Trường THCS CHÀ LÀ
Tổ: KHTN
Ngày dạy: …/…/……
Họ và tên GV: CAO AN ĐIỀN

Tên bài dạy: ĐỘT BIẾN GEN
Môn học: SINH HỌC; lớp: 9
Thời gian thực hiện: 01 tiết – Tiết 22.
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- HS biết được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen.
- Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen.
2. Về năng lực:
- Năng lực phát hiện vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tự học.
- Năng lực sử dụng CNTT và TT.
- Năng lực kiến thức sinh học.
- Năng lực thực nghiệm.
- Năng lực nghiên cứu khoa học.
3. Về phẩm chất:
- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của GV: SGK, tranh vẽ như SGK, tranh ảnh, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: GV giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, HS thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
? Nhắc lại thế nào là di truyền, thế nào là biến dị? Kể tên các cấu trúc vật chất di truyền?
HS trả lời-> GV nhận xét và cho điểm.
GV giới thiệu qua nội dung chương IV: Như vậy các em đã biết cấu trúc vật chất di truyền là gen, ADN, NST. Vậy các biến dị có liên quan đến cấu trúc vật chất di truyền hay không chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề này trong chương IV.
GV giới thiệu khái quát các biến dị di truyền do đột biến:
/
GV: Trong phạm vi bài học hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu về đột biến gen. Còn đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST và thường biến chúng ta sẽ nghiên cứu lần lượt ở các bài tiếp theo.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
* Hoạt động 2.1: ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN:
a) Mục tiêu: Khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen.
- Nguyên nhân phát sinh đột biến gen (ĐBG).
b) Nội dung:Khái niệm đột biến gen, nguyên nhân phát sinh.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát H21.1, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
/
TÌM HIỂU CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN:
* Đoạn ADN ban đầu (a) có:
- Số cặp nuclêôtít: .....
- Trình tự các cặp nuclêôtít:
..........................................
..........................................
* Đoạn ADN bị biến đổi:
Đoạn ADN
Số cặp nuclêôtít
Điểm khác so với đoạn (a)
Đặt tên dạng biến đổi

b




c




d




- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- GV: Thời gian thảo luận là 3 phút.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả phiếu học tập của các nhóm và các nhóm nêu ý kiến.
? Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nêu câu hỏi và gợi ý giúp HS trả lời.
HS quan sát H21.1, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV nhận xét câu trả lời của HS.
GV nhấn mạnh: Đột biến gen là những biến đổi về số lượng, thành phần, trình tự các cặp nucleotit, xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN. Ngoài ra còn có đảo vị trí cặp nucletit.
- HS quan sát kĩ H21.1. chú ý về trình tự và số cặp nuclêôtit.
- Thảo luận,
nguon VI OLET