Trường THPT Nguyễn Du  CHUYÊN ĐỀ I: TRỒNG TRỌT

GV: Lê Viết Dương

VẤN ĐỀ I: GIỐNG CÂY TRỒNG

( 5 Tiết, từ bài 1 đến bài 6 , CN 10 )

      Tuần 1,2,3,4,5

I.Mục đích yêu cầu

    1. Kiến thức

- Mô tả được giống và các đặc trưng cơ bản của giống cây trồng

- Phân biệt được dòng và giống cây trồng.

- Nhận biết được giống tốt và đánh giá được vai trò của giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.

- Phân biệt được các phương pháp tạo, nhân và sản xuất hạt hạt giống cây trồng.

- So sánh được các ưu, nhược điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.

- Nắm vững được mục đích, vai trò và các hình thức khảo nghiệm giống cây trồng.

- Phân biệt được các cấp hạt giống, hiểu được quy trình sản xuất và đánh giá sức sống của hạt giống.

   2. Kỹ năng

- Quan sát mẫu vật dưới kính hiển vi, quan sát hình ảnh

- Bố trí thí nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất

- So sánh, phân tích, tổng hợp
II. Phương pháp-phương tiện

  - Phương tiện :

  - Phương pháp:

III. Tiến trình dạy học chuyên đề:

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về giống cây trồng (1 tiết)

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài củ ( không )

3. Bài mới

Nội dung hoạt động GV -HS

Nội dung

1. HS tìm hiểu các nội dung kiến thức từ phần 1-3 để trả lời các câu hỏi:

- Giống cây trồng là gì? Phân biệt dòng và giống cây trồng. Nêu các ví dụ về giống cây trồng của địa phương.

- Trình bày và phân tích các đặc trưng cơ bản của giống cây trồng?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hỏi: Những tiêu chuẩn nào để đánh giá là giống tốt?

Tại sao giống cây trồng đóng vai trò quan trọng đối với con người và trong sản xuất xuất nông nghiệp?

GV chiếu một số hình ảnh, một đoạn video về giống cây trồng. Qua đó đặt câu hỏi cho HS: Phân biệt và nêu một số ví dụ về các loại giống cây trồng?

 

 

 

 

 

3. Phát phiếu học tập: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung ở phần 1-3, chia các nhóm học tập và yêu cầu điền vào phiếu trả lời các câu hỏi về giống cây trồng.

     I.1 Khái quát về giống cây trồng

     1.Khái niệm giống cây trồng

      Giống cây trồng là một nhóm hay một quần thể cây do con người tạo ra bằng các phương pháp nhất định. Nhóm cây trồng đó có những đặc điểm về hình thái, sinh lý, hóa sinh, di truyền, biến dị nhất định, có khả năng cho năng suất cao và phẩm chất tốt trong những điều kiện nhất định.

      2. Các đặ trưng cơ bản của giống

     -  Giống là sản phẩm của quá trình lao động lâu dài của con người

     -  Giống là đơn vị dưới loài trong hệ thống phân loại

     -  Giống có tính khu vực

     -  Giống có tính ổn định về mặt di truyền

     -  Giống là tư liệu trong sản xuất nông nghiệp

     -  Giống  có khả năng thích ứng với điều kiện của môi trường

     -  Giống  có khả năng chống chịu sâu, bệnh

3. Phân loại và các đặc tính, tính trạng của giống cây trồng

       a Phân loại dòng và giống

      Dòng là tập hợp các các thể trong một giống, có những đặc điểm về hình thái và sinh lý, sinh hóa nhất định, nhưng chưa  ổn định về mặt di truyền. Một giống mới hình thành có thể phân ly thành nhiều dòng.

     Về nguồn gốc giống cây trồng được phân thành 2 loại : Giống địa phương và giống mới tạo thành.

