PHÒNG GD & ĐT QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS QUỲNH THẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THÁNG 10 - 2014
Môđun 35

Chuyên đề:
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
------------ ((((( ------------








Giáo viên : Đặng Văn Sửu



BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Môđun 35

Chuyên đề: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
------------ ((((( ------------

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Chúng ta biết Giáo dục kỹ năng sống ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội; nhất là trong nhà trường. Trong những năm gần đây, nhờ sự truyền thông của các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo nên sự quan tâm cuả mọi thành phần trong xã hội.

Mặt khác, gần đây những vấn đề có liên quan đến đối tượng là trẻ vị thành niên như: bạo lực học đường, game online, tội phạm, bỏ nhà đi bụi, tự sát, quan hệ tình dục sớm… khiến nhiều người không khỏi giật mình lo sợ. Điều này càng đặt ra một thách thức hơn nữa đối với công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Bản thân chúng ta làm nhiệm vụ giáo dục, trực tiếp giảng dạy càng đặt ra cho mỗi người giáo viên nhiều thách thức hơn. Sau đây chúng ta cùng nhau tham khảo một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở.

Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, thanh niên, học sinh đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin thiếu lành mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tình trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng. Chính vì thế, vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức WHO của Liên Hiệp Quốc (tổ chức Y tế Thế giới), UNICEF (quỹ Tương trợ Nhi đồng), UNESCO (tổ chức Giáo dục Văn hoá và Khoa học) và rất nhiều các nhà nghiên cứu đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ em có năng lực tâm lý xã hội nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Sau đây chúng ta cùng nhau tham khảo một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở.

II. NỘI DUNG

1/ Quan niệm và phân loại kỹ năng sống:
a. Quan niệm về kỹ năng sống:
* Quan niệm về kỹ năng sống (life Skille ) - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng ( Adaptive ) và tích cực ( Positive ), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.- Theo quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc( UNICEF ), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng.
* Quan niệm về Kỹ năng sống( Life Skills )
- Theo UNESCO: Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục:
+ Học để biết (Learning to know): Kỹ năng tư duy, như giãi quyết vấn đề tư duy phê phán, ra quyết định nhận thức được hiệu quả.
+ Học làm người (Learning to be): Các kỹ năng cá nhân, như ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin.
+ Học để sống với người khác( Learning to do ): Kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đạt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm. Kỹ năng sống: KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người.

* Những quan niệm nêu trên cùng chứa một nội hàm:
- Là khả năng thực hiện hoạt động hay hành động,
- Là năng lực ứng xử tích cực trước những thách thức của đời sống,
- Chỉ có được một khi được rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, biết cách lựa chọn.

* Mối quan hệ giữa kĩ năng sống và bản năng của con người (nhân chi sơ, tính bản thiện).
- Từ khi lọt lòng mẹ, con trẻ cũng đã có những mầm mống, những tiền đề của kĩ năng: nhận thức bản thân, lựa chọn, phán đoán...nhưng ở dạng bản năng, chưa có ý thức
- Trong quá trình trưởng thành, bằng tri thức và trải nghiệm của đời sống, bằng rèn luyện và tự rèn luyện
nguon VI OLET