Ngày soạn: Tiết
Chủ đề: Hàm số liên tục
A. KẾ HOẠCH CHUNG.
Phân phối thời gian
Tiến trình dạy học

Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
KT1: Giới hạn hàm số tại 1 điểm



KT2: Giới hạn hàm số tại 1 khoảng

Tiết 2

KT3: 1 số định lí cơ bản

Tiết 3
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Biết được định nghĩa hàm số liên tục tại một điểm.
- Biết được định nghĩa hàm số liên tục trên một đoạn, khoảng cũng như các định lí cơ bản.
2. Kỹ năng
- Vận dụng định nghĩa xét tính liên tục của hàm số tại một điểm.
- Xét tính liên tục của hàm số trên một khoảng, đoạn. Vận dụng định lí chứng minh sự tồn tại nghiệm của một phương trình.
3. Tư duy, thái độ:
+ Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống, quy lạ về quen, tư duy hình không gian, liên hệ được các vấn đề trong thực tế với bài học
+ Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động học tập.
+ Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn
+ Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước.
4. Năng lực phẩm chất hình thành cho học sinh
+ Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
+ Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học.
+ Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khảnăng báo cáo trước tập thể, khảnăng thuyết trình.
+ Năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ Soạn KHBH, và chuẩn bị các kiến thức liên quan, dự kiến các tình huống và cách sử lý khi lên lớp.
+ Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phấn, thước kẻ, máy chiếu...
+ Sử dụng các kĩ thuật dạy học: KT hỏi và trả lời, KT hoạt động nhóm, KT mảnh ghép
2. Học sinh:
+ Đọc trước bài. Làm BTVN, hoàn thành các yêu cầu giáo viên giao
+ Hoạt động nhóm theo yêu cầu.
+ Tích cực trong các hoạt động.
C. Tiến trình dạy học
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
+ Tạo sự chú ý cho học sinh để vào bài mới.
+ Tạo tình huống để học sinh tiếp cận với khái niệm “liên tục”.
* Nội dung, phương thức tổ chức:
+ Chuyển giao:
L1. Quan sát các hình ảnh (máy chiếu)
L2.Lớp chia thành các nhóm. Các nhóm viết câu trả lời vào bảng phụ.
H1. Theo em ở bức ảnh nào các phương tiện giao thông có thế qua lại liên tục? Bức ảnh nào giao thông bị gián đoạn hay không liên tục?
Hinh 1
/
Hình 2
/
H2. Cho hai đồ thị hàm số. Đồ thị nào được vẽ bằng một nét liền?
/

H3. Mỗi nhóm sẽ vẽ 1 đồ thị của 1 hàm số đã học có đồ thị là 1 nét liền hoặc là 1 đường không liền nét (nửa số nhóm của lớp sẽ vẽ liền, nửa còn lại vẽ không liền)
+ Thực hiện
- Các nhóm thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi H1, H2, H3. Viết kết quả vào bảng phụ.
- Giáo viên quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm không hiểu nội dung các câu hỏi, đặc biệt câu hỏi H3.
+ Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm HS treo bảng phụ viết câu trả lời cho các câu hỏi.
-HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn.
- HS đặt câu hỏi cho các nhóm bạn để hiểu hơn về câu trả lời.
- GV quan sát, lắng nghe, ghi chép.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời
nguon VI OLET