắc của đường thẳng đó.
3. Thái độ
Sử dụng linh hoạt 2 dạng của phương trình đường thẳng để giải bài tập.
Liên hệ được nội dung phương trình tham số của đường thẳng vào việc xác định tọa độ một điểm có thuộc đường thẳng hay không trong thực tế.
- Tập trung, ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận trong tính toán.
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
4.1. Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học
+ Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
4.2. Định hướng phát triển phẩm chất
+ Có ý thức đánh giá điểm mạnh điểm yếu của bản thân, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình học nội dung phương trình tham số của đường thẳng để có kế hoặc xây dựng kế hoạch học tập cụ thể hơn.
+ Tích cực, tự giác và nghiêm túc trong quá trình học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp gợi mở vấn đáp
2. Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật KWL
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS)
1. Chuẩn bị của GV
- Đồ dùng dạy học: Giáo án, tài liệu tham khảo, thước kẻ, phiếu bài tập;…
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.
- Ôn tập kiến thức về phương trình tổng quát của đường thẳng.
- Đọc trước bài. Phương trình tham số của đường thẳng.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Cho đường thẳng . Hệ số góc của phương trình là gì? Xác định tọa độ hai điểm thuộc đường thẳng?
Đáp án: Hệ số góc là . Điểm và  thuộc đường thẳng .
3. Tiến trình bài dạy
3.1. Tìm hiểu định nghĩa vecto chỉ phương của đường thẳng
Năng lực được hình thành
Hoạt động của HS
Kiểm tra đánh giá
Học liệu, phương tiện dạy học


Hoạt động 1. TÌM HIỂU ĐỊNH NGHĨA VTCP CỦA MỘT ĐƯỜNG THẲNG
Phương pháp DH: Phương pháp thuyết trình
Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi
Mục tiêu:
- HS phát biểu được định nghĩa VTCP của một đường thẳng
- HS xác định được VTCP của một đường thẳng.
Thời gian: 15 phút

+ NL chung:
- NL tự chủ và tự học: Qua nội dung phần kiến thức về VTCP, HS nhận biết được phần kiến thức chưa hiểu rõ nên sẽ có những kế hoạch học tập phù hợp.
+ NL đặc thù:
- NL tư duy và lập luận: HS mô tả được VTCP trên mặt phẳng tọa độ và HS chỉ ra được định nghĩa VTPT và xác định được VTPT của một đường thẳng.
- NL giải quyết vấn đề: HS vận dụng các kiến thức đã học về VTCP để giải quyết bài toán.
- GV mô tả hình ảnh VTPT và VTCP, từ đó HS đưa ra nhận xét về VTCP của đường thẳng, từ đó phát biểu được định nghĩa của VTCP.

- HS vận dụng kiến thức đã học để chỉ ra có vô số vecto có giá song song với đường thẳng đã cho nên một đường thẳng có vô số VTCP.
- HS mô tả hình vẽ các VTPT, VTCP của một đường thẳng, từ đó HS mối quan hệ giữa VTPT và VTCP của một đường thẳng?
- HS tìm tòi, vận dụng
nguon VI OLET