      Về con đường hình thành, giống cây trồng được chia thành các loại: Giống cây trồng vô tính, giống lai hữu tính, giống nuôi cấy mô, giống đột biến gen, giống cây đa bội thể, giống chuyển gen.

b.Các đặc tính, tính trạng của giống

      Đặc tính của giống là những phản ứng sinh lý của cây trồng đối với các điều kiện của môi trường, chẳng hạn, tính chịu hạn, chịu rét, chịu mặn, chịu úng, chịu sâu, bệnh….

   4.Tiêu chuẩn và vai trò của giống cây trồng

  3.1. Tiêu chuẩn của giống

     - Có năng suất cao, phẩm chất tốt và có tính ổn định

     - Có giá trị kinh tế

     - Có khả năng thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở nơi sản xuất

     - Có khả năng thâm canh

     - Có khả năng chống chịu sâu, bệnh

 3.2. Vai trò của giống

      -  Là tư liệu trong sản xuất nông nghiệp

      -  Tạo sản phẩm cung cấp cho con người và động vật

      -  Tạo giá trị kinh tế trong nông nghiệp

      -  Góp phần thực hiện cơ giới hóa và các hình thức canh tác trong nông nghiệp.

4. Củng cố

  - Phân biệt giống và dòng

  - Nêu một vài giống củ và giống mới tại địa phương như giống ngô, giống mía, giống mì.....

5.Rút kinh nghiệm

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

Hoạt động 2: Các phương pháp tạo giống cây trồng (1 tiết)

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài củ

Câu 1: Phân biệt giống và dòng ? Nêu ví dụ

Câu 2: Nêu tiêu chuẩn và đặc tính của giống ?

3. Bài mới

Nội dung hoạt động GV -HS

Nội dung

1. HS tìm hiểu các nội dung kiến thức từ phần 4.1 để trả lời các câu hỏi:

- Tạo giống cây trồng là gì? Phân biệt tạo giống cây  và nhân giống cây trồng. Nêu các phương pháp tạo giống cây trồng.

 

 

 

- Phân tích các ưu, nhược điểm của các phương pháp tạo giống cây trồng?

2. Hỏi: Các phương pháp tạo giống cây trồng truyền thống và hiện đại?

Tại sao phải tạo giống cây trồng mới trong sản xuất nông nghiệp?

 

 

 

GV chiếu một số hình ảnh, một đoạn video về giống cây trồng mới. Đặt câu hỏi cho HS: Phân biệt giống cây trồng chuyển gen và đột biến gen? Nêu một ví dụ về giống cây trồng chuyển gen và đột biến gen?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

. Phát phiếu học tập: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung ở phần 4.1, chia các nhóm học tập và yêu cầu điền vào phiếu trả lời các câu hỏi về giống cây trồng lai hữu tính, giống cây trồng nuôi cấy mô, đột biến gen, đa bội thể, chuyển gen.

I.2 Các phương pháp tạo giống cây trồng

     Tạo giống cây trồng hay sản xuất giống cây trồng mới: Là phương pháp từ vật liệu khởi đầu ( giống cũ) có thể tạo ra giống mới khác với giống cũ, có những đặc tính, tính trạng tốt hơn để đưa vào trong sản xuất. 1. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp chọn lọc

     - Đây là phương pháp tạo giống cây trồng cổ điển, nhưng nó được sử dụng thường xuyên và phổ biến trong công tác sản xuất giống cây trồng ổn định về các đặc tính, tính trạng cần phải tiến hành chọn lọc.

    - Từ vật liệu khởi đầu qua lai hữu tính, gây đột biến gen, đa bội thể, nuôi cấy mô, chuyển gen tạo ra giống mới đều phải trãi qua quá trình chọn lọc.

     VD: Giống cà chua HP 5 được tạo ra từ giống cà chua Đài Loan

            Giống ngô VM1 được tạo từ giống ngô nhập nội V524 của Mêhicô.

             Giống lúa C4-63 xử lý đột biến tạo DT1, sau đó chọn lọc tạo ra giống DT10.

    Cơ sở khoa học của phương pháp chọn lọc là dựa vào tính biến dị di truyền.

