Chuyên đề :
NÂNG CAO VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CÁ BIỆT

A. Phần mở đầu
Giáo dục đạo đức học sinh là công việc vô cùng nan giải đối với đội ngũ cán bộ giáo viên, đặc biệt là đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi lẽ, không phải lớp nào tất cả các em đều chăm ngoan, thực hiện tốt nội quy, nề nếp của trường, lớp như mong muốn của giáo viên.Tuy nhiên, nếu làm tốt điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường, đồng thời góp phần thực hiện phong trào thi đua trong nhà trường hiện nay là: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở trường, chúng tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm nói riêng vô cùng khó khăn về mọi mặt. Chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở: Do đâu mà trong lớp có những em thường hay vi phạm nội quy, nề nếp, đạo đức? Các kinh nghiệm, các biện pháp chúng tôi giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm đã thực sự hiệu quả chưa? Với tình hình chung hiện nay, phải xử trí thế nào để đạt được mục tiêu hình thành nhân cách học sinh toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ? Vì vậy, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm chúng tôi luôn tìm phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp để góp phần hạn chế những học sinh cá biệt trong lớp.
Những năm gần đây, về lý luận cũng như thực tế đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có sự nghiên cứu đầy đủ để tạo ra sự định hướng thống nhất về hình thức, biện pháp giáo dục có hiệu quả.
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường nói chung, của lớp chủ nhiệm nói riêng, nhóm chúng tôi cùng nhau thực hiện chuyên đề:“ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh cá biệt” nhằm góp phần vào việc giảm dần số lượng học sinh chưa ngoan, nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường hiện nay.
B.Phần nội dung
I. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của chuyên đề:
- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Chí Thanh.
- Các lớp thực hiện nghiên cứu chuyên đề là 12A10, 12A5, 11A5.
- Học sinh cá biệt trong chuyên đề này mà chúng tôi xác định là học sinh chưa ngoan, học sinh có những biểu hiện không tốt về đạo đức, thường xuyên vi phạm nội quy của trường, lớp…
II. Mục đích nghiên cứu chuyên đề:
Việc giáo dục nhân cách cho học sinh, đặc biệt là công tác giáo dục học sinh chưa ngoan, là việc làm không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình, mà trong đó có sự tham gia của gia đình, nhà trường, xã hội, đăc biệt là sự nỗ lực của bản thân các em.
Chúng tôi nghiên cứu chuyên đề này nhằm nâng cao nhận thức và hạn chế học sinh chưa ngoan của lớp chủ nhiệm. Qua đó, góp phần kéo giảm tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức, nội quy ở nhà trường cũng như ngoài xã hội. Đồng thời, qua nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan.
III. Cơ sở lý luận:
Giáo dục đạo đức học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan nói riêng là một quá một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng về hành vi, thói quen, đạo đức, hình thành những nét tính cách của con người mới phù hợp mục đích giáo dục.
Giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt giáo dục học sinh chưa ngoan có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. Do vậy, giáo dục học sinh chưa ngoan giữ vị trí then chốt trong nhà trường. Công tác giáo dục đạo đức tốt sẽ là cơ sở để nâng cao giáo dục toàn diện.
IV. Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề:
Nhìn chung đa số học sinh của trường đều ham học và chăm ngoan, đáp ứng được yêu cầu đào tạo. Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận học sinh chưa ngoan. Biểu hiện của sự chưa ngoan ở các em vô cùng phức tạp và đa dạng như: Văng tục,
nguon VI OLET