§7: ĐƯỜNG PARABOL
I. MỤC TIÊU:
Sau khi kết thúc bài học, học sinh cần làm được:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa đường Parabol và phương trình chính tắc của Parabol;
- Phát biểu được các khái niệm: tham số tiêu, tiêu điểm, đường chuẩn của Parabol.
2. Kĩ năng:
- Từ PTCT Parabol, xác định được tiêu điểm, đường chuẩn;
- Lập được PTCT của Parabol khi biết các yếu tố xác định của nó.
3. Thái độ và tư duy:
- Phân biệt rõ các khái niệm cơ bản và vận dụng trong từng trường hợp cụ thể;
- Tư duy các vấn đề toán học một cách logic, hệ thống;
- Biết liên hệ giữa toán học và đời sống;
II. CHUẨN BỊ:
Học sinh:Dụng cụ học tập, SGK, xem trước bài ở nhà.
Giáo viên:bài giảng, dụng cụ dạy học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Khởi động:
a. Mục tiêu:
Tạo tình huống để học sinh tiếp cận với nội dung bài học.
b.Nội dung:
GV đưa ra một số hình ảnh đường Parabol trong đời sống.
c. Phương pháp và cách thức tổ chức:
*Phương pháp: Đàm thoại gợi mở
* Cách thức tổ chức:
GV đưa ra một số hình ảnh đường Parabol được ứng dụng trong đời sống















GV yêu cầu HS nhận xét các đường cong trên giống với đường nào mà ta đã học, đồ thị hàm số của đường đó có dạng gì?
HS trả lời: + Đường Parabol
+ Đồ thị hàm số: y= ax2( a ≠ 0)
GV: Ở những tiết trước, chúng ta đã được làm quen với định nghĩa và PTCT của đường Elip và Hyperbol. Vậy với đường Parabol, chúng được định nghĩa như thế nào, phương trình của nó có dạng gì ta sẽ vào bài ngày hôm nay.
d.Đánh giá:
GV đánh giá bằng cách nghe HS nhận dạng đường Parabol và nhắc lại đồ thị hàm số của Parabol.
e. Sản phẩm:
- HS nhớ lại bài cũ và hứng thú với nội dung bài mới.
2. Hình thành kiến thức:
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa đường Parabol và phương trình chính tắc của Parabol;
- Phát biểu được các khái niệm: tham số tiêu, tiêu điểm, đường chuẩn của Parabol.
b. Nội dung:
GV gợi mở, hướng dẫn học sinh phát biểu định nghĩa đường Parabol, các khái niệm liên quan và phương trình chính tắc của Parabol.
c. Phương pháp và tổ chức thực hiện:
*Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân.
* Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa đường Parabol và các khái niệm liên quan:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- (Trình chiếu) Đồ thị hàm số y = x2 và đưa ra bài toán sau:
Cho Parabol (P) là đồ thị hàm số:y = x2
Xét điểm F( 0, 1/4 ) và đường thẳng ∆ có phương trình y + 1/4 = 0. Gọi M là một điểm thay đổi trên (P) (như hình vẽ). Em có nhận xét gì về độ dài MF và khoảng cách từ M đến đường thẳng ∆?










- Yêu cầu HS làm bài toán ngược rằng:
Cho M(x,y) và MF = d(M, ∆) thì điểm M có thuộc (P) không?








- Thông qua bài toán trên để đi đến định nghĩa Parabol.

Định nghĩa:

(P) = {M | MF = d(M, ∆)},
F: cố định, ∆: cố định
- F: tiêu điểm
- ∆: đường chuẩn
- d(F, ∆): tham số tiêu
















Ví dụ 1:
Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm
F(2, -1) và đường thẳng ∆ : x- 2y+3 =0
Tìm phương trình parabol có tiêu điểm F và đường chuẩn ∆













- Trả lời:
Nếu M ∈ (P) thì M có tọa độ là (x,x2). Khi đó MF =
x
2
x
2
1
4
2

=
2
x
2−x
1
16

=
x
2
1
4
2

= | x2 + 1/
nguon VI OLET