2 Tạo giống cây trồng bằng phương pháp lai hữu tính

    Đây là phương pháp sản xuất giống cây trồng cổ điển, nhưng được sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất trong công tác sản xuất cây trồng hiện nay. Các hình thức lai hữu tính được sử dụng chủ yếu là lai đơn, lai kép, lai ba. Cả 3 phép lai này cũng có thể lai thuận hoặc lai thuận nghịch.

        - Lai đơn :     P.  A X B 

        - Lai ba   :     P. ( A X B) x C

        - Lai kép :     P. ( A X B) x (C x D)

     Ví dụ: Giống lúa CH2 được tạo ra từ tổ hợp lai đơn của dòng chịu hạn số 2 lai với dòng 424, giống lúa TH3-3 được tạo ra từ tổ hợp T1S96 x R3 (DB96). Giống ngô LVN 98 được tạo ra từ tổ hợp lai DF2 với CML287.

         Giống đậu tương Đ 96-02 được tạo ra từ tổ hợp lai DDT74 x DDT92.

     Giống lúa BM9855 được tạo ra từ tổ hợp lai ba IR3153-26-3-5-2 lai với VN10 và giống Lemont. Giống lúa nếp 44 được tạo ra từ tổ hợp lai nếp Hoa vàng x (nếp bầu x VN 72).

Giống ngô NMH2002 tạo ra từ tổ hơp lai 3 NMYL517 x NMYL519 x NMYL526.

3. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp xử lý đột biến gen

    Giống cây đột biến gen có mang một số đặc điểm có lợi cho con người như năng suất, chất lượng tốt hơn và khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường cũng tốt hơn.

    Bằng phương pháp gây đột biến thực nghiệm người ta dùng các tác nhân vật lý như gây sốc  nhiệt ( tăng hoặc giảm nhiệt độ đột ngột so với nhiệt độ bình thường), dùng các tia chiếu xạ ,bằng các phương pháp hóa học như dùng các hóa chất như: EI (ethylenimine), EMS (ethylmethylsunfat), DMS ( dimethylsunfat), NEU (nitrozoethyllure), NMU (nitrozomethylure).

4 .Tạo giống cây trồng bằng phương pháp xử lý đa bội thể

   -  Giống cây trồng đa bội thể có số lượng nhiễm săc thể trong tế bào tăng lên theo bộ đơn bội n, tạo ra cơ thể có 3n, 4n, 5n, 6n, 8n. Phổ biến là các giống cây trồng tam bội và tứ bội như dưa hấu 3n, chuối 3n, rau muống 3n, khoai tây 4n, lúa mì  6n.

   - Đặc điểm của giống cây trồng đa bội thể là có cơ quan sinh dưỡng và sinh sản to hơn, khả năng chống chịu đối với môi trường cũng tốt hơn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như đường, protein, vitamin.... cũng tăng lên so với cây lưỡng bội. Tuy nhiên cây đa bội thể có khả năng kết hạt kém hoặc bất thụ.

   5 .Tạo giống cây trồng bằng phương pháp chuyển gen

    Tạo giống cây trồng chuyển gen là thành tựu mới nhất của công nghệ sinh học hiện nay. Công nghệ chuyển gen còn được gọi là công nghệ di truyền, công nghệ ADN tái tổ hợp.

   Nhiều giống cây trồng mới được tạo ra bằng con đường chuyển gen như: Cây trồng kháng sâu nhờ chuyển gen Bt tạo protein độc tố từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis lên lúa, ngô. Giống đậu tương chuyển gen chống bệnh rỉ sắt, giống thuốc lá mang gen kháng thể người. Giống lúa chuyển gen có thể tổng hợp vitamin A, giống cà chua chuyển gen chín muộn có thể bảo quản lâu hơn…

6 .Tạo giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào

   Đây là phương pháp tạo giống  cây trồng hiện đại trong ống nghiệm (in vitro). Bằng phương pháp này các mô tế bào cho vào nuôi cấy, sau đó xử lý các yếu tố gây đột biến gen hay đa bội thể có thể tạo ra các giống cây khác với giống khởi đầu. Hoặc bằng kỹ thuật lai tế bào trần từ 2 giống hoặc loài khác nhau, sau đó cho vào môi trường nuôi cấy thích hợp tạo ra giống mới.

