SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT GANG THÉP

/


KẾ HOẠCH DẠY HỌC
HÌNH HỌC 10

Tiết : CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC

Thái Nguyên, tháng 03 năm 2020
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Lường Thanh Nga
Họ và tên người soạn : Lê Thế Dũng
Lớp : 10A Ngày soạn:

Tiết : CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC

I. Mục tiêu : Qua bài học, học sinh cần đạt được
1. Kiến thức
+ Phát biểu được khái niệm đường tròn định hướng,đường tròn lượng giác, cung lượng giác và góc lượng giác.
+Phát biểu được khái niệm độ, radian mối quan hệ giữa chúng, Cách đổi từ độ sang radian và ngược lại.
2. Kĩ năng
- Biểu diễn được các cung lượng giác trên đường tròn lượng giác.
- Đổi số đo của cung lượng giác từ độ sang radian và ngược lại.
3. Tư duy và thái độ
- Chủ động, tích cực, tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Tư duy các vấn đề của toán học logic và có hệ thống.
- Học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn của cung và góc lượng giác.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức và kĩ năng.
- Thiết bị và đồ dùng dạy học: Phấn, thước kẻ, máy tính, máy chiếu,compa, máy tính bỏ túi.
- Học liệu: Các câu hỏi tạo vấn đề, dự kiến được các tình huống có thể xảy ra và cách sử lý, các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS khi gặp khó khăn trong quá trình thảo luận….
2. Chuẩn bị của HS
- Có đầy đủ sách, vở và đồ dung học tập ( thước, compa, máy tính bỏ túi).
- Đọc trước SGK ở nhà,
III. Tổ chức dạy học
Hoạt động khởi động
//
/
Trong thực tế, để đo chiều cao một tòa nhà, đưa ra biểu đồ thủy triều hay phát triển hệ thống định vị toàn cầu GPS, con người đã nhờ tới sự trợ giúp của một nhánh trong toán học, đó chính là lượng giác. Và lượng giác cũng là một trong những nội dung của chương trình toán phổ thông, cụ thể là chương trình đại số 11. Để chuẩn bị xây dựng các khái niệm hàm số lượng giác ở lớp 11, cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu một chương mới là chương VI: cung và góc lượng giác, công thức lượng giác.
Bài đầu tiên chúng ta tìm hiểu là bài cung và góc lượng giác. Cung và góc không phải từ ngữ mới, tuy nhiên trước đó các em chỉ được học cung và góc hình học, hôm nay chúng ta sẽ mở rộng ra khái niệm cung và góc lượng giác.

2.HĐ hình thành kiến thức mới
2.1. Đơn vị kiến thức 1 ( Đường tròn định hướng và cung định hướng)
-Mục tiêu:
+ Kiến thức: Học sinh phát biểu được khái niệm đường tròn định hướng và cung định hướng.
+ Kỹ năng: Xác định được điểm đầu,điểm cuối của 1 cung lượng giác.
+ Tư duy và thái độ: Tích cực, chủ động, sáng tạo.
+ Hình thành và phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.
-Sản phẩm: Định nghĩa đường tròn định hướng và cung định hướng
HĐTP1: Hình thành kiến thức
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Ghi chú

- Cho một đường tròn tâm O. Đường kính AA’. Và một trục số tt’ sao cho A trùng 0 trên trục số.

H1: Một em hãy cho cô biết, khi cô cuốn trục số trên đường tròn thì mỗi điểm trên đường tròn sẽ tương ứng với bao nhiêu điểm trên trục số?

H2: Ngược lại mỗi điểm trên trục số sẽ ứng với mấy điểm trên đường tròn?
Đánh giá kết quả:
- Như vậy nếu cô chọn chiều ngược chiều quay kim đồng hồ là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm thì đường tròn trên là một đường tròn định hướng.









Chuyển giao nhiệm vụ
- Các em đã biết ở trong hình học, khi cô cho một đường tròn, cô lấy 2 diểm A, B bất kỳ trên đường tròn, ta sẽ có 2 cung hình học: Cung AB lớn và cung AB nhỏ.
- Tương tự, trên đường tròn định hướng cho hai điểm A, B là hai điểm cố định bất kì. Một điểm M di động trên đường tròn định
nguon VI OLET