PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN THUYẾT MINH
I. Lí thuyết chung.
1. Khái niệm:
* Khái niệm: Là loại văn bản thông dụng, trình bày về cấu tạo, tính chất, cách dùng, lí do phát sinh, tiến trình phát triển, biến hoá….. nhắm cung cấp hiểu biết cho con người.
* Đặc trưng: Có tính khách quan, thực dụng, có khả năng cung cấp tri thức hữu ích cho con người, mang tư duy khoa học.
* Yêu cầu: Trình bày rõ ràng, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
* Ngôn ngữ: Cô động, chặt chẽ, chính xác.
2. Yêu cầu và các phương pháp thuyết minh.
a. Yêu cầu: - Tri thức:
- Phân biệt các đặc điểm.
b. Phương pháp :
- Là vấn đề quan trọng, quyết định của bài văn thuyết minh => Biết phải làm như thế nào trước, thuyết minh phần nào trước, phần nào sau.
- Nếu muốn hiểu cấu tạo sự vật thì trình bày theo quá trình hình thành từ trước đến sau.
- Nếu sự vật có nhiều phương diện thì lần lượt trình bày các phương diện cho đến hết.
* Các phương pháp thuyết minh:
- Nêu định nghĩa, giải thích: Giới thiệu tổng quát về sự vật cần thuyết minh, chỉ ra những đặc trưng của sự vật.
- Liệt kê, nêu ví dụ, số liệu: Làm vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể, dễ nắm bắt, có sức thuyết phục.
- So sánh: Nhằm tô đậm một đặc điểm, tính chất của sự vật.
- Phân tích, phân loại: Chia nhỏ đối tượng thành nhiều phần, nhiều phương diện…….
3. Cách làm bài văn thuyết minh.
* Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Xác định đối tượng cần thuyết minh.
Các đối tượng thuyết minh thường gặp :
+ Thể loại: Thơ, văn…..
+ Đồ dùng: Gia đình, học tập…
+ Cách làm: Đồ chơi, món ăn….
+ Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
+ Trình bày ở hiệu sách, ngôi trường,……
+ Sản phẩm: tập thơ, tác giả, danh nhân…..
* Bước 2: Thu thập tri thức, tư liệu về đối tượng(Y/c: Phải khách quan, chính xác)
* Bước 3: Xác định cách trình bày.
* Bước 4: Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng cần thuyết minh.
- Thân bài:Thuyết minh từng chi tiết của đối tượng: Đặc điểm, cấu tạo, công dụng…..
- Kết luận: Bày tỏ thái độ về đối tượng, nêu ý nghĩa, vị trí quan trọng của đối tượng với cuộc sống.
* Bước 5: Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
* Bước 6: Sửa bài.
4. Vai trò, vị trí của các yếu tố trong bài viết : Các yếu tố: Miêu tả, tự sự, nghị luận( bình luận), phân tích, giải thích -> các yếu tố này không thể thiếu trong văn bản thuyết minh, chiếm 1 tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lí.
Tiết 2:
5. Các dạng bài văn thuyết minh và cách làm.
5.1. Thuyết minh về một thứ đồ dùng.
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng ( Thuộc loại đồ dùng gì?).
* Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung:
- Chất liệu chế tạo.
- Đặc điểm cấu tạo : Trong
Ngoài
- Tính năng, cách sử dụng, cách bảo quản.
* Kết luận : Nêu lợi ích của đồ dùng.
VD : Thuyết minh về chiếc bóng đèn điện tròn.
Mở bài : Giới thiệu về chiếc bóng đèn điện tròn.
Thân bài :
+ Nêu cấu tạo : Bóng đèn làm bằng thuỷ tinh, ở trong có rút chân không :
Đuôi đèn làm bằng kim loại.
Cuối đèn có hai dây.
Dây tóc làm bằng fôngram.
+ Cách sử dụng : Tuổi thọ 1000 h.
Nêú dùng hiệu điện thế cao đèn sẽ cháy.
Nêú dùng hiệu điện thế thấp thì bóng đèn tuổi thọ cao.
+ Cách bảo quản : Treo đèn trên cao.
Dùng chụp để che bụi.
- Kết bài: Ý nghĩa của chiếc bóng đèn.
5.2. Thuyết minh về một thể loại, tác phẩm văn học.
5.2.1. Thể loại:
* Mở bài: Nêu định nghĩa về thể loại.
* Thân bài: Trình bày các yếu tố hình thức thể loại.
- Thơ: Vần, nhịp, luật bằng trắc…..
- Truyện: Cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện……
- Chính luận: Bố cục, luận điểm, phương pháp lập
nguon VI OLET