4. Củng cố

Câu hỏi 1: Trình bày ưu và nhươc điểm của phương pháp truyền thống và hiện đại

5.Rút kinh nghiệm

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

Hoạt động 3: Các phương pháp nhân giống cây trồng (1 tiết)

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài củ

Câu 1: Trình bày khái niệm tạo giống và các phương pháp tạo giống?

3. Bài mới

Nội dung hoạt động GV -HS

Nội dung

1. HS tìm hiểu các nội dung kiến thức từ phần 4.2 để trả lời các câu hỏi:

- Vì sao phải nhân giống cây trồng? Phân biệt các hình thức nhân giống cây trồng.

- Phân tích các ưu, nhược điểm của các hình thức nhân giống cây trồng?

2. Hỏi: Tự thụ phấn là gì? Giao phấn là gì?

Cách tiến hành nhân giống ở cây tự thụ phấn và cây thụ phấn chéo (giao phấn).

GV chiếu một số hình ảnh, một đoạn video về nhân giống cây trồng, cho học sinh quan sát thực tế. Đặt câu hỏi:

- Cơ sở khoa học của nhân giống cây trồng?

 - Hệ số nhân là gì?

3. Phát phiếu học tập: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung ở phần 4.1, chia các nhóm học tập và yêu cầu điền vào phiếu trả lời các câu hỏi về các hình thức nhân giống cây trồng vô tính và hữu tính đối với các loại cây trồng : lúa, ngô, mía, cà phê, cao su, tiêu, đậu tương, lạc, ớt, cà chua.

I.3 Các phương pháp nhân giống cây trồng

    1. Nhân giống cây trồng vô tính

      a.Nhân giống cây trồng bằng hình thức chiết, ghép và giâm cành

     Giống cây trồng được tạo ra bằng con đường này bảo tồn được các đặc tính, tính trạng của thế hệ trước, hầu như không phát sinh các biến dị mới. Hình thức nhân giống này dễ làm, được thực hiện phổ biến đối với các loại cây ăn quả, cây hoa cảnh, mía, mì, các loại cây lấy củ....

       Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa tính di truyền và khả năng biệt hóa của các mô phân sinh bên của cây.

   b  Nhân giống cây trồng bằng hình thức nuôi cấy mô

      Đây cũng là hình thức nhân giống vô tính nhưng bằng kỹ thuật hiện đại, từ  một tế bào đơn hoặc một mô phân sinh rễ, chồi, lóng cho vào môi trường nuôi cấy thích hợp có thế tạo hàng nghìn, hàng triệu cá thể mới.

   Nhân giống  bằng phương pháp này này trong một thời gian ngắn , giống cây trồng sạch bệnh, bảo tồn được các tính trạng tốt của giống cây trồng ban đầu.

   Các môi trường nuôi cấy mô  bao gồm các nguyên tố đa lượng như N, K, P, S, Mg, Ca, các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Fe, B, Mo, Co, Mn, Cl, I. Các chất kích thích sinh trưởng như α-naptyl axetic (NAA), axit indol butyric (IBA), axit indol axetic (IAA), kinetin, benzin adenin (BA), các vitamin B1, B2, B5, PP, H, glyxin, agar, đường xaccarozơ, myo-inositol, dịch chiết khoai tây, nước dừa.   

Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô là dựa vào tính toàn năng của tế bào (totipoten). Mỗi một tế bào có chứa đầy đủ thông tin cấu trúc di truyền của một cơ thể hoàn chỉnh. Trong điều kiện môi trường nuôi cấy thích hợp mô, tế bào có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh.

