TRƯỜNG TH- THCS LÊ QUÝ ĐÔN  Giáo án toán đại số lớp 7

Tuần: 12

Ngày soạn: 09/03/2017

Ngày dạy: 25/03/2017

Tiết: 57                                            BÀI 5: ĐA THỨC

  1. MỤC TIÊU
  1. Kiến thức:

-  Học sinh biết được thế nào là đa thức

-  Nhận biết được các hạng tử trong đa thức

-  Nhận biết được bậc của đa thức

2. Kĩ năng:

     -  Học sinh lấy được ví dụ về đa thức

     -  Vận dụng được kiến thức để thu gọn đa thức

-  Biết tìm bậc của một đa thức thu gọn

     -  Biết được sự khác nhau giữa bậc của đơn thức và bậc của đa thức thu gọn

3. Thái độ:

     - Rèn luyện tính thẩm mỹ, tính chính xác và cẩn thận khi trình bày bài làm

     - Nghiêm túc nghe giảng và có tinh thần xây dựng bài.

  1. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

A: Phương pháp

  1. Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
  2. Phương pháp thuyết trình vấn đáp.
  3. Phương pháp trò chơi

B: Kỹ thuật

  1. Kỹ thuật phòng tranh
  2. Kỹ thuật động não
  3. Kỹ thuật 1 phút
  4. Kỹ thuật mảnh ghép.
  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
  1. Giáo Viên: Giáo án, sgk, thước thẳng, video clip về đa thức, bài trình chiếu
  2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung về nhà lên giấy A0, làm bài tập và xem trước bài ở nhà, làm bài tập đầy đủ.
  1. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
  1. Ổn định lớp:
  2. Kiểm tra bài cũ:

GV cho học sinh khởi động

Đề bài kiểm tra:

Câu 1: Cho hình vẽ dưới đây.

Hãy viết công thức tính diện tích các hình dưới đây theo x và y ?

 




Đáp án:                                                                 

 

  1. Vào bài mới:

Giáo viên x2; y2; diện tích các hình trên, vậy nếu thầy cộng các diện tích này lại thì ta được một công thức tính tổng diện tích các hình trên, người ta gọibiểu tức này là đa thức, vậy đa thức là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Bài 5 ĐA THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG GHI BẢNG

  1. ĐA THỨC

Gv: Dựa vào phần kiểm tra bài cũ cho biết thế nào là Đa thức?

 

Hs: Trả lời

 

Gv: Yêu cầu học sinh cho ví dụ.

 

Hs: Một hs lên bảng. Còn lại tự lấy ví dụ riêng.

Gv nhận xét

 

Gv giới thiệu mỗi đơn thức trong đa thức gọi là hạng tử.

Gv: Có bao nhiêu hạng tử trong đa thức trên?

Gv: Hỏi thêm hai ví dụ của học sinh khác.

Gv: Nhấn mạnh hạng tử có dấu âm.

Gv lưu ý cho hs cách viết đa thức, kí hiệu: A,B,C,P,Q

Gv mở vấn đề:

Có Hs hỏi thầy đơn thức có được gọi là đa thức không? Theo các em thì như thế nào? Vì sao lại như vậy?

 

Hs suy nghĩ trả lời?

các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu và biết về cộng trừ các đơn thức đồng dạng, bây giờ chúng ta sẽ vận dụng chúng vào phần 2. Thu gọn đa thức

1.ĐA THỨC

Khái niệm:

Đa thức là tổng của các đơn thức

Ví dụ: (Học sinh lấy ví dụ)

 

 

 

Chú ý: Mỗi đơn thức được coi là một đa thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.THU GỌN ĐA THỨC

Gv đưa đề bài lên màn hình chiếu.

1.Hãy cho ví dụ về đa thức chưa thu gọn.

2.Tìm các cặp hạng tử đồng dạng của đa thức đó.

3.Thu gọn các hạng tử đồng dạng của đa thức.

