MẪU SỐ 1
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ TÀI NCKH

I. VỀ BỐ CỤC
A. Trang bìa và trang phụ bìa: có các dòng nội dung sau:
- SỞ GD&ĐT …(chữ in hoa, đứng, font chữ: Times New Roman, cỡ chữ: 14)
- TRƯỜNG (chữ in hoa, đứng, đậm, font chữ: Times New Roman, cỡ chữ: 14)
- TÊN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI VÀ ĐỒNG NGHIÊN CỨU, ( chữ in hoa, đứng, đậm, font chữ: Times New Roman, cỡ chữ: 14)
- TÊN ĐỀ TÀI( chữ in hoa, đứng, đậm, font chữ: Times New Roman, cỡ chữ: 16)
- CAO BẰNG, NĂM …( chữ in hoa, đứng, đậm, font chữ: Times New Roman, cỡ chữ: 14)
B. Cấu trúc của đề tài
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài (Nên theo hướng: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại, từ đó làm rõ lý do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học, tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài)
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3 Phương pháp thống kê toán học (nếu có)
8. Đóng góp mới của đề tài
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Những giải pháp/ biện pháp ...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận: Trình bày những kết quả mới của đề tài một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm.
- Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO (xem hướng dẫn trong phần trình bày)
PHỤ LỤC (xem phần trình bày)
II. VỀ TRÌNH BÀY
Đề tài phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị (nếu có). Đề tài đóng bìa và được in trên một mặt giấy trắng khổ A4, dài không quá 70 trang, không kể hình vẽ, bảng biểu, đồ thị và danh mục tài liệu tham khảo. Đối với các đề tài về khoa học xã hội khối lượng có thể nhiều hơn 20% đến 30%.
1. Soạn thảo văn bản:
Đề tài sử dụng phông chữ Time New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,2 lines; lề trên 2,0 cm; lề dưới 2,0 cm; lề trái 3,0 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên hoặc phía dưới mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
2. Tiểu mục:
Các tiểu mục của đề tài được trình bày và đánh số thành nhóm số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 3.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 3). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương (ví dụ hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3). Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ (ví dụ “Nguồn: Bộ GD&ĐT 1996”). Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.
Trong đề tài, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao
nguon VI OLET