      Các giai đoạn nuôi cấy mô gồm:

     - Chọn mẫu  → chọn môi trường nuôi cấy

     - Khử trùng mẫu  → pha chế môi trường

     - Vào mẫu → tạo chồi

     - Nhân chồi → tạo tạo rễ

     - Môi trường cây con → đưa ra vườn ươm

     - Trồng cây thương phẩm

    2. Nhân giống cây trồng hữu tính- sản xuất hạt giống cây trồng

      -  Khái niệm các cấp hạt giống

      +  Hạt giống tác giả: Là hạt giống được tạo ra đầu tiên bởi các nhà chọn tạo giống bằng các con đường chọn lọc, lai hữu tính, xử lý đột biến gen, đa bội thể, nuôi cấy mô, chuyển gen.

      + Hạt giống siêu nguyên chủng (SNC): Được tạo ra từ hạt giống tác giả hoặc được phục tráng từ hạt giống sản xuất đạt chất lượng, tiêu chuẩn theo quy định.

      + Hạt giống nguyên chủng (NC): Được tạo ra từ hạt giống SNC đạt chất lượng, tiêu chuẩn theo quy định.

      + Hạt giống xác nhận (XN): Được tạo ra từ hạt giống NC đạt chất lượng, tiêu chuẩn theo quy định. Từ hạt giống XN triển khai vào trồng trong sản xuất đại trà.

     -  Quy trình sản xuất hạt giống ở cây trồng tự thụ phấn

     Năm thứ 1: Từ hạt giống tác giả gieo trồng trên một diện tích nhỏ, chọn dòng ưu tú để sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng. Hạt giống tác giả được nhân lên do các viện, trung tâm nghiên cứu chuyên trách.

     Năm thứ 2: Từ hạt giống tác giả đã nhân lên gieo trồng trên một diện tích lớn hơn, chọn lọc, bảo đảm độ thuần được hạt giống siêu nguyên chủng. Hạt giống SNC được sản xuất do các viện, trung tâm nghiên cứu chuyên trách.

     Năm thứ 3: Từ hạt giống SNC gieo trồng , chọn lọc, bảo đảm độ thuần được hạt giống  nguyên chủng. Hạt giống NC được sản xuất do các  trung tâm giống cây trồng ở tỉnh.

     Năm thứ 4: Từ hạt giống NC gieo trồng trên một diện tích lớn hơn, chọn lọc, bảo đảm độ thuần được hạt giống xác nhận. Hạt giống XN  được tạo do các  trung tâm, trạm sản xuất giống cây trồng ở huyện, xã.

   Đối với cây trồng sinh sản thụ phấn chéo cũng có thể tiến hành nhân giống gồm các bước sau:

  Năm 1: Gieo giống tác giả hoặc giống siêu nguyên chủng thành nhiều dòng ở các khu vực cách ly, sau đó chọn các cá thể đúng giống, loại bỏ các cá thể tạp lẫn trước khi cho giao phấn. Thu hạt ở các dòng đạt tiêu chuẩn, trộn chung hạt gieo ở vụ sau.

  Năm thứ 2: Lấy hạt ở năm thứ 1 đã chọn, đem gieo, loại bỏ các cá thể không đúng giống, thu được hạt giống siêu nguyên chủng.

   Năm thứ 3: Lấy hạt siêu nguyên chủng đã chọn, đem gieo, loại bỏ các cá thể không đúng giống, thu được hạt giống nguyên chủng.

   Năm thứ 4: Lấy hạt nguyên chủng đã chọn, đem gieo, loại bỏ các cá thể không đúng giống, thu được hạt giống xác nhận. Từ hạt giống xác nhận đem triển khai vào sản xuất giống cây thương phẩm.

4. Củng cố

Câu hỏi 1: Nêu các phuong pháp nhân giống cây trông?

                   Ưu và nhược điểm phương pháp nuôi cấy  mô và các phương pháp trên

5.Rút kinh nghiệm

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

Hoạt động 4: Các hình thức khảo nghiệm giống cây trồng (1 tiết)

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài củ.