4.Muốn thu gọn đa thức ta làm như thế nào?

 

 

Gv treo 4 bảng nhóm học sinh đã chuẩn bị trước.

Hs di chuyển và quan sát.

 

Gv: Cử đại diện một nhóm lên trình bày bài nghiên cứu của nhóm. Một học sinh viết đa thức của nhóm mình lên bảng và thu gọn.

 

Gv:

Vậy đa thức thu gọn là đa thức như thế nào?

Hs: Đa thức thu gọn là đa thức không có các hạng tử đồng dạng.

Gv phát phiếu học tập

Hs: Một học sinh lên trình bày.

Hs tự vấn đáp và thuyết trình.

Gv quan sát và nhận xét.

 

Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu bậc của một đơn thức.

 

 

Vậy bậc của đa thức là như thế nào? Chúng ta vào phần tiếp theo.

2.THU GỌN ĐA THỨC

Khái niệm:

Đa thức thu gọn là đa thức không có các hạng tử đồng dạng

(Bài ví dụ của nhóm thuyết trình)

(Bà tập phiếu học tập)

 Cho đa thức

A= 3x2 + 6xy -8y2+4x2 – 6xy + 9y2

Hãy thực hiện thu gọn đa thức A?

Giải:

     A= 3x2 + 6xy -8y2+4x2 – 6xy + 9y2

     A = (3x2 +4x2)+(6xy – 6xy)+(-8y2 +9y2)

     A = 7x2 +y2

 

  

3.BẬC CỦA ĐA THỨC

Gv phát bong bóng cho hai đội

Mỗi đội 4 người chơi

GV nêu rõ luật chơi.

Cho học sinh chọn vị trí mình là hạng tử thứ bao nhiêu?

Nhóm nào hoàn thành trước và đúng sẽ thắng.

Gv đưa đề bài lên màn hình, học sinh nào đứng vị trí nào của hạng tử mình chọn thì phải trả lời bậc của hạng tử đó, bằng cách viết bậc lên bong bóng.

 

 

 

Gv: Cho đa thức M= x2y5 +6 x3y7 -7x2y6+1

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv: Muốn tìm bậc của đa thức trước tiên đa thức phải là đa thức như thế nào?

Hs: Đa thức đã được thu gọn.

Gv: Bậc của đa thức là gì?

 

Hs: Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

Gv nhận xét.

Gv: Yêu cầu học sinh nêu chú ý sgk

Hs: Nêu chú ý.

 

Câu 1: Quan sát màn hình cho biết đa thức A có mấy hạng tử, đó là các hạng tử nào?

A =  8x – 3x +50x2-1

Câu 2: Thu gọn đa thức

A= 8x – 3x + 50x2 – 1

Câu 3: Cho biết đa thức A có bậc là mấy.

3.BẬC CỦA ĐA THỨC

Ví dụ:

Cho đa thức M= x2y5 +6 x3y7 -7x2y6+1

Tìm bậc của đa thức M?

 

Bậc của đa thức là 10.

 

Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

 

Chú ý: (sgk)

4.Củng cố

Gv: Đưa ra 4 câu hỏi trắc nghiệm

Hs lần lượt dựa vào kiến thức bài và trả lời đúng sai, điền khuyết hoặc nối.

Câu 1: Đa thức A có mấy hạng tử

A =  8x – 3x +50x2-1

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 8

Câu 2: Thu gọn đa thức A đúng hay sai, nếu sai hãy sửa lại cho đúng.

A= 8x – 3x + 50x2 – 1

   = 50x2 - 5x -1

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 3: Cho đa thức B = 10 x3y4 +12 x2y – 5x +3

Đa thức B có bậc là bao nhiêu?

  1. 3
  2. 4
  3. 1
  4. 7

Câu 4. Hãy nối các câu ở cột A và cột B cho hoàn chỉnh

S

tt

CỘT A

Đ/A

CỘT B

1

GV: Lê Duyên Nam

nguon VI OLET