Chuyên đề ôn thi HSG Chữ người tử tù Nguyễn Tuân
28/02/2018 14:09

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
– Nguyễn Tuân –
PHẦN 1 : BÀI HỌC
Xuất xứ
Chữ người tử tù ban đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1938 trên tạp chí Tao đàn. Đây là một truyện ngắn đặc sắc trong “Vang bóng một thời” – tập truyện được xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về “một thời” đã qua nay chỉ còn “vang bóng”. Mỗi truyện trong “Vang bóng một thời” đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của những nhà nho tài hoa lỡ vận: chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, thả thơ đánh thơ… Nhân vật trong “Vang bóng một thời” chủ yếu là những nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”. Qua tập truyện này, nhà văn không chỉ thể hiện sự nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng mà còn bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc.
Cảm hứng chủ đạo
Thái độ trân trọng, ngợi ca, nuối tiếc của nhà văn trước một vẻ đẹp văn hóa lâu đời đang có nguy cơ mai một đồng thời là sự thể hiện quan niệm thẩm mĩ mà suốt đời nhà văn theo đuổi : cái Đẹp là sự hòa hợp giữa cái tâm và cái tài, cái tài nhờ có cái tâm để mà “cháy lên”, còn cái tâm nhờ có cái tài để mà “tỏa sáng” (R.Gam-da-tốp). Tác phẩm cũng là bài học về lẽ sống đẹp, về “đạo sống” của những con người chân chính trên đời : dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn “thiên lương” cho lành vững; sống trên đời không được phụ những tấm lòng trong thiên hạ; phải biết tôn trọng tài năng và phẩm giá của con người.
Nhan đề
“Chữ” ở đây là chữ Hán – thứ chữ khối vuông, được viết bằng bút lông, vừa có tính chất tạo hình vừa ít nhiều mang dấu ấn cá tính, nhân cách người viết. Từ xưa, ở nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam người ta đã biết thưởng thức chữ đẹp và có thú chơi chữ. Người viết chữ đẹp được coi là nghệ sĩ và viết chữ được xem là một hành vi sáng tạo nghệ thuật, một hoạt động sản sinh cái đẹp. Bộ môn nghệ thuật ấy được gọi là thư pháp.
“Người tử tù” trong nhan đề chính là Huấn Cao, người nổi tiếng về viết chữ đẹp, thiên lương trong sáng và khí phách hơn người. Huấn Cao không chỉ là người nghệ sĩ có khả năng sáng tạo cái Đẹp mà còn là người kết tinh, lưu giữ một trong những vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Căn cứ vào nội dung truyện, có thể hiểu Chữ người tử tù là cái nhan đề hàm chứa quan niệm và thái độ trân trọng, ngợi ca của nhà văn đối với cái Đẹp thuộc về văn hóa truyền thống và cái Đẹp thuộc về nhân cách con người. Đó chính là sự tôn vinh và luyến tiếc của Nguyễn Tuân trước một vẻ đẹp văn hóa lâu đời đang có nguy cơ mai một đồng thời là sự thể hiện một quan niệm thẩm mĩ mà suốt đời nhà văn theo đuổi : cái Đẹp là sự hòa hợp giữa cái tâm và cái tài, cái tài nhờ có cái tâm để mà “cháy lên” còn cái tâm nhờ có cái tài để mà “tỏa sáng” (R.Gam-da-tốp).
Bên cạnh đó, Chữ người tử tù thực ra không chỉ là chuyện chữ nghĩa (xin chữ, cho chữ) mà sâu xa hơn đó là bài học về lẽ sống, “đạo sống” của những con người chân chính trên đời : dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn “thiên lương” cho lành vững và cũng phải sống đẹp, mà sống đẹp thì không thể không gắn liền với cách ứng xử nhân văn – “biệt nhỡn liên tài” tức là phải biết tôn trọng tài năng và phẩm giá của con người.
Tình huống truyện
            Trong loại tự sự, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, tình huống truyện có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ góp phần đáng kể vào việc thể hiện tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm mà còn tạo ra kịch tính cho câu chuyện, gia tăng tính hấp dẫn của cốt truyện.
Tình huống truyện được hiểu là một hoàn cảnh đặc biệt, một cảnh huống bất bình thường mà ở đó con người bộc lộ một cách một cách rõ nét những suy nghĩ, hành động, năng lực và cá tính của mình. Tình huống gắn bó chặt chẽ với cốt truyện, thường hiện lện rõ rệt ở các bước ngoặt trên dòng cốt truyện, chi phối chiều hướng con đường đời
nguon VI OLET