Câu hỏi : Nêu các phuong pháp nhân giống cây trông?

                   Ưu và nhược điểm phương pháp nuôi cấy  mô và các phương pháp trên

3. Bài mới

1. HS tìm hiểu các nội dung kiến thức từ phần 5 để trả lời các câu hỏi:

- Khảo nghiệm giống cây trồng là gì ? Vì sao phải khảo nghiệm giống cây trồng? Mục đích, ý nghĩa của việc khảo nghiệm giống cây trồng?

2. GV chiếu một số hình ảnh, một đoạn video về khảo nghiệm giống cây trồng, cho học sinh quan sát thực tế. Đặt câu hỏi:

- Có những hình thức khảo nghiệm giống cây trồng nào?

- Những chỉ tiêu nào thuộc về năng suất, những chỉ tiêu nào thuộc phẩm chất của giống? Cho ví dụ.

3. Phát phiếu học tập: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung ở phần 5, chia các nhóm học tập và yêu cầu điền vào phiếu trả lời các câu hỏi về các hình thức khảo nghiệm giống cây, nội dung của từng hình thức khảo nghiệm .

5. Khảo nghiệm giống cây trồng

     5.1.  Khái niệm khảo nghiệm giống cây trồng

  Là hình thức tiến hành trồng thí nghiệm giống mới nhập nội để khảo sát( đánh giá)  các đặc điểm về nông học, năng suất, phẩm chất của giống trước khi đưa vào trồng sản suất.

     5.2.  Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng

  Mục đích của việc khảo nghiệm là để đánh giá một cách toàn diện các chỉ tiêu về hình thái, sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của giống so sánh với giống đang sản xuất nếu tốt hơn thì tiến hành thay giống, nhằm làm tăng hiệu quả sản suất.

  Khảo nghiệm giống cây trồng là công tác đóng vai trò quan trọng trong sán xuất giống cây trồng, được sử dụng thường xuyên và phổ biến. Bởi vì trước khi đưa vào sản xuất cần phải tiến hành đánh giá khả năng thích ứng của giống với điều kiện của địa phương có đáp ứng được yêu cầu về năng suất và phẩm chất hay không nên cần phải tiến hành khảo nghiệm.                               

 

 

 

 

5.3.  Các thí nghiệm  khảo nghiệm giống cây trồng

1. Thí nghiệm so sánh giống.

- Mục đích: nhằm xác định những ưu điểm của giống mới hoặc giống nhập nội

- Điều kiện tiến hành: khi có giống mới chọn tạo hoặc giống nhập nội

- Phạm vi tiến hành: được tiến hành ở các cơ quan chọn tạo giống

- Yêu cầu khi tiến hành: Phải so sánh toàn diện về các chỉ tiêu như sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, tính chống chịu giữa giống mới với giống phổ biến trong sản xuất đại trà.

2. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

- Mục đích: Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng(thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ bón phân....)

- Điều kiện tiến hành: Khi giống đã trải qua thí nghiệm so sánh và được gửi đến trung tâm khảo nghiệm giống Quốc gia

- Phạm vi tiến hành: Được tiến hành trong mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc gia

- Yêu cầu khi tiến hành: Phải xây dựng được quy trình kĩ thuật gieo trồng để chuẩn bị cho sản xuất đại trà

3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

- Mục đích: Nhằm tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất

- Điều kiện tiến hành: Sau khi giống đã trải qua thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia và được phép phổ biến trong sản xuất đại trà

- Phạm vi tiến hành:  Được triển khai trên diện tích rộng lớn

-                                                                                                                                                                                                                                      - Yêu cầu: Cần tổ chức “hội nghị đầu bờ” và quảng cáo giống trên các phương tiện thông tin đại chúng

 

4. Củng cố

Câu hỏi 1: Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng,

                   Mục đích, cách tiến hành

5.Rút kinh nghiệm

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VẤN ĐỀ II: ĐẤT VÀ PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

(  5 tiết : 4LT +1 TH: từ bài 7 đến bài 14 trong chương trình CN 10)

( Tuần 6,7,8,9,10)

 

 

1. Mục tiêu

   1.1. Kiến thức

    -  Nắm được khái niệm về đất và độ phì của đất.

    -  Mô tả được cấu tạo keo đất, phân biệt được các lọai keo đất.

    -  Xác định đặc điểm, tính chất của các loại đất chính ở Việt Nam. Biết cách vận dụng kiến thức thực tế vào trong việc cải tạo đất trồng.

   -  Hiểu rõ về đặc điểm, tính chất, cách sử dụng một số loại phân bón chính trong sản xuất nông nghiệp. Nắm vững qui trình sản xuất phân bón vi sinh

   -  Nắm vững khái niệm độ chua và phương pháp cải tạo độ chua, biết vận dụng vào trong sản xuất nông nghiệp.

   -  Nắm khái niệm,  quan sát được phẫu diện đất và biết cách pha chế một số môi trường dinh dưỡng để trồng cây thủy canh.

 

    1.2. Kỹ năng

    -  Quan sát mẫu vật, quan sát hình ảnh

    -  Bố trí thí nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất

    -  So sánh, phân tích, tổng hợp

2. Tiến trình dạy học chuyên đề:

Nội dung hoạt động

Mục tiêu

Hoạt động 1: Đất và độ phì của đất (1 tiết)

1. HS tìm hiểu các nội dung kiến thức từ phần 1.1-1.4  để trả lời các câu hỏi:

-  Đất là gì? Hình thành từ đâu?

-  Thế nào là độ phì của đất, phân biệt các loại độ phì của đất.

- Trình bày và phân biệt đá và đất?

2. Hỏi:

- Những tiêu chuẩn nào để đánh giá đất tốt?

- Tại sao trong sản xuất nông nghiệp thường xuyên phải cải tạo độ phì? Trình bày các phương pháp cải tạo độ phì cho đất.

- Cấp hạt và keo đất có mối quan hệ gì?

- Cấu tạo keo đất và phân loại keo đất. Tại trong đất keo âm chiếm ưu thế hơn keo dương?

GV chiếu một số hình ảnh, một đoạn video về  đất trồng. Qua đó đặt câu hỏi cho HS:

- Để cây trồng cho năng suất cao và phẩm chất tốt đòi đất trồng có những đặc điểm, tính chất gì?

3. Phát phiếu học tập: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung ở phần 1.3, 1.4 chia các nhóm học tập và yêu cầu điền vào phiếu trả lời khả năng hấp thụ của đất, phản ứng của dung dịch đất.

- Giúp HS huy động kiến thức đã tìm hiểu qua bài học, những hiểu biết trong thực tế để hiểu kỹ nội dung bài học.

 

 

 

 

 

 

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, video  để tổng hợp kiến thức, trình bày kiến thức.

 

- Hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác

Hoạt động 2: Các nhóm đất chính ở Việt Nam, đặc điểm, biện pháp cải tạo và cách sử dụng (1 tiết)

1. HS tìm hiểu các nội dung kiến thức từ phần 2 để trả lời các câu hỏi:

- Ở Việt Nam có những nhóm đất chính nào? Phân bố ở đâu?.

- Phân tích các đặc điểm của các nhóm đất chính

2. Hỏi:

- Vì sao phải cải tạo các loại đất mặn, phèn, đất xám bạc màu, đất xói mòn trơ soi đá?

Vì sao phaỉ bón vôi cho đất? Cách tính lượng vôi bón cho đất.

GV chiếu một số hình ảnh, một đoạn video về các loại đất chính ở Việt Nam. Đặt câu hỏi cho HS:

- Nêu một số đặc điểm của các nhóm đất chính ở Việt Nam?

- Liên hệ với địa phương em đang sống thuộc nhóm đất gì? Nhóm đất đó thích hợp với loại cây trồng nào?

3. Phát phiếu học tập: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung ở phần 2, chia các nhóm học tập và yêu cầu điền vào phiếu đặc điểm, cách sử dụng và biện pháp cải tạo một số loại đất sét, đất cát, đất xám bạc màu.

-  Giúp HS huy động kiến thức đã được tìm hiểu, những hiểu biết sẵn có về nội dung bài học.

 

 

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, video để tổng hợp kiến thức, trình bày kiến thức.

 

 

 

 

 

- Hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác.

Hoạt động 3: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón, ứng dụng công nghệ Sinh học sản xuất phân vi sinh  (1 tiết)

1. HS tìm hiểu các nội dung kiến thức từ phần 3 để trả lời các câu hỏi:

- Vì sao phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng? Chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng lấy từ đâu?

-  Phân biệt phân bón hữu cơ và vô cơ? Những loại phân bón nào là phân vô cơ.

2. Hỏi:

- Đặc điểm, tính chất và cách sử dụng các loại phân bón vô cơ.

- Đặc điểm, tính chất và cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ.

- Phân biệt phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh. Nguyên tắc sản xuất phân vi sinh.

GV chiếu một số hình ảnh, một đoạn video về phân bón hữu cơ, vô cơ, nhà máy sản xuất phân bón, cho học sinh quan sát các loại phân bón vô cơ thực tế. Đặt câu hỏi:

- Làm thế nào để nhận biết được các loại phân đạm, kali, lân?

- Nhu cầu phân bón N, K, P cho cây cà phê, tiêu, cao su, bơ.

3. Phát phiếu học tập: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung ở phần 3, điền vào phiếu học tập đặc điểm, tính chất, cách sử dụng các loại phân bón vô cơ, hữu cơ.

- Giúp HS huy động kiến thức đã được tìm hiểu, những hiểu biết từ thực tế để khái quát, tổng hợp các nội dung bài học. Hình thành kỹ năng phân tích, so sánh.

 

 

- Phát triển năng lực

đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm tòi, phát hiện.

-                                                                                

-                                                                                

-                                                                                

-                                                                               - Hình thành kỹ năng hợp tác, giao tiếp.

-                                                                                                                                                                                                                                      Hình thành kỹ năng

Hoạt động 4: Thực hành  quan sát phẫu diện đất, xác định độ chua của đất, pha chế dung dịch dinh dưỡng trồng cây (3 tiết)

1. HS tiến hành đào phẫu diện đất, quan sát và trả lời các câu hỏi:

- Phẫu diện đất là gì? Cấu trúc của phẫu diện đất

- Gải thích sự khác nhau giữa phẫu diện đất quan sát thực tế và theo lý thuyết.

2. GV hướng dẫn HS các bước tiến hành xác định độ chua của đất và đặt câu hỏi:

-  Độ chua là gì ? Phân loại độ chua của đất

- Độ chua có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của cây?

- Phát phiếu học tập: Yêu cầu học sinh điền vào phiếu kết quả xác định các loại độ chua của một số loại đất xác định qua thực hành

3.  GV hướng dẫn HS pha chế các dung dịch dinh dưỡng, cho trồng cây vào trong các dung dịch dinh dưỡng đặt ở nhà hoặc ở trường, quan sát, đo đếm sau 10 ngày và điền vào phiếu trả lời:

- Môi trường dinh dưỡng thích hợp cho loại cây trồng cụ thể như : cải, đậu, ớt.

- Số lá/cây, chiều cao cây, diện tích lá

- Tốc độ tăng trưởng của lá, chiều cao cây

 

- Giúp HS huy động kiến thức đã được tìm hiểu, quan sát  để nắm vững các nội dung bài thực hành.

 

- Hình thành kỹ năng phân tích, so sánh.

- Phát triển năng lực

đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm tòi, suy đoán, phát hiện.

-                                      - Phát triển các năng lực về ngôn ngữ.

-                                                                                - Hình thành năng lực nghiên cứu khoa học, biết tính toán, phân tích, .

-                                                                                                                                                                                                                                      Hình thành kỹ năng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - 1 -

nguon VI OLET